Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

48 O nhiem khoi mu xuyen bien gioi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (53.15 KB, 3 trang )

Ô nhiễm khói mù xuyên biên giới thách thức đối với ASEAN và giải pháp ngăn
chặn
Nguyễn Thị Thanh Trâm
Tổng cục Môi trường
Trong những thập kỷ gần đây, chất lượng không khí của khu vực ASEAN đang
phải đối mặt với vấn đề ô nhiễm khói mù bắt nguồn từ nạn cháy đất than bùn, cháy
rừng và ô nhiễm không khí tại các đô thị do hoạt động công nghiệp và giao thông
vận tải. Tuy nhiên, bài viết này xin đề cập đến những thách thức của khu vực
ASEAN đối với vấn đề ô nhiễm khói mù xuyên biên giới và giải pháp ngăn chặn.
Ô nhiễm khói mù xuyên biên giới
Trong những năm gần đây, chất lượng không khí của khu vực ASEAN – nơi có
khoảng 25 - 30 triệu ha đất than bùn, chiếm 60% tổng diện tích đất than bùn trên
thế giới đã bị ô nhiễm bởi nạn khói mù xuyên biên giới. Nguyên nhân là do những
đám cháy ở vùng đất than bùn thường sinh ra khói dày đặc và thải một lượng lớn
khí cacbon. Khói mù xuyên biên giới thường xảy ra theo từng giai đoạn, đặc biệt là
trong thời kỳ có El Nino (gây khô hạn), làm tăng nguy cơ cháy đất than bùn, cháy
rừng trong khu vục. Thống kê cho thấy, cháy đất và cháy rừng năm 1997 - 1998,
2002 và 2005 ở Đông Nam Á đã phá hủy hơn 3 triệu ha đất đầm lầy. Những vụ
cháy ở vùng đất than bùn được cho là nguồn chính (60%) gây nên khói mù bao phủ
phần lớn khu vực Đông Nam Á.
Đất than bùn thường tìm thấy ở nơi thấp so với mực nước biển, những vùng đất mở
rộng cách bờ biển khoảng 300 km. Do đặc điểm sinh thái học tự nhiên nên các
vùng đất than bùn chủ yếu là vùng ngập nước chứa thực vật đã phân hủy có độ tuổi
hàng trăm năm nằm ở độ sâu từ 0,5 m – 10 m, vì vậy việc dập tắt lửa ở các đám
cháy than bùn là rất khó khăn.
Tuy nhiên, các vùng than bùn cũng là những điểm lý tưởng để bảo tồn đa dạng sinh
học và một trong những tài nguyên tốt nhất để tạo ra các bể cacbon. Các vùng đất
than bùn giữ vai trò quan trọng cho phát triển kinh tế - xã hội và hỗ trợ sinh kế cho
cộng đồng địa phương. Đất than bùn còn hỗ trợ việc khai thác bền vững các sản
phẩm gỗ và phi gỗ, đồng thời cung cấp hàng hóa và dịch vụ môi trường quan trọng
như cung cấp nước, ngăn chặn lũ lụt, cung cấp nguồn cá và các tiềm năng khác cho


du lịch và giải trí.
Để quan trắc, cảnh báo về tình trạng cháy đất, cháy rừng và nguy cơ khói mù
xuyên biên giới, các nước ASEAN sử dụng điểm nóng như một trong các chỉ tiêu
để xác định sự xuất hiện của cháy đất và cháy rừng. Dựa trên cơ sở quan sát trên
không, khoảng 82% điểm nóng đã được khẳng định có cháy. Trong 2 năm 2002 và
2005, số lượng các điểm nóng tăng cao một cách bất thường do hạn hán dưới tác
động của El Nino và hiện tượng thời tiết nóng lên toàn cầu. Những điểm nóng đo
được ở Summatra, Borneo và bán đảo Malaixia nằm trong khoảng từ mức thấp
(hơn 11.000 điểm nóng - năm 2003) đến mức cao (hon 70.000 điểm nóng - năm
2005). Bước sang các năm từ 2007 - 2009, phần lớn khu vực bao gồm cả Borneo,
Summatra và bán đảo Malaixia cho thấy, sự gia tăng các hoạt động điểm nóng (từ
tháng 1 - tháng 8) so với cùng kỳ năm 2006. Tình trạng này phần nào có thể do
thời tiết khô hơn dưới tác động của hiện tượng El Nino bắt đầu phát triển mạnh vào
giữa năm 2009. Các hoạt động điểm nóng ở Myanma tính cho tới tháng 8/2009
cũng cao hơn so với cùng kỳ năm trước (2006 - 2008). Tại Thái Lan, các hoạt động
điểm nóng cao nhất được ghi lại vào năm 2007, trong khi các hoạt động điểm nóng
ở Campuchia, CHDCND Lào và Việt Nam (3 nước gộp lại) cao nhất vào năm
2008.
Giải pháp ngăn chặn
Mặc dù, khu vực đã giải quyết vấn đề này một cách kiên quyết trong nhiều năm
qua, song do nhu cầu phát triển kinh tế, chủ yếu là các hoạt động nông nghiệp cộng
với thời tiết và khí hậu bất lợi đang đặt ra thách thức nghiêm trọng đối với nỗ lực
của quốc gia và khu vực.
Để giải quyết tình trạng ô nhiễm khói mù xuyên biên giới, cuối năm 1997, các Bộ
trưởng Môi trường ASEAN đã nhất trí Kế hoạch hành động khói mù khu vực
(RHAP) nhằm thực hiện các nỗ lực chung trong việc quan sát, ngăn ngừa và giảm
tình trạng ô nhiễm khói mù xuyên biên giới do nạn cháy đất, cháy rừng gây ra.
Tiếp đó, Hiệp định ASEAN về ô nhiễm khói mù xuyên biên giới đã được ký kết
vào tháng 6/2002 và có hiệu lực vào tháng 11/2003 sau khi được 6 nước hành viên
ASEAN phê chuẩn. Bên cạnh những hoạt động được triển khai theo RHAP, đã có

