Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

Sinh8T13 (1)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (46.38 KB, 5 trang )

Chương II HỆ TUẦN HOÀN

Mục tiêu chương
Kiến thức:
Vai trò của máu,nước mô và bạch huyết
Cấu trúc và chức năng của hệ tuần hoàn và hệ bạch huyết,hai vòng tuần hoàn
Cấu trúc của tim,mạch phù hợp với hoạt động vận chuyển máu
Những điều cần biết về vệ sinh tim mạch
Kỹ năng: Rèn hs kỹ năng quan sát và hoạt động nhóm,thu thập kiến thức
Thái độ : Giáo dục HS ý thức giữ gìn và bảo vệ cơ thể tránh mất máu,cũng như đối
với hệ tim mạch.
Tiết 13
Bài 13 :MÁU VÀ MÔI TRƯỜNG TRONG CƠ THỂ
Ngày dạy: 04/10/2010
1.Mục tiêu:
a.Kiến thức:
-Máu gồm những thành phần nào?Vai trò của mỗi thành phần nhất là hồng cầu.
-Trình bày được chức năng của huyết tương và hồng cầu.
-Tại sao nói máu,nước mô,bạch huyết là môi trường trong của cơ thể?Vai trò của
môi trường này?
b.Kỹ năng
Rèn hs kỹ năng quan sát và hoạt động nhóm,thu thập kiến thức.
Rèn kỹ năng tìm kiếm và xử lý thông tin,giao tiếp, tự tin,..
c.Thái độ:
Giáo dục HS ý thức giữ gìn và bảo vệ cơ thể tránh mất máu
2.Chuẩn bị:
Gv:Tranh hình 13.1(mẫu máu),bảng phụ,giáo án
Hs:chuẩn bị bài,sgk,máu gà (vịt)
3.Phương pháp dạy học:
Thảo luận nhóm,trực quan,đàm thoại,diễn giảng
4.Tiến trình:


4.1 Ổn định tổ chức lớp.(ktsshs).
4.2 Kiểm tra bài cũ:
Gv nhận xét bài thu hoạch
4.3.Giảng bài mới:
Em có thấy máu chảy chưa? Trong những trường hợp nào? Theo em
máu chảy từ đâu? Máu có đặc điểm gì? Ta nghiên cứu nội dung bài học hôm
nay.
MÁU VÀ MÔI TRƯỜNG TRONG CƠ THỂ
Hoạt động của giáo viên và học sinh

Nội dung bài học
- 18 -


Hoạt động 1:Tìm hiểu về máu
MT:HS chỉ ra thành phần của máu gồm huyết
tương và tế bào máu.
Thấy được chức năng của huyết tương và hồng
cầu.
Gv cho hs quan sát kết quả thí nghiệm sgk hoặc
mẫu máu(nếu có)
Gv:Nêu khái niệm máu?(Xác định thành phần của
máu?)
Hs:Phần đặc :màu sẫm là tế bào máu
Phần loãng:màu vàng là huyết tương.
Hs tiếp tục nghiên cứu thông tin sgk/42 đối chiếu
kết quả nhóm
Hs hoàn thành bài tập mục lệnh /42
Điền vào chỗ trống hs hoạt động cá nhân
Huyết tương-Hồng cầu-Tiểu cầu

Hs rút ra kết luận 1
Gv treo bảng phụ 13/43 hs đọc to thông tin
Gv:khi bị mất nước thì máu sẽ biến đổi như thế
nào?
Hs:Máu đông lại.
Thảo luận nhóm thống nhất câu trả lời(3/)
1.Khi cơ thể mất nước nhiều máu có thể lưu thông
dẽ dàng trong mạch nữa không?
2.Thành phần chất trong huyết tương có gợi ý gì
về chức năng của nó?
3.Vì sao máu từ phổi về tim rồi tới tế bào có màu
đỏ tươi ,còn máu từ các tế bào về tim tới phổi có
màu đỏ thẫm?
Hs đại diện nhóm trình bày nêu được:
1.Nếu cơ thể mất nước máu khó lưu thông
2.Trong huyết tương có các chất dinh
dưỡng,hoocmôn,kháng thể,muối khoáng,các chất
thải-huyết tương tham gia vào việc vận chuyển
các chất này trong cơ thể.
3. Máu qua phổi +O2 nên máu có màu đỏ tươi.
Máu từ tế bào +CO2 nên máu có màu đỏ thẫm.
Gv hoàn chỉnh bổ sung
Gv:Chức năng của huyết tương?
Hs:Duy trì máu ở trạng thái lỏng để lưu thông dễ

I.Máu:
1. Thành phần cấu tạo của
máu:

Máu gồm:

