Tải bản đầy đủ (.docx) (89 trang)

Tiểu luận quán ăn côn trùng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.52 MB, 89 trang )

Nhóm thực hiện: Nhóm 3 – Lớp KSKD3_1
Phần I. ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU ĐỀ ÁN KHỞI SỰ KINH DOANH
I. Giới thiệu ý tưởng kinh doanh:
Hiện nay, tại Đà Nẵng, bạn có thể tìm thấy những quán ăn phù hợp với từng sở
thích, lứa tuổi, phong cách của mình. Người ta đến những quán ăn không chỉ để có một
bữa ăn thịnh soạn, mà còn vì các mục đích khác như: tiếp khách, tán gẫu cùng bạn bè,
liên hoan,…
Dịch vụ ăn uống ở Đà Nẵng hiện nay có thể nói là đã bão hòa. Từ những quán ăn
sập xệ ven đường đến bán những món ăn truyền thống như hủ tiếu, bánh bèo, bánh nậm,
… đến những quán ăn chỉ dành cho VIP hay người sang trọng như trong các khu resort,
khách sạn cao cấp, hoặc trong các nhà hàng hạng sang như Memory Lougne chẳng hạn.
Các quán ăn ở Đà Nẵng không chỉ phục vụ mục đích làm cái bụng của khách hàng mà
còn làm sảng khoái tinh thần, nơi tụ họp bạn bè, đồng nghiệp của người dân Đà thành,
nói đến đây thì phải kể đến các quán nhậu có trên khắp địa bàn Đà Nẵng, từ trong ngõ
ngách như các quán nhậu trong khu công nghiệp Hòa Khánh,… cho đến các quán ngoài
mặt tiền ngay giữa lòng thành phố như Hai Cử, Sáu Cường,… rồi đến trên vách núi như
chùm quán thịt thỏ ở khu du lịch bán đảo Sơn Trà hay ở ven biển như các quán ven trên
đường Sơn Trà Điện Ngọc.
Các quán nhậu ở Đà Nẵng nhiều là thế, tuy nhiên với sự phát triển của dân số và
chất lượng cuộc sống của người dân, nhu cầu tìm những của ngon vật lạ là điểu tất yếu.
Hiện nay, rải rác trên Việt Nam, có các quán nhậu côn trùng rất đặc biệt. Họ chế biến
những con côn trùng nhỏ xíu như kiến, mối,… đến các con côn trùng thuộc họ chân khớp
như dế, châu chấu,… hay các con thân mềm như giun, rươi,… thành nhiều món khác
nhau rất phong phú mà không kém phần hấp dẫn, độc đáo. Hơn nữa, các món ăn cơ bản
được chế biến từ hải sản, gia súc, gia cầm đã xuất hiện quá nhiều trên thị trường cộng
thêm nhiều dịch bệnh đến từ các nguồn protein này, việc đưa thêm một nguồn thức ăn
vào thị trường Đà Nẵng là hoàn toàn cần thiết.
Nắm bắt lấy cơ hội điền khuyết thị trường dịch vụ ăn uống tại Đà Nẵng hiện
nay, nhóm khởi sự kinh doanh đã đi đến ý tưởng thành lập Quán ăn côn trùng.
Một số lý do gây trở ngại cho dự án kinh doanh khó khăn như: các đối thủ cạnh
tranh trên thị trường đã có nhiều, họ luôn luôn sẵn sàng thay đổi để đánh bật các đối thủ


mới nhảy vào thị trường nhằm lôi kéo khách hàng của họ. Hơn nữa, với sự không sẵn có
của nguồn cung nguyên liệu không phổ biến này, vấn đề luôn luôn có hàng để sẵn sàng
bán cho khách hàng cũng là một điều đáng để đau đầu.
Đề án KSKD: Quán ăn côn trùng -1-
Nhóm thực hiện: Nhóm 3 – Lớp KSKD3_1
Tuy nhiên, với nhóm khởi sự 5 người, được đào tạo bài bản về kinh doanh, năng
động, sáng tạo, ham học hỏi những cái mới, sẵn sàng rút kinh nghiệm từ phía đối thủ
cạnh tranh để vươn lên. Hơn nữa, lại có sự hòa hợp với con người thành phố Đà Nẵng khi
đã sống ở đây từ lúc mới sinh ra, việc nắm bắt tâm lý cũng như thị hiếu của con người Đà
thành có thể sẽ dễ dàng hơn.
Mặc dù vậy, với tuổi đời còn non trẻ, chưa va đụng nhiều trong thực tế xã hội, việc
thiếu kinh nghiệm là điều đương nhiên, một thứ rất quan trọng và cần thiết trong thương
trường khốc liệt hiện nay, và nhất là trong một ngành đã bão hòa như ngành dịch vụ ăn
uống tại Đà Nẵng như hiện nay.
II. Mục tiêu đề án khởi sự kinh doanh:
1. Đối với môn học:
- Nắm được cách thức để phát triển mô hình kinh doanh dựa trên ý tưởng mới sáng tạo
- Ôn lại tổng hợp kiến thức đã học về sản xuất, nhân sự, marketing, tài chính để ứng
dụng vào lập kế hoạch kinh doanh và có các chiêu thức kinh doanh sáng tạo, thu hút
khách hàng
- Nắm được kiến thức một cách đầy đủ và toàn diện về tiến trình lập kế hoạch kinh
doanh cho các sản phẩm hoặc dịch vụ của công ty
- Mang lại cho sinh viên những kiến thức cơ bản và chuyên sâu về khởi sự kinh doanh,
giúp cho người học có khả năng tổ chức và điều hành quá trình sản xuất kinh doanh
của doanh nghiệp một cách có hiệu quả, phát huy hết khả năng vốn có của bản thân
2. Đối với thực tế, xã hội:
- Tạo thêm một địa điểm ăn uống, vui chơi, tụ họp bạn bè cho người dân thành phố Đà
Nẵng.
- Thêm một lựa chọn độc đáo, mới lạ trong danh mục ăn uống của khách hàng.
- Giúp người nông dân kiếm thêm thu nhập từ việc cung cấp nguyên liệu.

