Tải bản đầy đủ (.pdf) (95 trang)

Nghiên cứu giải pháp xóa đói giảm nghèo cho nông ở huyện sơn động tỉnh bắc giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1005.49 KB, 95 trang )



i
MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1
1. Tính cấp thiết của đề tài 1
2. Mục tiêu nghiên cứu 2
2.1. Mục tiêu chung 2
2.2. Mục tiêu cụ thể 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2
3.1. Đối tượng nghiên cứu 2
3.2. Phạm vi nghiên cứu 3
4. Phương pháp nghiên cứu 3
4.1. Câu hỏi nghiên cứu 3
4.2. Các phương pháp nghiên cứu 3
4.3. Hệ thống các chỉ tiêu phân tích 7
5. Kết cấu của luận văn 8
Chƣơng 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ ĐÓI NGHÈO
VÀ XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO 9
1.1. Cơ sở lý luận của đề tài 9
1.1.1. Quan niệm về đói nghèo 9
1.1.2. Quan điểm nghèo đói của Việt Nam 10
1.1.3. Tiêu chí đánh giá nghèo đói 11
1.2. Cơ sở thực tiễn của đề tài 13
1.2.1. Tình hình nghèo đói trên thế giới 13
1.2.2. Kinh nghiệm xoá đói giảm nghèo của Trung Quốc 14
1.2.3. Kinh nghiệp xóa đói giảm nghèo của Hàn Quốc 15
1.2.4. Kinh nghiệm xoá đói giảm nghèo của Malaysia 16
1.2.5. Kinh nghiệm xóa đói giảm nghèo của Việt Nam 18
1.2.6. Nguyên nhân dẫn đến đói nghèo ở Việt Nam 24


1.2.7. Những giải pháp trong chiến lược xoá đói giảm nghèo ở Việt Nam 28



ii
Chƣơng 2. THỰC TRẠNG NGHÈO ĐÓI VÀ XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO CHO
NÔNG HỘ Ở HUYỆN SƠN ĐỘNG - BẮC GIANG 29
2.1. Tình hình cơ bản của huyện Sơn Động 29
2.1.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên 29
2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội của huyện Sơn Động 32
2.1.3. Phân tích SWOT trong phát triển kinh tế thực hiện giảm nghèo của
huyện Sơn Động 34
2.1.4. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội huyện Sơn Động 2010 36
2.2. Thực trang nghèo đói của huyện Sơn Động 39
2.2.1. Thực trạng nghèo đói của huyện 39
2.2.2. Những chính sách thực hiện giảm nghèo ở huyện Sơn Động trong thời gian
qua 41
2.2.3. Thực trạng phát triển sản xuất và nghèo đói của nhóm hộ điều tra 45
2.2.4. Phân tích nguyên nhân, hậu quả ảnh hưởng đến nghèo đói của hộ gia đình 60
2.2.5. Đánh giá ảnh hưởng của các nhân tố tới thu nhập của hộ bằng hàm sản
xuất Cobb - Douglas 68
2.2.6. Kết luận về nguyên nhân tác động đến sản xuất của hộ 72
Chƣơng 3. PHƢƠNG HƢỚNG, MỤC TIÊU VÀ CÁC GIẢI PHÁP XOÁ ĐÓI
GIẢM NGHÈO CHO NÔNG HỘ HUYỆN SƠN ĐỘNG - BẮC GIANG 74
3.1. Quan điểm và mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội huyện Sơn Động giai
đoạn 2011 - 2020 74
3.1.1. Quan điểm phát triển 74
3.1.2. Mục tiêu phát triển 75
3.2. Định hướng phát triển các ngành, lĩnh vực trong giai đoạn 2011 - 2015,
2016 - 2020 76

3.2.1. Phương hướng phát triển ngành nông - lâm - thủy sản 76
3.2.2. Phương hướng phát triển ngành công nghiệp - xây dựng 76
3.2.3. Phương hướng phát triển ngành dịch vụ 76
3.3. Một số giải pháp xoá đói giảm nghèo cho hộ nông dân 76


iii
3.3.1. Giải pháp về vốn 77
3.3.2. Giải pháp về vấn đề đất đai, nhà ở 77
3.3.3. Tổ chức tập huấn khoa học kỹ thuật cho người dân 78
3.3.4. Phát triển các ngành nghề phụ trong nông thôn 79
3.3.5. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp - nông thôn 79
3.3.6. Bài trừ các tệ nạn xã hội 80
3.3.7. Phát triển sản xuất trồng trọt 81
3.3.8. Phát triển chăn nuôi 81
3.3.9. Phát triển nghề rừng 82
3.3.10. Giải pháp về thị trường 82
KẾT LUẬN 84
TÀI LIỆU THAM KHẢO 86
PHỤ LỤC 88


iv
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT

TT
Nội dung
Ký hiệu, viết tắt
1
Đồng Đô la Mỹ

USA
2
Đồng Việt Nam đồng
đ
3
Hàm sản xuất Cobb - Douglas
CD
4
Lao động

5
Lao động - Thương binh - Xã hội
LĐ - TB - XH
6
Ngân hàng phát triển Châu Á
ADB
7
Tổng thu nhập quốc nội
GDP
8
Sản xuất
SX
9
Cán bộ công nhân viên
CBCNV
10
Hợp tác xã
HTX
11
Nhà xuất bản

NXB
12
Doanh nghiệp
DN
13
Nông nghiệp
NN






v
DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.1. Chuẩn nghèo qua các giai đoạn 13
Bảng 1.2. Tỷ lệ nghèo đói bình quân các vùng của Việt nam qua các năm 19
Bảng 2.1. Tình hình sử sụng quỹ đất của huyện Sơn Độngnăm 2010 31
Bảng 2.2. Nhân khẩu và lao động của huyện Sơn Động, 2010 33
Bảng 2.3. Tình hình sản xuất lương thực của huyện, 2009 - 2010 37
Bảng 2.4. Cơ cấu kinh tế huyện Sơn Động, 2008 - 2010 38
Bảng 2.5. Thực trạng nghèo đói của huyện Sơn Động 40
Bảng 2.6. Thông tin chung về chủ hộ điều tra, Sơn Động năm 2010 45
Bảng 2.7. Tình hình dân tộc của nhóm hộ điều tra,Sơn Động 2010 46
Bảng 2.8. Tình hình nhân khẩu và lao động của nhóm hộ điều tra, 2010 47
Bảng 2.9. Tình hình đất đai của nhóm hộ điều tra, 2010 48
Bảng 2.10. Tình hình trang bị tài sản phục vụ đời sống của hộ, 2010 49
Bảng 2.11. Tình hình trang bị tài sản phục vụ sản xuất của hộ, 2010 50
Bảng 2.12. Phân tổ thu nhập theo nhóm hộ điều tra, 2010 52

