Tải bản đầy đủ (.pdf) (143 trang)

Đánh giá tác động của các chương trình, dự án phát triển nông thôn tới xóa đói giảm nghèo ở huyện võ nhai tỉnh thái nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.48 MB, 143 trang )


i
MỤC LỤC
Lời cam đoan Error! Bookmark not defined.
Lời cảm ơn Error! Bookmark not defined.
Mục lục i
Danh mục chữ viết tắt iv
Danh mục bảng số liệu v
Danh mục biểu đồ vii
MỞ ĐẦU 1
1. Tính cấp thiết của nghiên cứ u đề tài 1
2. Mục tiên nghiên cứu của đề tài 2
2.1. Mục tiêu chung 2
2.2. Mục tiêu cụ thể 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài 3
3.1. Đối tượng nghiên cứu của đề tài 3
3.2. Phạm vi nghiên cứu 3
4. Kết cấu của luận văn 3
Chƣơng 1. CƠ SỞ KHOA HỌ C VỀ CÁC CHƢƠNG TRÌNH, DỰ
ÁN PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TỚI XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO
V PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI 4
1.1. Cơ sở khoa học về nghè o đó i và các chương trình , dự án phát triển
nông thôn 4
1.1.1. Cơ sở lý luận và thực tiễn về nghèo đói 4
1.1.2. Công tác xoá đói giảm nghèo tại Việt Nam 31
1.1.3. Một số vấn đề về chương trình, dự án phát triển nông thôn 33
1.1.5. Phương pháp đánh giá dự án 40
1.1.6. Đánh giá tác động các chương trình dự án 41
1.1.7. Một số tác động của chương trình, dự án phát triển nông thôn 44



ii
1.2. Một số chương trình, dự án phát triển nông thôn ở nước ta 47
1.2.1. Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo giai đoạn II từ năm
2006 - 2010 47
1.2.2. Chương trình phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn
vùng đồng bào dân tộc và miền núi giai đoạn II (2006-2010) 48
1.2.3. Chương trình 5 triệu ha rừng 50
1.3. Phương pháp nghiên cứu và đánh giá 52
1.3.1. Các vấn đề mà đề tài cần giải quyết 52
1.3.2. Phương pháp nghiên cứu 52
1.3.3. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá tác động của các chương trình, dự án
phát triển nông thôn đến xóa đói, giảm nghèo 55
Chƣơng 2. THỰC TRẠNG TÁC ĐỘNG CỦA CÁC CHƢƠNG
TRÌNH DỰ ÁN PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TỚI XÓA ĐÓI
GIẢM NGHÈO TẠI HUYỆN VÕ NHAI, THÁI NGUYÊN 56
2.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 56
2.1.1. Điều kiện tự nhiên 56
2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội 60
2.2. Thực trạng của các chương trình, dự án ở huyện Võ Nhai - tỉnh
Thái Nguyên 69
2.2.1. Mục tiêu thực hiện các chương trình, dự án trên địa bàn huyện
Võ Nhai 69
2.2.2. Tình hình vốn đầu tư theo các chương trình, dự án ở huyện Võ Nhai 72
2.2.3. Kết quả thực hiện các chương trình, dự án ở huyện Võ Nhai 76
2.2.4. Đánh giá tình hình giải ngân, nợ đọng vốn của các chương trình,
dự án 98
2.3. Đánh giá tác động của các chương trình, dự án phát triển nông thôn
đến xóa đói giảm nghèo ở huyện Võ Nhai 99

iii

2.3.1. Tác động về kinh tế và xóa đói giảm nghèo 99
2.3.2. Tác động về văn hóa - xã hội 108
2.3.3. Tác động về môi trường 111
2.3.4. Những hạn chế trong việc tổ chức, thực hiện chương trình, dự án
đến kết quả và tác động của chương trình, dự án 112
Chƣơng 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ
THỰC HIỆN CÁC CHƢƠNG TRÌNH, DỰ ÁN PHÁ T TRIỂ N
NÔNG THÔN GẮN VỚI GIẢM NGHÈO Ở HUYỆN VÕ NHAI,
THÁI NGUYÊN 115
3.1. Quan điểm, phương hướng, mục tiêu 115
3.1.1. Quan điểm, phương hướng gắn với mục tiêu xoá đói, giảm nghèo 115
3.1.2. Mục tiêu của chương trình 115
3.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện các chương trình,
dự án gắn với giảm nghèo ở huyện Võ Nhai 117
3.2.1. Những giải pháp chung 117
3.2.2. Một số giải pháp nhằm nầng cao hiệu quả của các chương trình, dự án 118
3.2.3. Một số giải pháp huy động, sử dụng vốn đầu tư trong phát triển
kinh tế, xoá đói, giảm nghèo của huyện Võ Nhai đến năm 2015 119
3.2.4. Một số giải pháp, kiến nghị cụ thể về tổ chức quản lý, thực hiện
các chương trình dự án 120
KẾT LUẬN 124
1. Kết luận 124
2. Kiến nghị 125
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 127
MẪU PHIẾU ĐIỀU TRA 130



iv
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT


Chữ viết tắt
Nguyên nghĩ a
BQL
Ban quản lý
CN
Công nghiệp
CNH-HĐH
Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá
CSHT
Cơ sở hạ tầng
CSMT
Vệ sinh môi trường
DA
Dự án
ĐBKK
Đặc biệt khó khăn

Giai đoạn
HĐND
Hội đồng nhân dân
ILO
Tổ chức lao động quốc tế
KHKT
Khoa học kỹ thuật
MTTQ
Mặt trận tổ quốc
PTNT
Phát triển nông thôn
SXKD

Sản xuất kinh doanh
TTCN
Tiểu thủ công nghiệp
UBND
Uỷ ban nhân dân
WB
Ngân hàng thế giới
XĐGN
Xoá đói giảm nghèo
XKLĐ
Xuất khẩu lao động




v
DANH MỤC BẢNG SỐ LIỆU

Bảng 2.1: Hiện trạng sử dụng đất đai của huyện Võ Nhai giai đoạn
2008 - 2010 59
Bảng 2.2: Dân số và lao động huyện Võ Nhai giai đoạn 2008 - 2010 61
Bảng 2.3: Số lượng và cơ cấu thành phần dân tộc của huyện giai đoạn
2008 -2010 62
Bảng 2.4: Lao động huyện Võ Nhai chia theo giới tính và khu vực giai
đoạn 2008 -2010 64
Bảng 2.5: Kết quả sản xuất các ngành kinh tế của huyện Võ Nhai giai
đoạn 2008 -2010 67
Bảng 2.6: Phân loại hộ theo tiêu chuẩn và mức sống dân cư trong giai
đoạn 2008 - 2010 68
Bảng 2.7: Tổng hợp các chương trình dự án đầu tư trên địa bàn huyện

