Tải bản đầy đủ (.doc) (30 trang)

Hướng dẫn tạo đĩa Hiren Boot CD và cách sử dụng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.27 MB, 30 trang )

1
Hiren boot CD-Hướng dẫn tạo đĩa boot, cách
sử dụng.
Các bạn có thể Download bản mới nhất của HBCD nguyên gốc. hp://www.hirensbootcd.org/
Bạn dùng bản nào cũng được.
Phần 1: Cách tạo HBCD
Có rất nhiều cách tạo HBCD nhưng ở đây tác giả gửi tới các bạn cách chính thống để phòng
khi không Boot được thì chúng ta sẽ biết tự điều chỉnh.
Bước 1: Bung file .zip đã download về: Phải chuột vào file Hirens.BootCD.10.4.zip > Chọn
"Extract Here" (Hình 1).
Bước 2: Tiếp tục bung file DefaultKeyboardPatch (Hình 2).
Bước 3: Chạy file HBCDCustomize (Hình 3).
Bước 4: Chọn file nguồn và thư mục đích rồi kích vào nút "Extract ISO" (Hình 4).
Bước 5: Chờ một lát các bạn sẽ thấy thông báo hoàn tất và sẵn sàng cho phép đưa thêm các
công cụ khác vào BHCD: Bấm vào nút OK (Hình 5).
Bước 6*: Tại thư mục này các bạn đưa thêm nhưng công cụ khác tùy thích miễn là không ghi
đè lên các file đã có sẵn trong đó (Hình 6).
Bước 7: Đóng cửa sổ quản lý các file, thư mục ở bước 6. Trở lại màn hình ở bước 4 rồi bấm
vào nút "Make ISO" để tạo file ISO (Hình 7).
Bước 8: Burn file .ISO vừa tạo ra (MyHBCD.iso) bằng công cụ nào đó như ULTRAISO hay
Nero. Với Windows 7 thì các bạn chỉ cần phải chuột vào file đó rồi kích vào lựa chọn "Burn
disk image" (Hình 8).
Bước 9: Cuối cùng, các bạn đưa đĩa CD trắng vào khay CD rồi kích vào nút "Burn" để ghi ra
đĩa CD (Hình 9).
*: Các bạn có thể bỏ qua bước này và chuyển sang bước 7.
Hình 1 - Giải nén file gốc
2
Hình 2 - Bung file Keyboard
Hình 3 - Chạy file HBCDCustomize
3
Hình 4 - Chọn nguồn file .iso và thư mục đích thư mục sẽ bung ra


Hình 5 - Bấm OK để tiếp tục đưa thêm những phần mềm khác vào HBCD
4
Hình 6 - Tùy ý đưa thêm các file, thư mục khác vào HBCD
Hình 7 - OK để xem file sẽ được ghi ra
5
Hình 8 - Chọn phần mềm ghi file .iso vừa tạo ra
6
Hình 9 - Kết thúc tạo HBCD với công đoạn ghi đĩa
Phần 2: Các công cụ chạy trên nền Windows
Một số công cụ trong HBCD chạy trên nền DOS cũng có thể chạy trên nền Windows. Điều
này tạo ra rất nhiều thuận lợi cho người dùng, đặc biệt là những ai mới tìm hiểu về HBCD vì
không phải ai cũng thành thạo trên nền DOS. Bên cạnh đó, khi chạy ở nền Windows thì
chúng ta có thể Update cơ sở dữ liệu, update phần mềm đó trước khi chạy: Trong nền DOS
thì công việc này là rất khó khăn nếu không muốn nói là không thể.
Menu của HBCD: Các bạn kích đúng vào file "Windows Menu.cmd" có ở thư mục gốc của CD.
1) Các công cụ diệt Virus
Mỗi khi PC hay LAPTOP gặp vấn đề thì chúng ta thường nghĩ tới công cụ cần chạy đầu tiên là
các trình diệt Virus, diệt Spyware. Trong HBCD, các công cụ đắc lực nhất để thực hiện công
việc này mà chạy trên nền Windows: Spybot Search & Destroy, SuperAntiSpyware
1.1. Spybot Search & Destroy
Bước 1: Từ menu, các bạn chọn tới Antivirus/Spyware > Spybot Search & Destroy rồi chờ
một vài giây để chương trình mở ra và kích vào nút "Check for problems" (Hình 10)
Bước 2: Chờ một vài phút (tùy theo tốc độ quét trên PC của bạn) rồi kích vào nút "Fix
selected problems" để hoàn tất quá trình diệt Spyware (Hình 11).
7
Hình 10 - Check for problems
8
Hình 11 - Fix selected problems
1.2. SuperAntiSpyware (SAS)
Bước 1: Trong nhánh Antivirus/Spyware chúng ta kích chọn vào SuperAntiSpyware rồi chờ