Bảng 2.13. Các nguồn thu của nhóm hộ điều tra, Sơn Động 2010 54
Bảng 2.14. Kết quả sản xuất ngành trồng trọt của hộ 58
Bảng 2.15. Tình hình sản xuất ngành chăn nuôi của hộ, 2010 59
Bảng 2.16. Tổng hợp nguyên nhân dẫn đến đói nghèo của hộ điều tra, 2010 60
Bảng 2.17. Tình hình đất đai phục vụ sản xuất của hộ 63
Bảng 2.18: Tình hình vốn và vốn vay của hộ 64
Bảng 2.19. Tổng hợp kinh nghiệm sản xuất của hộ, 2010 66
Bảng 2.20. Lao động của nhóm hộ điều tra, 2010 67
Bảng 2.21: Thu nhập từ làm thuê của hộ điều tra, 2010 68
Bảng 2.22. Kết quả hàm sản xuất Cobb-Douglas 69







vi
DANH MỤC CÁC ĐỒ THỊ

Đồ thị 2.1: Có cấu kinh tế huyện Sơn Động, 2008 - 2010 39
Đồ thị 2.2: Đường cong Lorenz 53
Đồ thị 2.3: Biểu đồ biểu diễn thu nhập của nhóm hộ điều tra 57



1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Kinh tế Việt Nam tăng trưởng diễn ra nhanh trong suốt thập niên 90 và

những năm của thập niên 2000; công cuộc giảm nghèo triển khai mạnh mẽ từ
những năm 1993 đã đem đến kết quả rất tốt về giảm nghèo. Tỷ lệ nghèo giảm
mạnh từ 58% năm 1993 xuống còn 38% năm 1998; 18,1% năm 2004; 15,5%
năm 2006, 14,87% năm 2007 và 11% năm 2009. Trong vòng 15 năm qua Việt
Nam đã giảm 3/4 số người nghèo, bước vào năm 2009 thu nhập bình quân theo
đầu người vượt mức 1000USD; đời sống của đại đa số người dân được cải thiện
đáng kể, nhất là nhóm hộ nghèo.
Tuy nhiên, trong giai đoạn này các huyện có đông đồng bào dân tộc thiểu số
sinh sống có tỷ lệ nghèo cao, tốc độ giảm nghèo vẫn diễn ra chậm. Tình trạng nghèo
khổ, tuổi thọ, tình trạng dinh dưỡng và những chỉ số đo lường mức sống khác ở
vùng đồng bào dân tộc vẫn còn ở mức thấp mặc dù có rất nhiều chính sách, chương
trình đã được đưa vào thực hiện nhằm hỗ trợ các huyện này và đồng bào dân tộc
thiểu số. Tình trạng nghèo của nhóm dân tộc thiểu số cao gấp 4,5 lần so với người
Kinh và người Hoa, trong khi đồng bào dân tộc thiểu số chỉ chiếm tới 14% dân số
cả nước nhưng số người nghèo lại chiếm 36% tổng số người nghèo vào năm 2005.
Sự giảm nghèo của các huyện vùng cao, đồng bào dân tộc thiểu số diễn ra chậm hơn
các huyện trung du, đồng bằng. Tính đến cuối năm 2006 cả nước có 58 huyện có tỷ
lệ nghèo cao gấp 3,5 lần tỷ lệ nghèo chung của cả nước, thu nhập bình quân đầu
người ở các huyện này đạt từ 2,3-4,3 triệu đồng/năm chỉ bằng 1/3 mức bình quân
đầu người chung của cả nước. Đầu năm 2007 bổ sung thêm 03 huyện do mới chia
tách và tái nghèo, nâng tổng số lên 61 huyện có tỷ lệ nghèo cao trong cả nước. Và
tới năm 2009 con số huyện nghèo cả nước đã tăng lên 62 huyện. Vấn đề đặt ra là
cần phải có giải pháp gì hỗ trợ các huyện nghèo để đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh
tế - xã hội, về thu nhập, mức sống giữa các huyện này với các địa phương khác
trong nước.


2
Xóa đói giảm nghèo cũng giống như chữa bệnh, điều cốt lõi là phải tìm ra
được đâu là những nguyên nhân dẫn tới tình trạng nghèo đói, trong đó nguyên nhân

nào là nguyên nhân chính. Từ đó, đề ra được những giải pháp đúng đắn, hiệu quả
nhất nhằm giúp người dân xóa đói giảm nghèo.
Sơn Động là huyện vùng cao của tỉnh Bắc Giang. Trong những năm qua tình
hình kinh tế - xã hội đã có nhiều tiến bộ đáng kể. Mặc dù đã đạt được thành quả
đáng kể trong công tác XĐGN, song thu nhập bình quân đầu người ở Bắc Giang
còn thấp và tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh còn cao so với bình quân chung của cả nước. Do
vậy, XĐGN vẫn là một công tác đòi hỏi tỉnh Bắc Giang phải tiến hành thường
xuyên, liên tục.
Xuất phát từ những lý do đó, tôi lựa chọn đề tài: “Nghiên cứu giải pháp xóa
đói giảm nghèo cho nông ở huyện Sơn Động tỉnh Bắc Giang”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu chung
Đề xuất một số giải pháp phù hợp trợ giúp cho huyện nghèo Sơn Động ở tỉnh
Bắc Giang giảm nghèo nhanh, chống tái nghèo, thu hẹp khoảng cách về thu nhập và
mức sống giữa các huyện.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hoá được những vấn đề lý luận và thực tiễn về nghèo đói.
- Đánh giá được thực trạng nghèo đói của huyện Sơn Động
- Chỉ ra được những nguyên nhân chính dẫn đến nghèo đói của hộ nông dân
huyện Sơn Động.
- Đề xuất được một số giải pháp nhằm xoá đói giảm nghèo cho hộ nông dân
huyện Sơn Động.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là tình hình sản xuất và nghèo đói của các
hộ nông dân huyện Sơn Động.