Võ Nhai trong các giai đoạn 73
Bảng 2.8: Tổng hợp vốn đầu tư chương trình 135 giai đoạn I 77
Bảng 2.9: Tổng hợp phân bổ vốn đầu tư chương trình 135 giai đoạn II 80
Bảng 2.10: Công trình đường giao thông được đầu tư trong giai đoạn II 81
Bảng 2.11: Các mô hình phát triển kinh tế được dự án đầu tư trong giai
đoạn II theo chương trình 135 82
Bảng 2.12: Cơ cấu vốn vay ưu đãi trong giai đoạn II theo chương trình 135
của Chính phủ 84
Bảng 2.13: Kết quả đầu tư thuộc chương trình 134 của Chính phủ 86
Bảng 2.14: Kết quả đầu tư thuộc chương trình 134 của Chính phủ 88
Bảng 2.15: Kết quả thực hiện dự án 661 của Chính phủ 91
Bảng 2.16: Kết quả thực hiện Nghị định 30a của Chính phủ 94
Bảng 2.17: Kết quả thực hiện các dự án từ nguồn ngân sách địa phương 96

vi
Bảng 2.18: Tổng hợp tình hình giải ngân vốn cho các chương trình, dự
án phát triển tại huyện Võ Nhai tnh đến hết năm 2010 99
Bảng 2.19: Tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế tại huyện Võ
Nhai giai đoạn 2005-2010 101
Bảng 2.20: Thống kê tỷ lệ hộ nghèo tại huyện Võ Nhai giai đoạn 2001-2010 103
Bảng 2.21: So sá nh mộ t số chỉ tiêu giữ a hộ h ưởng dự án và hộ không
đượ c hưở ng dự á n 106


















vii
DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 2.1: Cơ cấu sử dụng đất đai của huyện Võ Nhai năm 2010 58
Biểu đồ 2.2: Cơ cấu thành phần dân tộc huyện Võ Nhai năm 2010 63
Biểu đồ 2.3: Cơ cấu vốn đầu tư chương trình 135 giai đoạn I 74
Biểu đồ 2.4: Cơ cấu vốn đầu tư chương trình 135 giai đoạn I 76
Biểu đồ 2.5: Cơ cấu vốn đầu tư chương trình 135 giai đoạn II 79
Biểu đồ 2.6: Cơ cấu vốn đầu tư chương trình 134 của Chính phủ 85
Biểu đồ 2.7: Cơ cấu vốn đầu tư dự án 661 của Chính phủ 90
Biểu đồ 2.8: Cơ cấu giá trị các ngành kinh tế huyện Võ Nhai 102
Biểu đồ 2.9: Tỷ lệ hộ nghèo qua các năm 104














1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của nghiên cƣ́ u đề tài
Vấn đề chống nghèo đói được Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm kể
từ năm 1992. Công tác xóa đói, giảm nghèo đã được triển khai mạnh mẽ ở
hầu hết các vùng và các địa phương nghèo; từ tỉnh, huyện đến xã, thu hút
được nhiều nguồn lực hỗ trợ và đạt được kết quả đáng khch lệ. Đời sống
dân cư ở nhiều vùng trong cả nước được cải thiện rõ rệt, đặc biệt là ở các
các tỉnh miền núi phía Bắc. Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt “Chiến lược
phát triển toàn diện về tăng trưởng và xóa đói giảm nghèo” ngày
21/5/2002. Đây là chiến lược toàn diện, đầy đủ, chi tiết phù hợp với mục
tiêu phát triển thiên nhiên kỷ của Liên hiệp quốc. Trong quá trình xây dựng
chiến lược có sự tham gia của các tổ chức quốc tế tại Việt Nam như UNDP,
WB, WWF,… tổng hợp thành chương trình mục tiêu quốc gia và được cụ
thể hóa bằng các chương trình, dự án đã và đang được thực hiện.
Trong thời kỳ phát triển nền kinh tế hội nhập, Việt Nam đã có những
bước cải thiện rõ rệt, tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và ổn định. Đồng thời
với những thành tựu đó là khoảng cách chênh lệch giàu nghèo trong cộng
đồng dân cư, chênh lệch giữa nông thôn và thành thị cũng tăng lên,…
Nhằm giải quyết những vấn đề đó, trong những năm qua Đảng và
Chính phủ đã thực hiện nhiều chương trình, dự án đầu tư trọng điểm nhằm
phát triển toàn diện nông nghiệp, nông thôn, đẩy nhanh mục tiêu xóa đói,
giảm nghèo. Các đề án phát triển nông nghiệp, nông thôn mới của Chính
Phủ được triển khai trong những năm qua càng thể hiện quyết tâm của
Đảng, nhà nước ta đang nỗ lực thu hẹp khoảng cách giàu, nghèo giữa khu
vực thành thị và nông thôn.

Huyện Võ Nhai là một huyện miền núi của tỉnh Thái Nguyên, là
huyện có tỷ lệ hộ và xã nghèo đói cao nhất tỉnh Thái Nguyên (gần 40% hộ


2
nghèo và hơn 30% xã nghèo). Do đó, huyện là đối tượng đầu tư của nhiều
chương trình, dự án phát triển của Chính phủ, của UBND tỉnh Thái Nguyên
và các tổ chức nước ngoài trong những năm qua. Mặc dù có nhiều dự án
đầu tư, nhưng kết quả và hiệu quả đầu tư thường chỉ được đánh giá một
cách riêng biệt, còn những đánh giá chung thì hầu như chưa được các cơ
quan chức năng quan tâm nghiên cứu đánh giá. Để trả lời các câu hỏi đặt
ra: Các chương trình, dự án đầu tư vào khu vực nông nghiệp, nông thôn
được triển khai tại huyện Võ Nhai như thế nào? Kết quả và hiệu quả của
các dự án đó ra sao? Tác động như thế nào đến sự phát triển kinh tế, văn
hoá, xã hội và xóa đói, giảm nghèo ở địa phương? Cần có các giải pháp gì
để thực hiện và quản lý có hiệu quả các chương trình, dự án đầu tư trên và
ở các giai đoạn tiếp theo? Xuất phát từ những vấn đề trên, tôi chọn đề tài:
"Đánh giá tác động của các chương trình, dự án phát triển nông thôn tới
xóa đói giảm nghèo ở huyện Võ Nhai tỉnh Thái Nguyên” nhằm tìm ra
những giải pháp góp phần giải quyết các hạn chế nêu trên.
2. Mục tiên nghiên cứu của đề tài
2.1. Mục tiêu chung
Đánh giá mức độ ảnh hưởng của các chương trình, dự án phát triển nông
nghiệp, nông thôn đến công tác xóa đói, giảm nghèo trên cơ sở đó đề xuất cá c
giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh hoạt động và hiệu quả của các chương
trình, dự án phát triển nông nghiệp, nông thôn tới xóa đói, giảm nghèo ở
huyện Võ Nhai.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hoá các vấn đề lý luận và thực tiễn về đói nghèo và các
chương trình, dự án phát triển nông nghiệp, nông thôn nhằm góp phần nâng

cao thu nhập, xóa đói, giảm nghèo cho người dân.
- Đánh giá kết quả thực hiện và ảnh hưởng của các chương trình, dự án
phát triển nông thôn đã triển khai đến xóa đói, giảm nghèo tại huyện Võ Nhai,
tỉnh Thái Nguyên.


