Tải bản đầy đủ (.pdf) (113 trang)

Đề xuất một số giải pháp xoá đói giảm nghèo cho hộ nông dân huyện võ nhai tỉnh thái nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.04 MB, 113 trang )



i
MỤC LỤC
Nội dung
Trang
1. Tính cấp thiết của đề tài
1
2. Mục tiêu nghiên cứu
3
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3
4. Đóng góp mới của luận văn
4
5. Bố cục của luận văn
4
Chƣơng 1: Cơ sở khoa học và phƣơng pháp nghiên cứu
5
1.1 Cơ sở khoa học của đề tài
5
1.1.1. Cơ sở lý luận của đề tài
5
1.1.2. Cơ sở thực tiễn của đề tài
10
1.2. Phương pháp nghiên cứu
36
1.2.1. Câu hỏi nghiên cứu
36
1.2.2. Các phương pháp nghiên cứu
38
1.2.3. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu


42
Chƣơng 2: Thực trạng đói nghèo của huyện Võ Nhai
45
2.1. Tình hình cơ bản của huyện Võ Nhai
45
2.1.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên
45
2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội huyện Võ Nhai
51
2.1.3. Đánh giá những thuận lợi - khó khăn của huyện Võ Nhai
55
2.1.4. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội huyện Võ Nhai giai đoạn
2006-2010
57
2.2. Thực trạng nghèo đói của huyện Võ Nhai
60
2.2.1. Thực trạng nghèo đói của huyện Võ Nhai
60
2.2.2. Thực trạng nghèo đói của nhóm hộ điều tra
62
2.2.3. Phân tích nguyên nhân và các hậu quả ảnh hưởng đến nghèo đói
của hộ gia đình
79


ii
2.2.4. Đánh giá ảnh hưởng của các nhân tố tới thu nhập của hộ bằng
hàm sản xuất Cobb-Douglas
88
2.2.5. Kết luận về nguyên nhân tác động đến thu nhập của hộ

92
Chƣơng 3: Một số giải pháp xoá đói giảm nghèo cho hộ nông dân
huyện Võ Nhai
95
3.1. Định hướng phát triển kinh tế - xã hội huyện Võ Nhai
95
3.1.1. Định hướng phát triển chung của huyện
95
3.1.2. Những chỉ tiêu phấn đấu cụ thể
95
3.2. Một số giải pháp xoá đói giảm nghèo cho hộ nông dân
96
3.2.1. Những giải pháp về kinh tế
97
3.2.2. Những giải pháp về tổ chức thực hiện
101
Kết luận
104
Tài liệu tham khảo
106
Phu lục






iii
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
TT

Nội dung
Ký hiệu, viết tắt
1
Đồng Đô la Mỹ
USD
2
Hàm sản xuất Cobb-Douglas
CD
3
Ngân hàng thế giới
WB
4
Nhà xuất bản
NXB
5
Tổng thu nhập quốc nội
GDP
6
Xoá đói giảm nghèo
XĐGN
7
Bình quân
BQ
8
Lao động - Thương binh và xã hội
LĐ-TB&XH



iv

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng biểu
Trang
Bảng 1.1: Chuẩn mực đánh giá nghèo đói qua các giai đoạn
10
Bảng 1.2: Tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo của Chính phủ giai đoạn
2006-2010
20
Bảng 1.3: Tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo của Ngân hàng thế gới
và Tổng cục thống kê
21
Bảng 1.4: Lựa chọn địa điểm điều tra
40
Bảng 2.1: Tình hình sử dụng quỹ đất của huyện Võ Nhai năm 2010
48
Bảng 2.2: Nhân khẩu và lao động của huyện Võ Nhai năm 2010
52
Bảng 2.3: Tình hình sản xuất lương thực của huyện Võ Nhai năm
2009 -2010
58
Bảng 2.4: Cơ cấu kinh tế huyện Võ Nhai năm 2006-2010
60
Bảng 2.5: Thực trạng nghèo đói của huyện Võ Nhai 2006-2011
61
Bảng 2.6: Thông tin chung về chủ hộ điều tra năm 2011
63
Bảng 2.7: Tình hình dân tộc của nhóm hộ điều tra năm 2011
64
Bảng 2.8: Tình hình nhân khẩu và lao động của nhóm hộ điều tra
năm 2011

65
Bảng 2.9: Tình hình đất đai của nhóm hộ điều tra năm 2011
66
Bảng 2.10: Tình hình trang bị tài sản phục vụ đời sống của nhóm hộ
điều tra năm 2011
68
Bảng 2.11: Trình hình trang bị phục vụ sản xuất của hộ điều tra năm 2011
69
Bảng 2.12: Phân tổ thu nhập theo nhóm hộ điều tra năm 2011
71
Bảng 2.13: Các nguồn thu của nhóm hộ điều tra năm 2011
73
Bảng 2.14: Kết quả sản xuất ngành trồng trọt của nhóm hộ điều tra
năm 2011
76
Bảng 2.15: Tình hình sản xuất ngành chăn nuôi của nhóm hộ điều tra
năm 2011
78
Bảng 2.16: Tổng hợp nguyên nhân dẫn đến đói nghèo của nhóm hộ
điều tra năm 2011
79
Bảng 2.17: Tình hình đất đai phục vụ sản xuất của hộ
83


v
Bảng 2.18: Tình hình vốn và vốn vay của hộ
84
Bảng 2.19: Tổng hợp kinh nghiệm sản xuất của nhóm hộ điều tra
85

Bảng 2.20: Lao động của nhóm hộ điều tra
87
Bảng 2.21: Thu nhập từ làm thuê của hộ điều tra
87
Bảng 2.22: Kết quả hàm sản xuất Cobb-Douglas
89



vi
DANH MỤC CÁC ẢNH CHỤP VÀ ĐỒ THỊ
Danh mục
Trang
Bản đồ 01: Bản đồ địa giới hành chính huyện Võ Nhai
46
Đồ thị 2.1: Đường cong Lorenz
72