-Huyết tương:lỏng,trong
suốt,màu vàng chiếm 55 % thể
tích máu.Trong huyết tương
chiếm 90% là nước, 10% là các
chất khác.
-Tế bào máu:đặc,màu đỏ thẫm
gồm:hồng cầu,bạch cầu(có 5
loại tham gia bảo vệ cơ thể) và
tiểu cầu (thành phần chính tham
gia đông máu) chiếm 45 % thể
tích máu.
2.Tìm hiểu chức năng của
huyết tương và hồng cầu:
-Huyết tương:
tham gia vận chuyển các chất
trong cơ thể,duy trì máu ở thể
lõng.
-Hồng cầu có:
Hb + O2 máu đỏ tươi
(máu từ phổi đến tim đến tế
bào)
Hb + CO2 máu đỏ thẫm
(máu từ tế bào đến tim đến
phổi)

- 19 -


dàng trong mạch.
Hoạt động 2:Tìm hiểu môi trường trong cơ thể

MT:Hs thấy được vai trò của môi trường trong
cơ thể là giúp tế bào liên hệ với môi trường
ngoài thông qua trao đổi chất.
Gv treo tranh hình 13.2 sgk
Gv:Theo em môi trường trong gồm những yếu tố
nào?
Hs:Máu,nước mô và bạch huyết
Gv hướng dẫn hs quan sát tranh
Gv:Dựa vào chiều mũi tên và những hiểu biết của
mình để trình bày mối quan hệ giữa ba thành
phần trên?
Hs:chất dinh dưỡng+O2 được hệ hô hấp,hệ tiêu
háo lấy từ môi trường ngoài qua máu,nước mô
đến tế bào.
Chất bã và CO2 mà tế bào thải ra qua nước mô
vào bạch huyết và máu thải ra ngoài môi trường
qua hệ hô hấp và hệ bài tiết.
Gv:Tế bào trong cơ thể :tế bào cơ,tế bào thần kinh
….có thể trực tiếp lấy chất dinh dưỡng và oxi từ
môi trường ngoài?
Hs:Không
Gv:Vậy mỗi tế bào lấy trực tiếp chất dinh dưỡng
va oxi ở đâu ?Thải bã ở đâu?
Hs: Máu,nước mô và bạch huyết
Máu,nước mô và bạch huyết được gọi là môi
trường trong cơ thể.
Gv:Vai trò của môi trường trong?
Hs: Giúp tế bào thường xuyên liên hệ với môi
trường ngoài qua quá trình trao đổi chất.
Gv:Phân tích mối quan hệ giữa các yếu tố của

môi trường trong cơ thể?
Hs:Quan hệ mật thiết
Gv giảng giải :một số thành phần của máu thẫm
thấu qua thành mạch tạo nên nước mô qua thành
mao mạch tạo thành mạch bạch huyết,lưu chuyển
trong mạch đổ về tónh mạch máu hòa vào trong
máu.
Môi trường trong là yếu tố trung gian để thực hiện

II.Môi trường trong cơ thể:

- Môi trường trong cơ thể gồm:
Máu,nước mô và bạch huyết
-Giúp tế bào thường xuyên liên
hệ với môi trường ngoài qua
quá trình trao đổi chất.

- 20 -


quá trình trao đổi chất giữa tế bào và môi trường
ngoài.
4.4 Củng cố luyện tập:
-Thành phần cấu tạo của máu?
Hs:Máu gồm:
Huyết tương:lỏng,trong suốt,màu vàng chiếm 55 % thể tích máu.
Tế bào máu:đặc,màu đỏ thẫm gồm:hồng cầu,bạch cầu và tiểu cầu chiếm 45 % thể
tích máu.
- Chức năng của huyết tương và hồng cầu:
Hs:Huyết tương:

tham gia vận chuyển các chất trong cơ thể, duy trì máu ở thể lõng.
Hồng cầu có:
Hb + O2 máu đỏ tươi
(máu từ phổi đến tim đến tế bào)
Hb + CO2 máu đỏ thẫm
(máu từ tế bào đến tim đến phổi)
-Những yếu tố nào sau đây không là đặc điểm của máu:
a.Gồm các chất có cấu trúc tế bào và không có cấu trúc tế bào.
b.Máu ở trạng thái lỏng hơn khi cơ thể bị mất nhiều nước.
c.Máu đỏ thẫm khi giàu CO2 và máu đỏ tươi khi giàu O2.
d.Khi cơ thể ở trạng thái bình thường thành phần của máu luô được duy trì ổn định.
e.Huyết tương là yếu tố quyết định màu sắc của máu.
g.Các tế bào máu luôn luôn giữ trong mao mạch máu.
4.5 Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà:
-Học bài,trả lời câu hỏi sgk 1,2,3,4
-Đọc mục “Em có biết”
-Chuẩn bị bài mới:
Đọc bài trước ở nhà
Xem kó hoạt động chủ yếu của bạch cầu I
Trả lời 3 câu hỏi sgk/46
Hs tìm và cho một số ví dụ về miễn dịch?
5. Rút kinh nghieäm:
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................

- 21 -


........................................................................................................................................

- 22 -



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×