Tải bản đầy đủ (.docx) (28 trang)

PHƯƠNG PHÁP GIẢI BÀI TẬP NHIỆT HỌC 8

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (804.88 KB, 28 trang )

PHÒNG GD&ĐT …………
TRƯỜNG THCS ………
=====***=====

BÁO CÁO KẾT QUẢ
NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG CHUYÊN ĐỀ

Tên chuyên đề:
PHƯƠNG PHÁP GIẢI BÀI TẬP NHIỆT HỌC 8

Tác giả chuyên đề: ………..
Tổ chuyên môn: Khoa học tự nhiên

………., tháng 04 năm 2023
MỤC LỤC


TT

Nội dung
PHẦN I: MỞ ĐẦU.

Trang

1
2
3
4

Lý do chọn chuyên đề.
Tên chuyên đề.


Tác giả chuyên đề
Đối tượng phạm vi nghiên cứu.

1
1
1
2

5

Ngày chuyên đề được áp dụng lần đầu.

2

PHẦN II: NỘI DUNG.
Cơ sở lí luận, thực tiễn.
1.1. Cơ sở lí luận.
1.2. Cơ sở thực tiễn.
1.2.1. Thực trạng.

2
2
2
2

1.2.2. Khảo sát thực trạng.

3

1.2.3. Nguyên nhân của thực trạng.


4

Biện pháp thực hiện.
2.1. Biện pháp 1: Tạo tâm thế học tập cho học sinh thông qua hoạt
động khởi động.
2.2. Biện pháp 2: Củng cố lí thuyết về nhiệt học.

4
4

2.3. Biện pháp 3: Rèn kĩ năng giải bài tập nhiệt học.
Kết quả đạt được.

9
21

1

2

3

6

PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.
1
2

Kết luận.

Kiến nghị.
Tài liệu tham khảo

23
23
25


1
BÁO CÁO KẾT QUẢ
NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG CHUYÊN ĐỀ
PHẦN I: MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn chuyên đề
Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT ban hành Chương trình giáo dục phổ thơng
mới đã đề ra mục tiêu giáo dục phổ thông “giúp học sinh làm chủ kiến thức phổ
thông, biết vận dụng hiệu quả kiến thức, kĩ năng đã học vào đời sống và tự học
suốt đời, có định hướng lựa chọn nghề nghiệp phù hợp, biết xây dựng và phát triển
hài hòa các mối quan hệ xã hội, có cá tính, nhân cách và đời sống tâm hồn phong
phú, nhờ đó có được cuộc sống có ý nghĩa và đóng góp tích cực vào sự nghiệp của
đất nước và nhân loại.”
Trong quá trình đổi mới giáo dục cấp THCS nói chung và mơn Vật lí nói
riêng, mục tiêu, nội dung giáo dục đã được đổi mới, đáp ứng nhu cầu của nền kinh
tế đang phát triển. Mỗi giáo viên dạy Vật lí đã và đang vận dụng những phương
pháp dạy học tích cực để giúp các em học sinh học tốt và yêu thích mơn Vật lí hơn.
Hướng dẫn học sinh có phương pháp giải bài tập là một vấn đề hết sức quan
trọng, việc giải bài tập vật lí khơng những tạo cho học sinh những tư duy lơ gic,
mà cịn tạo ra cho học sinh những tình huống phải suy nghĩ, sẽ kích thích được
hứng thú cao của học sinh đối với nội dung bài học. Đặc biệt khi dạy chương II:
Nhiệt học, tôi thấy rằng nhiều học sinh chưa biết suy luận từ cơng thức tính nhiệt
lượng Q=m.c.Δt để tính các đại lượng mà đề bài yêu cầu. Ở bài tập tổng hợp do

học sinh chưa hiểu đề bài và kiến thức: Nguyên lí truyền nhiệt cũng như vận dụng
linh hoạt công thức Qtỏa ra= Qthu vào nên kết quả học tập của đa phần HS chưa cao.
Khi học sinh có phương pháp giải bài tập đúng đắn, các em sẽ cảm thấy học
“Vật lí” dễ hơn, càng u thích mơn học, đó là một động lực để phát huy triệt để
tính tích cực, chủ động và sáng tạo, niềm say mê học tập của học sinh. Giúp các em
nắm vững kiến thức Vật lí Trung học cơ sở làm hành trang bước lên Trung học phổ
thông, học nghề hoặc tham gia vào cuộc sống lao động một cách tự tin hơn. Đứng
trước yêu cầu của xã hội về đổi mới giáo dục nhằm nâng cao chất lượng học tập và
đổi mới phương pháp dạy học cũng là nhiệm vụ cần thiết của mỗi người dạy, tôi
mạnh dạn chọn đề tài: “ Phương pháp giải bài tập nhiệt học 8” nhằm giúp học
sinh u thích mơn học và học Vật lí tốt hơn.
2. Tên chuyên đề: “Phương pháp giải bài tập nhiệt học 8”.
3. Tác giả chuyên đề
Họ và tên: ...............