cho phần mềm và cơ sở dữ liệu được cập nhật. Sau một vài phút cửa sổ của chương trình
hiện ra thì chúng ta bắt đầu quét bằng cách kích vào nút "Scan your computer" (Hình 12).
Bước 2: Tiếp đến chúng ta bấm Next (Hình 13). Chú ý: Nếu các bạn muốn quét thật sâu cả ở
bộ nhớ và thanh ghi thì chọn vào lựa chọn cuối cùng "Perform custom scan" trước khi bấm
Next.
Bước 3: Sau khi Scan xong thì SAS sẽ thông báo kết quả quét/diệt. Chúng ta kích vào nút
OK rồi chọn Next (Hình 14).
Bước 4: Mặc định của SAS bắt người dùng khởi động lại sau khi quét nhưng ở bước này
chúng ta tùy chọn Yes để khởi động lại, No để tiếp tục làm việc khác (Hình 15).
9
Hình 12 - Scan your Computer
Hình 13 - Chọn loại quét, phân vùng cần quét rồi bấm Next
10
Hình 14 - Bấm OK rồi bấm tiếp Next để diệt Spyware
11
Hình 15 - Khởi động lại để hoàn tất công việc diệt Spyware
2) Các công cụ sao lưu
Trong nhóm công cụ này chúng ta tìm hiểu về Smart Driver Backup và Ghost Explorer.
2.1. Smart Driver Backup (SDB)
Đúng với tên gọi của nó, SDB rất thông minh trong việc sao lưu các Driver. Nó kết xuất
nhanh hơn những gì bạn từng nghĩ: Chỉ trong một vài giây thì các Driver quan trọng trên PC
của bạn đã được sao lưu đầy đủ.
Bước 1: Từ Menu của HBCD chúng ta chọn tới Backup > Drivers > SmartDriverBackup. SDB
tự động tìm kiếm và hiển thị ra tất cả những Driver cần thiết cho bạn.
Bước 2: Từ menu của SDB chúng ta kích vào nút Save rồi chọn thư mục để nó sao lưu ra rồi
OK là công việc sao lưu Driver đã hoàn tất (Hình 16).
Xem lại những gì SDB kết xuất ra để sao lưu thì chúng ta lại ngạc nhiên hơn bởi các Driver
được chọn lọc lấy ra cho nên rất nhẹ. Thay vì phải chứa các bộ cài Driver với dung lượng
toàn bộ lên tới hằng trăm MB thì chúng ta chỉ việc lưu lại các thư mục vừa được SDB kết
12