3
3.2. Phạm vi nghiên cứu

3.2.1. Địa điểm nghiên cứu
Đề tài được nghiên cứu tại huyện nghèo Sơn Động của tỉnh Bắc Giang.
3.2.2.Thời gian nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu những số liệu sơ cấp năm 2010 và số liệu thứ cấp
thứ cấp kỳ 2008 - 2010, một số số liệu đầu năm 2011.
3.2.3. Nội dung nghiên cứu
Đề tài được giới hạn trong phân tích nguyên nhân và các nhân tố ảnh hưởng
đến thu nhập và nghèo đói của hộ nông dân, qua đó đề xuất một số giải pháp cơ bản.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
4.1. Câu hỏi nghiên cứu
Một là, tại sao phải nghiên cứu đói nghèo ở huyện Sơn Động? Sơn Động là
huyện nghèo nhất của Bắc Giang, mặc dù trong những năm qua số hộ nghèo liên tục
giảm. Tuy nhiên, chất lượng xóa đói giảm nghèo chưa mang tính bền vững. Chính
vì vậy, tôi tiến hành nghiên cứu XĐGN cho huyện, từ đó đề xuất được một số giải
pháp cho hộ nông dân phát triển sản xuất và thoát nghèo.
Hai là, nguyên nhân nào dẫn tới đói nghèo của hộ, đâu là tác động chính, đâu
là tác động phụ? Để làm được điề này, chúng ta cần phải ứng dụng phần mềm tin
học vào ước lượng để tránh những kết luận mang tính chủ quan của người nghiên
cứu. Trong đề tài này, tôi ứng dụng hàm Cobb - Douglas vào phân tích.
Ba là, giải pháp xoá đói giảm nghèo nào phù hợp với điều kiện thực tế của
hộ nông dân ? Vì vậy, khi nghiên cứu XĐGN, chúng ta phải đi tìm và phân tích
những nguyên nhân thực tế dẫn tới nghèo đói.
4.2. Các phương pháp nghiên cứu
4.2.1. Cơ sở phương pháp luận
Đề tài lấy quan điểm chủ nghĩa duy vật biện chứng làm cơ sở phương pháp
luận của mình.
Chủ nghĩa duy vật biện chứng cho ta phương pháp nhìn nhận sự vật, hiện
tượng trong trạng thái vận động và phát triển và trong mối quan hệ biện chứng với
các sự vật, hiện tượng khác.



4
4.2.2. Phương pháp thu thập thông tin
a. Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp
Số liệu thứ cấp được thu thập thông qua các ấn phẩm, các tài liệu, báo cáo
của các địa phương, các phòng Thống kê, Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn và
các cán bộ có trách nhiệm ở địa phương.
b. Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp
- Phương pháp xác định mẫu điều tra.
Việc chọn hộ nghiên cứu là bước hết sức quan trọng có liên quan trực tiếp
tới kết quả nghiên cứu. Vì vậy việc chọn hộ điều tra phải mang tính đại diện cao
cho vùng nghiên cứu. Để xác định số hộ cần điều tra nghiên cứu, ta sử dụng công
thức sau:
2
22



t
n

-

: Phạm vi sai số cho phép.
- n: số hộ phải điều tra.
- t: Giá trị kiểm định (t = 1,9544 với

= 0,05).
-


2
: Phương sai của tổng thể chung.
Để ước lượng

2
ta dung phương sai chọn mẫu (S
2
được tính cho 30 hộ điều
tra thử) và ước lượng theo công thức sau:

1
2
2
2
2
)1()1(
U
sn
U
sn 




Trong đó:
S
2
: phương sai mẫu
n: dung lượng mẫu
U

1
, U
2
: chênh lêch mẫu và được tra từ bảng phân phối. Sau đó dựa vào công thúc
tính n, ta xác định được số lượng mẫu điều tra là n = 175 mẫu. Tuy nhiên để tăng độ
chính xác và để loại trừ những mẫu không đạt chất lượng hoặc số liệu điều tra trùng
nhau nên số lượng mẫu được tăng lên là 180 mẫu.


5
Sau khi xác định được số mẫu điều tra, tôi xác định địa điểm tiến hành điều
tra tại 4 điểm là: Thị trấn An Châu, xã Vân Sơn, xã Long Sơn, xã Giáo Liêm. Việc
chọn hộ để điều tra là hoàn toàn ngẫu nhiên. Lựa chọn điểm điều tra được thể hiện
thông qua bảng sau:
Bảng lựa chọn điểm điều tra
TT

Số hộ
Ghi chú
1
Thị trấn An Châu
45
Đại diện cho xã có tỷ lệ hộ nghèo thấp nhất
2
Vân Sơn
45
Đại diện cho xã có tỷ lệ hộ nghèo cao nhất
3
Long Sơn
45

Đại diện cho các xã SX công nghiệp và thủy sản
4
Giáo Liêm
45
Đại diện cho các xã phát triển nông lâm nghiệp

Tổng
180
Đại diện cho toàn huyện
- Sau khi tiến hành xác định được số lượng mẫu cần điều tra và địa điểm điều
tra, bước tiếp theo là xây dựng phiếu điều tra tình hình kinh tế và đói nghèo của hộ.
- Thu thập tình hình của hộ bằng phiếu điều tra xây dựng trước. Qua phiếu
điều tra này sẽ cho phép thu thập được các thông tin định tính và định lượng về vấn
đề liên quan đến sản xuất và nguyên nhân nghèo đói của hộ.
- Phương pháp chuyên gia, chuyên khảo: Thu thập thông tin qua các cán bộ
địa phương, người lãnh đạo trong cộng đồng và những người dân có uy tín trong
cộng đồng. Phương pháp này đặc biệt cho phép khai thác được những kiến thức bản
địa của người dân địa phương.
4.2.3. Phương pháp tổng hợp, xử lý số liệu
a. Đối với thông tin thứ cấp
Sau khi thu thập được các thông tin thứ cấp, tiến hành phân loại, sắp xếp
thông tin theo thứ tự ưu tiên về độ quan trọng của thông tin. Đối với các thông tin là
số liệu thì tiến hành lập lên các bảng biểu.
b. Đối với thông tin sơ cấp
Phiếu điều tra sau khi hoàn thành sẽ được kiểm tra và nhập vào máy tính
bằng phần mềm Excel để tiến hành tổng hợp, xử lý.