3
- Đề xuất phương hướng và giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh hoạt động
và hiệu quả của các chương trình, dự án phát triển nông nghiệp, nông thôn tới
xóa đói, giảm nghèo ở huyện Võ Nhai.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
3.1. Đối tượng nghiên cứu của đề tài
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các chương trình, dự án đầu tư phát
triển nông nghiệp - nông thôn, người dân nằm trong khu vực dự án triển khai
tại huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2001-2010, tậ p trung trong
giai đoạ n 2008-2010.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
* Về nội dung: Tình hình triển khai và kết quả thực hiện các chương
trình, dự án phát triển nông thôn ở huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên giai
đoạn 2001 - 2010 và ảnh hưởng của các chương trình, dự án đó đến công tác
xóa đói, giảm nghèo tại huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên.
* Về không gian: Thực hiện tại huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên.
* Về thời gian: Các chương trình, dự án được phân tích thông qua các số
liệu trong những năm gần đây, chủ yếu là ở giai đoạn 2008-2010. Số liệu điều
tra hộ nông dân là số liệu hộ thực hiện trong năm 2009. Dự báo nhu cầu phát
triển trong lĩnh vực này ở tỉnh Thái Nguyên từ nay đến 2015 và 2020.
4. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn
gồm có 3 chương như sau:
Chương 1: Cơ sở khoa họ c về chương trình , dự án phát triển nông thôn

tới xóa đói giảm nghèo và phương pháp nghiên cứu đề tài
Chương 2: Thự c trạ ng ả nh hưởng của các chương trình dự án phát triển
nông thôn tới xóa đói giảm nghèo tại huyện Võ Nhai, Thái Nguyên
Chương 3: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện các chương
trình, dự án phát triển nông thôn gắn với giảm nghèo ở huyện Võ Nhai, tỉnh
Thái Nguyên


4
Chƣơng 1
CƠ SỞ KHOA HỌ C VỀ CÁC CHƢƠNG TRÌNH, DỰ ÁN
PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TỚI XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO
V PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
1.1. Cơ sở khoa học về nghè o đó i và các chƣơng trình , dự án phát triển
nông thôn
1.1.1. Cơ sở lý luận và thực tiễn về nghèo đói
1.1.1.1. Các khái niệm về nghèo đói
Hiệ n nay có r ất nhiều định nghĩa về nghèo và đói tuy nhiên có thể hiểu
về nghè o đó i dướ i cá c khí a cạ nh khá c nhau.
Ngân hàng phát triển Châu Á đưa ra định nghĩa về nghèo đói như sau:
Nghèo đói đó là tình trạng thiếu những tài sản cơ bản và cơ hội mà mỗi
con người có quyền được hưởng. Mọi người cần phải được tiếp cận với giáo
dục cơ sở và các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ cơ bản. Các hộ nghèo có quyền
duy trì cuộc sống bằng chnh lao động của họ và được trả công một cách hợp
lý, cũng như được sự bảo trợ khi có những biến động bên ngoài.
Có 2 phương pháp để đo mức nghèo đói:
- Xác định về mặt lượng nghèo đói có thể đo trực tiếp bằng cách đánh giá
xem hộ gia đình có được hưởng các tiêu chuẩn như: được sử dụng nước sạch, có
đủ thức ăn, có điều kiện đi khám bệnh, học hành và những tiêu chuẩn khác.
- Xác định gián tiếp bằng cách xem hộ gia đình có đủ nguồn tài chnh để

mua hàng hoá và những dịch vụ cần thiết (chính là số lượng thu nhập hoặc chi
tiêu được xác định của một hộ).
Thứ nhất “nghè o” là tì nh trạ ng củ a mộ t bộ phậ n d ân cư chỉ có cá c điề u
kiệ n vậ t chấ t và tinh thầ n để duy trì cuộ c số ng gia đình họ ở mứ c số ng tố i
thiể u trong điề u kiệ n chung củ a cộ ng đồ ng. Thứ hai “đó i” là mộ t bộ phậ n củ a
nhữ ng hộ nghè o mà cá c điề u kiệ n số ng củ a họ chưa đạt mức tối thiểu.


5
Mứ c số ng tố i thiể u là mứ c số ng trong đó nhữ ng nhu cầ u tự nhiên , nhu
cầ u tố i thiể u thuầ n tú y về mặ t vậ t chấ t như ăn , mặ t, ở,… phải đảm bảo nuôi
số ng con ngườ i. Mứ c số ng tố i thiể u ở mỗ i vù ng , mỗ i ngườ i sẽ khá c nhau tù y
thuộ c và o điề u kiệ n tự nhiên, điề u kiệ n xã hộ i củ a vù ng đó .
Tuy nhiên trong việ c xá c đị nh mộ t hộ có nghè o hoặ c đó i hay không cầ n
phải quan tâm thêm đến cái khác ngoài vật chất vì theo như một đị nh nghĩ a
của WorldBank thì “nghèo đói” đó là m ột sự thiếu đi những tài sản cần thiết
hay những cơ hội mà lẽ ra ở mỗi người đều có quyền được hưởng. Một người
nào đó có thể nghĩ nghèo là không có tiền thì vẫn đúng nhưng không đầy đủ.
Nghèo vì không có tiền chỉ là một dạng để đo lường nghèo đói. Nghèo còn do
thiếu sức khoẻ, dinh dưỡng, học vấn, sự an toàn, sự tự tin trong cuộc sống,
mối quan hệ xã hội, và quyền bình đẳng, hay thiếu mất cơ hội để phát triển,
dễ bị tồn thương và bất lực trước những thay đổi xung quanh. Hay nó khác
hơn, người nghèo là người có tình trạng sức khoẻ và hạnh phúc ở mức thấp.
Có hai dạng nghèo:
Nghèo tuyệt đối: là tình trạng không có khả năng thỏa mãn các nhu cầu
tối thiểu để duy trì cuộc sống. Khái niệm nghèo tuyệt đối có xu hướng đề cập
đến những người đang bị thiếu ăn (đói) còn nghèo tương đối đề cập đến
những người nghèo nhất về phân phối thu nhập ở một nước nhất định.
Nghèo tương đối: là tình trạng một bộ phận dân cư có mức sống dướ i
mức trung bình của cộng đồng tại địa phương.

