Đánh giá hiệu quả kinh tế của việc giảm thải khí nhà kính từ chất thải rắn tại thành
phố Đà Nẵng
ThS.Nguyễn Nguyệt Nga
Trường Đại học Thương Mại
Bài viết sử dụng phương pháp Phân tích chi phí lợi ích mở rộng nhằm so sánh hiệu
quả tài chính và hiệu quả kinh tế môi trường của hai kịch bản giảm/không giảm
phát thải khí nhà kính thông qua tái chế chất thải hữu cơ tại Đà Nẵng. Nghiên cứu
không chỉ dừng lại dưới giác độ của nhà đầu tư mà còn tập trung xem xét việc
giảm phát thải khí nhà kính từ việc tái chế chất thải hữu cơ sẽ đem lại hiệu quả
kinh tế môi trường đối với thành phố Đà Nẵng như thế nào. Với các dữ liệu chủ
yếu từ điều tra và nghiên cứu thuộc Dự án: "Đánh giá ảnh hưởng kế hoạch phát
triển kinh tế - xã hội tới phát thải khí nhà kính từ chất thải rắn ", tài trợ bởi "Quỹ
hỗ trợ nghiên cứu nhỏ" của Chương trình học bổng Ôxtrâylia vì sự phát triển tại
Việt Nam (ASDiV) - AusAID, kết quả phân tích nhằm gợi ý cho chính quyền địa
phương về việc xây dựng kế hoạch lồng ghép việc giảm thiểu tác nhân gây biến
đổi khí hậu (BĐKH) trong phát triển chiến lược, quy hoạch tổng thể và kế hoạch
phát triển kinh tế - xã hội; cũng như trong việc thực hiện kế hoạch này.
I. Đặt vấn đề
Nằm trong khu vực bị ảnh hương bởi thiên tai nặng nhất miền trung Việt Nam, Đà
Nẵng ngày càng chịu hậu quả khắc nghiệt của những thảm họa tự nhiên và chịu
nhiều ảnh hưởng nặng nề hơn bởi tác động của BĐKH. Hơn nữa, đây là khu vực
kinh tế trọng điểm của miền Trung với tỷ lệ đô thị hóa và phát triển kinh tế trong
khu vực, với tốc độ hơn 10% mỗi năm, từ năm 2002 - năm 2006. Các cơ quan ban,
ngành ở thành phố Đà Nẵng hiện có nhiều biện pháp giảm thiểu BĐKH, trong số
đó, giải quyết vấn đề quản lý chất thải rắn sẽ mang lại lợi ích kép. Cụ thể là: Biện
pháp giảm thiểu hiệu quả; Phản ứng cần thiết đối với việc phát thải của chất thải
rắn có xu hướng tăng lên cùng với sự tăng trưởng kinh tế nhanh chóng (Lương Thu
Hường và các đồng nghiệp, 2011).
Tại Đà Nẵng, các chất thải hầu hết được thu gom đều tập trung tại bãi rác Khánh
Sơn - đây là một bãi rác mở có thể gây ra nguy cơ ảnh hưởng tới môi trường và sức
khỏe con người. Đồng thời, quá trình phân hủy chất thải và giải phóng vào khí
quyển cũng tạo điều kiện hình thành các loại khí gây hiệu ứng nhà kính. (Từ năm
2006, bãi rác Khánh Sơn cũ ngừng tiếp nhận rác và đã bị đóng cửa năm 2007).
Thay thế vào đó, bãi rác mới, liền kề với Khánh Sơn được đưa vào hoạt động. Tuy
nhiên vẫn không thể tránh khỏi một số vấn đề trong việc xây dựng và hoạt động
của một bãi rác mới về hệ thống thu gom khí bãi rác, vùng đệm và cơ sở xử lý chất
thải độc hại.
Theo Tổng cục Môi Trường, năm 2010, phát sinh chất thải bình quân đầu người
của Đà Nẵng trong khoảng 0,84 - 0,96 kg /người/ngày, cao hơn mức phát sinh bình
quân đầu người trong khu vực là 0,85 kg/người/ngày. Phân loại tại nguồn đã được
thực hiện thí điểm tại phường Nam Dương với số lượng hộ gia đình tham gia
khoảng 2.000 hộ gia đình. Tuy nhiên, mô hình này phải dừng lại vì 2 lý do chính:
Thiếu nguồn tài chính để bảo trì và không có phương tiện thích hợp cho việc xử lý
chất thải hữu cơ sau khi phân loại. Một vấn đề nữa là cách thu phí vệ sinh trung
bình hộ gia đình hiện nay chưa khuyến khích giảm lượng chất thải ra môi trường.