- Giải quyết 1 phần nhỏ trong nhu cầu việc làm.
III. Giới hạn, phạm vi nghiên cứu:
1. Không gian: thành phố Đà Nẵng.
2. Thời gian: dự án được tiến hành vào tháng 6/2012.
3. Tiếp cận:
- Vốn: Huy động vốn từ các thành viên trong nhóm, những nhà đầu tư muốn nhảy vào
lĩnh vực kinh doanh này và vay vốn từ các Ngân hàng.
Đề án KSKD: Quán ăn côn trùng -2-
Nhóm thực hiện: Nhóm 3 – Lớp KSKD3_1
- Công nghệ: Các công thức nấu ăn, chế biến món ăn từ côn trùng. Các quy trình chế
biến đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm,…
4. Đối tượng: Người dân Đà Nẵng, các nhà cung ứng nguyên vật liệu,…
5. Nội dung:
IV. Phương pháp nghiên cứu:
1. Phương pháp định tính:
2. Phương pháp định lượng:
- Thăm dò, thống kê mô tả.
- Sử dụng dữ liệu sơ cấp.
- Sử dụng dữ liệu thứ cấp.
V. Lý thuyết nghiên cứu
- TS.NGUYỄN THANH LIÊM, Quản trị sản xuất, NXB Tài chính, 2006.
- TS. NGUYỄN QUỐC TUẤN, THS. TRƯƠNG HỒNG TRÌNH - THS LÊ THỊ MINH
HẰNG, Quản trị chất lượng toàn diện, NXB Tài chính, 2010.
- TS. NGUYỄN QUỐC TUẤN, Quản trị nguồn nhân lực, NXB Thống kê, 2006
- PGS.TS LÊ THẾ GIỚI, Quản trị học, NXB Tài chính, 2007
- TS.NGUYỄN THANH LIÊM, Quản trị tài chính, NXB Thống kê, 2007
- TS. NGUYỄN THANH LIÊM, THS. ĐOÀN THỊ LIÊN HƯƠNG, Th.S. NGUYỄN
VĂN LONG, Quản trị dự án, NXB Tài chính , 2008.
- PGS.TS LÊ THẾ GIỚI, Nghiên cứu marketing Lý thuyết và ứng dụng, NXB Thống
kê, 2006

- PHILLIP KOTLER, Quản trị Marketing, NXB Lao động, 2001
VI. Cấu trúc đề án khởi sự kinh doanh:
- Phần mở đầu
- Chương 1 : Xác định ý tưởng kinh doanh
- Chương 2 : Lập kế hoạch Marketing đề án khởi sự kinh doanh
- Chương 3 : Lập kế hoạch Sản xuất đề án khởi sự kinh doanh
- Chương 4 : Lập kế hoạch Nguồn nhân lực đề án khởi sự kinh doanh
- Chương 5 : Lập kế hoạch Tài chính đề án khởi sự kinh doanh
- Phụ lục
Đề án KSKD: Quán ăn côn trùng -3-
Nhóm thực hiện: Nhóm 3 – Lớp KSKD3_1
- Lập kế hoạch tiến độ đề án khởi sự kinh doanh
Phần II. XÂY DỰNG ĐỀ CƯƠNG SƠ BỘ ĐỀ ÁN KHỞI SỰ KINH DOANH
CHƯƠNG 1: XÁC ĐỊNH Ý TƯỞNG KINH DOANH
I. Giới thiệu tinh thần doanh nghiệp, tinh thần doanh nhân:
1. Tinh thần doanh nghiệp, tinh thần doanh nhân:
a. Tinh thần doanh nghiệp:
Đề án KSKD: Quán ăn côn trùng -4-
Nhóm thực hiện: Nhóm 3 – Lớp KSKD3_1
- Tinh thần doanh nghiệp là thái độ trách nhiệm, ý nghĩ, tình cảm sâu sắc của con người
với công việc kinh doanh, là ý chí ham muốn thành công, định hướng cho khát vọng
cháy bỏng trong làm giàu, tính bền bỉ, kiên trì với ý tưởng sáng tạo, kiên quyết, dám
chấp nhận mạo hiểm. Nó là cái sâu sắc nhất, cốt lõi nhất của hành động kinh doanh.
- Tinh thần doanh nghiệp là giá trị định hướng của văn hóa kinh doanh của Việt Nam.
Hệ giá trị là yếu tố nền tảng của văn hóa một cộng đồng xã hội, trong đó giá trị chủ
đạo biểu hiện như chiếc hoa tiêu, như ngọn cờ vẫy gọi, định hướng cho các hoạt động
nhận thức và hành động, làm nên sự nhất thể hóa trong lối sống và trong hoạt động
thực tiễn của các thành viên sống trong cộng đồng xã hội ấy. Đồng thời, giá trị văn
hóa là thuộc tính bản chất của con người, do hoạt động sống và lao động sáng tạo của
con người tạo ra. Xã hội muốn phát triển phải có hoạt động kinh doanh, đồng thời cần

xây dựng văn hóa kinh doanh. Trong hệ giá trị của văn hóa kinh doanh thì tinh thần
doanh nghiệp là giá trị định hướng, bởi vì nó là cái sâu sắc nhất, cốt lõi nhất của hành
động kinh doanh.
- Tinh thần doanh nghiệp là một giá trị văn hóa và hơn thế nữa, còn là giá trị định
hướng trong sản xuất – kinh doanh. Bằng hoạt động sản xuất – kinh doanh, phát huy
cao độ những giá trị văn hóa truyền thống, xác lập các giá trị nhân văn, dân chủ và
khoa học, đón nhận và tiếp thu các giá trị hiện đại của loài người, chúng ta sẽ sáng tạo
ra và hình thành các truyền thống văn hóa kinh doanh, trong đó, tinh thần doanh
nghiệp là giá trị định hướng của văn hóa kinh doanh Việt Nam.
b. Tinh thần doanh nhân:
- Tinh thần doanh nhân có thể được xem là những hoạt động thành lập ra một tổ chức
mới, đặc biệt là trong lĩnh vực kinh doanh, nhằm tận dụng những cơ hội đã xác định
được. Tinh thần doanh nhân thường được xem là việc đối chọi với những thách thức,
vì trong lĩnh vực kinh doanh, xác suất thất bại của một doanh nghiệp mới là khá cao.
Những hoạt động mang tính chất này thì rất đa dạng và phong phú, tuỳ thuộc vào loại
hình tổ chức của doanh nghiệp. Và tinh thần doanh nhân cũng được xem là việc tạo ra
việc làm cho nhiều người khác.
- Các đặc tính của nhà doanh nhân:
+ Sự cam kết và lòng quyết tâm:
 Kiên trì và quyết đoán, có thể cam kết và nhanh chóng
 Có tính cạnh tranh mạnh mẽ để đạt được mục tiêu
 Thống nhất trong giải quyết vấn đề, có nguyên tắc
Đề án KSKD: Quán ăn côn trùng -5-
Nhóm thực hiện: Nhóm 3 – Lớp KSKD3_1
 Sẵn sàng hi sinh cuộc sống cá nhân
+ Lãnh đạo:
 Tự bắt đầu, có tiêu chuẩn cao nhưng không cầu toàn
 Là người xây dựng nhóm và tạo anh hùng, có khả năng truyền cảm
hứng với người khác.
 Đối xử với người khác theo cách mà bạn muốn được đối xử

 Chia sẻ giá trị với tất cả những ai giúp tạo ra giá trị đó
 Trung thực và tin cậy, xây dựng niềm tin, thực hiện sự công bằng.
 Không phải là chú chó sói cô đơn
 Là người học và người dạy cao cấp, người có khả năng động viên
+ Ám ảnh về cơ hội:
 Có kiến thức vô tận về nhu cầu khách hàng
 Định hướng theo thị trường
 Ám ảnh về việc tạo ra và tăng cường giá trị
+ Chấp nhận rủi ro, sự mơ hồ và không chắc chắn:
 Chấp nhận rủi ro có tính toán
 Giảm thiểu rủi ro
 Chia sẻ rủi ro
 Chấp nhận sự không chắc chắn và thiếu cấu trúc
 Chịu đựng sự căng thẳng và mâu thuẫn
 Có khả năng giải quyết vấn đề và tích hợp các giải pháp
+ Sáng tạo, tự chủ và có khả năng thích nghi:
 Là người có tư duy dổi mới, cởi mở, nhất quán
 Luôn trăn trở về hiện tại
 Có khả năng thích nghi và thay đổi, là một người giải quyết vấn đề sáng
tạo
 Là người học nhanh
 Không sợ thất bại
 Có khả năng hình thành ý tưởng
+ Có động cơ vươn lên:
 Định hướng theo mục tiêu và kết quả, những mục tiêu lớn nhưng khả thi
 Điều chỉnh để thành công và tăng trưởng
 Không có nhu cầu về địa vị và quyền lực
 Luôn hỗ trợ nhau (không cạnh tranh)
 Nắm được những điểm yếu và điểm mạnh
 Kiên nhẫn và có óc hài hước