Ranh giới của nghèo đói: Là ranh giới phân biệt tình trạng nghèo đói của
một cá nhân, tổ chức hoặc quốc gia nào đó thông qua các chỉ tiêu về mức
sống, thu nhập, trình độ học vấn, chỉ số HDI,… Ở nước ta ranh giới nghèo đói
được xác định bằng chuẩn nghèo đói, do Sở Lao động Thương binh và Xã hội
ban hành dựa trên thu nhập bình quân và mức chi tiêu của hộ gia đình.


6
Theo tiêu chuẩn nghèo mới của Việt Nam cho giai đoạn 2006 - 2010 đối
với khu vực nông thôn là 180.000 đồng/người/tháng và khu vực thành thị là
260.000 đồng/người/tháng.
Ngân hàng thế giới đã lấy chỉ tiêu tổng sản phẩm quốc gia (GNP) tính
theo đầu người làm thước đo ranh ngườ i nghèo khổ giữa các quốc gia. Thước
đo này được xác định theo 2 mức: 275 USD và 370 USD. Nếu ranh giới
GNP/người/năm bằng 275 USD thì số người nghèo chiếm 11% ở các nước
đang phát triển.
Nếu ranh giới GNP/người/năm bằng 370 USD thì số người nghèo chiếm
1/3 dân số tại các nước này. Với chuẩn mực này thì hiện nay trên thế giới có
khoảng 1,5 tỷ người sống trong tình trạng nghèo đói.
Theo liên hợp quốc thì: Nước nghèo nhất là nước có thu nhập bình quân
đầu người t hơn 200 USD/năm (tnh theo thu nhập quốc dân). Nước nghèo là
nước có thu nhập bình quân đầu người t hơn 500 USD/năm (tnh theo thu
nhập quốc dân).
Những quan niệm nghèo đói cho thấy khái niệm nghèo đói chỉ mang tính
chất tương đối. Tình trạng đói nghèo ở mỗi quốc gia khác nhau về mức độ, số
lượng tùy theo chất lượng cuộc sống của quốc gia đó. Nó thay đổi theo từng thời
kỳ tùy theo đặc điểm kinh tế xã hội của mỗi quốc gia. Người nghèo của quốc gia
này có thể có mức sống cao hơn mức sống trung bình của quốc gia khác.
Nguyên nhân của nghèo đói:
Nguyên nhân của sự nghèo đói: Rất khác nhau giữa các nước, các nền

kinh tế, các nhóm xã hội và các nhân tố dùng để đo sự nghèo đói cũng rất
khác nhau, nhưng chủ yếu tập trung vào các yếu tố sau:
- Vị tr địa lý, điều kiện tự nhiên: Cộng đồng dân cư đa số là người dân
tộc thiểu số sinh sống trong vùng núi cao, vùng sâu, vùng xa bị cô lập về cơ
sở hạ tầng và các dịch vụ xã hội, điều kiện đi lại và giao thương khó khăn,


7
khó tiếp cận với kỹ thuật tiên tiến, thiếu các thông tin cần thiết cho các hoạt
động sản xuất - kinh doanh và đáp ứng cho nhu cầu của cuộc sống… là
nguyên nhân chủ yếu dẫn đến nghèo đói.
- Dân tr, trình độ văn hoá, chuyên môn thấp cũng là nguyên nhân chủ
yếu dẫn đến nghèo đó. Trình độ văn hoá, chuyên môn thấp không có cơ hội
kiếm được công việc tốt, ổn định với thu nhập cao. Trình độ học vấn thấp
ảnh hưởng đến các quyết định có liên quan đến sinh đẻ, giáo dục, nuôi
dưỡng con cái… có ảnh hưởng không những đến thế hệ hiện tại mà cả thế
hệ trong tương lai.
- Nguyên nhân về nhân khẩu học, mà ở đây là quy mô hộ gia đình cũng
là yếu tố tác động đến đói nghèo. Người nghèo không có kiến thức cũng như
điều kiện tiếp cận với các biện pháp chăm sóc sức khoẻ sinh sản. Đông con
vừa là nguyên nhân vừa là hệ quả của nghèo đói.
- Các dịch vụ công cộng của Chính phủ chưa được cung cấp công bằng
giữa các vùng và các tầng lớp dân cư cũng là nguyên nhân của nghèo đói.
+ Nguồn lực nghèo nàn, do nghèo đói nên hộ không có khả năng đầu tư
vào nguồn nhân lực, nguồn vốn nhân lực thấp lại cản trở hộ thoát nghèo.
+ Sức khoẻ cũng là yếu tố quan trọng, sức khoẻ kém là nhân tố chính
đẩy con người vào nghèo đói. Họ nghèo do hai nguyên nhân gây ra từ sức
khoẻ kém: Thứ nhất mất đi thu nhập từ lao động do sức khoẻ yếu không làm
được; Thứ hai phải chi ph cao để chữa bệnh đã làm ảnh hưởng đến các khả
năng chi tiêu khác của hộ gia đình.

+ Người nghèo dễ bị tổn thương bởi những khó khăn, những biến động
bất thường xảy ra. Họ có thu nhập thấp nên họ ít có khả năng chống chọi với
những biến cố xảy ra trong cuộc sống khiến cho họ đã nghèo đói lại càng trở
nên nghèo đói hơn: Lạm phát, chi phí học hành của con cái, giá cả tiêu dùng
tăng cao,