1
PHẦN MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Từ năm 1986, Việt Nam chuyển sang nền kinh tế thị trường định hướng
xã hội chủ nghĩa, vấn đề xoá đói giảm nghèo là vấn đề kinh tế nổi cộm được
đặt ra trong các diễn đàn, các nghiên cứu, và triển khai thành phong trào xoá
đói giảm nghèo. Hiện nay, theo chuẩn nghèo quốc gia thì tỷ lệ số hộ nghèo
toàn quốc đã giảm từ 58% năm 1993 xuống còn 14,8% năm 2007; theo chuẩn
quốc tế thì từ 58% năm 1993 xuống còn 24% vào năm 2004.[15] Tính đến
năm 2008 tỷ lệ hộ nghèo của Việt Nam là 13,4% và còn 12,3% vào năm

2009.[10] Việt Nam đã sớm đạt mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ về xóa đói
giảm nghèo.
Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu to lớn đã đạt được nước ta cũng
còn rất nhiều huyện, xã chưa giải quyết tận gốc vấn đề nghèo đói. Những kết
quả đạt được chưa mang tính bền vững bởi vì thu nhập của người dân hầu hết
đều xoay quanh ở mức cận nghèo. Do vậy rất dễ rơi vào tình trạng tái nghèo
khi gặp những tác động không thuận lợi tới đời sống và sản xuất của họ. Đặc
biệt đối với hộ nông dân miền núi, nơi có những khó khăn về mặt địa hình,
kinh tế xã hội, trình độ dân trí thấp, cơ sở hạ tầng kém phát triển, trình độ sản
xuất hàng hoá và tiếp cận thị trường còn hạn chế Hiện nay, trong tổng số
những người nghèo của cả nước, có tới 85% số người nghèo tập trung ở nông
thôn và 1/3 trong số đó tập trung tại khu vực miền núi. Để đảm bảo mục tiêu
phát triển kinh tế xã hội nước ta từ nay đến năm 2020 cơ bản trở thành một
nước công nghiệp, vấn đề xoá đói giảm nghèo cần được ưu tiên thực hiện
hàng đầu.


2
Võ Nhai là huyện vùng cao của tỉnh Thái Nguyên, trung tâm huyện cách
trung tâm thành phố Thái Nguyên 37 km về phía Đông - Bắc. Toàn huyện có
14 xã, 1 thị trấn với 172 xóm, bản gồm 16.154 hộ dân. Hiện nay 11/15 xã là
xã có hoàn cảnh kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn theo chương trình 135. Mặc
dù được Đảng và Nhà nước hết sức quan tâm đầu tư, Võ Nhai vẫn là huyện
nghèo nhất của tỉnh Thái Nguyên. Võ Nhai là huyện vùng cao nên thu nhập
bình quân trên đầu người còn thấp, chỉ đạt khoảng 2.100.000 đồng/người/năm.
Năm 2006 toàn huyện có 7.237 hộ nghèo chiếm 52,4%, đến năm 2009 còn
4.079 hộ nghèo chiếm 25,03%.
Do vậy xoá đói giảm nghèo của huyện Võ Nhai vẫn là một yêu cầu cấp
thiết, đòi hỏi địa phương cũng như Trung ương phải sớm tìm ra những giải pháp
hỗ trợ người dân phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập tiến tới “thoát nghèo”.

Xuất phát từ những lý do trên, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đề xuất
một số giải pháp xoá đói giảm nghèo cho hộ nông dân huyện Võ Nhai, tỉnh
Thái Nguyên”.
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
2.1. Mục tiêu chung
Đề tài nghiên cứu nhằm chỉ ra được những nguyên nhân chính ảnh
hưởng đến đói nghèo của các hộ và đề xuất một số giải pháp thích hợp nhằm
xoá đói giảm nghèo cho hộ nông dân huyện Võ Nhai.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn về xoá đói giảm nghèo.
- Đánh giá được thực trạng nghèo đói của huyện Võ Nhai. Chỉ ra được
những nguyên nhân đích thực dẫn đến nghèo đói của hộ nông dân huyện Võ Nhai.
- Đề xuất được một số giải pháp chủ yếu, điều kiện thực hiện những giải
pháp đó nhằm xoá đói giảm nghèo cho hộ nông dân huyện Võ Nhai.


3
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là tình hình nghèo đói của các hộ nông
dân huyện Võ Nhai.
3.2. Phạm vi nghiên cứu của đề tài
3.2.1. Không gian nghiên cứu
Đề tài được nghiên cứu tại huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên.
3.2.2. Thời gian nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu những số liệu thời kỳ 2006-2010, một số số
liệu năm 2011.
3.2.3. Nội dung nghiên cứu
Đề tài được giới hạn trong phân tích nguyên nhân và các nhân tố ảnh
hưởng đến thu nhập và nghèo đói của hộ nông dân, qua đó đề xuất một số giải

pháp cơ bản giúp các hộ nông dân huyện Võ Nhai xoá đói giảm nghèo.
4. Đóng góp mới của luận văn
- Các giải pháp đưa ra nhằm giúp các hộ nông dân phát triển sản xuất,
tăng thêm thu nhập và xoá đói giảm nghèo được xây dựng thông qua phân
tích, xác định các nguyên nhân dẫn đến nghèo đói, do vậy các giải pháp sẽ sát
với thực tế và phù hợp với điều kiện của nhóm hộ.
- Ứng dụng hàm sản xuất Cobb-Douglas và phân tích sự tác động của các
yếu tố tới thu nhập cho phép đưa ra các kết luận chính xác về sự tác động đó.
5. Bố cục của luận văn
Bố cục của luận văn gồm 3 chương, ngoài phần mở đầu và kết luận.
Phần mở đầu
Chương 1: Cơ sở khoa học và phương pháp nghiên cứu
Chương 2: Thực trạng nghèo đói của huyện Võ Nhai


4
Chương 3: Một số giải pháp xoá đói giảm nghèo cho hộ nông dân huyện
Võ Nhai.
Kết luận
Danh mục tài liệu tham khảo
Phụ lục













