LỜI NÓI ĐẦU
Đối với người Việt Nam chiếc mũ bảo hiểm giờ đây đã như những người
bạn thân thiết mỗi khi chúng ta tham gia giao thông bằng xe mô tô, xe gắn
máy. Ngay trong ngày đầu tiên thực hiện nghị quyết 32 /CP của Chính Phủ
15/12/2007 đã có hơn 90% số người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy đội
mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông và cho đến hôm nay con số này đã
lên tới 99%.
Như vậy có thể khẳng định việc người dân đã có ý thức chấp hành tốt Nghị
quyết của Chính phủ. Nhưng việc đội mũ bảo hiểm sao cho đúng cách thì
không phải là ai cũng nghiêm túc thực hiện. Nhiều người cho rằng khi Nghị
quyết 32/CP của Chính phủ được thực thi và nhất là việc chấp hành đội
mũ bảo hiểm được nghiêm túc thực hiện thì nạn tắc đường sẽ không còn
nữa. Nhưng một thực tế là hiện nay, tình hình trật tự an toàn giao thông
trên địa bàn thành phố vẫn chưa được cải thiện là mấy, đặc biệt là ùn tắc
giao thông vẫn thường xuyên diễn ra tại các tuyến phố.
Vấn đề tắc đường hiên nay đang là một vấn đề vô cùng bức xúc không chỉ
đối với riêng thủ đô Hà Nội mà nó còn là một vấn đề nan giải đối với các
thành phố khác tại Việt Nam thậm chí là đối với cả các quốc gia khác trên
thế giới.
Nắm bắt được điều đó cùng với kiến thức đã học em sẽ vận dụng để
nghiên cứu nguyên nhân cơ bản của vấn đề tắc đường tại Hà Nội hiên
nay. Tuy vậy do kiến thức thực tế của em vẫn còn hạn chế nên không thể
tránh khỏi thiếu sót. Kính mong các thầy cô giáo góp ý thêm để em có thể
hoàn thành tốt hơn bài tiểu luận này.
Em xin chân thành cảm ơn !
1
Mục Lục
Chương I: Những mâu thuẫn cơ bản của tình trạng tắc đường tại Hà
Nội hiện nay……………………………………………………………………3
I/. Nguyên nhân cơ bản của tình trạng tắc đường tại Hà Nội 3
I.1/. Nguyên nhân khách quan……………………………………………… 3
I.2/. Nguyên nhân chủ quan………………………………………………… .5
II). Thực trạng của tình trạng tắc đường tại Hà Nội hiện nay. ……………9
Chương II: Những giải pháp chủ yếu giải quyết tình trạng tắc đường
tại Hà Nội………………………………………………………………………11
I/. Các giải pháp trước mắt………………………………………………… 11
1/. Đối với các cơ quan chức năng.
2/. Đối với sở giao thông công chính thành phố Hà Nội
3/. Đối với người dân tham gia giao thông.
II/. Giải pháp lâu dài………………………………………………………… 11
1/.Nghiên cứu, học tập và áp dụng một số giải pháp mà các vùng hay các
quốc gia tiên tiến khác đã áp dụng thành công về việc giải quyết nạn tắc
đường nói riêng và về trật tự an toàn giao thông nói chung.
2/. Việc tuyên truyền mạnh hơn nữa về luật an toàn giao thông và các quy
định trong quản lý đô thị, trật tự an toàn giao thông.