8
+ Nghèo đói trong chừng mực nhất định có liên quan đến sự bất bình
đẳng xã hội, như chênh lệch về thu nhập và phúc lợi xã hội giữa các cá nhân,
giữa các hộ gia đình. Đó là tác động của các chính sách cải cách kinh tế - xã
hội trong quá trình phát triển của đất nước.
Theo Bộ LĐTB & XH,thực trạng nghèo đói ở ĐBSCL có mấy nguyên
nhân chnh: do lũ lụt; hộ nghèo từ nơi khác chuyển đến; thiếu đất sản xuất,
trình độ năng lực sản xuất hạn chế, giá nông thuỷ sản chưa ổn định, nên công
tác xoá đói - giảm nghèo sắp tới không dễ dàng.
Từ những nguyên nhân trên, chúng ta cần làm cho cộng đồng thông cảm
và chia sẽ với người nghèo, cần có sự trợ giúp của cộng đồng về kinh nghiệm
làm ăn, về vốn đối với người nghèo, xã hội hóa công tác xóa đói giả m nghèo ,
đồng thời dành một phần phúc lợi xã hội để giúp cho người nghèo giảm bớt
các khó khăn về nhu cầu vật chất, tinh thần, tạo ra các cơ hội về công ăn việc
làm, tiếp cận được với những tiến bộ khoa học kỹ thuật tiên tiến, tiếp cận
được với các nguồn vốn để phát triển sản xuất, giúp họ thoát nghèo.
1.1.1.2. Chuẩn mực (tiêu chí xác định) nghèo đói
* Tiêu chí của thế giới
Quan điểm của ngân hàng thế giới (WB) năm 1998
- Trong việc lựa chọn tiêu thức đánh giá WB đã lựa chọn tiêu thức phúc
lợi với những chỉ tiêu về bình quân đầu người bao gồm cả ăn uống, học hành,
mặc, thuốc men, dịch vụ y tế, nhà ở và giá trị hàng hoá lâu bền. Tuy nhiên,
báo cáo về những số liệu này về thu nhập ở Việt Nam sẽ thiếu chính xác bởi

phần lớn người lao động tự hành nghề.
- WB đưa ra hai ngưỡng nghèo:
+ Ngưỡng nghèo thứ nhất là số tiền cần thiết để mua một số lương thực
gọi là ngưỡng nghèo lương thực.


9
Ngưỡng nghèo lương thực, thực phẩm mà WB đưa ra theo cuộc điều
tra mức sống 1998 là lượng lương thực, thực phẩm tiêu thụ phải đáp ứng nhu
cầu dinh dưỡng với năng lượng 2000-2200 kcal mỗi người mỗi ngày. Người
dưới ngưỡng đó thì là nghèo về lương thực. Dựa trên giá cả thị trường để tính
chi phí cho rổ lương thực đó. Và theo tnh toán của WB chi ph để mua rổ
lương thực là 1.286.833 đồng/người/năm.
+ Ngưỡng nghèo thứ hai là bao gồm cả chi tiêu cho sản phẩm phi lương
thực, gọi là ngưỡng nghèo chung.
Cách xác định ngưỡng nghèo chung:
Ngưỡng nghèo chung = (ngưỡng nghèo lương thực) + (ngưỡng nghèo
phi lương thực).
Ngưỡng nghèo được tính toán về phần phi lương thực năm 1998 là
503.038 đồng/người/năm từ đó ta có ngưỡng nghèo chung là 1.789.871
đồng/người/năm.
- Quan điểm của tổ chức lao động quốc tế (International Labour
Organization viết tắt là ILO) về chuẩn nghèo đói:
+ Về chuẩn nghèo đói ILO cho rằng để xây dựng “rổ” hàng hoá cho
người nghèo cơ sở xác định là lương thực thực phẩm. Rổ lương thực phải phù
hợp với chế độ ăn uống sở tại và cơ cấu bữa ăn thch hợp nhất cho những
nhóm người nghèo. Theo ILO thì có thể thu được nhiều kcalo từ bất kỳ một
sự kết hợp thực phẩm mà xét về chi phí thì có sự khác nhau rất lớn. Với người
nghèo thì phải thoả mãn nhu cầu thực phẩm từ các nguồn kcalo rẻ nhất .
+ ILO cũng thống nhất với ngân hàng thế giới về mức ngưỡng nghèo

lương thực thực phẩm 2100 kcalo, tuy nhiên ở đây ILO tnh toán tỷ lệ lương
thực trong rổ lương thực cho người nghèo với 75% kcalo từ gạo và 25% kcalo
có được từ các hàng hoá khác được gọi là các gia vị. Từ đó mức chuẩn nghèo
hợp lý là 511.000 đồng/người/năm.


10
* Tiêu chí của Việt Nam
- Quan điểm của Tổng cục Thống kê Việt Nam năm 1998.
Tiêu chuẩn nghèo theo Tổng cục Thống kê Việt Nam được xác định
bằng mức thu nhập tính theo thời giá vừa đủ để mua một rổ hàng hoá lương
thực thực phẩm cần thiết duy trì với nhiệt lượng 2100 kcalo/ngày/người.
Những người có mức thu nhập bình quân dưới ngưỡng trên được xếp vào
diện nghèo.
- Quan điểm của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội năm 1998.
Quan điểm của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội cho rằng nghèo là
bộ tình trạng của một bộ phận dân cư không được hưởng và thoả mãn nhu cầu
cơ bản của con người mà những nhu cầu này đã được xã hội thừa nhận tuỳ theo
trình độ phát triển kinh tế xã hội và phong tục tập quán của từng khu vực.
+ Bộ Lao động Thương binh và Xã hội đã đưa ra chuẩn nghèo đói dựa
những số liệu thu thập về hộ gia đình như sau:
+ Hộ đói là hộ có mức thu nhập bình quân đầu người trong một tháng
quy ra gạo được 13 kg.
+ Hộ nghèo là hộ có mức thu nhập tuỳ theo vùng.
Vùng nông thôn, miền núi hải đảo là những hộ có thu nhập dưới 15 kg gạo.
Vùng nông thôn đồng bằng trung du dưới 20 kg gạo.
Vùng thành thị dưới 25 kg gạo.
Bên cạnh những khái niệm về đói nghèo đã trình bày ở trên, tuỳ thuộc
vào những giai đoạn, những hoàn cảnh khác nhau cũng như những mục tiêu
nghiên cứu khác nhau mà người ta có những cách tiếp cận khác nhau về

nghèo đói. Hiện nay, có thể tiếp cận nghèo đói theo các hướng sau:
- Người nghèo là những người dễ bị tổn thương. Người nghèo bị tổn
thương bởi những rủi ro trong sản xuất và đời sống. Khả năng hồi phục sau
những rủi ro của người nghèo là hạn chế hơn rất nhiều so với những người
khá giả.