2
- Địa chỉ tác giả chuyên đề: ………………………….
- Số điện thoại: ……………………..
4. Đối tượng phạm vi nghiên cứu.
Chuyên đề này nghiên cứu và áp dụng vào thực tế giảng dạy của giáo viên
trong nhà trường nhằm rèn luyện kĩ năng giải bài tập cho học sinh lớp 8 trong
trường THCS, từ đó nâng cao chất lượng của mơn học.
5. Ngày chuyên đề được áp dụng lần đầu:
Tháng 1 năm 2022.
PHẦN II: NỘI DUNG
1. Cơ sở lí luận, thực tiễn.
1.1. Cơ sở lí luận.
Vật lí là bộ mơn khoa học tự nhiên có tính ứng dụng rộng rãi trong cuộc
sống. Việc học tập tốt mơn Vật lí mang lại giá trị to lớn trong đời sống và sản xuất,

đặc biệt là trong cơng cuộc cơng nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước. Mơn Vật lí
bước đầu hình thành cho học sinh thói quen làm việc khoa học- kĩ thuật, khả năng
ứng dụng khoa học vào đời sống. Việc giải các bài tập Vật lí đều có phương pháp
cụ thể, tuy nhiên vì nhiều lí do khác nhau mà học sinh gặp nhiều khó khăn trong lúc
thực hiện. Bởi vậy địi hỏi giáo viên phải hướng dẫn học sinh học tập một cách
khoa học, đúng cách thì mới có chất lượng cao.
1.2. Cơ sở thực tiễn
1.2.1. Thực trạng:
* Về phía giáo viên:
Đổi mới phương pháp giảng dạy theo hướng tích cực, phát huy phẩm chất,
năng lực của học sinh là chủ chương, đường lối của Bộ Giáo dục, Sở Giáo dục,
Phòng Giáo dục trong suốt nhiều năm qua. Đại đa số giáo viên đều có ý thức tự bồi
dưỡng và trau dồi những phương pháp dạy học tích cực. Tuy nhiên bên cạnh đó vẫn
cịn một bộ phận giáo viên phương pháp giảng dạy chậm đổi mới, chưa đáp ứng
được yêu cầu dạy và học theo định hướng phát triển năng lực. Hoặc có những giáo
viên đã đổi mới nhưng làm chưa đến cùng nên cũng chưa đem lại hiệu quả.
* Về phía học sinh:
Từ năm học 2020-2021 đến nay tơi được nhà trường phân cơng dạy mơn Vật lí
và Khoa học tự nhiên ở nhiều khối lớp. Tôi nhận thấy một số thực trạng như sau:
+ Học sinh ít hứng thú với giờ Vật lí, đặc biệt là giờ bài tập.


3
+ Học sinh thụ động, trong lớp không chú ý, không phát biểu ý kiến xây dựng
bài, không dám hỏi lại khi khơng hiểu bài, đặc biệt ở nhóm học sinh yếu, tình
trạng này càng phổ biến.
+ Một số học sinh không nắm được kĩ năng làm bài tập, diễn đạt lủng củng, chưa
đúng về bản chất hiện tượng Vật lí.
+ Học sinh có thói quen chờ giáo viên giải mẫu, chờ bạn lên giải chép lại và học
thuộc khiến kĩ năng làm bài kém.

+ Một số học sinh không học bài cũ, không chuẩn bị bài trước khi lên lớp.
* Về phía phụ huynh:
Nhận thức của một số phụ huynh về mơn Vật lí cịn sai lệch, kéo theo là
nhận thức sai lệch của học sinh, coi đây là môn học phụ, không thiết thực nên
không sao sát việc học tập bộ mơn Vật lí của con em mình.
1.2.2. Khảo sát thực trạng
Tôi đã tiến hành khảo sát vào thời điểm đầu năm học với học sinh khối 8
năm học 2021-2022 và học sinh khối 8 năm học 2022-2023. Dưới đây là 2 bảng số
liệu thống kê mức độ u thích mơn học và kết quả chất lượng mơn học khi chưa
áp dụng biện pháp:
Lớp

Sĩ số

Rất thích học

Bình thường

Khơng thích

SL

SL

SL

%

%


%

Khối 8
125
20
16,0%
55
44,0%
50
40,0%
(2021-2022)
Khối 8
145
39
26,9%
50
34,5%
56
38,6%
(2022-2023)
Bảng thống kê số liệu khảo sát mức độ u thích mơn học trước khi thực hiện
chun đề
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
Lớp
Sĩ số
SL
%

SL
%
SL
%
SL
%
Khối 8
125
15 12,0% 40 32,0% 55 44,0% 15 12,0%
(2021-2022)
Khối 8
145
16 11,0% 58 40,0% 51 35,2% 20 13,8%
(2022-2023)
Bảng thống kê số liệu khảo sát về chất lượng môn học


4
Qua thống kê, tơi thấy sự u thích mơn học của học sinh chưa nhiều, kĩ
năng viết giải bài tập của học sinh cịn yếu, kết quả khơng cao. Vậy nên việc rèn
cho học sinh có kĩ năng giải bài tập có vai trị quan trọng và cần được đẩy mạnh.
1.2.3. Nguyên nhân của thực trạng:
* Nguyên nhân chủ quan:
 Do giáo viên chưa thực sự tâm huyết với nghề, chậm đổi mới về phương
pháp giảng dạy, chưa lôi cuốn được học sinh trong giờ học.
 Giáo viên chưa chú ý phân loại năng lực học sinh để thay đổi, điều chỉnh
phương pháp dạy học phù hợp với từng đối tượng học sinh.
 Phương pháp, kĩ thuật dạy học còn hạn chế nên việc hướng dẫn cho học sinh
không rõ ràng, học sinh sẽ không nắm được các bước thực hiện và không làm được
bài tập.