xuất ra chỉ khoảng 10MB (Hình 17).
Hình 16 - Kích vào nút Save rồi chọn thư mục bung Driver ra
Hình 17 - Thư mục chứa các Driver đã sao lưu
2.2. Ghost Explorer (GE)
Một công cụ không thể bỏ qua trong nhóm công cụ sao lưu là Ghost Explorer. GE cho phép
xóa/thêm/bung những gì có trong file .Gho đã lưu trên ổ cứng. Tiện lợi này có thể bạn chưa
bao giờ nghĩ tới vì chúng ta thường gắn từ GHOST với môi trường DOS. Sau khi xóa đi một
số thư mục hoặc file không cần thiết thì file .gho của chúng ta nhẹ đi rất nhiều.
Bước 1: Trong Menu Backup của HBCD chúng ta chọn tới Image Explorers > Ghost Explorer
rồi kích vào File > Open > Chọn tới file .gho trên ổ cứng của bạn.
Bước 2: Khi file .gho đã được mở ra thì bạn kích đúp vào đó để mở toàn bộ các thư mục, file
13
có trong đó. Xóa hay thêm hay bung file (thư mục) bây giờ là tùy bạn (Hình 18).
Hình 18 - Dùng Ghost Explorer để chỉnh sửa file .gho ngay trên Windows
3. Các công cụ dọn/xóa file
Nhiều lúc bạn thấy máy chạy chậm hẳn đi nhưng không biết phải dùng cách nào tổng hợp
để dọn/xóa những gì không cần thiết ? Nhiều lúc bạn muốn chọn ra những file dung lượng
lớn không cần thiết để xóa đi ? Những công cụ trong Menu dọn/xóa của HBCD sẽ giúp bạn
giải quyết các vấn đề trên để tốc độ PC của bạn mượt hơn rất nhiều.
3.1. CCleaner
CCleaner là phần mềm miễn phí, nhẹ nhưng rất hiệu quả trong việc dọn rác máy vi tính.
Hằng triệu lượt download mỗi ngày, khoảng 90% người dùng máy vi tính biết đến CCleaner
vì tính hiệu quả và dễ sử dụng của nó.
Bước 1: Từ menu Cleaners của HBCD các bạn chọn CCleaner. Chương trình bật lên thì các
bạn kích chọn vào nút "Analyze".
14
Bước 2: Chờ một vài phút (tùy thuộc mức độ "nhiều hay ít rác" trên PC của bạn) cho
CCleaner chạy hết 100% rồi bạn bấm nút "Run Cleaner" để hoàn tất công việc dọn rác
(Hình 19).
Như các bạn nhìn thấy ở Hình 19, CCleaner đã dọn rác và lấy lại cho chúng ta tới ½ GB chỉ

trong 47 giây.
Hình 19 - CCleaner dọc rác máy tính siêu sạch
3.2. SpaceMonger
SpaceMonger (SM) cho phét liệt kê thư mục, file theo dung lượng với hình ảnh chi tiết cụ
thể. Dựa vào đó bạn thấy "phần bánh" nào lớn mà không quan trọng thì có thể nhanh
chóng chọn và xóa được ngay.
Bước 1: Cũng trong menu Cleaners các bạn chọn SM rồi chọn tới phân vùng mà bạn cần
duyệt (Hình 20).
Bước 2: Từ hình ảnh chi tiết hiện lên bạn sẽ thấy được sơ đồ dung lượng, địa chỉ file và dễ
dàng kiểm duyệt cho việc dọn dẹp (Hình 21).
15
Hình 20 - Chọn phân vùng cho SpaceMonger duyệt
16
Hình 21 - Duyệt/xóa file bằng hình ảnh với SpaceMonger

Cách sử dụng các công cụ trong CD "Hiren Boot" (phần II)
4. Các công cụ mạng
Mặc dù cable mạng vẫn tốt, đèn mạng vẫn nháy nhưng bạn vẫn không vào mạng được ?
Bạn muốn biết mã bảo mật trên Wireless của người khác ? Những địa chỉ IP trong LAN của
bạn là gì ? Một số công cụ trong nhóm công cụ mạng trên HBCD sẽ khắc phục những sự cố
mạng cho PC của bạn chỉ trong nháy mắt.
4.1. XP TCPIP WinSock Repair
Bước 1: Từ menu Network trên HBCD các bạn chọn "XP TCPIP WinSock Repair".
Bước 2: Chờ file chạy thực hiện trong vài giây, một cửa sổ Command Prompt hiện lên thì
các bạn bấm nút bất kỳ để hoàn tất tiến trình sửa lỗi (Hình 22).
17
MẸO: Trên XP SP2 bạn có thể vào Command Prompt rồi sửa lỗi mạng trên với câu lệnh sau:
netsh winsock reset
Hình 22 - Sửa Winsock TCPIP
4.2. Angry IP Scanner