Kết luận: …………………………………………………………………… 13
2
BÀI LÀM
Chương I : Những mâu thuẫn cơ bản của tình trạng tắc
đường tại Hà Nội hiện nay:
I/. Nguyên nhân cơ bản của tình trạng tắc đường tại Hà Nội:
I/1. Nguyên nhân khách quan:
a) Địa hình Hà Nội là một vùng đồng bằng đất chật ,người đông :
Sau đợt mở rộng địa giới hành chính vào tháng 8 năm 2008, Hà Nội
hiện nay có diện tích 3.324,92 km². Hà Nội nằm ở trung tâm đồng
bằng Bắc Bộ, ở vị trí trong khoảng từ 20o25' đến 21o23' vĩ độ Bắc,
105o15' đến 106o03’ kinh độ Đông, tiếp giáp với 5 tỉnh: Thái Nguyên
ở phía bắc, Bắc Giang, Bắc Ninh và Hưng Yên ở phía đông và đông
nam, Hà Tây và Vĩnh Phúc ở phía tây. Hà Nội có diện tích tự nhiên
921 km2, khoảng cách dài nhất từ phía bắc xuống phía nam là trên
50km và chỗ rộng nhất từ tây sang đông 30 km. Ðiểm cao nhất là núi
Chân Chim: 462 m (huyện Sóc Sơn); nơi thấp nhất thuộc xã Gia
Thụy (quận Long Biên) 12 m so với mặt nước biển.
Hà Nội nằm hai bên bờ sông Hồng, giữa vùng đồng bằng Bắc Bộ trù
phú và nổi tiếng từ lâu đời, Hà Nội có vị trí và địa thế đẹp, thuận lợi
để trở thành trung tâm chính trị, kinh tế, vǎn hoá, khoa học và đầu
mối giao thông quan trọng của cả nước.
( )
b) Hà Nội có khí hậu nóng ẩm mưa nhiều, một cơn mưa lớn cũng
có thể gây ngập lụt dẫn đến tắc đường .
Khí hậu Hà Nội khá tiêu biểu cho kiểu khí hậu Bắc Bộ với đặc điểm
là khí hậu nhiệt đới gió mùa ấm, mùa Hè nóng, mưa nhiều và mùa
Ðông lạnh, mưa ít. Nằm trong vùng nhiệt đới, Hà Nội quanh nǎm tiếp
nhận được lượng bức xạ mặt trời rất dồi dào và có nhiệt độ cao.
Lượng bức xạ tổng cộng trung bình hàng nǎm ở Hà Nội là 122,8
kcal/cm2 và Nhiệt độ không khí trung bình hàng nǎm là 23,6oC. Do
chịu ảnh hưởng của biển, Hà Nội có độ ẩm và lượng mưa khá lớn.
3
Ðộ ẩm tương đối trung bình hàng nǎm là 79%. Lượng mưa trung
bình hàng nǎm là 1.800 mm và mỗi nǎm có khoảng 114 ngày mưa.
( )
Chính một phần do địa hình của Hà Nội là trũng dẫn tới việc
thoát nước cho thành phố gặp khá nhiều khó khăn. Khi đi trên
đường ngập thì người này chen lấn người kia dẫn tới việc ùn
tắc, dẫn tới việc tắc đường.
Ví dụ như:
Cơn mưa sáng nay (10.9) đã gây ngập úng một số điểm tại khu vực
đường Ông Ích Khiêm, Lê Hồng Phòng (Q.Ba Đình, Hà Nội), dẫn tới
tình trạng tắc nghẽn giao thông kéo dài hơn 2 tiếng đồng hồ.
Theo một số người dân sống xung quanh khu vực này thì đây đoạn
đường ít xảy ra tắc nghẽn. Tuy nhiên, cơn mưa to sáng nay tại Hà
Nội đã khiến một số đoạn đường trên bị ngấp úng, hơn thế hôm nay
là ngày thứ hai, học sinh đi học, người đi làm đều đông dẫn tới tình
trạng ùn tắc cục bộ trên đoạn đường này
Một người dân nhà ở trên đường Lê Hồng Phong cho biết: “Khu nhà
tôi ở có 3 ngõ đâm ra ngoài: Một ra đường Lê Hồng Phong, một ra
đoạn đường Lê Hồng Phong cắt Ông ích Khiêm, Lăng Bác và một ra
cuối đường Ông ích Khiêm. Đường ngoài tắc, người ta cho xe đi vào
ngõ, thế nên trong ngõ cảnh chen chúc ngược xuôi còn gây tắc kinh
khủng hơn, khiến nhiều người dân trong ngõ không thể dắt xe ra khỏi
cửa nhà mình được”.