* Nguyên nhân khách quan:
 Do học sinh học Vật lí một cách thụ động, không nắm được kiến thức cơ
bản, làm bài trắc nghiệm chống đối, khoanh bậy, kĩ năng làm bài tập còn yếu, đặc
biệt chưa có hứng thú và ý thức tự giác trong việc học.
 Do học sinh coi môn Vật lí là mơn phụ, khó hiểu, nhiều bài tập, sinh ra tâm lí
chán nản khơng thích học Vật lí.
 Phụ huynh chưa coi trọng, chưa nhận ra vai trò của mơn Vật lí, khiến việc
định hướng trong học tập mơn Vật lí của giáo viên gặp nhiều trở ngại.
2. Biện pháp thực hiện.
2.1. Biện pháp 1: Tạo tâm thế học tập cho học sinh thông qua hoạt động khởi
động.
* Mục tiêu biện pháp:
Vật lí là mơn khoa học lí thuyết và thực nghiệm. Kiến thức vật lí rộng lớn
khơng chỉ bao gồm những quy luật, định luật, học thuyết cơ bản mà còn bao gồm
cả những nội dung thực nghiệm cần học sinh nắm bắt. Gây hứng thú cho học sinh
ngay từ đầu tiết dạy sẽ tạo nguồn kích thích tới học sinh, các em thêm say mê tìm
hiểu và đem lại hiệu quả trong việc tìm tịi, tiếp thu kiến thức.
* Cách thực hiện biện pháp:
Dựa vào mục tiêu của từng bài học mà giáo viên xây dựng phần khởi động
phù hợp. Một số hình thức khởi động như:
1) Khởi động bằng cách kể chuyện.
2) Khởi động bằng cách liên hệ thực tế cuộc sống.
3) Khởi động bằng phim ảnh.


5
4) Khởi động bằng thí nghiệm.
5) Khởi động bằng một số trị chơi .
Trong chương II- Nhiệt học có thể sử dụng hình thức khởi động bằng thí
nghiệm và bằng một số trị chơi.

Khởi động bằng thí nghiệm
Các bước tiến hành:
 Bước 1: Tìm ra các thí nghiệm liên quan đến bài học.
 Bước 2: Kết hợp chặt chẽ thí nghiệm với lời giảng của giáo viên.
 Bước 3: Tìm những hình ảnh, mơ hình, tranh ảnh liên quan đến thí nghiệm
vừa thực hiện nhằm làm tăng sự hứng thú.
 Bước 4: Dùng phần mềm Powerpoint để kết hợp việc trình diễn thí nghiệm
với những hình ảnh thật sinh động.
Ví dụ: Khi dạy bài 19: Các chất được cấu tạo như thế nào? Thì giáo viên có thể cho
học sinh làm thí nghiệm đơn giản với các dụng cụ sau: 2 bình chia độ.Bình chia độ
1: chứa 50cm3 rượu, bình chia độ 2: chứa 50cm3 nước
Giáo viên yêu cầu học sinh làm việc nhóm theo các u cầu sau:
- Tính tổng thể tích của rượu và nước là 100cm3.
- Đổ rượu ở bình chia độ 1 sang bình chia độ 2.
- Quan sát thể tích hỗn hợp thu được ở bình chia độ 2.
- So sánh thể tích hỗn hợp thu được với tổng thể tích của rượu và nước ở 2
bình chia độ và rút ra nhận xét.
Giáo viên chiếu thí nghiệm mơ phỏng và dẫn dắt vào bài.
Khởi động bằng một số trò chơi.
Các bước tiến hành:
 Bước 1: Tìm trị chơi tương ứng với nội dung bài học
 Bước 2: Xây dựng thể lệ chơi và hệ thống câu hỏi
 Bước 3: Tổ chức tiến hành.
Ví dụ: Giáo viên khởi động tiết dạy bài tập trong chương II: Nhiệt học bằng trò
chơi nhanh như chớp qua các câu hỏi trắc nghiệm nhiều lựa chọn liên quan đến
kiến thức bài học.
Giáo viên chia lớp thành các nhóm từ 6 đến 8 học sinh, mỗi nhóm là 1 đội.
Luật chơi: Giáo viên chiếu lần lượt các câu hỏi, mỗi câu hỏi có 5 giây để học sinh
suy nghĩ, hết giờ tất cả học sinh phải đưa ra câu trả lời bằng kí hiệu:
- Đáp án A: giơ tay trái lên đầu.

- Đáp án B: giơ tay phải lên đầu.