11
Mức chuẩn nghèo được Việt Nam áp dụng trong giai đoạn 2001-2009 là
80.000 đồng/người/tháng tại vùng nông thôn miền núi và hải đảo, 100.000
đồng/người/tháng tại vùng nông thôn đồng bằng và 150.000 đồng/người/tháng
tại vùng thành thị.
Chuẩn nghèo giai đoạn 1998-2000: Thu nhập bình quân đầu người/tháng
trong hộ dưới: 15 kg gạo (tương đương 55.000 đồng) ở khu vực nông thôn
miền núi; 20 kg gạo (70.000 đồng) ở khu vực nông thôn đồng bằng và dưới
25 kg gạo (90.000 đồng) ở khu vực thành thị.
Chuẩn nghèo giai đoạn 2001-2009: Thu nhập bình quân đầu người/tháng
trong hộ: 80.000 đồng ở khu vực nông thôn miền núi; 100.000 đồng ở khu
vực nông thôn đồng bằng và 150.000 đồng ở khu vực thành thị.
Theo Quyết định số 170/2009/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 8
tháng 7 năm 2009 về việc ban hành chuẩn nghèo áp dụng cho giai đoạn 2006-
2010. Chuẩn nghèo giai đoạn này được xây dựng trên cơ sở quan trọng nhất
là “mức chi tiêu của hộ gia đình”. Trong đó, chi tiêu cho lương thực thực
phẩm đảm bảo năng lượng bình quân 2.100 Kcalo/ngày/người được xem là
vấn đề cốt lõi. Giá của khối lượng hàng hoá lương thực thực phẩm để đảm
bảo 2.100 Kcalo được tnh trên cơ sở giá trung bình của khoảng 40 mặt hàng
lương thực thực phẩm thiết yếu ở từng khu vực (thành thị và nông thôn). Cơ
cấu chi tiêu cho lương thực thực phẩm được xác định chiếm 60% trong tổng
chi tiêu, còn lại 40% thuộc về chi tiêu phi lương thực thực phẩm. Ngoài ra,
cùng với kết quả dự báo về mức thu nhập của nhóm hộ có thu nhập thấp và

yếu tố trượt giá (7-8%/năm), tốc độ tăng GDP (7,5-8%), mức tăng của tiền
lương (10-20%) và các yêu cầu ưu tiên đầu tư, xoá đói giảm nghèo cho khu
vực nông thôn miền núi. Từ năm 2006-2010, chuẩn nghèo áp dụng cho khu
vực nông thôn là 200.000 đồng/người/tháng và khu vực thành thị là 260.000
đồng/người/tháng. Theo chuẩn nghèo mới, cả nước có khoảng 3,9 triệu hộ


12
nghèo, chiếm 22% số hộ toàn quốc; tỷ lệ hộ nghèo cao nhất là vùng Tây bắc
(42%) và Tây Nguyên (38%), thấp nhất là vùng Đông Nam Bộ (9%)…
Mức chuẩn nghèo mới cao hơn mức cũ 2 lần, kéo theo số hộ được xếp
vào diện nghèo cũng tăng lên 3 lần.
Trên đây là một số khái niệm về nghèo đói cũng như một số hướng tiếp
cận nghèo đói. Tuỳ thuộc vào từng thời kỳ nghiên cứu cũng như phương
hướng nghiên cứu khác nhau mà có cách tiếp cận cho phù hợp. Trong đề tài
này, tác giả công nhận khái niệm nghèo đói của Việt Nam, đồng thời hướng
tiếp cận nghèo đói đối với người dân là tiếp cận về khía cạnh kinh tế, có nghĩa
là tiếp cận về thu nhập của người dân.
Phương án chuẩn nghèo này được đánh giá phù hợp với mức sống và thu
nhập của dân cư nói chung, cũng như thu nhập của 20% nhóm nghèo nhất;
phù hợp với tốc độ tăng của chuẩn nghèo trong cả quá trình từ năm 1996-
2009; đảm bảo được khả năng huy động nguồn lực thực hiện mục tiêu dự kiến
và đáp ứng được yêu cầu từng bước tiếp cận và hội nhập quốc tế.
1.1.1.3. Thực trạng đói nghèo và công tác xóa đói giảm nghèo
* Trên thế giới
Theo số liệu của Ngân hàng Thế Giới thì trong năm 2001 trên toàn thế
giới có 1,1 tỷ người (tương ứng với 21% dân số thế giới) có t hơn 1 đô la Mỹ
tính theo sức mua địa phương và vì thế được xem là rất nghèo. (Năm 1981 là
1,5 tỷ người, vào thời gian đó là 40% dân số thế giới, năm 1987 là 1,227 tỷ
người tương ứng 30% và năm 1993 là 1,314 tỷ người tương đương với 29%).

Phần lớn những người này sống tại châu Á, thế nhưng thành phần những
người nghèo trong dân cư tại châu Phi lại còn cao hơn nữa. Các thành viên
của Liên Hiệp Quốc trong cuộc họp thượng đỉnh thiên niên kỷ năm 2000 đã
nhất trí với mục tiêu cho đến năm 2015 giảm một nửa số những người có ít
hơn 1 đô la Mỹ. (Điểm 1 của những mục đch phát triển thiên niên kỷ). Theo
thông tin của Ngân hàng Thế Giới vào tháng 4 năm 2008 thì có thể đạt được


13
mục đch này nhưng không phải ở tất cả các nước. Trong khi nhờ vào tăng
trưởng kinh tế tại nhiều vùng của châu Á, tỷ lệ người nghèo giảm xuống rõ rệt
(từ 58% xuống còn 16% tại Đông Á) thì con số những người nghèo nhất lại
tăng lên ở châu Phi (gần gấp đôi từ 1981 đến 2001 phía Nam sa mạc Sahara).
Tại Đông Âu và Trung Á con số những người nghèo nhất đã tăng lên đến 6%
dân số. Nếu như đặt ranh giới nghèo là 2 đô la Mỹ mỗi ngày thì có tổng cộng
là 2,7 tỷ người nghèo, gần một nửa dân số thế giới. Nếu xếp theo thu nhập
bình quân đầu người thì các nước sau có tỷ lệ người nghèo cao nhất: Malawi,
Tanzania, Guiné-Bissau, Burundi và Yemen.
Trong giai đoạn vừa qua, cùng với sự phát triển kinh tế, ổn định chính trị
xã hội, công cuộc xoá đói giảm nghèo trên thế giới cũng đã mang lại được rất
nhiều thành công. Tỷ lệ người dân sống dưới mức nghèo khổ giảm đáng kể,
đặc biệt ở các khu vực Châu Á và Châu Phi. Thành tựu của xoá đói giảm
nghèo đạt được do các nguyên nhân: xung đột vũ trang giảm đáng kể cũng
như sự quan tâm của toàn thế giới đối với việc xoá đói giảm nghèo. Tuy
nhiên, hiện nay trên thế giới vẫn còn khoảng 1,2 tỷ người sống mức dưới
1USD/ngày hiện đang bị đói kinh niên, tập trung chính vẫn là ở Châu Á và
Châu Phi, bên cạnh đó một số nơi do xung đột vũ trang dẫn đến tình trạng
nghèo đói như khu vực Aganistan, khu vực Trung đông và một số nơi khác
trên thế giới.