Ngay khi hiện tượng tắc đường diễn ra, đã có 2 chiến sĩ CSGT có
mặt điều khiển, phân luồng giao thông. Tuy nhiên, chính do ý thức
người tham gia giao thông quá kém như cho xe đi tràn hết lên vỉa hè,
chen lấn đi ngược chiều dẫn tới tình trạng tắc nghẽn kéo dài từ 7h
sáng đến 9h30.
Thu Quỳnh - Hồng Minh( theo Việt Báo)
I/1. Nguyên nhân chủ quan:
4
- Do tốc độ tăng dân số nhanh, Việt Nam là quốc gia có quy mô
dân số rất lớn. Tại thành phố Hà Nội mật độ dân số đang tăng
gấp nhiều lần so với tiêu chuẩn cụ thể : 3.490 người/km
2
(gấp
gần 100 lần mật độ chuẩn), Mặc dù vậy, dân số VN vẫn tăng
mạnh hàng năm.
Do người dân ở các vùng đổ xô vào Thành phố Hà Nội để làm
ăn nên dân số của thành phố tăng nhanh một cách chòng mặt,
đã tác động trực tiếp tới tình trạng tắc đường tại Hà Nội. Bởi tốc
độ tăng dân số nhanh, số lương xe cộ lưu thông ngày môt nhiều
mà đường thì chỉ có vậy nên tắc đường là chuyện không thể
tránh khỏi.
- Do ý thức tham gia giao thông của người dân quá kém cụ thể:
+ Người đi bộ chạy ngang đường làm cản trở dòng
lưu thông. Đây là nguyên nhân chủ đạo, bởi lẽ đa số đường
trong thành phố ở Việt Nam là đường đi xuyên qua cụm dân cư,
và trong một khu dân cư thì không thể nào cấm người ta đi lại
được.
Nếu ai đã từng đi học luật giao thông đường bộ thì hẳn sẽ biết khi
đèn tín hiệu màu vàng thì chúng ta phải đi chậm và dừng lại khi gặp
đèn đỏ nhưng trên thực tế thì hoàn toàn ngược lại. Nhiều người khi
thấy đèn vàng thì bắt đầu tăng tốc và cố gắng chen lên để khỏi phải
dừng lại. Nếu có công an thì dừng đúng vạch còn không có công an
thì cứ thế mà đi tiếp. Đó là tâm lý của một số người tham gia giao
thông khi đi qua những nút giao thông có đèn tín hiệu. Bên kia đèn
xanh, nhiều phương tiện cũng ào qua, bên này đèn đỏ nhiều phương
tiện cũng ào qua. Vào giờ cao điểm lượng người và xe nhiều dĩ nhiên
là sẽ xảy ra tắc tắc đường. Và khi đã xảy ra hiện tượng tắc đường thì
không ai còn quan tâm đến đèn tín hiệu nữa, ai nhanh thì lên trước,
mạnh ai lấy đi đã gây lên một cảnh lộn xộn, người tham gia giao
thông bằng xe mô tô, xe gắn máy còn trèo lên cả vỉa hè để đi. Không
những thế, một số người từ trong ngõ đi ra, không đi theo làn đường
5
lại còn đi ngược đường, gây ra cảnh hỗn loạn, người chen, kẻ lấn,
thậm chí còn có cả cảnh những người đi đường đánh, cãi nhau vì
chen lấn. Như vậy có thể khẳng định ý thức của người tham gia giao
thông là điều cực kỳ quan trọng, nó chi phối hành vi của mỗi người.
Nếu mỗi người tham gia giao thông mà không ý thức được việc phải
chấp hành nghiêm chỉnh luật giao thông thì tình hình trật tự an toàn
giao thông sẽ không có cơ hội để cải thiện.
(Báo mặt trận tổ quốc Việt Nam TP Hà Nội)
+ Vào giờ cao điểm, người nhân đua nhau đổ ra
đường, các con phố. Chen lấn nhau, lấn chiếm phần đường của
xe khác, chen lấn lên cả vỉa hè. Làm cho tắc đường lại càng tắc
không giải quyết trong một thời gian ngắn.