6
- Đáp án C: giơ hai tay lên đâu tạo hình trái tim lớn.
- Đáp án D: hai tay bắn tim.
Sau mỗi câu hỏi giáo viên thống kê số lượng học sinh trả lời đúng của mỗi đội
(mỗi học sinh trả lời đúng được 1 điểm). Kết thúc trò chơi đội nào được tổng điểm
nhiều hơn sẽ giành chiến thắng.
* Đánh giá hiệu quả của biện pháp:
Sau khi áp dụng biện pháp tơi thấy nhờ đó học sinh khơng chỉ hứng thú tại
hoạt động khởi động mà trạng thái hưng phấn đó được duy trì trong cả tiết dạy.
2.2. Biện pháp 2: Củng cố kiến thức lí thuyết về nhiệt học.
* Mục tiêu biện pháp:
Biện pháp đưa ra nhằm mục tiêu củng cố lại kiến thức, giúp học sinh có nền
tảng cơ bản nhất để thực hiện nhiệm vụ giải bài tập.
* Cách thực hiện biện pháp
Củng cố kiến thức bằng vẽ sơ đồ tư duy (tranh ảnh, sơ đồ cây, hình vẽ) trên
giấy, trên các phần mềm Word, Powpoint ....
Ví dụ sơ đồ tư duy


7


8


9
* Đánh giá hiệu quả của biện pháp:

Sau khi áp dụng biện pháp tôi thấy học sinh ghi nhớ và sâu chuỗi được hệ
thống kiến thức một cách lôgic.
2.3. Biện pháp 3: Rèn kĩ năng giải bài tập nhiệt học
* Mục tiêu biện pháp:
Đây là biện pháp quan trọng nhất, nhưng phải dựa trên nền tảng là 2 biện pháp
nêu trên, hướng đến mục tiêu hình thành cho học sinh kĩ năng giải bài tập Vật lí nói
chung và bài tập nhiệt học nói riêng.
* Cách thực hiện biện pháp
Giáo viên chia bài tập thành 2 loại: Bài tập trắc nghiệm khách quan và bài tập
tự luận.
 LOẠI 1: BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN
Phương pháp giải:
+ Xác định từ khóa.
+ Xác định yêu cầu đề bài.
+ Theo hướng dẫn của từng dạng tìm cách trả lời cho phù hợp (điền từ,
khoanh tròn, ghép nối ….)
Dạng A: Câu hỏi nhiều lựa chọn.
Dạng bài tập này thường gồm 2 phần:
Phần dẫn: trình bày 1 câu hỏi hoặc một câu chưa hồn chỉnh.
Phần trả lời: gồm một số các câu trả lời ?( thường là 4) hoặc mệnh đề dùng để trả
lời hoàn chỉnh câu dẫn. Giáo viên hướng dẫn học sinh phải đọc hết toàn bộ phần
dẫn và phần trả lời rồi mới lựa chọn câu trả lời bằng cách khoanh tròn chữ cái trước
một câu được chọn. Tùy theo phần dẫn yêu cầu mà phần trả lời chỉ có thể là một
đáp án duy nhất đúng và có thể tồn bộ đáp án là đúng hoặc sai ( trường hợp này
rất ít xảy ra).
Một số câu hỏi trắc nghiệm
Câu 1. Đổ 100cm3 rượu vào 100cm3 nước, thể tích hỗn hợp rượu và nước thu
được có thể nhận giá trị nào sau đây?
A. 200cm3.
B. 100cm3.

C. Nhỏ hơn 200cm3.
D. Lớn hơn 200cm3.
Câu 2. Nhiệt năng của một vật là
A. tổng thế năng của các phân tử cấu tạo nên vật.
B. tổng động năng của các phân tử cấu tạo nên vật.
C. hiệu thế năng của các phân tử cấu tạo nên vật.
D. hiệu động năng của các phân tử cấu tạo nên vật.


10
Câu 3. Nhiệt do ngọn nến tỏa ra theo hướng nào?
A. Hướng từ dưới lên.
B. Hướng từ trên xuống.
C. Hướng sang ngang.
D. Theo mọi hướng.
Câu 4. Nhiệt lượng là
A. phần nhiệt năng mà vật nhận được hay mất bớt đi trong quá trình truyền nhiệt.
B. phần nhiệt năng mà vật nhận trong quá trình truyền nhiệt.
C. phần nhiệt năng mà vật mất bớt đi trong quá trình truyền nhiệt.
D. phần cơ năng mà vật nhận được hay mất bớt đi trong q trình thực hiện cơng.
Câu 5. Một ống nghiệm đựng đầy nước, cần đốt nóng ống ở vị trí nào của ống
thì tất cả nước trong ống sơi nhanh hơn?
A. Đốt ở giữa ống.
B. Đốt ở miệng ống.
C. Đốt ở đáy ống.
D. Đốt ở vị trí nào cũng được.
Câu 6. Có mấy hình thức truyền nhiệt?
A. 1.
B. 2.
C. 3.