những bước tiến lớn trong việc thực thi Hiệp định ASEAN về nhiễm khói mù
xuyên biên giới. Đến nay, đã có 9 nước thành viên ASEAN, gồm Brunei
Darussalam, Campuchia, CHDCND Lào, Malaixia, Myanma, Singapo, Thái Lan,
Việt Nam và Philipin đã phê chuẩn hiệp định này. Hiệp định ASEAN về khói mù
xuyên biên giới đã được các nước thành viên thực hiện nghiêm túc, cụ thể là các vụ
cháy đất và cháy rừng trong khu vực được quan trắc liên tục. Trong giai đoạn 1
năm 2006 - 2008, các điểm nóng tại một số vùng trong khu vực như Borneo và
Sumatra đã có chiều hướng giảm. Quá trình triển khai Hiệp định cũng đã đạt được
bước tiến quan trọng là thành lập được Quỹ kiểm soát ô nhiễm khói mù xuyên biên
giới ASEAN.
Nhận thấy mối đe dọa của cháy đất than bùn kèm theo khói bụi đối với kinh tế và
sức khỏe của người dân trong khu vực, Chiến lược quản lý đất than bùn ASEAN
(APMS) đã được xây dựng, đề ra một số hoạt động cấp quốc gia và khu vực nhằm
hỗ trợ việc quản lý đất than bùn trong khu vực. APMS đã hỗ trợ thực hiện Sáng
kiến quản lý đất than bùn ASEAN (APMI) được xây dựng trong khuôn khổ Hiệp
định ASEAN về kiểm soát ô nhiễm khói mù xuyên biên giới. APMS được các Bộ
trưởng Môi trường ASEAN thống nhất vào tháng 11/2006. APMS chủ yếu tập
trung vào các nội dung tăng cường nhận thức và kiến thức về đất than bùn; Giải
quyết ô nhiễm khói mù xuyên biên giới và suy thoái môi trường; Thúc đẩy quản lý
bền vững đất than bùn; Tăng cường và thúc đẩy hợp tác khu vực về các vấn đề liên
quan đến đất than bùn.
Đến nay, APMS đã triển khai tích cực một số hoạt động như thành lập các đội cứu
hỏa cộng đồng ở cấp làng xã; xây dựng bảng kê trực tuyến các nguồn lực phòng
chữa cháy hiện có ở các nước thành viên ASEAN có thể sử dụng trong điều kiện
khẩn cấp; thành lập một Hội đồng chuyên gia ASEAN làm nhiệm vụ đánh giá
cháy, khói mù và điều phối để triển khai khi xảy ra những tình huống khẩn cấp;
xây dựng trang web trực tuyến về tình trạng khói mù ASEAN để chia sẻ thông tin
và phổ biến các vấn đề về cháy và khói mù.
Ở Cấp tiểu vùng, các chương trình hợp tác tăng cường năng lực giữa Brunei
Darussalam, Inđônêxia, Malaixia, Singapo, Thái Lan và các nước tiểu vùng Mê

Kông (Campuchia, Myanma, Lào, Thái Lan và Việt Nam) được điều phối thông
qua các Ban điều phối cấp Bộ trưởng (MSC) đã được triển khai tại các khu vực
thường xuyên xảy ra cháy trong khuôn khổ Kế hoạch hành động toàn diện ứng phó
với ô nhiễm khói mù. Nhiều hoạt động hợp tác song phương cũng được triển khai
như Chương trình hợp tác Inđônêxia - Malaixia ở tỉnh Riau, hợp tác Inđônêxia -
Singapo ở Muaro Jambi, tỉnh Jambi. Một dự án đất than bùn khu vực trị giá 15
triệu USD, trong đó 4,3 triệu USD từ Quỹ Môi trường toàn cầu, đang được triển
khai thực hiện nhằm ngăn ngừa cháy đất than bùn.
Tóm lại, những giải pháp trên bước đầu đã kiểm soát và giảm được nạn cháy đất và
cháy rừng trong khu vực. Duy trì và đẩy mạnh các hoạt động trên sẽ kiểm soát và
ngăn chặn có hiệu quả ô nhiễm khói mù xuyên biên giới đang là thách thức đối với
các nước ASEAN .
Tài liệu tham khảo
* Báo cáo hiện trạng môi trường ASEAN lần thứ ba-2006
* Bảo cáo hiện trạng môi trường ASEAN làn thứ tư-2009
* Kỷ yếu Hội nghị Bộ trưởng Môi trường ASEAN phi chính thức lần thứ 10,11;
Hội nghị Bộ trưởng Môi trường ASEAN lần thứ 11
* http://aeeid,aseansec.org
* www.haze-online . org.id
* www.ramsar.org
TCMT 03/2012

×