+ Do người điều khiển dòng xe đi ngược chiều. Dòng
xe ngược chiều bao gồm cả xe đi từ làn đường bên này rẽ cắt
qua làn đường bên kia. Lấn chiếm làn đường gây cản trở trực
tiếp tới quá trình lưu thông của dòng xe gây ùn tắc đường.
+ Các xe lưu thông trong dòng xe quá kềnh càng,
chiếm nhiều diện tích mà tốc độ lại chậm, chẳng hạn xe đạp thồ,
xe máy thồ, xe buýt. Tôi cũng có thể khẳng định xe buýt là một
trong những nguyên nhân chính gây tắc đường, đó là do trong
khi lưu thông, lái xe buýt phát hiện thấy hành khách đứng vẫy ở
bên đường sẽ áp sát ngay vào, lấn tuyến của xe đi cùng chiều
để đón khách, ngay cả khi vị trí đón khách không phải là trạm
dừng xe.
+ Xe buýt đón khách giữa đường cũng là một nguyên
nhân gây ùn tắc. Trong nhiều trường hợp, các đơn vị theo dõi
xử lý vi phạm có thể đóng vai hành khách, nếu xe nào dừng đón
lên sẽ rút thẻ công vụ và biên bản phạt, chỉ vài lần là các lái xe
sẽ không dám đón khách lẻ, và trả lại dòng lưu thông bình
thường cho thành phố
6
- Do cơ sở hạ tầng vật chất xuống cấp và bất hợp lý:
Hiện tại phục vụ sự đi lại của thành phố Hà Nội hầu như chỉ có đường
bộ. Không có đường xe điện, đường sắt trên cao và tàu điện ngầm là
các phương thức vận chuyển khách với khối lượng lớn. Diện tích cơ
sở hạ tầng giao thông trên diện tích đất chỉ đạt từ 4 đến 6%, trong khi
theo yêu cầu quy hoạch chỉ số này phải đạt từ 20 đến 25%. Chiều
rộng của các tuyến giao thông không đủ để thoát lưu lượng xe và
người đi lại ngày một gia tăng, nhất là ở các quận, các phường mới
phát triển. Việc bố trí mạng lưới cho vận tải hành khách công cộng
bằng xe buýt hoạt động trong điều kiện cơ sở hạ tầng như vậy là rất
khó khăn, thậm chí ở một số khu vực không thể bố trí được.
( )
+ Do làn đường quá nhỏ bé, cách phân luồng phân
làn đường quá máy móc.
Việc phân làn của Sở Giao thông Vận tải đợt 1 thực sự tỏ ra có hiệu
quả với việc bịt một số ngã tư để các phương tiện giao thông đi vòng
giúp giảm thiểu được rất nhiều điểm nóng tắc đường. Điều này thực
sự đáng khen ngợi.
Tuy nhiên, sang đợt phân làn thứ 2, chúng ta mới thấy sự máy móc
trong cách làm của Sở Giao thông với việc triệt tiêu gần như hoàn
toàn các ngã ba, ngã tư, thay thế đèn giao thông bằng các barie
chắn đường, chỗ cần thì không có, chỗ có thì không cần Một cách
làm thể hiện sự thiếu tính toán và cách nhìn thiển cận.
Tôi có thể kể đến vài tuyến đường mà tôi thường xuyên đi qua. Một
là đoạn Ngã Tư Sở, từ trước nơi đây nổi tiếng là một trong các trung
tâm của tắc đường, nhưng từ khi có cầu vượt, việc tắc đường xảy ra
rất ít. Với lưu lượng người tham gia giao thông đông nên việc chờ
đèn đỏ lâu là điều tất yếu, mọi người đều có thể hiểu và chấp nhận
được.
7
Nhưng từ khi chặn đường ở Ngã tư Sở bắt người dân phải đi vòng ở
đường Láng và Trường Chinh, dẫn đến thường xuyên có sự xung đột
giữa 2 làn giao thông ở 2 tuyến đường này, giao thông ở Ngã tư Sở
lại trở lên lộn xộn hơn.