D. 4.
Câu 7. Nếu hai vật có nhiệt độ khác nhau đặt tiếp xúc nhau, quá trình truyền
nhiệt dừng lại khi
A. một vật đạt nhiệt độ 0oC.
B. nhiệt độ hai vật bằng nhau.
C. nhiệt năng hai vật bằng nhau.
D. nhiệt dung riêng hai vật bằng nhau.
Câu 8. Phương trình nào sau đây là phương trình cân bằng nhiệt?
A. Qtỏa + Qthu = 0.
B. Qtỏa . Qthu = 0.
C. Qtỏa = Qthu.
D. Qtỏa/Qthu= 0.
Câu 9. Nhiệt dung riêng của rượu là 2500J/kg.K. Điều đó có nghĩa là gì?
A. Để nâng 1kg rượu lên nhiệt độ bay hơi ta phải cung cấp cho nó một nhiệt lượng
là 2500 J.
B. 1 kg rượu bị đơng đặc thì giải phóng nhiệt lượng là 2500 J.
C. Để nâng 1 kg rượu tăng lên 1 độ ta cần cung cấp cho nó nhiệt lượng là 2500 J.
D. Nhiệt lượng có trong 1 kg chất ấy ở nhiệt độ bình thường.
Câu 10. Nung nóng một cục sắt thả vào chậu nước lạnh, nước nóng lên, cục sắt
nguội đi. Trong q trình này có sự chuyển hóa năng lượng:
A. từ cơ năng sang nhiệt năng.
B. từ nhiệt năng sang nhiệt năng.
C. từ cơ năng sang cơ năng.
D. từ nhiệt năng sang cơ năng.
Dạng B: Câu điền khuyết.
Câu điền khuyết là những câu còn lại một hay nhiều chỗ trống mà học sinh phải
lựa chọn từ, cụm từ thích hợp để điền vào được câu có nội dung đúng. Với dạng
này các giáo viên hướng dẫn học sinh phải đọc hết cả câu rồi mới điền vào.



11
Ví dụ 1: Chọn các cụm từ thích hợp điền vào chỗ trống trong các câu sau:
Khi có hai vật trao đổi nhiệt với nhau
a) Nhiệt tự truyền từ………(1)……..sang…………(2)……
b) Sự truyền nhiệt xảy ra cho tới khi……(3)… thì ngừng lại.
c) Nhiệt lượng do vật này tỏa ra……..(4)……nhiệt lượng do vật kia thu vào.
(1) vật có nhiệt độ cao hơn
(2) vật có nhiệt độ thấp hơn
(3) nhiệt độ của hai vật bằng nhau
(4) bằng
Ví dụ 2: Chọn các cụm từ thích hợp điền vào chỗ trống trong các câu sau:
a) Các chất được cấu tạo từ……(1)………gọi là ……(2)….Giữa các nguyên tử,
phân tử có……(3)………
b) Nhiệt độ càng………(4)….thì các ngun tử, phân tử cấu tạo nên vật chuyển
động càng…….(5)………
(1) các hạt riêng biệt
(2) nguyên tử, phân tử
(3) khoảng cách
(4) cao
(5) nhanh
Dạng C: Câu đúng sai
Phần dẫn của dạng bài tập này trình bày một số nội dung nào đó có thể đúng
hoặc sai. Phần trả lời chỉ chọn một trong hai phương án là đúng ( Đ) hoặc sai (S).
Ví dụ 1: Em hãy điền Đ cho câu đúng và S cho câu phát biểu sai
1. Phần nhiệt năng mà vật nhận được hay mất đi trong quá trình truyền nhiệt gọi là
nhiệt lượng. 
2. Khi vật truyền nhiệt lượng cho môi trường xung quanh thì nhiệt năng của nó
giảm đi. 
3. Nếu vật vừa nhận cơng, vừa nhận nhiệt lượng thì nhiệt năng của nó tăng lên. 
4. Chà xát đồng xu vào mặt bàn là cách truyền nhiệt để làm thay đổi nhiệt năng của

vật. 
Đáp án 1. Đ
2. Đ
3. Đ
4. S
Ví dụ 2: Em hãy điền Đ cho câu đúng và S cho câu phát biểu sai:
1. Chất khí đậm đặc dẫn nhiệt tốt hơn chất khí lỗng. 
2. Sự truyền nhiệt bằng hình thức dẫn nhiệt chủ yếu xảy ra trong chất rắn. 


12
3. Bản chất của sự dẫn nhiệt trong chất khí, chất lỏng và chất rắn nói chung là
giống nhau. 
4. Khả năng dẫn nhiệt của tất cả các chất rắn là như nhau. 
5. Một vật khi hấp thụ bức xạ nhiệt truyền đến thì nhiệt độ của vật sẽ tăng lên. 
6. Bức xạ nhiệt là sự truyền nhiệt bằng cách phát ra các tia nhiệt đi thẳng. 
7. Vật lạnh q thì khơng thể bức xạ nhiệt. 
8. Bức xạ nhiệt có thể xảy ra trong chân khơng. 
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
Đáp án
Đ
Đ