2. 5 sai lầm gặp khi khởi sự:
a. Nhà doanh nghiệp được sinh ra chứ không phải được tạo nên
Sai lầm này dựa trên một niềm tin sai lầm là con người thường có thiên hướng trở
thành doanh nhân. Có hàng trăm nghiên cứu về những đặc điểm tâm lý xã hội của doanh
Đề án KSKD: Quán ăn côn trùng -6-
Nhóm thực hiện: Nhóm 3 – Lớp KSKD3_1
nhân và các nghiên cứu này đều đi đến thống nhất rằng doanh nhân nói chung không có
gì khác biệt với những người khác. Không có ai được sinh ra để trở thành doanh nhân và
mọi người đều có tiềm năng trở thành doanh nhân. Việc một nhóm người nào đó có trở
thành doanh nhân hay không thì đây là một hàm số gồm các biến số môi trường, kinh
nghiệm sống và sự lựa chọn của cá nhân. Tuy nhiên, có một số đặc tính riêng và đặc
điểm phổ biến gắn với các doanh nhân như đã trình bày ở trên. Những đặc điểm này
được phát triển theo thời gian và được phát triển từ bối cảnh xã hội của một cá nhân nào
đó. Chẳng hạn, các nghiên cứu cho thấy những người có cha mẹ là người chủ thường dễ
trở thành doanh nhân hơn. Khi thấy người cha hoặc mẹ độc lập ở nơi làm việc, đứa trẻ
thường thấy sự độc lập, có cái gì đó hấp dẫn. Tương tự những người có quen biết một
doanh nhân nào đó thì có khả năng liên quan đến việc khởi sự doanh nghiệp mới gấp hai
lần so với những người không thể có môi quan hệ nào với doanh nhân.
b. Doanh nhân là người đánh bạc :
Sai lầm thứ hai về doanh nhân khi cho rằng họ là những người đánh bạc và chấp
nhận rủi ro cao. Sự thật là doanh nhân thường là những người chấp nhận rủi ro trung
bình như tất cả mọi người. Ý kiến cho rằng doanh nhân là người đánh bài xuất phát từ
hai nguồn.
Thứ nhất, doanh nhân thường có những công việc ít ổn định và đối mặt với nhiều
khả năng không chắc chắn hơn so với các nhà quản lí và những nhân viên có thứ bậc và
có hồ sơ lao động. Chẳng hạn, một doanh nhân khởi sự một dịch vụ tư vấn cho hoạt
động kinh doanh điện tử thường có một công việc ít ổn định hơn so với nhân viên một
công ty điện thoại.
Thứ hai, nhiều doanh nhân có nhu cầu thành đạt rất lớn và thường đặt ra những mục
tiêu vô cùng thách thức. Hành động này đôi khi cũng đồng nghĩa với việc chấp nhận rủi

ro.
c. Tiền là động cơ chủ yếu của các nhà doanh nghiệp :
Đề án KSKD: Quán ăn côn trùng -7-
Nhóm thực hiện: Nhóm 3 – Lớp KSKD3_1
Sẽ rất ngây thơ khi nghĩ rằng các nhà doanh nghiệp không tìm kiếm phần thưởng tài
chính. Tuy nhiên, như đã nói ở treneenf ít khi là động cơ đầu tiên để các nhà doanh
nghiệp khởi sự công ty. Hãy xem những gì thúc đẩy nhà doanh nhân này khởi nghiệp
công ty Siebel Systems, một công ty thành công tại thung lũng Silicon, đó là Tom
Siebel, ông viết :
“ Chúng tôi chưa bao giờ nghĩ đến việc kiếm tiền, cũng chưa bao giờ nghĩ đến
việc niêm yết trên sàn chứng khoán, và chưa bao giờ nghĩ đến việc tạo ra giá trị. Chúng
tôi chỉ nghĩ đến nỗ lực nhằm xây dựng một công ty chất lượng cao đáng tin cậy. Tôi giả
thiết nếu tôi là một nhạc sĩ tài năng thì có lẽ tôi sẽ chơi guitar rất hay, nếu tôi là một tay
chơi golf giỏi thì tôi sẽ tham gia tranh tài nhưng tôi lại không biết chơi guitar và khả
năng đánh goft của tôi thật tệ hại. Vì thế, những gì tôi nghĩ, những gì tôi làm là những
gì tôi làm tốt nhất. Và tôi nghĩ có lẽ những gì tôi làm tốt nhất là khởi sự và vận hành các
công ty công nghệ thông tin.”
Một số nhà doanh nghiệp cảnh báo rằng việc theo đuổi tiền bạc có thể gây sao lãng
việc kinh doanh. Nhà truyền thông tên tuổi Ted Turner đã nói rằng “Nếu bạn nghĩ rằng
tiền là chuyện lớn bạn sẽ sợ mất khi có nó”. Tương tự, Debbie Fields, nhà sáng lập của
Mrs. Field Cookies đã nói rằng nếu bạn theo đuổi tiền bạc, bạn sẽ không bao giờ được
nó. Và Sam Walton, khi bình luận trên tất cả phương tiện thông tin đại chúng bao vây
ông khi ông trở thành người giàu nhất ở Hoa Kỳ trên tạp chí Forbes vào năm 1985, ông
đã nói :
“Đây là vấn đề: tiền không bao giờ có ý nghĩa đối với tôi, thậm chí với ý nghĩa là
giữ được hiểu quả. Chúng tôi không xấu hổ vì có tiền nhưng tôi chỉ không tin rằng một
kiểu sống phô trương lại tồn tại ở mọi nơi, ít nhất là ở đây tại Bentonville nơi mà mọi
người làm việc chăm chỉ để kiếm tiền. Tất cả chúng tôi đều biết rằng mọi người luôn vắt
chân lên cổ mà chạy. Tôi vẫn không thể tin rằng….”
d. Các doanh nhân cần phải trẻ và có năng lượng:

Đề án KSKD: Quán ăn côn trùng -8-
Nhóm thực hiện: Nhóm 3 – Lớp KSKD3_1
Bình quân các doanh nhân có tuổi từ 35 đến 45 tuổi và có hơn 10 năm kinh nghiệm
trong một công ty lớn.
Trong khi có năng lượng là quan trọng thì các nhà đầu tư thường viện dẫn đến sức
mạnh của các doanh nhân(hay nhóm doanh nhân) như là yếu tố quan trọng nhất khi
quyết định tài trợ cho các doanh nghiệp mới. Trên thực tế, một cảm giác mà các nhà đầu
tư thường thể hiện ra đó là họ sẽ tài trợ cho một doanh nhân khỏe mạnh với một ý tưởng
kinh doanh bình thường hơn tài trợ cho một ý tưởng kinh doanh hay và một doanh nhân
tầm thường. Những gì làm nen một doanh nhân ”mạnh” trong mắt các nhà đầu tư chính
là kinh nghiệm trong lĩnh vực kinh doanh dự kiến, các kỹ năng và khả năng sẽ hỗ trợ
cho doanh nghiệp, một uy tín vững chắc, một thành tích tốt, và đam mê về ý tưởng kinh
doanh. Bốn trong năm đặc điểm đầu sẽ thuận lợi hơn cho người có tuổi lớn hơn so với
các doanh nhân trẻ hơn. Hơn nữa, nhiều người chuyển sang kinh doanh khi về hưu. Một
nghiên cứu đã bào cáo rằng 32% những người về hưu sớm đã chuyển sang mở công ty
riêng.
e. Các doanh nhân thường thích địa vị:
Trong khi một số doanh nhân là kẻ khoa trương thì phần lớn trong họ không thích
thu hút sự chú ý của công chúng. Trên thực tế, nhiều doanh nhân vì kinh doanh trên sản
phẩm hay dịch vụ độc quyền nên họ tránh sự chú ý của công chúng
Hãy nghiên cứu điều này với 3.300 công ty niêm yết trên sàn NASDAQ. Trong sô
các doanh nhân đã khởi sự các công ty này thì nhiều người trong số họ vẫn còn chủ động
gắn bó với công ty họ sáng lập. Tuy nhiên, bạn có thể biết tên bao nhiêu người trong số
họ? Có thể năm bảy người? hầu hết chung ta chỉ biết đến những cái tên như Bill Gates
của Microsoft, Steven Jobs của Apple và Michael Dell của Dell. Inc. Cho dù những
người này có tìm kiếm hay thu hút sự chú ý hay không thì họ luôn xuất hiện trên các
phương tiện thông tin đại chúng. Tuy nhiên, rất ít người trong chúng ta lại biết đến
những nhà sáng lập của Google, Nokia, hay GAP mặc dù chúng ta thường xuyên sử
dụng sản phẩm hay dịch vụ của họ. Những doanh nhân này, cũng như hầu hết những
Đề án KSKD: Quán ăn côn trùng -9-

Nhóm thực hiện: Nhóm 3 – Lớp KSKD3_1
người còn lại, hoặc là đã tránh sự chú ý của công chúng hoặc là bị báo chí bỏ qua. Họ
coi thường suy nghĩ sai lầm cho rằng các doanh nhân thích địa vị nhiều hơn so với
những thành phần khác trong xã hội.
3. Các bước khi KSKD:
- Đánh giá bản thân.
- Phân tích đánh giá lĩnh vực kinh doanh.
- Phát thảo kế hoạch kinh doanh.
- Xem xét tính pháp lý.
- Thu xếp tài chính.
- Triển khai xây dựng công ty.
- Thử và sai.
II. Phân tích, đánh giá, rà soát và nắm bắt Cơ hội và Đe dọa:
1. Phân tích môi trường kinh doanh:
a. Phân tích môi trường vĩ mô:
i. Môi trường Kinh tế:
- Tốc độ tăng trưởng kinh tế: Cùng với sự phát triển của đất nước thành phố Đà Nẵng
cũng đã đạt được những kết quả đáng mừng. Ngoài ra Đà Nẵng là thành phố có chỉ số
năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (CPI) đứng đầu nước liên tiếp trong 3 năm 2008, 2009 và
2010 đồng thời đứng đầu về chỉ số hạ tầng, xếp thứ 4 về môi trường đầu tư. Tính đến
tháng 5 năm 2010, tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đạt gần 2,7 tỷ USD và
vốn thực hiện ước đạt 1,3 tỷ USD với 99 doanh nghiệp đã đi vào hoạt động. Hiện vốn
đầu tư của các doanh nghiệp nước ngoài có 80% đổ vào xây dựng khu đô thị, du lịch
và căn hộ biệt thự cao cấp. tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước (GDP) bình quân
11,4%/năm.
- Lạm phát: Để giúp người dân chống chọi với cơn bão giá nhà nước ta đã có những
chính sách hỗ trợ như tăng lương, hay bình ổn giá thị trường Tuy thu nhập của họ có
tăng lên nhưng mức tăng lên đó không đủ để bù đắp khoảng chênh lệch trượt giá của
đồng tiền. Cụ thể là tỷ lệ lạm phát những năm gần đây không ngừng biến động với
22% (2008), 6,8% (2009), 11,75% (2010) và dự báo năm 2011 sẽ lên đến 19%.

Nguyên nhân cơ bản của sự biến động này là do mở rộng tín dụng và đầu tư một cách
quá mức để hy vọng đạt được tăng trưởng kinh tế cao trong ngắn hạn. Dẫn đến hậu
quả là nó đã tác động làm cho CPI không ngừng tăng lên trong các năm 22,97%
(2008); 6,88%(2009); 11,75%(2010), làm cho đời sống người dân gặp không ít khó
khăn và họ chi tiêu hạn hẹp hơn cho việc mua sắm ở tất cả các nhóm ngành.
ii. Môi trường Nhân khẩu học:
- Theo kết quả Tổng điều tra dân số và nhà ở trên địa bàn thành phố Đà Nẵng, toàn
thành phố có 221.915 hộ gia đình với 887.070 người. Đà Nẵng hiện có 57,2% dân số
Đề án KSKD: Quán ăn côn trùng -10-
Nhóm thực hiện: Nhóm 3 – Lớp KSKD3_1
nữ trong độ tuổi sinh đẻ, trong đó 58,4% đang có gia đình. So sánh giữa kết quả cuộc
tổng điều tra dân số năm 1979 và năm 2009 thì dân số Đà Nẵng tăng gấp đôi trong
vòng 30 năm.
- Trong 10 năm trở lại đây, tốc độ tăng dân số bình quân hàng năm là 2,62%. Đà Nẵng
đang ở thời kỳ “dân số vàng” khi tỷ lệ phụ thuộc dân số ở mức 50/100. Tỷ lệ phụ
thuộc đo được trong năm 2008 là 56,1/100 (nghĩa là có 56 người ngoài độ tuổi lao
động trên 100 người trong độ tuổi lao động). Dự tính với tốc độ tăng trưởng như hiện
nay, Đà Nẵng sẽ đạt 1 triệu dân vào đầu năm 2014 và 1,1 triệu dân vào đầu năm 2018.
Cùng với tỉ lệ tăng dân số đó là mức tăng lên của thu nhập. Năm 2009 mức thu nhập
trung bình của người dân Đà Nẵng là 1640 USD/người, tăng trung bình 10%/năm kể
cả giai đoạn kinh tế khó khăn 2007-2008.
iii. Môi trường Chính trị - Pháp luật:
- Các thủ tục thành lập doanh nghiệp, cấp giấy phép kinh doanh ngày nay đã được đơn
giản hóa nhiều, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp khởi sự.
iv. Môi trường Văn hóa:
- Văn hóa là hệ thống những giá trị niềm tin truyền thống được hình thành gắn liền với
một xã hội, một chế độ, một tôn giáo hay dân tộc nhất định, được lưu truyền từ thế hệ
này qua thế hệ khác.
- Nhánh văn hóa (văn hóa thứ cấp) là một nhóm văn hóa nhỏ, đồng nhất, riêng
biệt trong một xã hội rộng lớn, phức tạp hơn (khu vực, dân tộc, tuổi tác, giới tính, tôn