5
CHƢƠNG 1
CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1.1. Cơ sở khoa học của đề tài
1.1.1. Cơ sở lý luận của đề tài
1.1.1.1. Khái niệm về nghèo đói
Trong cuộc sống hàng ngày của con người, để tồn tại được thì cần phải
giải quyết được những nhu cầu thiết yếu nhất. Những nhu cầu này được chia
thành hai dạng, đó là nhu cầu về vật chất và nhu cầu về tinh thần.
- Nhu cầu về vật chất thiết yếu: ăn, ở, mặc, đi lại.
- Nhu cầu về tinh thần thiết yếu: Giáo dục, y tế, văn hoá và giao tiếp xã hội.
Những nhu cầu này phải được đáp ứng ở một mức độ nhất định nào đó,
mà người ta gọi là mức sống tối thiểu của cộng đồng. Nghĩa là nếu không đạt
được đến mức này, con người không thể đảm bảo cuộc sống để phát triển một
cách bình thường được.
Do vậy, khi nghiên cứu đói nghèo, chúng ta phải nghiên cứu đến nhu
cầu, hay còn gọi là mức sống tối thiểu của người dân.
Mặt khác, nghèo đói là một khái niệm mang tính chất động, nó biến đổi
tuỳ thuộc vào không gian, thời gian và xuất phát điểm của mỗi địa phương
hay mỗi quốc gia. Tuỳ thuộc vào từng quốc gia, từng thời điểm khác nhau,
cũng như quan điểm nghiên cứu khác nhau mà nghèo đói được quan niệm
khác nhau. Từ trước đến nay có nhiều quốc gia, nhiều tổ chức trên thế giới đã
đưa ra những quan điểm của mình về nghèo đói, các quan điểm này phản ánh
mục tiêu nghiên cứu, cũng như phản ánh tình trạng nghèo của các nước trên
thế giới. Tiêu chí chung nhất đề xác định đói nghèo vẫn là mức thu nhập hay
chi tiêu để thoả mãn những nhu cầu cơ bản của con người. Sự khác nhau
chung nhất là thoả mãn ở mức độ cao hay mức độ thấp mà thôi, điều này phụ



6
thuộc vào trình độ phát triển kinh tế xã hội cũng như phong tục tập quán của
từng vùng, từng quốc gia. Cụ thể một số khái niệm về nghèo đói như sau:
Tại hội nghị về chống nghèo đói do Uỷ ban kinh tế - xã hội khu vực
Châu Á - Thái Bình Dương (ESCAP) tổ chức tại Bangkok, Thái Lan vào
tháng 9 năm 1993, các quốc gia trong khu vực đã thống nhất cho rằng:
“Nghèo đói là tình trạng một bộ phận dân cư không có khả năng thoả mãn
những nhu cầu cơ bản của con người mà những nhu cầu ấy phụ thuộc vào
trình độ phát triển kinh tế - xã hội, phong tục tập quán của từng vùng và
những phong tục ấy được xã hội thừa nhận”. [24]
Tại hội nghị thượng đỉnh thế giới về phát triển xã hội tổ chức tại
Copenhagen - Đan Mạch năm 1995 đã đưa ra một định nghĩa cụ thể hơn về
nghèo đói như sau: “Người nghèo là tất cả những ai mà thu nhập thấp hơn 1
đôla (USD) mỗi ngày cho mỗi người, số tiền được coi như đủ để mua những
sản phẩm thiết yếu để tồn tại”. [24]
Tuy vậy, cũng có quan điểm khác về nghèo đói mang tính kinh điển hơn,
triết lý hơn của chuyên gia hàng đầu của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) -
ông Abapia Sen, người được giải Nôben về kinh tế năm 1998, cho rằng:
“Nghèo đói là sự thiếu cơ hội lựa chọn tham gia vào quá trình phát triển
cộng đồng”. Xét cho cùng sự tồn tại của con người nói chung và của người
giầu, người nghèo nói riêng, cái khác nhau cơ bản để phân biệt họ chính là cơ
hội lựa chọn của mỗi người trong cuộc sống, thông thường người giầu có cơ
hội lựa chọn nhiều hơn, người nghèo có cơ hội lựa chọn ít hơn.
Quan niệm của chính người nghèo nước ta cũng như một số quốc gia
khác trên thế giới về nghèo đói đơn giản hơn, trực diện hơn. Một cuộc phỏng
vấn có sự tham gia của người dân ở miền núi nói rằng: “Nghèo đói là gì ư?
Là hôm nay con tôi ăn khoai, ngày mai con tôi không biết ăn gì? Bạn nhìn
nhà cửa của tôi thì biết, trong nhà nhìn thấy mặt trời, khi mưa thì trong nhà



7
cũng như ngoài trời”. Một số người ở tỉnh Hà Tĩnh thì trả lời: “Nghèo đói
đồng nghĩa với nhà ở bằng tranh tre, nứa lá tạm bợ, xiêu vẹo, dột nát; không
đủ đất đai sản xuất, không có trâu bò, không có tivi, con cái thất học, ốm đau
không có tiền đi khám bệnh ” [24].
Quan điểm nghèo đói của Việt Nam: Qua nhiều cuộc điều tra, khảo sát,
nghiên cứu, các nhà nghiên cứu và quản lý của các Bộ đã đi đến thống nhất
cần có một khái niệm riêng, chuẩn mực riêng cho nghèo đói ở Việt Nam:
Nghèo, là tình trạng một bộ phận dân cư chỉ có khả năng thoả mãn một
phần các nhu cầu cơ bản của con người và có mức sống ngang bằng mức
sống tối thiểu của cộng đồng xét trên mọi phương diện
Đói, là tình trạng một bộ phận dận cư nghèo, có mức sống dưới mức tối
thiểu, không đảm bảo nhu cầu vật chất để duy trì cuộc sống. [11]
Các quan niệm trên đều phản ánh ba khía cạnh chủ yếu của người nghèo:
- Không được hưởng thụ những nhu cầu cơ bản ở mức tối thiểu dành cho
con người.
- Có mức sống thấp hơn mức sông trung bình của cộng đồng dân cư.
- Thiếu cơ hội lựa chọn tham gia vào quá trình phát triển của cộng đồng.
Tuy nhiên, bên cạnh những quan niệm về nghèo đói đã trình bày ở trên,
tuỳ thuộc vào những giai đoạn, những hoàn cảnh khác nhau cũng như những
mục tiêu nghiên cứu khác nhau mà người ta có những cách tiếp cận khác nhau
về nghèo đói. Hiện nay, có thể tiếp cận nghèo đói theo các hướng sau:
- Tiếp cận về dinh dưỡng: người nghèo là những người có mức tiêu thụ
Calo đạt dưới 2.100 kcalo/người/ngày. Chỉ tiêu này do Tổ chức Y tế thế giới
xây dựng cho mỗi thể trạng trung bình của con người. Chỉ tiêu này áp dụng
cho những nước phát triển cũng như các nước đang phát triển.
- Tiếp cận về thu nhập: người nghèo là những người có mức thu nhập
không đảm bảo cuộc sống và chi tiêu. Trong cuộc sống hàng ngày, ngoài