6
4.2.4. Phương pháp phân tích thông tin

a. Phương pháp phân tổ
Do khi tiến hành điều tra không căn cứ theo tiêu chuẩn đói nghèo của Bộ Lao
động - Thương bình - Xã hội, do đó phân tổ để xác định đâu là hộ nghèo, đâu là hộ khá
và đâu là hộ trung bình là hết sức quan trọng. Để tiến hành phân tổ, tôi sử dụng phương
pháp đồ thị. Có nghĩa sau khi tính thu nhập bình quân của tất cả các mẫu, sắp xếp theo
chiều tăng dần và tiến hành xác định khoảng cách tổ một cách phù hợp.
b. Phương pháp hàm sản xuất Cobb - Douglas
Để phân tích ảnh hưởng của các nguyên nhân đến kết quả sản xuất của hộ, đề
tài sử dụng hàm sản xuất Cobb - Douglas (CD) để phân tích.
Hàm CD có dạng:
CmDmDCDCbn
n
bb
eeeXXAXY
22112
2
1
1


Trong đó:
Y: biến phụ thuộc. Trong mô hình Y là thu nhập của hộ
X
i
: là các biến độc lập định lượng (
___
,1 ni 
)
D
j:

là các biến độc lập thuộc tính (
___
,1 mj 
)
Hàm sản xuất CD được giải bằng phương pháp logarit hoá hai vế và giải trên
phầm mềm EXCEL.
c. Phương pháp so sánh
Phương pháp so sánh được dùng để so sánh các chỉ tiêu giữa các nhóm hộ
nghèo, hộ trung bình và hộ khá, giữa khu vực thuận lợi và khu vực khó khăn.
d. Phương pháp đồ thị
Để xác định sự bất bình đẳng trong thu nhập, đề tài sử dụng đường cong
Lorenz và hệ số Gini làm cơ sở cho phân tích so sánh đói nghèo.


7
Đường cong Lorenz có dạng:
Đường cong
Lorenz càng
cách xa đường
45
0

càng chứng
tỏ sự bất bình
đẳng trong thu
nhập càng lớn.

Hệ số Gini được đo bằng cách chia diện tích của hình nằm giữa đường 45
o


đường cong Lorenz và diện tích của tam giác vuông nằm giữa đường 45
o
và trục
hoành. 0 ≤ G ≤ 1. G càng gần 0, mức độ bình đẳng trong phân phối thu nhập càng
cao và ngược lại
4.3. Hệ thống các chỉ tiêu phân tích
4.3.1. Các chỉ tiêu phản ánh tình hình sản xuất của hộ
(1) Tổng giá trị sản xuất của hộ: GO (Gross Output) là toàn bộ giá trị sản
phẩm do hộ làm ra, được tính bằng tổng của các sản phẩm làm ra quy về giá trị.
GO = ∑p
i
q
i
(i = 1:n)
Trong đó: q
i
khối lượng sản phẩm phẩm i
P
i
: giá của sản phẩm i
(2) Chi phí trung gian: IC (Intermediate Cost) là toàn bộ những chi phí phục
vụ quá trình sản xuất của hộ (không bao gồm trong đó giá trị lao động, thuế, chi phí
tài chính, khấu hao).
IC = ∑ C
i
(i = 1:n)
(3) Giá trị gia tăng: VA (Value Added) là phần giá trị tăng thêm của hộ khi
sản xuất trên một đơn vị diện tích.
VA = GO - IC
(4) Hệ số Gini (G): là hệ số phản ánh sự bất bình đẳng trong thu nhập.


Tỷ lệ % thu
nhập
Cộng dồn
100





80




Đường
cong
Lorenz
60




40




20





0
20
40
60
80
100

Tỷ lệ % hộ cộng dồn


8
Công thức tính:
100
)(
1
1




iii
FFP
G

Trong đó:
G: Hệ số Gini
P

i
: Tỷ lệ % dân số
F
i
: Tỷ lệ thu nhập cộng dồn
Hệ số Gini nhận giá trị từ 0 đến 1
4.3.2. Các chỉ tiêu bình quân
Công thức tính số bình quân:
n
X
n
i
i
X




1

Các số bình quân như: thu nhập bình quân, diện tích bình quân, nhân khẩu
bình quân, độ tuổi bình quân …
4.3.3 Chỉ tiêu hiệu suất biên một đơn vị của biến độc lập
(1) Đối với biến định lượng:
_
_
X
Y
bY
i



Ý nghĩa: đầu tư thêm 1 đơn vị yếu tố i sẽ mang lại thêm bao nhiêu đơn vị yếu
tố thu nhập (Y)
(2) Đối với biến thuộc tính:
Cj
eY 

(3)Ý nghĩa: Nếu đại lượng Dj = 1 thì thu nập sẽ tăng thêm 1 lượng là
Cj
e

5. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, Luận văn được chia làm 3 chương:
- Chương 1: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về đói nghèo và xóa đói giảm nghèo.
- Chương 2: Thực trạng nghèo đói và xóa đói giảm nghèo cho nông hộ ở
huyện Sơn Động - tỉnh Bắc Giang.
- Chương 3: Một số giải pháp chủ yếu đẩy mạnh thực hiện xóa đói giảm
nghèo cho nông hộ ở huyện Sơn Động - tỉnh Bắc Giang.
Kết luận.
Danh mục tài liệu tham khảo.
Phụ lục


9
Chƣơng 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ
ĐÓI NGHÈO VÀ XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO
1.1. Cơ sở lý luận của đề tài
1.1.1. Quan niệm về đói nghèo

Trong cuộc sống hàng ngày của con người, để tồn tại được thì cần phải giải
quyết được những nhu cầu cơ bản nhất. Những nhu cầu này được chia ra làm hai
dạng, đó là những nh cầu về vật chất và những nhu cầu về tinh thần hay còn gọi là
những giá trị của cuộc sống.
Nhu cầu vật chất thiết yếu như: ăn, mặc, ở, đi lại.
Nhu cầu tinh thần thiết yếu như: giáo dục, y tế, giao tiếp.
Những nhu cầu này cần được đáp ứng ở một mức độ nhất định nào đó, mà
người ta goi là mức sống tối thiểu của cộng đồng Nghĩa là nếu không đạt được đến
mưc này, con người không thể đảm bảo cuộc sống để phát triển một cách bình
thường được.
Do vậy, khi nghiên cứu đói nghèo chúng ta cần phải nghiên cứu tới nhu cầu,
hay còn gọi là mức sống tối thiểu của người dân.
Nghèo đói là một khái niệm mang tính chất động, nó biến đổi tuỳ thuộc vào
không gian, thời gian và xuất phát điểm của mỗi địa phương, mỗi quốc gia. Tuỳ
thuộc vào từng quốc gia, từng thời điểm khác nhau, cũng như quan điểm nghiên cứu
khác nhau mà nghèo đói được phát biểu khác nhau. Sau đây là một số khái niệm cơ
bản về nghèo đói:
- Khái niệm nghèo đói của một số tổ chức quốc tế: nghèo là tình trạng một bộ
phận dân cư chỉ có các điều kiện vật chất và tinh thần để duy trì cuộc sống của gia đình
họ ở mức tối thiểu trong điều kiện chung của cộng đồng [22].
- Khái niệm nghèo đói do Hội nghị chống Đói nghèo Khu vực Châu Á - Thái
Bình Dương do ESCAP tổ chức tại Băng Cốc - Thái Lan, 1993: Nghèo là tình trạng
một bộ phận dân cư không được hưởng và thoả mãn các nhu cầu cơ bản của con