Hai là đoạn ngã tư ở đường Lê Văn Lương. Ngã tư này có lượng
người tham gia giao thông không nhiều, thời gian chờ đèn đỏ ngắn
và rất hiếm khi tôi gặp tắc đường ở đây. Thế nhưng Sở Giao thông
vẫn cho chặn ngã tư này lại để người dân phải đi vòng 1 đoạn khá
xa, rất khó chịu. Vấn đề thứ 3 là các đèn giao thông tại các nút đã
chặn.
Nếu đã chặn đường rồi thì Sở nên cho tắt các đèn tín hiệu ở những
điểm này đi. Đằng này vẫn để cho chạy (nhưng không chính xác),
khiến cho người tham gia giao thông bị nhầm lẫn, dòng xe đang lưu
thông bỗng dừng lại khiến giờ cao điểm, giao thông ở một vài nơi này
lộn xộn hẳn lên.
Điều này đã được báo đài đưa tin nhưng vẫn chưa thấy bên Sở Giao
thông Vận tải Hà Nội đả động gì đến.
Bài viết cua TRỊNH XUÂN ( theo Việt Báo )
- Do một phần ở các cơ quan có thẩm quyền, các cấp
chính quyền:
+ Tắc đường vì những lý do thô thiển đã đưa đến nạn
kẹt xe. Thủ phạm ở đây chính là sự bất lực và thiếu quản lý đối
với các cơ sở sản xuất kinh doanh, chợ, công sở, siêu thị, nhà
hát, tụ điểm ca nhạc, khu du lịch, thậm chí đến trường học, đình
chùa. Dường như tất cả những địa điểm vào giờ cao điểm đều
có thể gây ra nghẹt đường . Trong khi thành phố đang tìm mọi
biện pháp để giảm thiểu nạn kẹt xe, sao chúng ta lại dễ dàng
chấp nhận những hiện tượng trên? Điều này làm sao chính
quyền khu vực không nắm được? Các cơ quan chính quyền đã
làm ngơ.
8
+ Nguyên nhân thứ hai là sự lạm dụng một cách thái
quá và bất hợp lý từng mét vuông diện tích trong thành phố. Nó
được sử dụng vượt quá tỷ lệ thích hợp với diện tích đường giao
thông, nên cũng gây ra kẹt xe. Vì sao chúng ta cho phép kinh
doanh buôn bán mọi nơi mọi chỗ, xung quanh trường học, bệnh
viện Vì bất cứ nơi nào như vậy đều cuốn theo nhân công,
khách hàng, quản lý, tạo ra mật độ người, xe quá cao trên
những khu vực diện tích nhỏ hẹp
II/ Thực trạng của tình trạng tắc đường tại Hà Nội hiện nay:
Sau khi Hà Nội tổ chức lại giao thông, tình trạng ùn tắc cơ bản đã
giảm. Tuy nhiên, từ đầu tháng 9.2009 đến nay, việc tắc đường lại tái
diễn nghiêm trọng và không còn chỉ xảy ra theo quy luật vào giờ cao
điểm.Nghiêm trọng hơn, tắc đường đang xảy ra trên diện rộng, gây
bức xúc cho người tham gia giao thông.
Tắc từ ngõ ra đường
Qua quan sát của chúng tôi, tại các tuyến đường như Giải Phóng,
nút giao thông Lê Trọng Tấn, Đội Cấn, Kim Mã, Cầu Giấy rồi đến các
ngõ như Vũ Thạnh, Trần Quang Diệu, Sơn Tây, Văn Chương ngày
nào cũng xảy ra ùn tắc. Tại các tuyến đường hoặc ngõ trên đều có
CSGT hoặc lực lượng tự quản hướng dẫn, phân luồng, nhưng tình
hình giao thông cũng không mấy cải thiện.