giáo)
- Tầng lớp xã hội: là những nhóm tương đối ổn định trong xã hội và được sắp xếp
theo thứ bậc đẳng cấp và được đặc trưng bởi những quan điểm, giá trị, lợi ích, đạo
đức và những hành vi giống nhau ở các thành viên. Bao gồm: tầng lớp thượng lưu lớp
trên (, và), tầng lớp thượng lưu lớp dưới (,), tầng lớp trung lưu
Tầng lớp
thượng lưu
lớp trên
1%, giàu có nhờ thừa kế, bảo
thủ trong lối sống
Là khách hàng của
đồ kim hoàn, đồ cổ và du
thuyền
Tang lớp
thượng lưu
lớp dưới
2%, giàu có nhờ năng lực, tích
cực tham gia các hoạt động xã hội,
chi tiêu có tính phô trương, cố gắng
ra nhập vào tầng lớp thượng lưu lớp
trên
Là khách hàng của
thị trường nhà cửa đắt
tiền, bể bơi, xe hơi
Đề án KSKD: Quán ăn côn trùng -11-
Nhóm thực hiện: Nhóm 3 – Lớp KSKD3_1
Tầng lớp
trung lưu lớp
trên
Đạt công danh trong những

ngành nghề tự do, trong kinh doanh,
các CBQL cấp cao, quan tâm đến
học vấn, đời sống tinh thần và nghĩa
vụ công dân
Là khách hàng của
thị trường nhà ở đẹp, đồ
đạc, quần áo đồ gia dụng
tốt
Tầng lớp
trung lưu lớp
dưới
30%, viên chức các nhà kinh
doanh nhỏ, hành vi mua độc lập,
tôn trọng những chuẩn mực
Là khách hàng của
thị trường hàng hóa theo
kiểu nghiêm chỉnh như
dụng cụ làm vườn, mộc,
điện (tự làm lấy trong
nhà)
Tầng lớp
bình dân lớp
trên
35%, viên chức nhỏ, công nhân
có tính kỹ thuật, quan tâm đến
những vấn đề giới tính
Thị trường thể thao,
bia, đồ dùng gia đình
Tầng lớp
bình dân lớp

dưới
Công nhân không lành nghề,
những người sống bằng trợ cấp
Thị trường thực
phẩm, tivi…
Vì vậy, chúng tôi nhận định được mình nên tập trung vào tấng lớp bình dân lớp
trên, tầng lớp trung lưu lớp dưới, tấng lớp trung lưu lớp trên.
- Xã hội bao gồm các yếu tố:
+ Các nhóm tham khảo (là những nhóm có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp
đến khách hàng để từ đó hình thành thái độ và quan điểm. nhóm này được chia
làm 3 loại: nhóm thân thuộc, nhóm ngưỡng mộ và nhóm bất ưng)
+ Gia đình (thường xuyên thay đổi đặc biệt phụ nữ ngày càng có vai trò quan
trọng và tiếng nói của họ có tầm ảnh hưởng lớn trong việc đưa ra các quyết
định tiêu dung)
+ Vai trò và địa vị xã hội (mỗi cá nhân đều đảm đương một vai trò trong nhóm,
vai trò địa vị xã hội sẽ hướng dẫn hành vi người tiêu dùng, ứng dụng: lời
truyền miệng, chỉ dẫn sử dụng và cung cấp sản phẩm phù hợp với từng vai trò
và địa vị xã hội của người tiêu dùng và sử dụng quảng cáo để thúc đẩy người
tiêu dùng mua sản phẩm) …
b. Mô hình năm lực lượng cạnh tranh:
Đề án KSKD: Quán ăn côn trùng -12-
Nhóm thực hiện: Nhóm 3 – Lớp KSKD3_1
i. Đối thủ cạnh tranh trực tiếp:
- Các đối thủ cạnh tranh trực tiếp với Insects Restaurant là những quán ăn côn trùng
khác trong địa bàn thành phố Đà Nẵng như quán trên Mẹ Nhu hay đi qua cầu Cẩm Lệ.
ii. Đối thủ cạnh tranh tiềm tàng:
- Đối thủ cạnh tranh tiềm tàng là những nhà hàng mở cùng dịch vụ ăn uống côn
trùng.
iii. Sản phẩm thay thế:
- Sản phẩm thay thế chính là những món ăn khác như: tại các quán nhậu, nhà hàng

khác,…
iv. Năng lực thương lượng của nhà cung cấp:
- Vì tính đặc thù, khan hiếm của sản phẩm mà khi thương lượng với nhà cung cấp,
doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn trong thương lượng giá, vận chuyển,…
- Về nhân lực, để tìm ra một người đầu bếp giỏi trong chế biến món ăn côn trùng,
sẵn sàng hết mình vì nhà hàng là cực kì khó khăn hiện nay. Vì thế doanh nghiệp
cũng gặp bất lợi trong tìm đầu bếp.
- Vì quán chủ yếu phục vụ tầng lớp trung lưu nên cơ sở vật chất của quán không
quá xa xỉ, quá khó kiếm trên thị trường nên doanh nghiệp sẽ ít gặp khó khăn
trong việc thương lượng với nhà cung cấp về cơ sở vật chất.
v. Năng lực thương lượng của người mua:
- Vì khách hàng là thượng đế nên khi gọi món hay bất kể nhu cầu tăng thêm nào
của khách hàng nằm trong năng lực của quán đều được đáp ứng. Họ có thể thay
đổi về mùi vị, hình thức hay số lượng của món ăn họ gọi. Quán có thể ứng biến
theo sự thay đổi đó của khách hàng.
2. Tiêu chuẩn đánh giá cơ hội thị trường:
a. Ngành và thị trường:
- Thị trường dịch vụ ăn uống tại Đà Nẵng là một thị trường bão hòa nhưng vẫn còn
những kẽ hở thị trường để doanh nghiệp mới có thể kinh doanh. Tuy nhiên, thị trường
ăn uống Đà Nẵng đặc biệt mạnh về kinh doanh các món ăn hải sản, với hàng loạt nhà
hàng, quán xá mọc lên như nấm chạy dọc theo các bờ biển.
- Theo kết quả Tổng điều tra dân số và nhà ở trên địa bàn thành phố Đà Nẵng, toàn
thành phố có 221.915 hộ gia đình với 887.070 người. Đà Nẵng hiện có 57,2% dân số
nữ trong độ tuổi sinh đẻ, trong đó 58,4% đang có gia đình. Chưa kể, hằng năm có
hàng chục nghìn lượt khách du lịch nước ngoài cũng như trong nước đến Đà Nẵng.
b. Hiệu quả kinh tế:
- Thời gian hoàn vốn khoảng từ 1-3 năm, ROI lớn hơn 25%, dễ dàng tìm nguồn tài trợ
cho nguồn vốn từ ngân hàng,
c. Các vấn đề về thu hoạch:
- Thị trường dịch vụ ăn uống là một thị trường có nhiều sản phẩm gia tăng như nước