1,2 tỷ người sống ở mức nghèo đói, trong đó chủ yếu dân châu Phi và Nam Á


14
Ngạc nhiên hơn, trong khi thế giới ngày càng đô thị hoá, số người nghèo
đói vẫn chủ yếu nằm ở các vùng nông thôn. Trong số 1,2 tỷ người trên thế
giới sống với chưa đầy 1 USD/ngày, đại đa số (700 triệu người) là nông dân
sản xuất nhỏ, những người lao động trên đồng ruộng và gia đình của họ ở
châu Phi hạ Sahara (phần châu Phi nằm phía Nam sa mạc Sahara) và Nam Á,
những người không thể nuôi sống bản thân, chưa kể đến số dân thành thị đang
tăng lên, do sản lượng nông nghiệp giảm sút trong nhiều thập kỷ qua.
Hầu hết những người bị đói là phụ nữ và trẻ em. Phụ nữ chiếm 80%
nông dân ở châu Phi, nhưng họ chỉ tiếp cận được 5% đất nông nghiệp, tín
dụng và các dịch vụ được mở rộng ở châu lục này. Châu Phi hạ Sahara chiếm
55% tỷ lệ chênh lệch về dinh dưỡng toàn cầu với những tác động tàn phá đối
với sự phát triển về thể chất và tinh thần của trẻ em. ½ trong toàn bộ trẻ em
Nam Á, hầu hết ở nông thôn, bị nhẹ cân so với tuổi.
Do đó, sự ủng hộ quốc tế và những khoản đầu tư của các nước đang phát
triển vào nông nghiệp bị giảm mạnh trong những năm 1980 - 1990. Giai đoạn
1980 - 2009, viện trợ nước ngoài cho các nước có thu nhập thấp để phát triển
nông nghiệp giảm từ 17% trong tổng số viện trợ xuống còn 3%. Trong những
năm 1990, tỷ lệ tăng trưởng chi phí công cộng toàn cầu về nghiên cứu nông
nghiệp đã giảm ½.
Nhu cầu lương thực toàn cầu đang tăng lên do dân số tăng và chế độ ăn
uống thay đổi, và mức tăng này đã bỏ xa tốc độ gia tăng sản lượng các mùa
vụ. Ví dụ, sản lượng ngô tnh theo đầu người ở châu Phi đã giảm 14% kể từ
năm 1980. Đến năm 2050, để đáp ứng dân số dự kiến tăng lên của châu Phi,
sản lượng lương thực của châu lục này cần phải tăng gấp đôi.
Ở mức độ nào đó, sự chênh lệch giữa cung và cầu lương thực đã được
đáp ứng bằng việc nhập khẩu. Nhập khẩu ngũ cốc thương mại của các nước

đang phát triển tăng gần gấp 3 lần trong giai đoạn 1990 - 2008. Nhưng sự phụ


15
thuộc ngày càng tăng lên về nhập khẩu lương thực cho thấy các nền kinh tế
này, đặc biệt những công nhân nghèo nhất, phụ thuộc nhiều vào giá cả thị
trường thế giới. Chỉ trong nửa đầu năm 2008, giá ngũ cốc đã tăng gấp đôi,
hoặc gấp 3 ở một số nước. Kể từ đó, giá lương thực đã giảm xuống 50 - 70%
ở nhiều nước, nhưng vẫn cao hơn mức trung bình 10 năm trước đây, khiến
cho hàng ngũ những người cực nghèo (những người phải chi 50 - 70% thu
nhập cho lương thực) tăng lên t nhất 100 triệu người.
Sản lượng lương thực tăng sẽ trở thành một thách thức trong thập kỷ tới.
Nguồn cung đất trồng trọt đang dần biến mất ở hầu hết các nước đang phát
triển. Sự khan hiếm nước cũng là một nguyên nhân kìm hãm sản lượng lương
thực ở các vùng nhiệt đới bán khô cằn ở châu Phi hạ Sahara và Nam Á, nơi
sức ép nhu cầu về đất lên cao. Theo các dự báo của Uỷ ban liên chính phủ về
biến đổi khí hậu, tình trạng thiên tai, trong đó có nạn hạn hán nghiêm trọng,
có thể trở nên thường xuyên hơn ở các khu vực này. Khi thế giới phục hồi từ
cuộc suy thoái, tốc độ tăng thu nhập và những thay đổi về chế độ ăn uống một
lần nữa sẽ gây sức ép về nhu cầu đối với nguồn cung lương thực của thế
giới Trong khi đó tại Châu Á công tác xoá đói giảm nghèo đã gặt hái được
nhiều thành công ấn tượng trong vòng 10 năm qua. Theo thống kê của Liên
hợp quốc số người sống dưới 1USD/ ngày ở Châu Á đã giảm từ 900 triệu
người năm 1990 xuống còn 650 triệu người năm 2007. Tuy nhiên, Châu Á
cũng đứng trước nhiều thách thức dẫn đến tình trạng đói nghèo như chiến
tranh, sự bất ổn về mặt chính trị ở một số nước cũng như thảm họa thiên tai.
Bên cạnh đó, thành tựu xoá đói giảm nghèo của Châu Á phụ thuộc rất nhiều
vào Trung Quốc, Việt Nam, đây là những quốc gia đã rất thành công trong
chương trình xoá đói giảm nghèo của mình. Cụ thể Việt Nam năm 1996 tỷ lệ
nghèo đói là 56,3% đã giảm xuống còn 22,6% năm 2006, như vậy trong vòng

10 năm Việt Nam đã giảm gần 50% số hộ nghèo.