Việc quản lý chất thải rắn hiện đang được coi trọng trong công tác quản lý môi
trường với mục tiêu đưa Đà Nẵng trở thành thành phố môi trường vào năm 2020.
Thành phố đã đưa ra hai mục tiêu chính là xã hội hóa hệ thống quản lý chất thải
rắn và xử lý được 90% chất thải vào năm 2015, tái chế được 70% chất thải vào
năm 2020 (Quyết định số 41/2008/QD-UBND). Với nền kinh tế phát triển nhanh
cũng như mức gia tăng dân số trong tương lai, Đà Nẵng rất cần sự thay đổi nhằm
quản lý chất thải rắn và kiểm soát được phát thải khí nhà kính từ chất thải rắn.
Nghiên cứu này nhằm mục đích đánh giá hiệu quả kinh tế của việc giảm phát thải
khí nhà kính thông qua chiến lược quản lý chất thải rắn tốt hơn cho Đà Nẵng.
II. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu
2.1. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu: Công tác thu gom và vận chuyển rác tại thành phố Đà Nẵng
và khu vực bãi rác Khánh Sơn mới và cũ.
Đối tượng nghiên cứu bao gồm: Người dân nội thành Đà Nẵng, dân cư khu vực bãi
rác Khánh Sơn; Các doanh nghiệp dịch vụ như khách sạn, nhà hàng; Các chuyên
gia và nhà quản lý chất thải rắn tại Đà Nẵng.
2.2 Phương pháp nghiên cứu
Bên cạnh các phương pháp như phân tích tổng hợp, điều tra và phỏng vấn chuyên
gia, nghiên cứu sử dụng hai phương pháp đặc trưng của kinh tế môi trường: phân
tích chi phí lợi ích và lượng hóa.
III. Phân tích, đánh giá
1. Phân tích chi phí lợi ích (CBA - Cost Benefit Analysis): Là phương pháp được
sử dụng phổ biến trong việc đánh giá và so sánh hiệu quả kinh tế của các phương
án khác nhau của một hoạt động kinh tế -xã hội để từ đó lựa chọn được phương án
mang lại lợi ích lớn nhất cho cá nhân hoặc xã hội. Trong đó, phân tích tài chính
thường chỉ quan tâm tới các lợi ích và chi phí trực tiếp của dự án. Một biến thể
khác của phương pháp này là CBA mở rộng xem xét cả những ngoại ứng tích cực
và tiêu cực do một hoạt động kinh tế - xã hội gây ra (Nguyễn Thế Chinh, 2006).
Trong khuôn khổ nghiên cứu này, CBA mở rộng sẽ được áp dụng nhằm so sánh và
xem xét các tác động của kịch bản dự án với kịch bản đường cơ sở trên các mặt
kinh tế và môi trường.
Quy trình thực hiện của CBA gồm 5 bước:
* Bước 1: Xác định các giải pháp lựa chọn.
* Bước 2: Phân định chi phí và lợi ích liên quan.
Bước 3: Đánh giá và lượng hóa thành tiền các chi phí và lợi ích.
* Bước 4: Tính toán giá trị các chỉ tiêu liên quan (NPV, BCR và IRR).
* Bước 5: Sắp xếp thứ tự các giải pháp lựa chọn.
Các dòng lợi ích và chi phí sẽ phát sinh tại các thời điểm khác nhau trong suốt
vòng đời của dự án. Để quy đổi giá trị của tiền theo thời gian, các nhà phân tích sử
dụng tỷ lệ chiết khấu.
Trong 5 bước thực hiện CBA mở rộng, bước thứ 3 là đánh giá/lượng giá các chi
phí và lợi ích thành tiền là một bước khó. Ví dụ, một tác động như quản lý chất thải
rắn tốt hơn tái chế chất thải hữu cơ, giảm khí nhà kính đem lại lợi ích bao nhiêu
tiền và thiệt hại của người dân xung quanh khu vực bãi rác Khánh Sơn phải chịu
chi phí như thế nào. Chính vì vậy, cần có những phương pháp định giá kinh tế môi
trường với những kỹ thuật lượng hóa các tác động tới môi trường thành tiền.
2. Phương pháp lượng hóa: Quản lý chất thải tại thành phố Đà Nẵng hiện chưa có
nhiều nghiên cứu lượng giá kinh tế môi trường có điều kiện tương tự được tiến
hành. Do vậy, sử dụng các phương pháp sơ cấp sẽ cho độ chính xác cao hơn các
phương pháp thứ cấp. Các phương pháp sơ cấp trong đánh giá kinh tế các tác động
môi trường là phương pháp chi phí y tế, phương pháp đánh giá hưởng thụ, phương
pháp đánh giá ngẫu nhiên (CVM), phương pháp chi phí du lịch...