uống, thuốc lá,…
Đề án KSKD: Quán ăn côn trùng -13-
Nhóm thực hiện: Nhóm 3 – Lớp KSKD3_1
- Dễ dàng khi muốn rút khỏi ngành vì dễ dàng sang nhượng quán hay đóng cửa.
d. Các vấn đề về lợi thế cạnh tranh:
- Chi phí cố định cũng như biến đổi không chênh lệch lớn.
- Tuy nhiên lại gặp khó khăn trong vấn đề quản lý giá các nguyên vật liệu phục vụ sản
xuất vì nó phụ thuộc rất nhiều vào các sự kiện kinh tế khác như xăng dầu, dịch bệnh,

- Các rào cản nhập ngành thấp.
e. Các vấn đề về nhóm quản lý:
- Nhóm kinh doanh chưa có kinh nghiệm, tài chính nhưng bù lại thì có nhiệt huyết, kiến
thức và kỹ năng.
f. Các đặc tính cá nhân:
- Luôn cân nhắc giữa rủi ro và lợi ích sẽ đạt được.
- Tối thiểu hóa chi phí cơ hội.
g. Sự khác biệt về chiến lược:
- Có nhiều sản phẩm thay thế hay đối thủ cạnh tranh.
- Luôn tìm kiếm những cách chế biến, món ăn mới cho quán.
- Vì sản phẩm khác biệt nên chiến lược định giá cũng dựa trên sự khác biệt.
III. Lập ma trận SWOT:
1. Điểm mạnh:
- Năng động, sáng tạo, biết cập nhật thông tin.
- Sẵn sàng chấp nhận rủi ro.
- Có lòng đam mê kinh doanh.
- Có các mối quan hệ.
2. Điểm yếu:
- Thiếu kinh nghiệm.
- Hạn chế về tài chính.
- Nhân lực hạn chế.

3. Cơ hội:
- Sản phẩm lạ, chưa phổ biến, ít đối thủ cạnh tranh ở Đà Nẵng.
- Mức sống của người dân được nâng cao hơn trước kia.
- Dịch bệnh xuất hiện nhiều trên các nguồn protein khác.
4. Đe dọa:
- Tâm lý của người tiêu dùng.
- Có nhiều sản phẩm thay thế trên thị trường.
SWOT CƠ HỘI ĐE DỌA
O1: Sản phẩm lạ,
chưa phổ biến
O2: Ít đối thủ cạnh
tranh trực tiếp.
O3: Mức sống
T1: Tâm lý người
tiêu dùng.
T2: Có nhiều sản
phẩm thay thế trên
Đề án KSKD: Quán ăn côn trùng -14-
Nhóm thực hiện: Nhóm 3 – Lớp KSKD3_1
được nâng cao
O4: Sự khan hiếm,
không an toàn từ
các nguồn protein
khác
thị trường.
ĐIỂM MẠNH S1: Năng động
sáng tạo, nhiệt tình
S2: Có kiến thức
chuyên môn.
S3: Sẵn sáng chấp

nhận rủi ro, có mối
quan hệ rộng
S/O:
Khi khởi sự sẽ tập
trung vào thị
trường Đà Nẵng.
Khi đủ năng lực sẽ
mở rộng ra các tỉnh
thành lân cận khác.
S/T:
Tạo thương hiệu
riêng cho doanh
nghiệp
Áp dụng nhiều
chính sách
Marketing để thu
hút và giữ chân
khách hàng.
ĐIỂM YẾU W1: Thiếu kinh
nghiệm
W2: Hạn chế về tài
chính
W/O:
Thu hút nguồn đầu
tư từ bên ngoài.
Đào tạo, tuyển
dụng nguồn nhân
lực có chất lượng.
W/T:
Tối thiểu hóa

những chi phí
không cần thiết
********************************
Đề án KSKD: Quán ăn côn trùng -15-
Nhóm thực hiện: Nhóm 3 – Lớp KSKD3_1
CHƯƠNG 2: LẬP KẾ HOẠCH MARKETING
TÓM TẮT NỘI DUNG THỰC HIỆN
+ Tình hình thực tế, Mục tiêu & Nhiệm vụ của Công Ty
+ Mô tả sản phẩm/dịch vụ
+ Mục tiêu thị trường
+ Các chương trình tiếp thị chủ yếu
+ Kết quả tài chính và/hoặc tiếp thị được mong đợi
Các chủ đề trên trả lời cho các câu hỏi dưới đây:
+ Ai? (Công ty như thế nào? đối tượng khách hàng là ai?)
+ Cái gì? (Cung cấp dịch vụ hay sản phẩm gì?)
+ Ở đâu? (Thị trường của công ty ở đâu? Công ty sẽ thực hiện hoạt động tiếp thị ở
+ đâu?)
+ Khi nào? (Khi nào kế hoạch được thực hiện? khi nào có kết quả?)
+ Bao nhiêu? (Lợi nhuận, doanh thu, ROI được bao nhiêu so với mong đợi?)
I. Phân tích thị trường và hành vi người tiêu dùng:
1. Xác định dữ liệu khách hàng:
a. Dữ liệu thứ cấp: Nguồn Internet
Danh sách các đơn vị hành chính cấp huyện thuộc Đà Nẵng
Đà Nẵng nhìn từ núi Sơn Trà.
Tên
Diện
tích
Dân số
Mật
độ

Tên
Diện
tích
Hải
Châu
21,35 196.842 9.220
Liên
Chiểu
79,13
Thanh
Khê
9,36 169.268 18.084
Cẩm
Lệ
33,76
Sơn
Trà
59,32
122.57
1
2.066
Ngũ
Hành
Sơn
38,59 55.142 1.429
Ghi chú: đơn vị diện tích: km²; mật độ: người/km². Nguồn: Niên giám thống kê Đà Nẵng
Đề án KSKD: Quán ăn côn trùng -16-
Nhóm thực hiện: Nhóm 3 – Lớp KSKD3_1
2008.
[3]