Đ
S
Đ
Đ
S
Đ
Dạng D: Câu ghép đôi: Cột bên trái là các câu chưa hoàn chỉnh, cột bên
phải là phần trả lời gồm các câu trả lời hoặc các mệnh đề để hoàn chỉnh câu dẫn.
Giáo viên hướng dẫn học sinh phải đọc hết phần dẫn và phần trả lời rồi ghép chúng
lại để câu có nội dung đúng.
Ví dụ : Ghép nội dung ghi ở cột A với nội dung ghi ở cột B để được khẳng định
đúng
Cột A
Cột B
1. Đơn vị của nhiệt lượng là
a. J/kg.K
2. Đơn vị của nhiệt dung riêng là
b. m3
3. Đơn vị của khối lượng là
c. kg/m3
4. Đơn vị của khối lượng riêng là
d. J
5. Đơn vị của thể tích là
e. kg
Đáp án: 1-d, 2-a, 3-e, 4-c, 5-b
 LOẠI 2: BÀI TẬP TỰ LUẬN
Đây là loại bài tập mà học sinh phải tự viết trọn vẹn câu trả lời. Những bài
tập loại này thường khó vì ngồi việc nắm chắc kiến thức, học sinh cịn phải biết
diễn đạt các câu trả lời một cách ngắn gọn nhưng phải đầy đủ, chính xác và đúng
ngữ pháp.

Dạng A: Bài tập định tính
Nhược điểm của đa số học sinh là ngơn ngữ nói và viết cịn rất hạn chế. Các
em có thể hiểu đúng về nội dung nhưng trả lời dài dịng hoặc khi diễn tả điều mình
hiểu thành câu chưa được chính xác, khoa học. Khi hướng dẫn học sinh dạng bài
này giáo viên nên lưu ý hướng dẫn học sinh cả cách trình bày ngắn gọn nhưng đủ ý
và đúng.
Ví dụ 1: Thả một cục đường vào một cốc nước rồi khuấy lên, đường tan và nước
có vị ngọt. Hãy giải thích vì sao?


13
Trả lời: Vì khi khuấy lên thì các phân tử đường xen vào khoảng cách giữa các phân
tử nước, cũng như các phân tử nước xen vào giữa khoảng cách giữa các phân tử
đường nên nước đường có vị ngọt.
Ví dụ 2: Tại sao về mùa hè ở trong nhà lợp mái tơn lại nóng hơn ở trong nhà lợp
mái ngói?
Trả lời: Vì tơn dẫn nhiệt tốt hơn ngói nên nhiệt độ mái tơn cao hơn, khơng khí
trong nhà lợp tơn nóng hơn nên ta thấy nóng.
Ví dụ 3: Vì sao những người uống trà, cà phê nóng thường bỏ một cái thìa kim loại
vào cốc ?
Trả lời: Vì kim loại dẫn nhiệt tốt, khi chạm tay vào thìa => ta ước chừng được nhiệt
độ của trà, cà phê trong cốc.
Dạng B: Bài tập định lượng
Trong chương II: Nhiệt học, tôi chia bài tập định lượng thành 2 dạng cơ bản:
Dạng 1: Bài tốn chỉ có vật thu nhiệt ( hoặc tỏa nhiệt).
Phương pháp giải: Áp dụng cơng thức tính nhiệt lượng để giải
Bài tốn chỉ có vật thu nhiệt
*Tính nhiệt lượng thu vào của một vật:
Q = m.c.∆t hay Q = m.c.(t2 – t1)
* Khối lượng của vật:

* Nhiệt dung riêng:

hay
hay

* Độ tăng nhiệt độ:
* Nhiệt độ đầu của vật:
* Nhiệt độ sau của vật:
Lưu ý
- Đơn vị của khối lượng phải đổi về kg nếu chưa đúng là kg
- Nhiệt độ t2 luôn lớn hơn t1
- Nếu vật là chất lỏng, bài tốn cho biết thể tích thì ta phải tính ra khối lượng
theo cơng thức m=D.V. Trong đó đơn vị của V là m 3 và của D là kg/m3 thì đơn vị
của m là kg
- Nhiệt độ sôi của nước là 100oC


14
- Khối lượng riêng của nước là 1000kg/m3
1 lít = 1 dm3 = 0,001 m3 suy ra 1 lít nước có khối lượng 1kg
Bài tốn chỉ có vật tỏa nhiệt
* Tính nhiệt lượng tỏa ra của một vật
Khi tăng nhiệt độ từ t1 đến t2, vật thu vào bao nhiêu nhiệt lượng thì ngược lại
khi hạ từ nhiệt độ t2 xuống nhiệt độ t1 nó cũng sẽ tỏa ra bấy nhiêu nhiệt lượng
Cơng thức tính nhiệt lượng tỏa ra của một vật là
Qtỏa= m.c.Δt hay Qtỏa = m.c. (t1-t2)
Trong đó Δt= t1-t2 là độ giảm nhiệt độ của vật (t2 ln nhỏ hơn t1). Các đại
lượng khác tính tương tự vật thu nhiệt.
Bài tập 1. Tính nhiệt lượng thu vào của 5kg chì để tăng nhiệt độ từ 20 oC đến
50oC. Biết nhiệt dung riêng của chì là 130J/kg.K.