8
những nhu cầu về lương thực và thực phẩm ra, con người có nhiều những nhu
cầu cần phải đảm bảo khác như nhà ở, mặc, y tế, giáo dục Do vậy nếu thu
nhập không đảm bảo trang trải được cuộc sống về chi tiêu thì được coi là
nghèo đói.
- Tiếp cận về xã hội: người nghèo là những người không được tiếp cận
về những dịch vụ công cộng như: y tế, giáo dục, vui chơi giải trí, pháp luật
Kinh tế ngày càng phát triển, đời sống của người dân không ngừng được nâng
lên về mọi mặt. Khi đó ngoài những nhu cầu thiết yếu của cuộc sống, con
người cần phải đáp ứng nhiều những nhu cầu khác. Đánh giá về nghèo không
chỉ đơn thuần chỉ về dinh dưỡng mà phải bao gồm những yếu tố khác nữa.
- Người nghèo là những người dễ bị tổn thương. Người nghèo bị tổn
thương bởi những rủi ro trong sản xuất và đời sống. Khả năng hồi phục sau
những rủi ro của người nghèo là hạn chế hơn rất nhiều so với những người
khá giả.
Trên đây là một số khái niệm về nghèo đói cũng như một số hướng tiếp
cận nghèo đói. Tuỳ thuộc vào từng thời kỳ nghiên cứu cũng như phương
hướng nghiên cứu khác nhau mà có cách tiếp cận cho phù hợp. Trong đề tài
này, tác giả công nhận khái niệm nghèo đói của Việt Nam, đồng thời hướng
tiếp cận nghèo đói đối với người dân là tiếp cận về kinh tế, có nghĩa là tiếp
cận về thu nhập của người dân.
1.1.1.2. Tiêu chí đánh giá nghèo đói
Chuẩn nghèo là một khái niệm động, nó biến động theo không gian và
thời gian.
- Về không gian: Nó biến đổi theo trình độ kinh tế - xã hội của từng vùng
hay từng quốc gia.
- Về thời gian: Chuẩn nghèo cũng có sự biến động lớn và nó biến đổi theo
trình độ phát triển kinh tế - xã hội và nhu cầu của con người theo từng giai đoạn



9
lịch sử, vì kinh tế xã hội phát triển thì đời sống của con người cũng được cải thiện
tốt hơn, tất nhiên không phải là tất cả các nhóm dân cư đều có tốc độ cải thiện
giống nhau, thông thường thì nhóm không nghèo có tốc độ mức tăng thu nhập,
mức sống cao hơn nhóm nghèo
Có rất nhiều tiêu chí để đánh giá hộ nghèo, ở Việt Nam phổ biến nhất
hiện nay thường dùng phương pháp dựa trên thu nhập của hộ. Theo tiêu chí
này Bộ Lao động - thương binh và xã hội đã đưa ra chuẩn nghèo theo từng
giai đoạn kinh tế xã hội khác nhau, mức chuẩn nghèo này được xây dựng
khác nhau cho thành thị và nông thôn sao cho phù hợp với điều kiện cụ thể
của từng vùng, từng thời kỳ.
Cụ thể, chuẩn nghèo của Bộ Lao động - thương binh và xã hội qua các
thời kỳ được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 1.1: Chuẩn mực đánh giá nghèo đói qua các giai đoạn
Loại
hộ
Địa bàn
Thu nhập bình quân/ ngƣời/ tháng qua các giai đoạn
1993-1995
1995-1997
1997-2000
2001-2005
2006-2010
Đói
Mọi vùng

<13 kg gạo
<13 kg gạo



- Thành thị
<13 kg gạo




- Nông thôn
< 8 kg gạo




Nghèo
Thành thị
< 20 kg gạo
< 25 kg gạo
< 25 kg gạo
<150.000 đồng
<260.000 đồng
Nông thôn
< 15 kg gạo



<200.000 đồng
- Miền núi hải
đảo


< 15 kg gạo
< 15 kg gạo
<80.000 đồng

- Đồng bằng
trung du

< 20 kg gạo
< 20 kg gạo
<100.000 đồng

Nguồn: Tổng cục thống kê
Hiện nay, chuẩn nghèo giai đoạn 2011 - 2015 được áp dụng theo Quyết
định số 09/2011/QĐ-TTg ngày 30 tháng 1 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ
về ban hành chuẩn nghèo, hộ cận nghèo áp dụng cho giai đoạn 2011 - 2015.


10
Tuy nhiên, với tình hình lạm phát như hiện nay chuẩn nghèo trên chưa đánh
giá được đúng như thực tế. Chuẩn mực nghèo đói của Việt Nam vẫn còn cách
quá xa so với chuẩn mực do Ngân hàng Thế giới đưa ra với ngưỡng 1
USD/người/ngày. Do đó Việt Nam cần phải nỗ lực hơn nữa trong công cuộc xoá
đói giảm nghèo để xây dựng chuẩn nghèo tiến tới ngưỡng chung của Thế giới.
1.1.2. Cơ sở thực tiễn của đề tài
1.1.2.1. Tình hình nghèo đói trên thế giới
Thực trạng nghèo đói đang diễn ra rất phổ biến và gay gắt ở tất cả mọi
nơi trên thế giới. Từ những nước có nền kinh tế chậm phát triển, đang phát
triển và phát triển. Nhưng nghèo đói tập trung nhiều nhất ở các nước có nền
kinh tế chậm phát triển và đang phát triển. Trong những năm qua tình trạng
nghèo đói trên toàn thế giới đã được cải thiện đáng kể. Tuy nhiên, hiện nay