16
1.1.2.2. Kinh nghiệm xoá đói giảm nghèo của Trung Quốc
Trung Quốc là một nước láng giềng với Việt Nam, có những điều kiện
kinh tế - xã hội tương đồng với Việt Nam. Trong những năm vừa qua, Trung
Quốc đã thu được những thành công vượt bậc trong phát triển kinh tế và xoá
đói giảm nghèo, đặc biệt trong chương trình xoá đói giảm nghèo đã đạt được
những thành tựu to lớn. Là quốc gia có tốc độ giảm nghèo nhanh nhất, từ 240
triệu hộ nghèo năm 1980 đến năm 2009 còn 25 triệu hộ, đời sống vật chất và
tinh thần của nhân dân nói chung và của đồng bào dân tộc thiểu số đã được
cải thiện rõ nét.
Giải pháp xoá đói, giảm nghèo mà Trung Quốc đưa ra rất thiết thực, cụ thể:
- Thực hiện theo hình thức cuốn chiếu, chẳng hạn giai đoạn đầu chọn
500 thôn nghèo nhất. Nhà nước tập trung đầu tư cho hai năm với nguồn lực
đủ mạnh để giải quyết những công trình bức xúc liên quan đến sản xuất, đời
sống dân sinh. Sau hai năm lại chuyển đầu tư cho các thôn tiếp theo.
- Đối với gia đình nghèo, trước hết giúp cho họ cách thức làm ăn, đi vào
phát triển sản xuất để đảm bảo cuộc sống, sức khoẻ, sau đó mới hỗ trợ đầu tư,
cho vay vốn để phát triển mạnh sản xuất để thoát nghèo bền vững, nhiều vùng
hướng mạnh vào chăn nuôi bò sữa.
- Thực hiện nhiều chnh sách ưu đãi đối với gia đình nghèo, địa phương
nghèo, có cơ chế động viên toàn xã hội tham gia vào chương trình giảm
nghèo, động viên các tổ chức phi chính phủ, các nhà máy, xí nghiệp tham gia
đầu tư vào các vùng nghèo, đẩy mạnh hợp tác quốc tế với nhiều hình thức
thích hợp như liên doanh đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất sữa quy mô lớn ở
các khu tự trị, tỉnh nghèo để thúc đẩy chăn nuôi bò sữa, tạo nhiều việc làm
tăng thu nhập cho nông dân để thoát nghèo bền vững.
- Coi trọng công tác tập huấn, bồi dưỡng kiến thức cho cán bộ về kỹ

năng sản xuất, tạo việc làm cho nông dân, quan tâm đào tạo nghề cho con em


17
nông dân để hướng tới mỗi gia đình có một người vào làm việc ở thành phố
góp phần giảm nghèo nhanh.
- Thực hiện cho gia đình nghèo vay vốn ưu đãi, phân công trách nhiệm
giúp đỡ các địa phương nghèo cho các cơ quan, ban ngành, tổ chức đoàn thể,
các địa phương giàu giúp đỡ địa phương nghèo cả về kinh nghiệm, vốn đầu
tư, cán bộ.
1.1.2.3. Kinh nghiệm xoá đói giảm nghèo của Malaysia
Chnh sách xoá đói giảm nghèo của Malaysia chính thức được hình
thành từ năm 1971 gắn liền với việc ban hành chính sách kinh tế mới của
Chính phủ. Kể từ đó, nó luôn được bổ sung, sửa đổi để phù hợp với nội dung
của các chính sách phát triển kinh tế - xã hội của Đất nước, như chnh sách
kinh tế mới (1970 - 1990), chính sách phát triển mới (1990 - 2000) và tầm
nhìn 2020.
Mục tiêu tổng thể của Chnh sách xoá đói giảm nghèo của Malaysia là
xoá bỏ hoàn toàn nghèo đói trên toàn quốc. Tuy nhiên, trong quá trình thực
hiện, mục tiêu giảm tỷ lệ nghèo đói được đặt ra theo từng thời kỳ nhất định, từ
49,3% năm 1970 xuống còn 16,7% năm 1990 và 7,2% năm 2000.
Để đạt được những mục tiêu trên, Chính phủ Malaysia đã lựa chọn các
chiến lược nhằm tạo cơ hội cho người nghèo tham gia tự tạo việc làm và các
hoạt động có thu nhập cao hơn. Do đa số người nghèo sinh sống ở vùng nông
thôn, nên Chính phủ dành nhiều ưu tiên thực hiện các chương trình và dự án
nhằm tạo điều kiện cho người dân nông thôn hiện đại hoá phương thức canh
tác, chuyển dịch cơ cấu sản xuất và cơ cấu sản phẩm để nâng cao thu nhập.
- Chương trình tái định cư nhằm đưa những người không có ruộng đất
hoặc những người có ruộng đất nhưng sản xuất không có hiệu quả đến những
vùng đất mới, ở đó họ có thể làm việc trong các đồn điền cao su hoặc sản xuất

dầu cọ. Tại nơi ở mới, những người định cư được cung cấp nhà ở với kết cấu
hạ tầng tốt về điện, nước.


18
- Chương trình cải tạo đất nông nghiệp thông qua việc dồn điền đổi thửa,
chuyển đổi cơ cấu cây trồng và áp dụng các kỹ thuật canh tác hiện đại. Ở một
số nơi, chương trình này cũng được thực hiện theo mô hình hợp tác xã để đạt
được những lợi ích sản xuất trên quy mô lớn.
- Chương trình kết hợp phát triển nông nghiệp và nông thôn với những
hoạt động chế biến nông sản, khuyến khích phát triển mạnh công nghiệp, tiểu
thủ công nghiệp và kinh doanh ở nông thôn để tạo thêm nguồn thu nhập.
- Chương trình sản xuất tăng vụ, liên canh và xen canh cây trồng trên
cùng một thửa đất để nâng cao hiệu quả và năng suất canh tác.
- Dự án thành lập các chợ của nông thôn ở các trung tâm đô thị để họ
bán trực tiếp sản phẩm của mình thay vì qua các trung gian.
- Chương trình hỗ trợ về đào tạo, tín dụng, khoa học kỹ thuật, tiếp thị
cho người dân nông thôn để họ có thể tìm được những việc làm phi nông
nghiệp hoặc thành lập các cơ sở sản xuất kinh doanh của riêng mình ở các
vùng nông thôn hoặc các thành thị.
Bên cạnh các chương trình và dự án nhằm nâng cao thu nhập, Chính phủ
cũng thực hiện nhiều biện pháp nhằm cải thiện chất lượng cuộc sống của
người nghèo, chẳng hạn như thông qua việc cung cấp kết cấu hạ tầng và các
dịch vụ xã hội. Đối với các vùng nông thôn, Chính phủ đã xây dựng đường
điện, điện thoại, ống nước, đường giao thông, cung cấp các dịch vụ y tế, xây
dựng trường học, bao gồm cả nhà ở nội trú cho học sinh,
Ngoài ra các tổ chức phi chính phủ và khu vực tư nhân cũng tự nguyện
tham gia tích cực vào công tác xoá đói giảm nghèo. Những hoạt động chính
của các chủ thể này bao gồm: hỗ trợ về tín dụng, đào tạo nghề và tìm kiếm
việc làm cho người nghèo, ngoài ra họ còn có các biện pháp hỗ trợ về điều

kiện nhà ở và việc học tập của con cái những người nghèo.

×