10
người mà những nhu cầu này đã được xã hội thừa nhận tuỳ theo trình độ phát triển
kinh tế xã hội và phong tục tập quán từng địa phương [8].
- Khái niệm nghèo đói của Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB).
Ngân hàng phát triển Châu Á đã phát biểu nghèo đói dưới hai hình thức là

nghèo tương đối và nghèo tuyệt đối [14].
Nghèo tương đối: là tình trạng một bộ phận dân cư có mức sống dưới mức trung
bình của cộng đồng, tại một thời điểm nào đó.
Nghèo tuyệt đối: là tình trạng một bộ phận dân cư không có khả năng thoả
mãn các nhu cầu tối thiểu nhằm duy trì cuộc sống, nghĩa là không có khả năng đạt
đến một tiêu chuẩn tối thiểu của cuộc sống.
1.1.2. Quan điểm nghèo đói của Việt Nam
Việt Nam là một nước nông nghiệp đang phát triển, đời sống của người dân
còn thấp, một bộ phận dân chúng còn sống dưới mức đói nghèo. Trong đó, vẫn có
hộ gia đình bị đói, tình trạng đứt bữa vẫn còn xảy ra đối với những người nghèo
nhất. Do vậy, qua nhiều cuộc điều tra, khảo sát, nghiên cứu, các nhà nghiên cứu và
quản lý các bộ đã đi đến thống nhất cần có một khái niệm riêng, chuẩn mức riêng
cho nghèo đói ở Việt Nam.
Ở Việ Nam, nghèo đói được quan niệm đơn giản hơn, trực diện hơn, bởi đây
là những quan niệm chính của người nghèo. Người dân miền núi họ nói rằng: nghèo
đói là gì ư? Là hôm nay con tôi ăn khoai, ngày mai không biết con tôi ăn gì? Bạn
nhìn nhà ở của tôi thì biết, trong nhà nhìn thấy mặc trời, khi mưa trong nhà cũng
như ngoài sân. Một số người Hà Tĩnh thì trả lời: nghèo đói đồng nghĩa với nhà ở
bằng tre, nứa, lá tạm bợ, xiêu vẹo, dột nát; không đủ đất đai sản xuất, không có trâu
bò, không có tivi, con cái thất học, ốm đau không có tiền khám chữa bệnh… Như
vậy, quan niệm về nghèo đói hay nhận dạng về nghèo đói từng vùng, từng nhóm
dân cư nhìn chung không có sự khác biệt đáng kể, tiêu chí chung nhất để xác định
nghèo đói là những nhu cầu cơ bản của con người về: ăn, ở, mặc, y tế, giáo dục, văn
hóa, đi lại và giao tiếp xã hội không được thỏa mãn. Sự khác nhau chung nhất là
thỏa mãn ở mức cao hay thấp mà thôi, điều này phụ thuộc vào trình độ phát triển
kinh tế - xã hội cũng như phong tục tập quán của từng vùng.


11
Hiện nay, có thể tiếp cận nghèo đói theo các hướng sau:

- Tiếp cận về dinh dưỡng: người nghèo là những người có mức tiêu thụ Calo
đạt dưới 2.100 kcalo/người/ngày [8]. Chỉ tiêu này do Tổ chức Y tế Thế giới xây
dựng cho mỗi thể trạng trung bình của con người. Chỉ tiêu này áp dụng cho những
nước phát triển cũng như những nước đang phát triển.
- Tiếp cận về thu nhập: người nghèo là những người có mức thu nhập không
đảm bảo cho cuộc sống và chi tiêu [8]. Trong cuộc sống hàng ngày, ngoài những
nhu cầu về lương thực và thực phẩm, con người có nhiều những nhu cầu cần phải
đảm bảo khác như nhà ở, mặc, y tế, giáo dục Do vậy nếu thu nhập không đảm bảo
trang trải được cuộc sống và chi tiêu thì được coi là nghèo đói.
- Tiếp cận về xã hội: người nghèo là những người không được tiếp cận
những dịch vụ công cộng như: y tế, giáo dục, vui chơi giải trí, pháp luật Kinh tế
ngày càng phát triển, đời sống của người dân không ngừng được nâng lên về mọi
mặt. Khi đó ngoài những nhu cầu thiết yếu cho cuộc sống, con người cần phải đáp
ứng nhiều những nhu cầu khác. Đánh giá về nghèo không đơn thuần chỉ về dinh
dưỡng mà phải bao gồm cả những yếu tố khác nữa.
- Người nghèo là những người dễ bị tổn thương. Người nghèo bị tổn thương
bởi những rủi ro trong sản xuất và đời sống. Khả năng hồi phục sau những rủi ro
của người nghèo là hạn chế hơn rất nhiều so với những người khá giả.
Trên đây là một số khái niệm về nghèo đói cũng như một số hướng tiếp cận
nghèo đói. Tuỳ thuộc vào từng thời kỳ nghiên cứu cũng như phương hướng nghiên
cứu khác nhau mà có cách tiếp cận cho phù hợp. Trong đề tài này, tác giả công nhận
khái niệm nghèo đói của Việt Nam, đồng thời hướng tiếp cận nghèo đói đối với
người dân là tiếp cận về khía cạnh kinh tế, có nghĩa là tiếp cận về thu nhập của
người dân.
1.1.3. Tiêu chí đánh giá nghèo đói
Đói nghèo là một phậm trù lịch sử gắn với điều kiện cụ thể và trình đọ phát
triển kinh tế - xã hội của từng quốc gia trong từng thời kỳ nhất định. Vì vậy, khó có
thể đưa ra được những tiêu chí và chuẩn mực chung xác định để đánh giá đói nghèo