trên thế giới vẫn có khoảng 1 tỷ người nghèo đói và vẫn đang có xu hướng
tăng thêm, đây chí nh là hệ quả không thể trá nh khỏ i củ a cu ộc khủng hoảng
lương thự c và tà i chí nh thế giới . Số nghèo đói trên thế giới tập trung chủ yếu
tại khu vực Châu Á và Châu Phi. Số người bị thiếu đói đã tăng lên 642 triệu ở
khu vực châu Á Thái Bình Dương. Còn ở châu Phi và Nam Sahara, con số
này là 265 triệu và ở Mỹ Latinh là 53 triệu. Con số đó ở khu vực Trung Đông
và Bắc Phi cũng đã lên tới 42 triệu người. Trong khi đó, nạn đói cũng bắt đầu
"tăng nhiệt" ở các nước phát triển với khoảng 15 triệu người.[7] Theo Ngân
hàng Thế giới, giá lương thực lên cao làm tăng ngay số người nghèo đói lên
và sự giảm sút về thu nhập trên toàn cầu cũng là một nguyên nhân làm cho
tình trạng nghèo đói tồi tệ hơn. Điều trớ trêu là hầu hết những người nghèo
đói của thế giới lại là nông dân, những người sản xuất ra lương thực. Thực tế,
hơn 60% người dân châu Phi làm việc ở nông thôn, trồng trọt và chăn nuôi
súc vật, chỉ kiếm được chưa đầy 1 USD/ngày. Năng suất các vụ mùa của họ
chỉ bằng 20% năng suất các vụ mùa ở châu Âu và Mỹ, bởi vì họ không tiếp


11
cận được với tất cả những điều kiện cần thiết để tăng sản lượng như giống,
phân bón, nước, điện, kỹ thuật và khả năng tiếp cận thị trường. Khi giá lương
thực giảm đi, người nông dân lại là những người bị tổn thương nhất do nông
sản là những thứ họ phải bán để lấy tiền trang trải cho các khoản chi tiêu khác.
Ngay như nước Mỹ, đất nước có nền kinh tế hàng đầu thế giới, tỷ lệ dân
số Mỹ sống dưới mức nghèo khổ ngày càng tăng. Theo tính toán của Cục
Thống kê Mỹ, trong năm 2008 tỷ lệ nghèo đói chính thức trong tổng số dân
nước này sẽ tăng từ 12,5% lên 15,3%, tương đương 45,7 triệu người. Thu nhập
bình quân đầu người giảm xuống còn 50.303 USD và 9,8 triệu hộ phải sống
nhờ vào thực phẩm cứu trợ. Do suy thoái, khoảng cách giàu nghèo tại Mỹ tăng
lên mức cao nhất trong lịch sử. Năm 2008, những người giàu nhất, có thu nhập
cao hơn 11,4 lần so với nhóm cận nghèo hoặc dưới mức nghèo khổ trong khi

đó năm 2007 khoảng cách này là 11,2 lần.
Như vậy, thế giới mặc dù đã thu được nhiều thành công trong phát triển
kinh tế, ổn định chính trị, giảm xung đột sắc tộc đời sống của người dân một
số khu vực đã được nâng lên đáng kể. Tuy nhiên, vấn đề nghèo đói vẫn luôn
hiện hữu trên các quốc gia. Nghèo đói không chỉ là vấn đề của các quốc gia
chậm phát triển và đang phát triển mà cũng là vấn đề của các quốc gia có nền
kinh tế phát triển hàng đầu trên thế giới. Điều đó cho thấy, để xoá đói giảm
nghèo được thành công , không chỉ có sự nỗ lực của riêng từng quốc gia mà
đòi hỏi sự nỗ lực của tất cả các quốc gia trên thế giới.
1.1.2.2. Kinh nghiệm xoá đói giảm nghèo của Ấn Độ
Từ năm 1991, Ấn Độ đã mở cửa thị trường, cải cách kinh tế và đạt nhiều
thành tựu đáng kể. Tuy nhiên, hiện nay, nghèo đói vẫn là một vấn đề nghiêm
trọng, cản trở sự phát triển kinh tế - xã hội, làm chậm bước tiến của Ấn Độ
trong nhiều lĩnh vực. Biểu hiện dễ thấy nhất của nghèo đói tại Ấn Độ là thu
nhập quốc dân chỉ mới đạt 820 USD/người trong năm 2006 và tính theo sức


12
mua tương đương (PPP) mới đạt 3.800 USD/người. 70% dân số sống ở nông
thôn, trong đó chỉ có 56% hộ được sử dụng điện, 52% số hộ không có nhà vệ
sinh, 85% số hộ được dùng nước sạch, 61% dân số biết chữ. Chỉ số về giáo
dục của Ấn Độ là 0,61, trong khi đó, chỉ số này ở Dim-ba-bu-ê là 0,77, Trung
Quốc là 0,84. Về chỉ số phát triển con người (HDI), Ấn Độ đứng thứ 126/177
nước. 47% trẻ em dưới 5 tuổi ở đây bị thiếu cân (Trung Quốc chỉ có 8%,
Dim-ba-bu-ê là 13%). Chênh lệch thu nhập cũng là vấn đề lớn: 39% dân số
nông thôn chỉ sở hữu 5% số tài sản, trong khi đó, 8% những người giàu có
chiếm tới 46% số tài sản cả nước. Những người nghèo nhất ở nông thôn Ấn
Độ chỉ chi tiêu 0,2 USD/ngày. Chỉ số đói toàn cầu (GHI) của Ấn Độ đứng thứ
96/119 nước, trong khi đó, Nê-pan đứng thứ 92, Pa-ki-xtan ở vị trí thứ 88.
80% dân số sống dưới 2 USD/người/ngày. Nghèo đói dẫn tới 15 triệu trẻ em