Công cụ này cho phép bạn quét và liệt kê các máy trong LAN với những IP cụ thể. Nó rất
tiện cho quản trị mạng khi theo dõi, quản lý.
Sau khi mở phần mềm lên thì bạn chỉ việc nhập vùng IP muốn quét và kích nút Start để
quét.
5. Các công cụ phân vùng
Một trong những sai lầm là chúng ta thường phải vào DOS để tạo mới, chỉnh sửa các phân
vùng. Vì thực sự công việc này hoàn toàn có thể thực hiện tốt ở môi trường Windows. Trong
menu Partition/Boot/MBR chúng ta có thể sử dụng "Partition Widzard Home Edition" để tạo,
chỉnh sửa, xóa các phân vùng ngay trên môi trường Windows (Hình 23).
18
Hình 23 - Partition Widzard Home Edition cho phép chỉnh sửa các phân vùng ngay trên
Windows
6. Nhóm công cụ kiểm tra
6.1. CPU-Z
CPU-Z "nội soi" hết các thông số chi tiết phần cứng trong PC của bạn từ RAM, HDD, CPU
cho tới Sê ri của một số thiết bị (Hình 24). Sau khi chúng ta mua máy vi tính mới về nên
dùng phần mềm này để kiểm tra lại so với đơn đặt hàng vì rất có thể bị rút ruột.
19
Hình 24 - CPU-Z công cụ đọc hết các thông số kỹ thuật của PC
6.2. UnknownDevices (UD)
UD phát hiện những Driver nào còn chưa được cài đặt. Đặc biệt là UD chỉ ra chi tiết ID của
thiết bị đó sẽ tiện lợi hơn rất nhiều cho việc tìm kiếm Driver. Bình thường chúng ta rất có
thể đoán được Card mạng trong máy là của hãng nào. Nhưng khi có UD đọc thì chúng ta sẽ
biết ngay chi tiết nó thuộc Model nào (Hình 25).
20
Hình 25 - UnknownDevices giúp phát hiện tên cho Driver nào chưa được cài đặt
7. Nhóm công cụ chỉnh sửa nhỏ cho hệ thống
7.1. Bỏ tính năng Autorun
Virus Autorun rất nguy hiểm, hầu như USB hay Laptop nào cũng bị nhiễm. Một nguyên nhân
rất đơn giản là chúng ta để tính năng Autorun của Windows ở chế độ mặc định. Từ menu

Tweakers của HBCD chúng ta kích vào "Disable autorun" rồi bấm nút bất kỳ ở cửa sổ
Command Prompt để chương trình được thực thi (Hình 26).
Hình 26 - Disable Autorun
7.2. Edit hosts file
21
Cũng trong menu Tweakers này chúng ta có công cụ "Edit hosts file" rất tiện lợi. Chúng ta
không phải ra ngoài DOS để thay đổi thuộc tính rồi nhập đường dẫn dài loằng ngoằng để
thay đổi nội dung file hosts mà có thể thực hiện luôn từ menu trên. Sau khi sửa xong các
bạn ghi lại như bình thường (Bấm File > Save). Nội dung trong file hosts sẽ được hiệu lực
ngay tức khắc (Hình 27).
Hình 27 - Sửa file hosts có hiệu lực ngay tức khắc
8. Các công cụ khác (Others)
8.1. Bulk Rename Utility (BRU)
BRU cho phép đổi tên file hằng loạt rất tiện lợi. Nó còn cho phép đưa thêm các tiền tố, hậu
tố cho hằng loạt file chỉ với 1 động tác. Công cụ này có rất nhiều lựa chọn cho bạn thay đổi
trong khi đổi tên file (các bạn tự tìm hiểu thêm). Để thay đổi tên file hằng loạt theo cách
bình thường: Các bạn mở thư mục chứa các file cần thay đổi tên file > Replace thì điền cụm
từ cũ, With thì điền cụm từ mới > Bôi đen toàn bộ các file đó (Ctrl+A) > Bấm Ctrl+R để bắt
đầu thực thi việc thay đổi tên file (Hình 28).
22
Hình 28 - Bulk Rename Utility thay đổi tên file hằng loạt với nhiều lựa chọn
8.2. Easy UHA (EU)
Trong HBCD các bạn thấy có rất nhiều file UHA nhưng chưa thực sự hiểu nhiều về cách thức
nén/bung nó. Từ menu Others của HBCD chúng ta kích vào "Easy UHA" để mở chương trình.
Ví dụ bạn muốn bung file ghost.uha ra xem trong đó có gì thì bạn chọn Extract ở Source và
chọn thư mục bung ra ở Target. Cuối cùng bấm Start để xem kết quả: File ghost.exe sẽ
được tạo ra và bạn có thể copy file đó vào phân vùng hệ thống để dùng sau này.
Hình 29 - Bung/Nén file UHA
23
MẸO: Khi chúng ta chạy các công cụ này trên nền Windows thì các file chạy cần thiết tương