12
cho mọi quốc gia. Tuy nhiên, để có thể hoạch định được một chính sách xóa đói,
giảm nghèo phù hợp trên phạm vi thế giới và từng quốc gia cần phải xác định dược
các tiêu chí đánh giá và chuẩn đói nghèo cụ thể.
Hiện nay, Liên Hợp Quốc sử dụng các tiêu chí sau để đánh giá đói nghèo:
Thứ nhất, tổng sản phẩm quốc dân bình quân đầu người trong một năm
(GNP/người/năm) hay tổng sản phẩm quốc nội bình quân đầu người trong một năm
(GDP/người/năm).
Thư hai, chỉ số phát triển con người (HDI - Human Development Index) chỉ
phản ánh thuần túy về mặt giá trị chứ chưa phản ánh đầy đủ chất lượng cuộc sống
của dân cư nên từ năm 1990, Liên Hợp Quốc đã sử dụng chỉ số HDI để bổ sung cho
chỉ số GDP/người (GNP/người) trong việc đánh giá trình độ phát triển của mỗi
quốc gia.
Để đánh giá mức độ nghèo đói ở Việt Nam hiện nay có thể dùng một trong
ba chỉ tiêu sau:
- Chỉ tiêu đánh giá nghèo đói của Ngân hàng thế giới: Ngân hàng thế giới
đưa ra ngưỡng nghèo là 1 USD/người/ngày. Nghĩa là, nếu thu nhập của người nào
đó không đạt mức 1 USD/ngày thì được liệt vào diện nghèo đói.
- Chỉ tiêu của Tổng cục Thống kê Việt Nam: Tổng cục Thống kê xác định
ngưỡng nghèo dựa trên chi phí cho một giỏ tiêu dùng bao gồm lương thực và phi lương
thực, trong đó chi tiêu cho lương thực phải đảm bảo đủ 2.100 kcalo/người/ngày.
- Chỉ tiêu nghèo đói của Bộ Lao động - Thương bình - Xã hội: Bộ Lao động -
Thương binh và Xã hội xác định chuẩn nghèo dựa trên thu nhập bình quân của hộ.
Chuẩn nghèo này được xây dựng cho từng thời kỳ để phù hợp với sự phát triển kinh
tế - xã hội với thời kỳ đó.
Cụ thể, chuẩn nghèo của Bộ LĐ - TB & XH qua các thời kỳ được thể hiện
qua bảng sau (bảng 1.1).


13

Bảng 1.1. Chuẩn nghèo qua các giai đoạn
ĐVT: đồng
Địa bàn
Thu nhập bình quân/ ngƣời/tháng
1996-2000
2001-2005
2006-2010
2016-2020
- Nông thôn, miền núi,
hải đảo.
55.000
80.000




- Nông thôn, đồng bằng,
trung du.
70.000
100.000
200.000
400.000
- Vùng thành thị
90.000
150.000
260.000
500.000
(Nguồn: Bộ lao động Thương Binh Và Xã Hội)
1.2. Cơ sở thực tiễn của đề tài
1.2.1. Tình hình nghèo đói trên thế giới

Trong giai đoạn vừa qua, cùng với sự phát triển kinh tế, ổn định chính trị xã
hội, công cuộc xoá đói giảm nghèo trên thế giới cũng đã mang lại được rất nhiều
thành công. Tỷ lệ người dân sống dưới mức nghèo khổ giảm đáng kể, đặc biệt ở các
khu vực Châu Á và Châu Phi. Thành tựu của xoá đói giảm nghèo đạt được do các
nguyên nhân: xung đột vũ trang giảm đáng kể cũng như sự quan tâm của toàn thế
giới đối với việc xoá đói giảm nghèo. Tuy nhiên, hiện nay trên thế giới vẫn còn
khoảng 1,2 tỷ người sống trong tình trạng nghèo khổ, tập trung chính vẫn là ở Châu
Á và Châu Phi. Bên cạnh đó, một số nơi do xung đột vũ trang dẫn đến tình trạng
nghèo đói như khu vực BanKan (Côsôvô), khu vực Trung đông và một số nơi khác
trên thế giới. Theo tính toán hiện nay có khoảng 150 triệu người ở Châu Phi vẫn
đang sống trong tình trạng nghèo khổ, trong năm 2009 thu nhập của người dân châu
lục này chỉ tăng 3,7% [29]. Nạn đói đang đe dọa 3 triệu người dân tại Nigeria, trong
đó có 700.000 nghìn trẻ em [29]. Liên hợp quốc cảnh báo hơn 10 triệu người dân ở
Miền nam Châu Phi đang đối mặt với nguy cơ thiếu lương thực do ảnh hưởng của
khí hậu và việc gieo cấy muộn làm giảm đáng kể sản lượng lương thực. Trong khi


14
đó tại Châu Á công tác xoá đói giảm nghèo đã gặt hái được nhiều thành công ấn
tượng trong vòng 10 năm qua. Theo thống kê của Liên hợp quốc số người sống
dưới 1USD/ ngày ở Châu Á đã giảm từ 703 triệu người năm 2001 xuống còn 670
triệu người năm 2009. Tuy nhiên, Châu Á cũng đứng trước nhiều thách thức dẫn
đến tình trạng đói nghèo như chiến tranh, sự bất ổn về mặt chính trị ở một số nước
cũng như thảm họa thiên tai. Bên cạnh đó, thành tựu xoá đói giảm nghèo của Châu
Á phụ thuộc rất nhiều vào Trung Quốc, Việt Nam, đây là những quốc gia đã rất
thành công trong chương trình xoá đói giảm nghèo của mình. Cụ thể Việt Nam năm
cả nước còn 2 triệu hộ nghèo, chiếm 11% dân số, tập trung chủ yếu ở các tỉnh miền
núi, biên giới, Tây nguyên.
1.2.2. Kinh nghiệm xoá đói giảm nghèo của Trung Quốc
Trung Quốc là một nước láng giềng với Việt Nam, có những điều kiện kinh

tế - xã hội tương đồng với Việt Nam. Trong những năm vừa qua, Trung Quốc đã
thu được những thành công vượt bậc trong phát triển kinh tế và xoá đói giảm nghèo,
đặc biệt trong chương trình xoá đói giảm nghèo đã đạt được những thành tựu to lớn.
Là quốc gia có tốc độ giảm nghèo nhanh nhất, từ 250 triệu hộ nghèo năm 1978 đến
năm 2003 còn 29 triệu hộ [5], đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân nói chung
và của đồng bào dân tộc thiểu số đã được cải thiện rõ nét.
Giải pháp xoá đói, giảm nghèo mà Trung Quốc đưa ra rất thiết thực, cụ thể:
- Thực hiện theo hình thức cuốn chiếu, chẳng hạn giai đoạn đầu chọn 500
thôn nghèo nhất. Nhà nước tập trung đầu tư cho hai năm với nguồn lực đủ mạnh để
giải quyết những công trình bức xúc liên quan đến sản xuất, đời sống dân sinh. Sau
hai năm lại chuyển đầu tư cho các thôn tiếp theo.
- Đối với gia đình nghèo, trước hết giúp cho họ cách thức làm ăn, đi vào phát
triển sản xuất để đảm bảo cuộc sống, sức khoẻ, sau đó mới hỗ trợ đầu tư, cho vay
vốn để phát triển mạnh sản xuất để thoát nghèo bền vững, nhiều vùng hướng mạnh
vào chăn nuôi bò sữa.
- Thực hiện nhiều chính sách ưu đãi đối với gia đình nghèo, địa phương
nghèo, có cơ chế động viên toàn xã hội tham gia vào chương trình giảm nghèo,