Ấn Độ phải lao động kiếm sống - là mức cao nhất thế giới
Để giải quyết cơ bản vấn đề nghèo đói, trước mắt, Ấn Độ đã tăng đầu tư
cho nông nghiệp. Năm 1995-1996 Ấn Độ chi 4,1 tỉ USD cho nông nghiệp
nhưng năm 2006-2007 tăng lên 19,5 tỉ USD. Đây là mức tăng đáng kể dành
cho nông nghiệp. Dự kiến, từ năm 2007 đến năm 2010, Ngân hàng trung
ương Ấn Độ sẽ cho nông nghiệp vay gấp 2 lần. Ngân hàng lớn nhất là SBI sẽ
mở thêm từ 5.000 đến 6.000 chi nhánh tại nông thôn, để vừa mở rộng kinh
doanh, vừa thực hiện chủ trương tăng cường đầu tư cho nông nghiệp. Phát
triển nông nghiệp, tăng cường sản xuất lương thực là một nhiệm vụ trọng tâm
của kinh tế Ấn Độ. Để đạt chỉ tiêu 175 kg ngũ cốc/người, 11 kg đỗ/người vào
năm 2012, Chính phủ Ấn Độ đã chi 1,2 tỉ USD cho Ủy ban An ninh lương
thực, để tăng sản xuất gạo, đậu đỗ, lúa mì… và tiến hành kế hoạch chăn nuôi,
nâng cấp đàn gia súc nhằm tăng lượng sữa, trứng, thịt.
Một trong những trọng tâm để Ấn Độ có mức tăng trưởng từ 9 đến 10%
trong kế hoạch XI là phải “cải thiện kết cấu hạ tầng nông thôn”. Ấn Độ sẽ


13
tăng vốn để phát triển kết cấu hạ tầng nông thôn từ 3 tỉ USD năm 2007 lên 3,5
tỉ USD năm 2008. Bộ Tài chính cũng tăng tín dụng phát triển cơ sở hạ tầng
nông nghiệp từ 56,25 tỉ USD năm 2007-2008 lên 62,5 tỉ USD năm 2008-
2009. Ngân hàng phát triển nông nghiệp Ấn Độ sẽ cung cấp 6,7 triệu USD
cho quỹ phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn. Cũng về cơ sở hạ tầng, để giúp
nông dân giảm bớt khó khăn, Ấn Độ đang thúc đẩy thành lập 31 đặc khu nông
nghiệp, 12 khu xuất khẩu nông sản (AEZ), một trung tâm trưng bày nông sản
với chi phí hơn 5 tỉ USD và 30 công viên lương thực lớn (chi phí khoảng 4 tỉ
USD). Các khu này sẽ tăng cường quản lý sau thu hoạch, cất trữ, kết nối sản
xuất với các sân bay, bến cảng để nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp.
Về thủy lợi, Ấn Độ đang có kế hoạch liên kết 14 sông lớn ở vùng Hi-ma-
lay-a với 17 sông ở phía Nam, để phân bổ lại khoảng 173 tỉ m3 khối

nước/năm, từ đó, đưa sản lượng lương thực của Ấn Độ từ hơn 200 triệu tấn
hiện nay lên 450 triệu tấn vào năm 2050. Kết quả này sẽ góp phần quan trọng
vào công cuộc xoá đói giảm nghèo. Đồng thời, Chính phủ đã chi 3,3 tỉ USD
cho 300 dự án, chương trình chống lũ lụt ngắn hạn, trung hạn và dài hạn.
Về năng lượng, Ấn Độ thực hiện ưu tiên điện khí hoá nông thôn và đang
xây dựng hệ thống năng lượng cho khu vực này. Trọng tâm là khai thác năng
lượng tái sinh như khí sinh học, năng lượng mặt trời, gió, thuỷ điện nhỏ, để
trong 5 năm tới sẽ cung cấp điện cho 75 triệu nông hộ.
Ấn Độ cũng đã tăng chi cho xóa đói giảm nghèo và coi đây là mục tiêu
quan trọng, là chương trình lớn trong các kế hoạch dài hạn. Ngày 15-8-1995,
Ấn Độ đã đưa ra Kế hoạch quốc gia về hỗ trợ xã hội cho những người sống
dưới mức nghèo khổ: những người nghèo trên 65 tuổi sẽ được trợ cấp 2
USD/tháng; hỗ trợ từ 130 đến 250 USD cho những gia đình nghèo có người
chết; hỗ trợ 10 USD cho những phụ nữ trên 19 tuổi trong 2 lần sinh đầu. Từ
năm 1999, Ấn Độ đã thực hiện hỗ trợ 10 kg lương thực cho những người già


14
không có lương hưu. Gần đây, chương trình này đã mở rộng cho cả những
người có lương hưu. Ngày 25-9-2001, Ấn Độ đưa ra chương trình bảo đảm
lương thực và việc làm cho nông thôn, chương trình nhà ở, chương trình bảo
đảm lợi ích người lao động trong khu vực nông nghiệp… Năm 2006, Chính
phủ đã đầu tư 800 triệu USD vào những vùng lạc hậu; năm 2007, lập quỹ 700
triệu USD giúp những vùng nông thôn lạc hậu.
Trong kế hoạch lần thứ XI, Ấn Độ sẽ đưa ra chương trình đặc biệt để
phát triển kinh tế cho 75 nhóm lạc hậu đang sống trong những điều kiện hết
sức nghèo nàn. Cũng trong kế hoạch lần này, Ấn Độ sẽ chi 1 tỉ USD để xóa
bỏ tình trạng lao động trẻ em.
Tăng trợ cấp sản xuất nông nghiệp cũng là một biện pháp quan trọng để
xóa đói giảm nghèo. Trong kế hoạch 5 năm lần thứ X, Ấn Độ đã hỗ trợ sản