Trong các phương pháp trên, phương pháp CVM bỏ qua nhu cầu tham khảo giá trị
thị trường của sản phẩm, hàng hóa môi trường mà đánh giá giá trị kinh tế của một
tài sản môi trường thông qua việc điều tra, phỏng vấn ngẫu nhiên các đối tượng
liên quan môi trường đó. Theo Ahmed và Gotoh (2006), phương pháp thường được
áp dụng nhất là phỏng vấn tại các hộ gia đình và hỏi về chi phí giá sẵn lòng trả
(WTP) của họ cho việc bảo vệ môi trường hoặc sẵn lòng chấp nhận đền bù khi phải
chịu thiệt hại môi trường (WTA). Tổng giá trị của tài sản môi trường ước tính bằng
cách nhân giá trị WTP trang bình của những người trả lời phỏng vấn với tổng số
người thụ hưởng địa điểm hay tài sản môi trường đang xem xét. Đây là phương
pháp được lựa chọn để tiến hành lượng giá lợi ích do giảm thải khí nhà kính từ chất
thải rắn tại Đà Nẵng.
IV. Kết quả và thảo luận
Áp dụng phương pháp Phân tích chi phí lợi ích mở rộng nhằm so sánh hai kịch bản
nêu trên.
Bước 1: Xác định các kịch bản phát triển
Số năm tính trong kịch bản là 10 năm từ năm số 1 là năm 2015 tới năm số 10 là
năm 2024. Trước đó, năm gốc năm số 0 là năm 2014 vì giả thiết mất 1 năm để
hoàn thành việc xây dựng nhà máy tái chế phân compost.
Kịch bản 1: Kịch bản Đường cơ sở
* Giả thiết 1: Không tái chế chất thải hữu cơ, giữ nguyên hệ thống quản lý
chất thải hiện nay trong khi dân số, lượng chất thải vẫn tăng trong thực tế.
* Giả thiết 2: Xem xét các chi phí và lợi ích dưới giác độ chính quyền Đà
Nẵng là đối tượng chịu các chi phí này và thu về những lợi ích này.
Kịch bản 2.1: Kịch bản Dự án (đối với chính quyền Đà Nẵng)
* Giả thiết 1: Tái chế chất thải hữu cơ thành phần compost.
* Giả thiết 2: Thực hiện phân loại chất thải tại nguồn thành công.
* Giả thiết 3: Xem xét các chi phí và lợi ích dưới giác độ chính quyền Đà
Nẵng là đối tượng chịu các chi phí này và thu về những lợi ích này.
* Giả thiết 4: Khi đi vào hoạt động, Nhà máy sản xuất phân com-post phải trả
chi phí chôn lấp các chất thải từ nhà máy.
* Giả thiết 5: Thành phố Đà Nẵng phải trả phí xử lý chất thải hữu cơ cho nhà
máy sản xuất phân compost.
Kịch bản 2.2: Kịch bản Dự án (đối với nhà đầu tư nhà máy compost).
* Giả thiết 1 và 2: Giống kịch bản 2.1.
* Giả thiết 3: Xem xét các chi phí và lợi ích dưới giác độ của nhà đầu tư nhà
máy sản xuất phân compost.
* Giả thiết 4 và 5: giống kịch bản 2.1.
* Giả thiết 6: Dự án nhà máy sản xuất phân compost và không được công nhận
là Dự án CDM và chỉ bán được 1/3 lượng phân compost sản xuất ra.
Bước 2 và 3: Phân định và lượng hóa chi phí và lợi ích mỗi kịch bản
Lợi ích tài chính trong Kịch bản 1 tức là Kịch bản Đường cơ sở (không có tái chế
chất thải hữu cơ) chỉ là số tiền phí vệ sinh thu được. Lợi ích kinh tế - môi trường
trong trường hợp này bằng lợi ích tài chính đây là Kịch bản Đường cơ sở, các lợi
ích kinh tế - môi trường sẽ phát sinh thêm khi tái chế chất thải hữu cơ. Về chi phí,
ngoài các chi phí tài chính như chi phí thu gom và chôn lấp chất thải, các chi phí
kinh tế - môi trường phát sinh là thiệt hại do khí thải CO2 gây ra cho khu vực xung
quanh.