15
động viên các tổ chức phi chính phủ, các nhà máy, xí nghiệp tham gia đầu tư vào
các vùng nghèo, đẩy mạnh hợp tác quốc tế với nhiều hình thức thích hợp như liên
doanh đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất sữa quy mô lớn ở các khu tự trị, tỉnh
nghèo để thúc đẩy chăn nuôi bò sữa, tạo nhiều việc làm tăng thu nhập cho nông dân
để thoát nghèo bền vững.
- Coi trọng công tác tập huấn, bồi dưỡng kiến thức cho cán bộ về kỹ năng
sản xuất, tạo việc làm cho nông dân, quan tâm đào tạo nghề cho con em nông dân
để hướng tới mỗi gia đình có một người vào làm việc ở thành phố góp phần giảm
nghèo nhanh.
- Thực hiện cho gia đình nghèo vay vốn ưu đãi, phân công trách nhiệm giúp

đỡ các địa phương nghèo cho các cơ quan, ban ngành, tổ chức đoàn thể, các địa
phương giàu giúp đỡ địa phương nghèo cả về kinh nghiệm, vốn đầu tư, cán bộ.
1.2.3. Kinh nghiệp xóa đói giảm nghèo của Hàn Quốc
Sau chiến tranh thế giới thứ lần thứ 2, chính phủ Hàn Quốc không chú ý đến
việc phát triển nông nghiệp nông thôn mà đi vào tập trung phát triển ở các vùng đô
thị, xây dựng các khu công nghiệp tập trung ở thành phố lớn, thế nhưng 40% dân số
Hàn Quốc sống ở khu vực nông thôn, cuộc sống nghèo đói, tuyệt đại đa số là tá
điền, ruộng đất tập trung vào sở hữu của giai cấp địa chủ, nhân dân sống trong cảnh
nghèo đói tột cùng. Từ đó gây ra làn sóng di dân từ nông thôn vào thành thị để kiếm
việc làm, không thẻ kiểm soát nổi, gây ra tình trạng mất ổn định chính trị - xã hội.
Để ổn định chính trị - xã hội, chính phủ Hàn Quốc buộc phải xem xét lại các chính
sách kinh tế - xã hội của mình, cuối cùng đã phải chú ý đến việc điều chỉnh các
chính sách về phát triển kinh tế - xã hội ở khu vực nông thôn và một chương trình
phát triển nông nghiệp nông thôn được ra đời gồm 4 nội dung cơ bản sau:
- Mở rộng hệ thống tín dụng nông thôn bằng cách tăng số tiền cho họ nông
dân vay.
- Nhà nước thu mua ngũ cốc của nông dân với giá cao.
- Thay giống lúa mới với năng suất cao.


16
- Khuyến khích xây dựng cộng đồng mới ở nông thôn bằng việc thành lập
các HTX sản xuất và các đội ngũ lao động để sủa chữa đường xá, cầu cống và nâng
cấp nhà ở.
Với những nội dung này, chính phủ Hàn Quốc đã phần nào giúp nhân dân có
việc làm, ổn định cuộc sống, giảm bớt tình trạng di dân ra các thành phố lớn để
kiếm việc làm. Chính sách này đã được thể hiện thong qua thế kế hoạch 10 năm cải
tiến cơ cấu nông thôn nhằm cải tiến cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng đa dạng
hóa sản xuất nông nghiệp, từng bước đưa nền kinh tế phát triển nhằm xóa đói giảm
nghèo cho dân chúng ở khu vực nông thôn.

Tóm lại: Hàn Quốc đã trở thành 1 nước công nghiệp phát triển nhưng chính
phủ vẫn coi trọng những chính sách có liên quan đến việc phát triển kinh tế nông
nghiệp nông thôn nhằm xóa đói giảm nghèo dân chúng ở khu vực nông thôn, có
như vậy mới xóa đói giảm nghèo cho nhân dân tạo thế ổn định và bền vững cho nền
kinh tế.
1.2.4. Kinh nghiệm xoá đói giảm nghèo của Malaysia
Chính sách xoá đói giảm nghèo của Malaysia chính thức được hình thành từ
năm 1971 gắn liền với việc ban hành chính sách kinh tế mới của Chính phủ. Kể từ
đó, nó luôn được bổ sung, sửa đổi để phù hợp với nội dung của các chính sách phát
triển kinh tế - xã hội của Đất nước, như chính sách kinh tế mới (1970 - 1990), chính
sách phát triển mới (1990 - 2000) và tầm nhìn 2020.
Mục tiêu tổng thể của Chính sách xoá đói giảm nghèo của Malaysia là xoá
bỏ hoàn toàn nghèo đói trên toàn quốc. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, mục
tiêu giảm tỷ lệ nghèo đói được đặt ra theo từng thời kỳ nhất định, từ 49,3% năm
1970 xuống còn 16,7% năm 1990 và 7,2% năm 2000 [6].
Để đạt được những mục tiêu trên, Chính phủ Malaysia đã lựa chọn các chiến
lược nhằm tạo cơ hội cho người nghèo tham gia tự tạo việc làm và các hoạt động có
thu nhập cao hơn. Do đa số người nghèo sinh sống ở vùng nông thôn, nên Chính
phủ dành nhiều ưu tiên thực hiện các chương trình và dự án nhằm tạo điều kiện cho