Phân tích: Bài tập 1 khá đơn giản giáo viên hướng dẫn học sinh đọc kĩ đề,
tóm tắt (chú ý đổi đơn vị nếu chưa thống nhất. Viết cơng thức tính nhiệt lượng,
thay số vào rồi tính.
Tóm tắt
c= 130J/kg.K, m= 5kg, t1 = 20oC, t2 = 50oC
Q =?
Giải
Nhiệt lượng thu vào của 5 kg chì để tăng nhiệt độ từ 20 oC đến 50 oC là :
Q = m.c.Δt = m.c.(t2 – t1) = 5.130.(50 – 20) = 19500J
Đáp số: Q = 19500J.
o
Bài tập 2. Một thỏi sắt được nung nóng tới 150 C. Nếu thỏi sắt nguội đến
o
50 C thì nó toả ra nhiệt lượng bằng 115kJ? Cho nhiệt dung riêng của sắt
c=460J/kg.K. Tính khối lượng của thỏi sắt?
Phân tích: Bài tập này khi thanh sắt nguội đi ,cũng tính tương tự như thanh
sắt thu nhiệt vào để nóng lên. Nhiệm vụ tính m, giáo viên chú ý cho học sinh đổi
đơn vị.
Tóm tắt
Q = 115kJ = 115000J
c= 460J/kg.K, t1 = 100oC, t2 = 50oC
m= ?
Giải
Từ công thức: Q = m.c.(t2 – t1)


15

Khối lượng của thỏi sắt là:
Đáp số: m= 2,5kg

Bài tập 3. Một vật có khối lượng 9kg khi nhận thêm một nhiệt lượng là
1188kJ thì nhiệt độ của nó tăng thêm 150oC. Hỏi vật đó làm bằng chất gì? Cho sử
dụng bảng nhiệt dung riêng của một số chất ở sách giáo khoa.
Phân tích:
- Mới đọc đề nhiều học sinh sẽ băn khoăn khơng biết để xác đinh vật đó làm
bằng chất gì thì làm thế nào. Giáo viên hướng dẫn học sinh mở lại bảng nhiệt dung
riêng của một số chất ở sách giáo khoa, đó chính là gợi ý để làm bài tập này.
- Như vậy để biết vật làm bằng chất gì thì trong bài tốn nhiệt lượng ta phải
đi tìm nhiệt dung riêng của vật đó dựa vào cơng thức tính nhiệt lượng. Sau đó đối
chiếu với bảng nhiệt dung riêng của một số chất trong sách giáo khoa để xác định
chất làm vật.
Tóm tắt
m = 9kg ; Q = 1188kJ = 1188000J ; ∆t = 150oC
c = ? (J/kg.K)
Giải
Từ công thức: Q = m.c.∆t
Vậy nhiệt dung riêng:
J/kg.K
Tra bảng nhiệt dung riêng của một số chất ở SGK ta thấy nhiệt dung riêng
của nhơm là 880J/kg.K. Vậy vật đó làm bằng nhơm.
Đáp số: Vật đó làm bằng nhơm
Bài tập áp dụng
Bài tập 4. Tính nhiệt lượng cần truyền cho 500g nước để tăng nhiệt độ từ
o
25 C lên 100oC. Cho biết nhiệt dung riêng của nước c = 4200J/kg.K.
Đáp số: Q= 157500J
Bài tập 5. Một vật làm bằng thép ở 20oC, sau khi nhận thêm một nhiệt lượng
là 184000J thì nhiệt độ của nó lên đến 100 oC. Hỏi vật đó có khối lượng là bao
nhiêu? Biết nhiệt dung riêng của thép là 460J/kg.K.
Đáp số: m= 5kg



16
Bài tập 6. Xác định nhiệt dung riêng của một kim loại, biết rằng phải cung
cấp cho kim loại này khoảng 57kJ mới làm cho 5kg kim loại đó ở 20 oC nóng đến
50oC. Kim loại đó là chất gì?
Đáp số: c= 380J/kg.K, kim loại là đồng.
Dạng 2: Bài toán có vật tỏa nhiệt và thu nhiệt (Bỏ qua hao phí nhiệt).
Phương pháp giải
Xét bài tốn 2 vật trao đổi nhiệt hoàn toàn với nhau.
Để giải được bài tập này học sinh thuộc cơng thức tính nhiệt lượng, hiểu rõ
ngun lý truyền nhiệt.
Học sinh cần xác định được chính xác vật tỏa nhiệt (vật có nhiệt độ ban đầu
lớn hơn) và vật thu nhiệt (vật có nhiệt độ ban đầu thấp hơn) hoặc đi so sánh với
nhiệt độ khi cân bằng nhiệt t.
Gọi vật tỏa nhiệt là vật 1, vật thu nhiệt là vật 2, nhiệt độ cân bằng là t.
Học sinh tóm tắt bài tốn bằng các kí hiệu vật lí (Q , m, c, t….) tương ứng với từng
vật.
Viết cơng thức tính nhiệt lượng tỏa ra và thu vào:
Q tỏa = m1.c1.∆t1 hay Q tỏa = m1.c1.(t1 – t).
Q thu = m2.c2.∆t2 hay Q thu = m2.c2.(t – t2).
Áp dụng phương trình cân bằng nhiệt: Q tỏa = Q thu.
Nếu chỉ hai vật truyền nhiệt cho nhau thì ta có:
Suy ra:
m1.c1.(t1 – t) = m2.c2.(t – t2). (1)
- Tính khối lượng của vật tỏa nhiệt hay thu nhiệt. Ta có:

- Tính nhiệt độ của hỗn hợp sau khi cân bằng nhiệt:
Từ (1) ta có: m1.c1.t1 – m1.c1.t = m2.c2.t – m2.c2.t2 suy ra:
m1.c1.t1 + m2.c2.t2 = (m1.c1 + m2.c2).t

- Tính nhiệt độ ban đầu của vật tỏa nhiệt hay thu nhiệt:
Từ (1) ta có:

.