Bác Nguyễn Long ở quận Đống Đa bức xúc, nguyên nhân tắc chính
là do đường hẹp, song các hàng, quán đều bày tràn lan ra đường,
nhưng không được xử lý triệt để. Tiếp đến là đường quá hẹp, nhưng
lại cho phương tiện ôtô đi hai chiều. Nếu xử lý được hai vấn đề này,
chắc chắn giao thông sẽ thông thoáng.
Phòng CSGT TP cũng khẳng định, các tuyến đường hiện đều rơi vào
tình trạng quá tải phương tiện. Các quận Đống Đa, Thanh Xuân, Tây
Hồ mật độ đường/1km2 lại quá thấp. Cụ thể, quận Tây Hồ 0,8km
đường/1km2; Thanh Xuân 3,4km đường/1km2; Đống Đa 4,53km
đường/1km2; Thanh Xuân 3,4km đường/1km2. Số đường rộng từ 6 -
8m chiếm 70,6% (270/328km) đường nội thành.
Cần đồng bộ, quyết liệt
9
Đúng là nguyên nhân thì có nhiều, từ chuyện phương tiện tăng, họp
chợ bừa bãi, ý thức của người tham gia giao thông kém Nhưng có
một thực tế hiện nay tại nhiều điểm tổ chức giao thông mới cũng đã
bắt đầu tỏ rõ sự bất cập. Cụ thể, tại tuyến đường Láng - Giảng Võ,
việc tổ chức rào chắn như hiện nay là hợp lý, nhưng điểm mở cho
phương tiện rẽ trái lại quá gần ngã tư nên ngày nào cũng xảy ra ùn
tắc cục bộ.
Tại dọc tuyến đường Láng (từ Trung tâm Chiếu phim quốc gia -
đường Lê Văn Lương) luôn có mật độ phương tiện lớn, nhưng nhịp
đèn bất hợp lý, lực lượng CSGT quá mỏng nên không kiểm soát
được tình hình giao thông, nên chiều nào cũng ùn tắc. Tại khu vực
Ngã Tư Sở cũng vậy.
Nghiêm trọng hơn, tuyến đường Nguyễn Trãi từ ngày tổ chức giao
thông mới, mặc dù tình trạng ùn tắc có cải thiện, nhưng TNGT ngày
càng nghiêm trọng hơn. Qua báo cáo của Đội CSGT số 7, gần như
ngày nào cũng xảy ra TNGT. Nguyên nhân do các điểm quay đầu xe,
hệ thống đèn không đủ sáng. Hệ thống vạch sơn, biển báo chú ý
người đi bộ qua đường không rõ, trong khi các phương tiện chạy với
tốc độ khá cao.
Theo ghi nhận của chúng tôi, những ngày gần đây, các ngành chức
năng của TP như CSGT, CSTT, thanh tra GTVT, CSCĐ và lực lượng
xung kích, dân phòng đã cùng vào cuộc nhằm giảm ùn tắc và TNGT.
Tại các ngõ ngách, trục, nút giao thông quan trọng đều có cán bộ ứng
trực, phân luồng.
Thiết nghĩ, đã đến lúc các ngành cần phối hợp đồng bộ hơn nữa, xử
lý các vi phạm kiên quyết, đẩy nhanh tiến độ các dự án, đồng thời TP
cũng sớm có lộ trình dài hơi cho hoạt động giao thông.