17
người dân nông thôn hiện đại hoá phương thức canh tác, chuyển dịch cơ cấu sản
xuất và cơ cấu sản phẩm để nâng cao thu nhập.
- Chương trình tái định cư nhằm đưa những người không có ruộng đất hoặc
những người có ruộng đất nhưng sản xuất không có hiệu quả đến những vùng đất
mới, ở đó họ có thể làm việc trong các đồn điền cao su hoặc sản xuất dầu cọ. Tại
nơi ở mới, những người định cư được cung cấp nhà ở với kết cấu hạ tầng tốt về
điện, nước.
- Chương trình cải tạo đất nông nghiệp thông qua việc dồn điền đổi thửa,

chuyển đổi cơ cấu cây trồng và áp dụng các kỹ thuật canh tác hiện đại. Ở một số
nơi, chương trình này cũng được thực hiện theo mô hình hợp tác xã để đạt được
những lợi ích sản xuất trên quy mô lớn.
- Chương trình kết hợp phát triển nông nghiệp và nông thôn với những hoạt
động chế biến nông sản, khuyến khích phát triển mạnh công nghiệp, tiểu thủ công
nghiệp và kinh doanh ở nông thôn để tạo thêm nguồn thu nhập.
- Chương trình sản xuất tăng vụ, liên canh và xen canh cây trồng trên cùng
một thửa đất để nâng cao hiệu quả và năng suất canh tác.
- Dự án thành lập các chợ của nông thôn ở các trung tâm đô thị để họ bán
trực tiếp sản phẩm của mình thay vì qua các trung gian.
- Chương trình hỗ trợ về đào tạo, tín dụng, khoa học kỹ thuật, tiếp thị cho
người dân nông thôn để họ có thể tìm được những việc làm phi nông nghiệp hoặc
thành lập các cơ sở sản xuất kinh doanh của riêng mình ở các vùng nông thôn hoặc
các thành thị.
Bên cạnh các chương trình và dự án nhằm nâng cao thu nhập, Chính phủ
cũng thực hiện nhiều biện pháp nhằm cải thiện chất lượng cuộc sống của người
nghèo, chẳng hạn như thông qua việc cung cấp kết cấu hạ tầng và các dịch vụ xã
hội. Đối với các vùng nông thôn, Chính phủ đã xây dựng đường điện, điện thoại,
ống nước, đường giao thông, cung cấp các dịch vụ y tế, xây dựng trường học, bao
gồm cả nhà ở nội trú cho học sinh


18
Ngoài ra các tổ chức phi chính phủ và khu vực tư nhân cũng tự nguyện tham
gia tích cực vào công tác xoá đói giảm nghèo. Những hoạt động chính của các chủ
thể này bao gồm: hỗ trợ về tín dụng, đào tạo nghề và tìm kiếm việc làm cho người
nghèo, ngoài ra họ còn có các biện pháp hỗ trợ về điều kiện nhà ở và việc học tập
của con cái những người nghèo.
Thành tựu xoá đói của Malaysia: nhờ những nỗ lực nêu trên, trong vài thập
kỷ qua tỷ lệ người nghèo của Malaysia đã giảm từ mức gần 50% năm 1970 xuống

còn 15% năm 1990 và trên 4% năm 2002, vượt mục tiêu đề ra. Cụ thể hơn, năm
1990, tỷ lệ người nghèo ở các vùng nông thôn và các vùng thành thị đã giảm xuống
tương ứng còn 19,3% và 7,3% (từ các mức tương ứng 58,7% và 21,9% của năm
1970); các con số tương ứng của năm 2010 là 7% và gần 2% [6]. Theo đánh giá của
Ngân hàng Thế giới, với tốc độ như trong thời gian vừa qua, chỉ trong một vài năm
nữa ở Malaysia sẽ không còn ai phải sống dưới mức nghèo khổ với thu nhập dưới 2
USD mỗi ngày.
1.2.5. Kinh nghiệm xóa đói giảm nghèo của Việt Nam
a. Tình hình nghèo đói của Việt Nam
Việt Nam là một nước đang trên đà phát triển với hơn 80 triệu dân, trong
những năm vừa qua cùng với sự nỗ lực của Đảng, Chính phủ, các cấp chính quyền
và toàn thể nhân dân, công cuộc xoá đói giảm nghèo đã thu được những thành công
to lớn.
Tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm đều đạt tỷ lệ cao, đời sống của người
dân không ngừng được tăng lên, số hộ nghèo đói đã giảm xuống. Với việc áp dụng
chuẩn nghèo cho giai đoạn 2006 - 2010, tỷ lệ đói nghèo qua các vùng trong giai
đoạn 2006 - 2010 được thể hiện qua bảng số liệu sau:






19
Bảng 1.2. Tỷ lệ nghèo đói bình quân các vùng của Việt nam qua các năm
(theo chuẩn nghèo giai đoạn 2006-2010)
Chỉ tiêu
Tỷ lệ ngƣời nghèo (%)
2006
2007

2008
2009
2010
Chung cả nƣớc
17,27
15,60
14,00
11,85
9,34
1. Tây Bắc
33,95
31,20
28,45
25,7
22,95
2. Đông Bắc
22,35
19,85
17,35
14,85
12,35
3.Đồng bằng Sông Hồng
9,76
8,61
7,46
6,31
5,6
4.Bắc Trung bộ
25,64
22,74

19,84
19,94
14,04
5.Duyên hải Miền trung
22,24
19,85
17,46
17,07
12,68
6.Tây Nguyên
24,90
21,90
18,90
15,90
12,90
7.Đông Nam Bộ
8,88
7,88
6,88
5,88
4,88
8.Tây Nam bộ
14,18
12,93
11,68
10,43
9,13
Nguồn: Số liệu chuẩn nghèo quốc gia 2006 - 2010
Như vậy ta thấy kể từ đầu năm 2006 khi Việt Nam áp dụng chuẩn nghèo
mới, tỷ lệ hộ nghèo đã giảm đi nhiều từ 17,27% (đầu năm 2006) xuống còn 9,34%

năm 2010. Tuy đạt được nhiều thành công, song Việt Nam vẫn còn một số tồn tại
trong xoá đói giảm nghèo như: thứ nhất, chuẩn nghèo của Việt Nam còn cách quá
xa so với chuẩn nghèo của Thế giới (1USD/người/ngày); thứ hai, kết quả xoá đói
giảm nghèo không mang tính bền vững, tỷ lệ hộ dân có thu nhập quanh mức chuẩn
nghèo còn cao do đó khi có sự biến động về chuẩn nghèo hoặc những tác động của
các yếu tố ngoại cảnh rất dễ dẫn đến tình trạng tái nghèo; thứ ba, hầu hết số người
nghèo đói của Việt Nam đều tập trung ở khu vực nông thôn, nơi có khó khăn về
điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội. Chính điều này lại gây những cản trở cho công
tác xoá đói giảm nghèo.
b. Kinh nghiệm XĐGN ở Bắc Kạn
Bắc Kạn là một tỉnh miền núi vùng cao nằm trong nội địa vùng Đông Bắc
Việt Nam với diện tích tự nhiên toàn tỉnh là 48875,21 km
2
, dân số 276.718 người,

×