Dân số Đà Nẵng theo giới tính: 829.782 người trong đó Nam là 405.156
người, Nữ là 424.626 người( tại thời điểm 31/12/2008)
b. Dữ liệu sơ cấp:
Tiến trình Nghiên cứu Marketing
B1: Xác định vấn đề nghiên cứu:
- Vấn đề quản trị: Phổ biến sản phẩm món ăn côn trùng.
- Vấn đề nghiên cứu: Dự đoán khả năng chấp nhận sử dụng dịch vụ cung cấp món ăn
côn trùng tại thị trường Đà Nẵng.
- Sử dụng phương pháp thảo luận với người ra quyết định.
- Phân tích môi trường nghiên cứu:
+ Nguồn lực: tài chính còn hạn chế, kinh nghiệm của các thành viên trong nhóm
còn yếu kém.
+ Hành vi khách hàng: khách hàng chưa có mối quan tâm đến sử dụng món ăn
côn trùng thay cho các nguồn cung cấp protein phổ biến.
+ Môi trường kinh tế: Nguồn cung nguyên vật liệu còn khan hiếm, giá các sản
phẩm ngày càng tăng do sự ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế.
B2: Xác định mục tiêu nghiên cứu:
- Mục tiêu tổng quát: Xác định khả năng sử dụng dịch vụ ăn uống các món ăn côn trùng
tại thành phố Đà Nẵng.
- Mục tiêu đặc hiệu:
+ Xác định mức độ quan tâm đến các dịch vụ ăn uống của người dân Đà Nẵng.
+ Xác định sự phổ biến của món ăn côn trùng đối với người dân Đà Nẵng.
+ Xác định các yếu tố của dịch vụ quán ăn côn trùng để có thể thu hút khách
hàng.
+ Xác định các yếu tố của khách hàng như: thu nhập, độ tuổi, giới tính, nghề
nghiệp, … ảnh hưởng như thế nào đến quyết định mua hàng.
+ Giới thiệu hình thức món ăn côn trùng đến với người tiêu dùng.
+ Xác định lí do những người tiêu dùng chưa biết, chưa sử dụng món ăn côn
trùng.
+ Xác định suy nghĩ, hình ảnh của người chưa sử dụng về món ăn côn trùng.

- Câu hỏi nghiên cứu:
+ Người dân Đà Nẵng quan tâm đến dịch vụ ăn uống ra sao?
Đề án KSKD: Quán ăn côn trùng -17-
Nhóm thực hiện: Nhóm 3 – Lớp KSKD3_1
+ Khoảng bao nhiêu người Đà Nẵng biết về các dịch vụ món ăn côn trùng?
+ Những yếu tố nào có thể thu hút khách hàng đến với một quán ăn côn trùng?
+ Thu nhập, độ tuổi, giới tính, nghề nghiệp,… ảnh hưởng như thế nào đến quyết
định mua của người tiêu dùng?
+ Các món ăn côn trùng nào người tiêu dùng đã biết.
+ Vì những lí do nào mà người tiêu dùng chưa ăn các món ăn côn trùng.
+ Hình ảnh về món ăn côn trùng của người tiêu dùng.
+ Giới tính nào thích ăn món ăn côn trùng.
- Giả thiết nghiên cứu:
+ Vì tâm lý sợ hãi khi nhìn thấy côn trùng mà người tiêu dùng không dám ăn nó.
+ Hình ảnh khi nhắc đến món ăn côn trùng hiện ra trong đầu người tiêu dùng
là:”món ăn côn trùng bẩn”.
+ Người dân Đà Nẵng rất quan tâm đến các dịch vụ ăn uống.
+ Dưới 10% dân số Đà Nẵng biết về các dịch vụ món ăn côn trùng.
+ Chất lượng món ăn như: ngon miệng, bổ,… là yếu tố quan trọng nhất thu hút
khách hàng đến với quán ăn côn trùng.
+ Giá cả của món ăn có ảnh hưởng đến quyết định mua của người tiêu dùng.
+ Chủ yếu Nam sẽ ăn món ăn côn trùng.
BẢNG CÂU HỎI ĐIỀU TRA THỊ TRƯỜNG
Xin chào các bạn, chúng tôi là nhóm sinh viên trường ĐH Kinh Tế Đà Nẵng, hiện
nay chúng tôi đang tiến hành một cuộc nghiên cứu nhằm ghi nhận đánh giá của nhu cầu
của người dân với đối với dịch vụ ăn uống các món ăn côn trùng. Xin anh (chị) vui lòng
dành ít phút để trả lời những câu hỏi của chúng tôi. Chúng tôi xin cam đoan rằng toàn bộ
thông tin cá nhân của anh (chị) sẽ không được tiết lộ và chỉ được sử dụng cho mục đích
nghiên cứu. Rất cảm ơn sự hợp tác của anh (chị).
1. Trong một tuần, số lượng bữa ăn bạn không ăn cơm ở nhà là bao nhiêu?

Dưới 3 lần
Từ 3 – 7 lần
Trên 7 lần
Đề án KSKD: Quán ăn côn trùng -18-
Nhóm thực hiện: Nhóm 3 – Lớp KSKD3_1
2. Anh (chị) đã sử dụng thức ăn côn trùng chưa?
Có Không
Nếu chọn có, xin anh chị vui lòng trả lời đến câu 13; nếu chọn không, xin anh chị vui
lòng trả lời từ câu 14 trở đi.
3. Anh (chị) thích ăn loại thức ăn côn trùng nào?
Dế Châu chấu
Rươi Bọ cạp
Gián Nhện
Nhộng Khác:……………………………………………
4. Anh (chị) thường mua côn trùng về để chế biến không?
Có Không
5. Anh (chị) thường ăn món ăn côn trùng bao nhiêu lần / tháng?
1 lần
2 lần
3 lần
4 lần
Lớn hơn 4 lần
6. Theo anh (chị), món ăn côn trùng có thể ăn vào những dịp gì?
Họp mặt bạn bè
Liên hoan, sinh nhật
Nhậu
Khác:………………………………………………………………………………
7. Anh (Chị) vui lòng cho biết, lí do vì sao anh chị lại chọn món ăn côn trùng vào
những dịp trên?
Đề án KSKD: Quán ăn côn trùng -19-

Nhóm thực hiện: Nhóm 3 – Lớp KSKD3_1
Ngon, bổ
Độc đáo, lạ
Rẻ
Khác:……………………………………………………………………………….
8. Theo anh (chị) khoảng thời gian nào là hợp lý khi ăn các món ăn côn trùng?
Buổi sáng
Buổi trưa
Buổi chiều
Buổi tối
9. Anh (chị) đánh giá thế nào về món ăn côn trùng?
Tiêu chí
Rất hài
lòng
Hài
lòng
Bình
thường
Không
hài lòng
Rất không
hài lòng
Vệ sinh
Giá cả
Chất lượng
Hình thức
10. Anh (chị) thích chế biến món ăn côn trùng theo hình thức gì?
Chiên
Rim
Trộn

Nướng
Khác:…………………………………………………………………………
11. Vui lòng cho biết chi phí mà anh (chị) chấp nhận chi trả cho một bữa ăn côn trùng
khoảng bao nhiêu?( ĐVT: nghìn đồng)
Đề án KSKD: Quán ăn côn trùng -20-
Nhóm thực hiện: Nhóm 3 – Lớp KSKD3_1
Dưới 50.000
50.000 – 100.000
150.000 – 200.000
Trên 200.000
12. Khi dùng các món ăn côn trùng, loại thức uống nào anh (chị) dùng kèm?
Bia
Rượu
Nước có gas
Nước khoáng
Không dùng
Khác:…………………………………………………………………………
13. Theo anh (chị), không gian của quán ăn côn trùng cần như thế nào?
Bình dân, thân thiện với thiên nhiên
Sang trọng, lịch sự
Khác:……………………………………………………………………………
14. Anh (Chị) đã biết đến các món ăn côn trùng nào?
Nhộng xào
Châu chấu rang
Dế chiên
Bọ xít nướng
Bọ cạp rang me
Khác:……………………………………………………………………………….
15. Những lí do Anh (Chị) chưa sử dụng món ăn côn trùng?
Sợ côn trùng