xuất nông nghiệp là 18 tỉ USD và kế hoạch lần thứ XI là 27 tỉ USD. Trợ cấp
trong từng ngành là rất cụ thể: tháng 3-2007, trợ cấp vận chuyển đường là
37USD/tấn; Ngành chè được trợ cấp 22 triệu USD; Mỗi ha chuối được trợ cấp
700 USD để tăng cường sản xuất và xuất khẩu.
Chính phủ đã chi 11 tỉ USD để trợ giá phân bón trong năm 2007-2008 và
năm 2008-2009 sẽ là 16 tỉ USD. Mỗi hộ nông dân sẽ được trợ cấp 150 USD
tiền điện. Bảo hiểm nông nghiệp sẽ tăng từ 16% lên 80-90% số nông hộ. Năm
2008, Chính phủ sẽ xóa nợ cho nông dân 15 tỉ USD, giảm thuế cho những hộ
có diện tích dưới 3 ha. Khoảng 30 triệu nông dân đang mắc nợ sẽ được lợi từ
kế hoạch này.
Tạo việc làm là một trong những biện pháp quan trọng để xóa đói giảm
nghèo. Chính vì thế, chương trình việc làm luôn luôn là một nội dung quan
trọng trong các kế hoạch của Chính phủ . Tháng 8-2005, Ấn Độ thông qua
Luật Bảo đảm việc làm cho nông dân - một trong những văn bản pháp lý quan
trọng nhất được ban hành từ khi Ấ n Độ giành được độc lập . Luật này sẽ bảo


15
đảm về pháp lý để mỗi nông dân có đủ 100 ngày có việc làm/năm, với mức
lương 1,5 USD/ngày. Nếu không có việc làm, nông dân sẽ nhận được một
khoản trợ cấp thất nghiệp. Giai đoạn đầu, chương trình này sẽ áp dụng trong
200 huyện; 4 năm tiếp theo sẽ mở rộng ra toàn Ấn Độ. Theo nhiều đánh giá,
chương trình này được coi là có nhiều kì vọng nhất trên thế giới để xóa đói
giảm nghèo. Triển khai Luật trên, năm 2005-2006 Ấn Độ đã chi 3 tỉ USD,
năm 2006-2007 là 2,7 tỉ USD và năm 2007-2008 là 2,8 tỉ USD cho chương
trình việc làm nông thôn. Gần đây, Ấn Độ đã mở rộng Luật trên, tăng chi tiêu
để trong 7 năm tới tạo thêm 50 triệu việc làm.
Trong công cuộc xóa đói giảm nghèo, Ấn Độ đã nhận được sự giúp đỡ
hết sức tích cực của quốc tế. Ngân hàng thế giới (WB) đã cho Ấn Độ vay
nhiều nhất, với 3,75 tỉ USD, bằng 15% tổng mức cho vay của WB trong năm

2007. Trong lượng vốn trên, một phần quan trọng đã được đưa vào nông
nghiệp, nông thôn, vừa giúp Ấn Độ phát triển các lĩnh vực nói chung, vừa
tăng cường công cuộc xóa đói giảm nghèo tại nông thôn. WB đã cấp 225 triệu
USD để xóa đói giảm nghèo tại bang Mát-hi-a (Madhya). WB cũng giúp 463
triệu USD cho bang Bi-ha - bang nghèo nhất Ấn Độ, với 44% dân số nghèo
khổ. Năm 2007, WB đã cho Ấn Độ vay thêm 600 triệu USD để trợ giúp các
trang trại, 944 triệu USD để tăng cường hệ thống tài chính nông thôn, thực
hiện bảo hiểm nông nghiệp và các dự án quản lý nguồn nước. Cùng với WB,
không kể các khoản vốn đã cấp, từ 2007-2010 Ngân hàng Phát triển châu Á
(ADB) sẽ cho các bang nghèo nhất của Ấn Độ vay 2,1 tỉ và sẽ đầu tư thêm 9,2
tỉ USD vào cơ sở hạ tầng, nhất là cho những bang nghèo như Bi-ha (Bihar),
Giắc-hen (Jharkhand). Thủ tướng Anh, trong chuyến thăm Ấn Độ tháng 1-
2008 đã tuyên bố viện trợ phát triển 1,6 tỉ USD cho những bang nghèo nhất
của Ấn Độ.


16
Nhờ những cố gắng trên, nghèo đói ở Ấn Độ đã giảm nhiều. Các chỉ số
xã hội như thu nhập, giáo dục, y tế, giao thông, điện, nước uống… ở hầu hết
những vùng nông thôn nghèo đã được cải thiện đáng kể từ năm 1991. Tỷ lệ
nghèo ở nông thôn đã giảm từ 45,76% trong năm 1983 xuống 37,26% trong
năm 1994 và 29,18% trong năm 2005. Số lượng người nghèo tương ứng với
các thời điểm trên là 252,05 triệu; 247,8 triệu và 232,16 triệu. Đa số nông dân
đã có đủ lương thực, với tỷ lệ đủ ăn tăng từ 94,5% (năm 1994-1995) lên
97,1% (năm 2004-2005).
Những thành tựu nông nghiệp đã giúp Chính phủ cung cấp lương thực cho
những người nghèo nhất. Phân phối lương thực đã tăng từ 10 kg, lên 20 kg và
đến tháng 7-2001 là 25 kg/gia đình/tháng. Chính phủ cũng đã bỏ ra hàng triệu
tấn lương thực để cứu trợ những vùng bị thiên tai. Việc phát triển kết cấu hạ
tầng nông thôn đã giải quyết nhiều việc làm cho nông dân, qua đó, giúp họ cải

thiện, ổn định đời sống.
Một trong những thành tựu đáng kể của công cuộc xóa đói giảm nghèo ở
Ấn Độ là đã thực hiện bữa ăn trưa miễn phí cho 120 triệu trẻ em, chủ yếu ở
nông thôn. Chính phủ sẽ chi thêm 10,7 tỉ USD cho kế hoạch này. Về chương
trình hỗ trợ xã hội, lương hưu cho người nghèo trên 65 tuổi sẽ tăng từ
1,5USD/tháng lên 4,5 USD/tháng. Sau 17 năm cải cách, mức tiêu dùng ở
nông thôn Ấn Độ đã tăng lên. Số hộ dùng ga tăng gấp 6 lần. Chi tiêu cho giáo
dục từ năm 1999-2000 đến năm 2004-2005 tăng từ 29% lên 44%. [16]
* Các kinh nghiệm của Ấn độ có thể vận dụng cho Việt Nam là:
- Tăng cường đầu tư cho nông nghiệp, đặc biệt là phát triển kết cấu hạ
tầng nông thôn, phát triển thuỷ lợi và năng lượng ở nông thôn.
- Thực hiện các biện pháp bảo trợ xã hội đối với nhóm người nghèo, trợ
cấp sản xuất nông nghiệp, đưa ra các chương trình xoá đói giảm nghèo để
phát triển kinh tế ở nhóm người nghèo đói nhất.