ứng sẽ được kết xuất ra thư mục Temp (Với Windows 7 là C:\Users\
[yourNAME]\AppData\Local\Temp). Từ đây chúng ta có thể copy các file đó ra thư mục khác
để chạy riêng biệt trực tiếp từ ổ cứng mà không phụ thuộc vào HBCD.

Phần 3 - Các công cụ chạy trên nền DOS
Ưu điểm: Chạy được hầu hết các tiện ích hệ thống có trên HBCD ở nền DOS. Do đó chúng ta
khôi phục, sửa chữa, chỉnh sửa hệ thống được tốt hơn, an toàn, nhanh chóng, tiện lợi.
Nhược điểm: Màn hình DOS, chế độ câu lệnh làm cho người dùng cảm thấy khó dùng, đặc
biệt là người mới dùng máy vi tính.
1. Active@ Password Changer (APC)
Khi đăng nhập vào Windows mà bạn không nhớ mật khẩu thì có thể dùng APC để xóa trắng
các mật khẩu hiện tại và đăng nhập vào Windows không cần mật khẩu.
Bước 1: Trong cửa sổ của HBCD, chúng ta vào nhánh Password & Reg Tools và chọn vào
dòng "Active Pass Chang XP*" (Hình 1)
Hình 1 - Chọn "Active Pass Chang XP" từ nhánh Password & Reg Tools
Bước 2: Một cửa sổ mới hiện ra hỏi về bản quyền, chúng ta chọn Yes để bắt đầu vào chạy
chương trình (Hình 2).
Hình 2 - Kích chọn "Yes" để bắt đầu chạy chương trình
Bước 3: Tại cửa sổ đầu tiên lựa chọn, chúng ta để cho APC tự động tìm kiếm bằng cách bấm
24
lựa chọn thứ hai: Bấm số 2 trên bàn phím (Hình 3).
Hình 3- Chọn chế độ tìm kiếm
Bước 4: Sau khoảng vài giây, chương trình tự động tìm ra SAM (mặc định thường là
C:\Windows\System32\Config\SAM). Chúng ta chỉ việc bấm nút Enter để tiếp tục chuyển
sang bước tiếp theo (Hình 4).
Hình 4 - Bấm nút Enter để tiếp tục
25
Bước 5: Trong cơ sở dữ liệu đó mặc định sẽ có khoảng 4 tài khoản: Administrator, Guest,
HelpAssistant, Support_ . Chúng ta thực hiện lần lượt từ số 0 đến 4 nếu cần thiết (Hình 5).
Hình 5 - Chọn tài khoản cần xóa trắng mật khẩu

Bước 6: Để xóa trắng mật khẩu cho tài khoản Administrator thì chúng ta chỉ cần bấm chữ Y
là được. APC sẽ báo cho chúng ta bấm nút bất kỳ sau đó để hoàn thành. Cuối cùng chúng ta
bấm nút Esc (trên cùng bên trái của bàn phím) liên tục đến lúc ra khỏi chương trình thì khởi
động lại máy là chúng ta sẽ vào được Windows một cách trực tiếp, không cần nhập mật
khẩu nữa (Hình 6).

×