Tắc đường tái diễn nghiêm trọng
(Lao Động số 207 Ngày 15/09/2009 Cập nhật: 8:27 AM, 15/09/2009)
ChươngII : Những giải pháp chủ yếu giải quyết tình
trạng tắc đường tại Hà Nội:
10
I) Giải pháp trước mắt:
Sở giao thông công chính chỉ cần xây dựng những giải phân
cách cứng cao quá đầu người và dài liên tục phố để tạo thành
những con đường một chiều, như vậy sau một thời gian sẽ
không còn người đi lấn tuyến, vượt đường, ngược chiều nữa,
lâu dần sẽ thành ý thức của người dân. Trước đây trên các con
đường có dải phân cách cứng hoặc mềm nhưng thấp thì người
dân vẫn cố tình mang, vác các đồ vật trèo qua trèo lại, nên
không giải quyết được vấn đề này.Dải phân cách ngắn quá,
dừng, ngắt ở những ngõ nhỏ, ngã ba cũng gây nên tâm lý
ngại đi đúng chiều và sẽ cố tình đi ngược chiều một đoạn ngắn
cho gần. Nếu để dải phân cách dài từ đầu phố đến cuối phố,
sau một thời gian, chắc chắn những hiện tượng trên sẽ vơi dần
đi, nhất là ở đầu phố lại có một anh cảnh sát lăm lăm trong tay
tập biên lai ghi phạt.Trong nhiều trường hợp, các đơn vị theo
dõi xử lý vi phạm có thể đóng vai người đi đường vẫy xe buýt,
nếu xe nào dừng đón lên sẽ rút thẻ công vụ và biên bản phạt ra,
chỉ một vài lần là các lái xe sẽ không dám đón khách lẻ tẻ nữa,
và trả lại dòng lưu thông bình thường cho thành phố
II) Giải pháp lâu dài :
Thực ra mà nói thì vấn đề tắc đường vào giờ cao điểm không
phải là mới và giải quyết cũng không khó, vì giờ hành chính
của các công sở, trường học tương đương nhau nên giờ giấc
đi lại của đại bộ phận công nhân viên chức, học sinh cũng
trùng với nhau, vì vậy ắt xảy ra tắc đường. Các nước tiên tiến
người ta đã có kinh nghiệm trong việc này, chỉ cần chịu khó để
ý một chút là thấy ngay cách thức người ta đã áp dụng.
Theo quan sát của cá nhân tôi thì có những biện pháp sau đây
nên học tập họ, đây là những giải pháp bền vững về lâu dài,
chứ những trò thu tiền mới cả ngày chẵn ngày lẻ chỉ là
trướcmắt.
1. Làm một đường vành đai bao quanh thành phố để tránh việc
xe cộ phải đi qua trung tâm TP khi đi từ điềm A tới điểm B.
11
Đường vành đai có cái lợi là nếu sau này có mở rộng TP nó
càng phát huy tác dụng ngay đối với phần mở rộng bên ngoài.
2. Làm các cầu vượt nổi hay đường hầm tại một số chốt giao
thông để tránh việc xe cộ phải dừng lại vì đèn xanh đèn đỏ, vốn
là nguyên nhân chủ yếu gây tắc đường vì lượng xe phía sau
dồn tới.
3. Cấm rẽ trái tại một số ngã tư, rất nhiều nước đã áp dụng
hình thức này vì nó là một trong những nguyên nhân gây tắc
đường tại các đô thị. Tại nhiều nơi người ta phải lái xe tới một
điểm ít xe cộ mới có thể rẽ trái, tức là tuy phải đi xa hơn một
chút nhưng dù sao cũng còn dễ chịu hơn là bị tắc đường rất
nhiều.
4. Cấm xe tải chở hàng tại một số giờ trong ngày, nhất là giờ
cao điểm tại một số tuyến đường trọng điểm của TP.
5. Vận động người sử dụng xe cơ giới bỏ tâm lý "đường thẳng
là đường gần nhất", cái này chỉ đúng trên lý thuyết, còn trong
thực tế thì không áp dụng được, nếu ai cũng nghĩ thế thì hậu
quả tất yếu là xe cộ dồn lại tại một điểm và đứng nhìn nhau cả
tiếng đồng hồ, trong khi đó nếu chịu khó đi vòng một chút mất 5-
10 phút là cùng.
6. Phân chia riêng rẽ làn đường cho xe máy và xe hơi, việc xe
hơi và xe máy đi chung đường với nhau rất dễ xảy ra va chạm
và tắc đường vì nếu lái xe đi đúng làn đường của mình thì trong
trường hợp xe hơi bị tắc một chút, xe máy vẫn có thể lưu thông
bình thường.
Cuối cùng là phải có các bãi đỗ xe ngầm hay nổi tùy địa hình,
tránh việc đỗ xe bên lề đường làm thu hẹp diện tích mặt đường.