Kịch bản 1 (ảnh)
Giá trị của các chi phí và lợi ích còn lại được tính toán thông qua tham khảo giá thị
trường hoặc sử dụng số liệu từ các mô hình tương đương để lượng hóa thành tiền.
Kịch bản 2.1 (ảnh)
Cụ thể, kịch bản này cho phép giảm chi phí chôn lấp chất thải hữu cơ vì lượng chất
thải này sẽ được tái chế thành phân compost, thu phí chôn lấp chất thải từ quá trình
tái chế chất thải hữu cơ của nhà máy tái chế, tiết kiệm quỹ đất do tiết kiệm diện
tích chôn lấp lượng rác hữu cơ được tái chế. Hơn nữa, thành phố có thể tiết kiệm
chi phí đầu tư bãi rác mới do lượng rác hữu cơ phải chôn lấp ít đi. Nếu không tái
chế chất thải hữu cơ, trọng lượng rác hữu cơ này được đổ ra bãi chôn lấp Khánh
Sơn sẽ làm bãi chôn lấp bị đầy và phải đầu tư xây dựng bãi chôn lấp khác.
Ngoài các lợi ích tài chính, việc tái chế chất thải hữu cơ thành phần compost sẽ làm
giảm khí thải gây hiệu ứng nhà kính và đem lại lợi ích cho môi trường. Những lợi
ích kinh tế gián tiếp này được đo lường qua giá trị Bằng lòng chi trả của người dân
và doanh nghiệp khi sử dụng phương pháp Đánh giá ngẫu nhiên qua phiếu điều tra.
Thực hiện điều tra 200 hộ dân ở 6 quận nội thành là Hải Châu, Sơn Trà, Ngũ Hành
Sơn, Thanh Khê, Cẩm Lệ và Liên Chiểu, trong đó, riêng quận Hải Châu có dân cư
đông đúc hơn nên số hộ dân được điều tra là 50 hộ, các quận còn lại mỗi quận 30
hộ dân. Tại khu vực doanh nghiệp, 60 nhà hàng khách sạn đã được phỏng vấn và
điều tra.
Kịch bản 2.2: Kịch bản Dự án, xem xét dưới giác độ của nhà đầu tư nhà máy tái
chế và được công nhận là Dự án CDM
Trong kịch bản này, lợi ích tài chính được tính qua doanh thu phân hữu cơ, doanh
thu xử lý chất thải hữu cơ và doanh thu từ chứng chỉ cacbon khi Dự án được công
nhận là Dự án CDM. Chi phí tài chính tính từ các chi phí đầu tư sản xuất phân hữu
cơ, vận hành composting và trả phí chôn lấp chất thải từ nhà máy.
Bước 4: Tính toán các chỉ tiêu lợi nhuận liên quan.
Các chỉ tiêu này được xem xét trên cơ sở quy đổi các dòng tiền về thời điểm năm
2014. Số năm Dự án là 10 năm trong giai đoạn 2015 - 2024. Trước đó, năm 2014 là
năm 0 để thực hiện xây dựng nhà máy sản xuất phân hữu cơ và Dự án bắt đầu hoạt
động là 10 năm 2015 - 2024.
Bước 5: Sắp xếp thứ tự các giải pháp lựa chọn theo các kịch bản
Nhìn vào bảng tính toán các chỉ tiêu lợi nhuận của các kịch bản trên có thể chia
thành 3 nhóm giải pháp như sau:
* Giải pháp 1: Không đầu tư nhà máy chế biến phân compost
* Giải pháp 2: Có đầu tư nhà máy chế biến phân compost và không được công
nhận là Dự án CDM. Xem xét chi phí và lợi ích của cả chính quyền Đà Nẵng và
nhà đầu tư.
Nhằm hỗ trợ việc quản lý rác thải Đà Nẵng trong tương lai, thứ tự ưu tiên cho các
giải pháp quản lý lần lượt là: Giải pháp 2, Giải pháp 1. Lý do cho việc lựa chọn
được thể hiện qua 3 ý sau:
Nếu không có nhà máy chế biến phân compost, CBA mở rộng cho thấy NPV âm
nhiều hơn so với chỉ tiêu NPV của CBA tài chính là hơn 200 tỷ đồng (hệ số chiết
khấu 10%/năm). Nếu không xử lý tái chế lượng chất thải hữu cơ thì sẽ cần thêm
diện tích chôn lấp rác. Việc này sẽ tác động tiêu cực tới môi trường nghiêm trọng
hơn, dẫn tới chi phí môi trường nhiều hơn. Nếu tính với hệ số chiết khấu 20%/năm
thì NPV của CBA mở rộng cũng "âm" nhiều hơn so với NPV của CBA tài chính là