Không biết có món ăn côn trùng
Giá quá đắt
Sợ ngộ độc
Đề án KSKD: Quán ăn côn trùng -21-
Nhóm thực hiện: Nhóm 3 – Lớp KSKD3_1
Quá nhiều đạm
Chưa có dịp
Khác:………………………………………………………………………………
16. Vui lòng xin cho biết nghề nghiệp hiện tại của anh (chị)
………………………………………………………………………………………………
17. Vui lòng cho biết khoảng tuổi của anh (chị)
18 – 25 25 - 35 35 - 50 Trên 50
Thông tin đáp viên
Họ và tên đáp viên:……………………………………………………………….
Giới tính: Nam Nữ
Điện thoại:
Email:
B4: Chọn mẫu:
a. Xác định mục tiêu tổng thể: Tổng thể mục tiêu là toàn bộ người dân Đà
Nẵng ở trong các quận nội thành từ 18 – 60 tuổi tại thành phố Đà Nẵng.
b. Xác định phương pháp chọn mẫu: Phương pháp chọn mẫu phi xác suất. Vì
địa điểm mở quán tại Quận Hải Châu và gần với Quận Cẩm Lệ nên nhóm
sẽ tiến hành phỏng vấn trực tiếp khách hàng ở độ tuổi 18 – 60 tại Quận Hải
Châu và Quận Cẩm Lệ, giới công nhân viên chức và sinh viên chiếm 75%,
25% là các khu vực còn lại.
c. Xác định quy mô mẫu:
- Đơn vị mẫu: giới công nhân viên chức và sinh viên tại Quận Hải Châu và Cẩm Lệ, có
độ tuổi từ 18 – 60 tại thành phố Đà Nẵng.
- Kích thước mẫu: 500 đơn vị.
d. Sai số chọn mẫu:

- Sai số lấy mẫu: đây là sai số không thể tránh được trong quá trình chọn mẫu, là sự
khác biệt giữa trị số mẫu với trị số trung bình tổng thể.
Đề án KSKD: Quán ăn côn trùng -22-
Nhóm thực hiện: Nhóm 3 – Lớp KSKD3_1
- Sai số không lấy mẫu: là sai số liên quan đến bất kì sự việc gì ngoài sai số lấy mẫu.
Chẳng hạn như:
+ Người được phỏng vấn bỏ lỡ giữa chừng.
+ Sai lầm khi phân tích, mã hóa dữ liệu.
+ Lập báo cáo không chính thức.
B5: Tổ chức thu thập dữ liệu:
- Mục tiêu :
+ Tối đa hóa việc thu thập dữ liệu
+ Giảm đến mực tối thiểu những sai số
- Phương pháp thu thập dữ liệu : phỏng vấn trực tiếp
+ Thực hiện xác định chương trình mẫu
+ Phân phát bảng câu hỏi
+ Ghi chép phản ứng
+ Chuyển thông tin về trung tâm xử lý
+ Hoàn thành công tác thu thập
- Người thực hiện: 5 thành viên của nhóm .
- Quản trị việc thu thập dữ liệu:
+ Khảo sát thử: khảo sát thử trên mẫu nhỏ 30 người.
+ Đơn giản hóa thủ tục làm việc: trang bị tài liệu hướng dẫn, hẹn trước bằng
điện thoại …
+ Hướng dẫn thành viên: mục đích nghiên cứu, thời gian, số lượng người
được phỏng vấn, cách thức giới thiệu và mở đầu, quy trình phỏng vấn của
bản câu hỏi, phương pháp gợi ý, gợi nhớ, nội dung chính, cách nghiên cứu
và sửa chữa bản câu hỏi trước khi nộp.
Đề án KSKD: Quán ăn côn trùng -23-
Nhóm thực hiện: Nhóm 3 – Lớp KSKD3_1

+ Giám sát: đánh giá người phỏng vấn qua chi phí và tỷ lệ trả lời
B6: Mã hóa và nhập dữ liệu.
B7: Xử lí, phân tích, báo cáo.
2. Đo lường và dự báo nhu cầu thị trường:
a. Thị trường:
- Thị trường tiềm năng: tập hợp những người tiêu dùng quan tâm đến các món ăn côn
trùng hoặc muốn tìm thêm món ăn độc đáo, mới lạ.
b. Ước lượng tổng nhu cầu thị trường:
c. Ước lượng nhu cầu thị trường khu vực:
- Tạo dựng thị trường: thông qua kết quả của hoạt động nghiên cứu Marketing, phát
hiện tất cả những khách hàng tiềm năng về các món ăn côn trùng là công nhân viên
chức và sinh viên tại thành phố Đà Nẵng. Ước tính khả năng mua hàng của họ.
d. Ước lượng nhu cầu toàn ngành:
- Ước lượng nhu cầu của cả ngành hiện nay trên thị trường, xác định các đối thủ cạnh
tranh là các quán ăn côn trùng như: quán trên đường Huỳnh Ngọc Huệ,… cũng như
các quán ăn uống khác như: Hai Cử, Hùng Xiệc, 86,… và ước tính lượng khách hàng
hằng ngày của họ. Thông qua đó đánh giá được hoạt động của mình trong ngành.
e. Dự đoán nhu cầu:
- Điều tra ý định mua của khách hàng: Doanh nghiệp sẽ tổ chức điều tra để tổng hợp ý
định mua của khách hàng qua các bảng câu hỏi điều tra, rồi tập hợp những câu trả lời
của khách hàng để đưa ra dự đoán. Có giá trị khi khách hàng có ý định rõ ràng, sẽ
thực hiện nó.
- Ý kiến chuyên môn: Tham khảo ý kiến của những quán ăn côn trùng hoạt động trên
phạm vi Đà Nẵng, Quảng Nam.
- Phân tích thống kê nhu cầu:
+ Khám phá những yếu tố thực sự quan trọng ảnh hưởng đến doanh số và những
tác động tương đối của chúng, yếu tố thường thấy là giá cả, thu nhập, nghề
nghiệp, độ tuổi,…
+ Phép quy hồi bội với doanh số là biến số có tính phụ thuộc và lý giải doanh số
như là hàm số của nhiều biến độc lập.

Dự báo nhu cầu từ tháng 1-12 trong năm đầu tiên (người/tháng)
Tháng Số người
1 200
2 300
3 450
4 600
Đề án KSKD: Quán ăn côn trùng -24-
Nhóm thực hiện: Nhóm 3 – Lớp KSKD3_1
5 800
6 1000
7 1300
8 1600
9 1950
10 2300
11 2500
12 3000
Tổng
16.000
Dự báo nhu cầu từ tháng 1-12 trong các năm tiếp theo (người/tháng)
Tháng Số người
1 4000
2 4500
3 5150
4 5300
5 5500
6 5300
7 5200
8 5100
9 5300
10 5400

11 5500
12 6000
Tổng
62.250
Đề án KSKD: Quán ăn côn trùng -25-

×