Nếu diện tích hẹp thì có thể áp dụng các bãi đỗ xe tự động, tức
là xây một cái parking như cái nhà cao tầng, xe hơi được đưa
lên bằng thang máy một cách tự động, phải pháp này có lợi ích
là tiết kiệm diện tích và rất kinh tế, cả cái parking được làm
bằng các khung thép, nếu cần sau này có thể tháo rời để di
chuyển chứ không cần xây kiên cố như nhà cao tầng hay
12
parking ngầm. Lại tiết kiệm về nhân công, mỗi ca trực chỉ cần
một người vận hành vì mọi thứ đều do máy tinh kiểm soát.
Kết Luận:
Những lúc tắc đường, con người ta bộc lộ phần nào bản tính
của mình. Thật thế! Thứ nhất, đó là tính ích kỷ, không ai chịu
nhường ai. Trên một đoạn đường cắt nhau không có đèn giao
thông, nếu một phía chịu dừng lại để bên kia đi hết thì sẽ
không có chuyện tắc đường. Nhưng cả hai bên cùng giống
"hai con dê qua cầu", ai cũng muốn vượt qua chố cắt trước,
rốt cuộc cả hai cùng kẹt ở giữa, lúc đó muốn lùi lại cũng đã
muộn
Thứ hai, đó là bản tính "túng làm liều", bất chấp luật lệ, bất
chấp lề đường hay lòng phố, bất chấp phải đường hay trái
đường, chỉ cần có khoảng trống là người ta đổ vào. Người nào
đó không muốn làm vậy cũng không được vì nếu không leo lên
vỉa hè, họ sẽ thành "kỳ đà cản mũi" những xe đằng sau muốn
leo lên. Vậy là tất cả cùng quên mất mình đã học luật để thi
bằng lái xe như thế nào.
Thứ ba, đó là tính thiếu kiên nhẫn. Trời nắng như đổ lửa, trước
mặt còn cả hàng dài xe cộ chờ được thông đường, vậy mà ai
đó vẫn bóp còi inh ỏi, giục giã người đằng trước nhích lên,
thậm chí cả văng tục. Những việc ấy đâu có khiến cho "cuộc
tắc đường" kết thúc sớm hơn? Lúc ấy, nếu người ta thân thiện
quay sang nói chuyện tắc đường với người bên cạnh, có lẽ
đường phố sẽ bớt ồn ào hơn
Không hẳn tắc đường chỉ bộc lộ toàn tính xấu của người Việt
Nam. Tôi từng thấy những anh công an cho phép một loạt xe
vượt đèn đỏ ngay khi đường thoáng, bởi chỗ ấy không cần
thiết phải dừng, mà nếu dừng sẽ dừng rất lâu, và gây ách tắc
giao thông tạm thời. Quả là, chuyện tắc đường cho thấy, người
13
Việt cũng có tính cách mềm dẻo, biết thay đổi cho hợp thời
thế, chứ không quá cứng nhắc, khuôn sáo.
Lại có những anh chàng nhân lúc tắc đường, dừng lại nhắn tin
cho người yêu. Nếu không có lúc dừng lại bất đắc dĩ ấy, hẳn
trên thế gian đã thiếu đi một tin nhắn yêu thương.
Còn với tôi, tắc đường là lúc tôi chiêm nghiệm một câu nói
trong cuốn sách nào đó rằng: "Cuộc sống ở Việt Nam mỗi
ngày qua đi là cả một cuộc "đấu tranh", nhưng không bao giờ
ở nơi đây cuộc sống nhàm chán. Thử nghĩ xem, 50 năm nữa
khi đường xá hoàn thiện, không còn tắc đường, liệu có ai đó
tiếc rằng sao phố xá không còn sinh động như năm mình hai
mươi tuổi?"
DANH SÁCH TƯ LIỆU THAM KHẢO
- o0o -
Giáo trình triết hoc trường DH KD&CN HN
Báo mặt trận tổ quốc Việt Nam TP Hà Nội
14
Việt Báo.vn
15