17

Suy ra:
Tổng quát các bước giải bài toán:
Bước 1: Đọc kĩ đề bài, xác định vật tỏa nhiệt, vật thu nhiệt. Tóm tắt, đổi đơn vị.
Bước 2: Viết cơng thức tính nhiệt lượng thu vào hay tỏa ra của mỗi vật.
Bước 3: Viết phương trình cân bằng nhiệt Q tỏa = Q thu.
Bước 4: Xác định các đại lượng cần tìm dựa vào kết quả thu được từ bước 3 .Viết
đáp số và ghi rõ đơn vị.
Bài tập 1. Thả một quả cầu nhơm có khối lượng 0,2kg đã được nung nóng
tới 100oC vào một cốc nước ở 20oC. Sau một thời gian, nhiệt độ của quả cầu và
nước đều bằng 27oC.
a) Tính nhiệt lượng do quả cầu tỏa ra.
b) Tìm khối lượng nước trong cốc.
Coi như chỉ có quả cầu và nước trao đổi nhiệt với nhau. Biết nhiệt dung riêng
của nhôm là 880J/kg.K và của nước là 4200J/kg.K.
Phân tích: Bài tập này là dạng cơ bản nhưng học sinh cần nắm chắc kiến
thức cơ bản. Giáo viên hướng dẫn
- Ở phần a tính nhiệt lượng do quả cầu tỏa ra học sinh làm tương tự dạng 1
áp dụng cơng thức tính nhiệt lượng Q tỏa = m1.c1.(t1 – t).
- Áp dụng phương trình cân bằng nhiệt Q tỏa = Q thu
- Từ công thức Q thu = m2.c2.(t – t2) tính được m2
Tóm tắt
m1 = 0,2kg, t1 = 100 oC, c1 = 880J/kg.K

t2 = 20 oC, c2 = 4200J/kg.K
t = 27 oC
a) Qtỏa =?
b) m2 =?
Giải
a) Nhiệt lượng do quả cầu tỏa ra để giảm từ 100 oC xuống còn 27 oC là
Q tỏa = m1.c1.(t1 – t) = 0,2.880.(100-27) = 12848J
b) Theo đề bài chỉ có quả cầu và nước trao đổi nhiệt với nhau nên:
Áp dụng phương trình cân bằng nhiệt Q tỏa = Q thu = 12848J


18
Khối lượng nước trong cốc là
Q thu = m2.c2.(t – t2) suy ra
Đáp số a) Q tỏa = 12848J
b) m2 ≈ 0,44kg
Bài tập 2. Thả một quả cầu kim loại có khối lượng 2,5kg ở nhiệt độ là
o
129,5 C vào một xô chứa 4,5kg nước ở 24oC. Khi cân bằng nhiệt, nhiệt độ của cả
quả cầu và nước là 35oC. Cho nhiệt dung riêng của nước là 4200J/kg.K. Hỏi quả
cầu làm bằng chất gì? Cho sử dụng bảng nhiệt dung riêng của một số chất SGK.
(Coi rằng chỉ có quả cầu và nước trao đổi nhiệt với nhau)
Phân tích: Giáo viên hướng dẫn học sinh làm tương tự bài tập 1
- Vật tỏa nhiệt là quả cầu, vật thu nhiệt là nước ( dựa vào so sánh nhiệt độ
ban đầu của chúng)
Tóm tắt
m1 = 2,5kg , t1 = 129,5oC
m2 = 4,5kg, t2 = 24oC, c2 = 4200J/kg.K
t = 35oC
c1 =?

Giải
Nhiệt lượng quả cầu tỏa ra là :
Qtỏa = m1.c1.( t1 – t ) = 2,5. c1.( 129,5 – 35) = 236,25. c1
Nhiệt lượng nước thu vào là:
Qthu = m2.c2.( t – t2 ) = 4,5. 4200.( 35 – 24) =207900J
Theo phương trình cân bằng nhiệt: Q tỏa = Q thu
236,25. c1 =207900
c1 = 880J/kg.K
Vậy quả cầu đó làm bằng nhơm.
Bài tập 3. Người ta thả một thỏi đồng nặng 0,6kg ở nhiệt độ 85 oC vào
0,35kg nước ở nhiệt độ 20oC. Hãy xác định nhiệt độ khi có cân bằng nhiệt. Cho
nhiệt dung riêng của đồng là 380J/kg.K, của nước là 4200J/kg.K.
Phân tích: Giáo viên hướng dẫn học sinh theo các bước
- HS cần xác định được vật tỏa nhiệt là thỏi đồng, vật thu nhiệt là nước
- Viết công thức tính nhiệt lượng tỏa ra và nhiệt lượng thu vào



×