17
- Ban hành “Luật Bảo đảm việc làm cho nông dân”, đây chính là cơ sở
pháp lý quan trọng nhất nhằm đảm bảo quyền lợi cho người lao động ở nông
thôn có thể tự vươn lên thoát nghèo bằng chính nội lực của mình. Chương trình
này được coi là có nhiều kỳ vọng nhất trên thế giới để xóa đói giảm nghèo.
1.1.2.3. Kinh nghiệm xoá đói giảm nghèo của Thái Lan
Thông qua chính sách phát triển, Thái Lan thực hiện việc loại trừ đói
nghèo ở vùng trọng điểm. Từ năm 1980 đến nay, Thái Lan áp dụng mô hình
gắn liền chính sách quốc gia với chính sách phát triển nông thôn thông qua
việc phát triển nông thôn, phát triển các xí nghiệp ở các làng quê nghèo, phát
triển doanh nghiệp nhỏ, mở rộng các trung tâm dạy nghề ở nông thôn để giảm
bớt nghèo khổ.
Chính phủ ban hành chính sách cải cách ruộng đất, theo đó người nông
dân được quyền làm chủ về đất đai, Nhà nước tạo điều kiện để họ có khả năng

tích tụ ruộng đất, mở rộng quy mô, hướng nông dân đi vào sản xuất hàng hoá.
Thái Lan đã thực hiện tốt mô hình đổi mới Hợp tác xã nông nghiệp theo hình
thức tự nguyện, dân chủ, cùng có lợi, hoạt động của Hợp tác xã chủ yếu mang
tính chất dịch vụ. Kết quả là người nghèo ở Thái Lan từ 30% dân số trong
thập niên 80 đã giảm xuống 23% vào năm 1990 (3 triệu người). [20]
* Các kinh nghiệm của Thái Lan có thể vận dụng cho Việt Nam là:
- Phát triển các xí nghiệp, doanh nghiệp vừa và nhỏ, mở rộng các trung
tâm dạy nghề ở nông thôn. Về vấn đề này ở Việt Nam trong những năm qua
đã có rất nhiều doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh trong lĩnh vực nông
nghiệp được thành lập nhưng qua một số năm hoạt động thì đã không đem lại
hiệu quả như mong đợi nên nhiều doanh nghiệp, hợp tác xã đã giải thể phá
sản. Việc dạy nghề ở nông thôn đã được chú trọng nhưng mới chỉ là bước
đầu thực hiện nên kết quả còn chưa cao.


18
- Chính sách cải cách ruộng đất, đưa ruộng đất về tay người nông dân.
Việt Nam đã có nhiều chính sách nhằm thực hiện cải cách ruộng đất để đưa
ruộng đất vào tay người nông dân. Qua nhiều mô hình phát triển nông nghiệp
đến nay việc ruộng đất được phân chia đã gây ra tình trạng manh mún. Việc
tập trung ruộng đất để thực hiện sản xuất hàng hoá nông nghiệp với trình độ
chuyên môn hoá cao còn gặp nhiều khó khăn. Trong khi đó ở nhiều nơi việc
bỏ hoang đất nông nghiệp còn xảy ra rất nhiều gây lãng phí nguồn lực đất đai.
Vì vậy cần phải có chính sách sử dụng đất hợp lý để đem lại hiệu quả cao
nhất đưa sản suất nông nghiệp thành sản xuất hàng hoá.
1.1.2.4. Tình hình nghèo đói của Việt Nam- Kinh nghiệm và giải pháp
a. Tình hình nghèo đói của Việt Nam
Đói nghèo là một vấn đề mang tính chất toàn cầu. Nó không chỉ là một
thực tế đang diễn ra ở nước ta mà còn là một tồn tại phổ biến trên toàn thế
giới và trong khu vực. Ngay cả những nước phát triển cao, vẫn còn một bộ

phận dân cư sống ở mức nghèo khổ. So với năm 2008, số người nghèo trên
thế giới năm 2009 đã tăng trên 100 triệu người.[7] Thủ phạm chính của tình
trạng này là cuộc khủng hoảng lương thực kết hợp với suy thoái kinh tế toàn
cầu. Các nước thành viên của Tổ chức Nông Lương Liên hợp quốc (FAO) đã
cam kết đến năm 2015 giảm một nửa số người bị đói trên thế giới. Nhưng từ
đó đến nay, số người bị đói trên thế giới đã tăng từ 850 triệu người lên gần
một tỷ người và cứ 6 giây có một đứa trẻ bị chết đói.[7] Theo các bản báo cáo
của FAO, từ nay đến năm 2050, sản xuất nông nghiệp phải tăng 70% mới có
thể có đủ lương thực để nuôi 9 tỷ người trên thế giới.[7] Theo Ngân hàng Thế
giới, giá lương thực lên cao làm tăng ngay số người nghèo đói lên và sự giảm
sút về thu nhập trên toàn cầu cũng là một nguyên nhân làm cho tình trạng
nghèo đói tồi tệ hơn. Hầu hết những người nghèo đói của thế giới lại là nông
dân, những người sản xuất ra lương thực. Thực tế, hơn 60% người dân châu


19
Phi làm việc ở nông thôn, trồng trọt và chăn nuôi súc vật, chỉ kiếm được chưa
đầy 1 USD/ngày.[7] Năng suất các vụ mùa của họ chỉ bằng 20% năng suất
các vụ mùa ở châu Âu và Mỹ, bởi vì họ không tiếp cận được với tất cả những
điều kiện cần thiết để tăng sản lượng như giống, phân bón, nước, điện, kỹ
thuật và khả năng tiếp cận thị trường.[7]
Việt Nam chuyển sang kinh tế thị trường trong sản xuất nông nghiệp thực
hiện giao khoán đến hộ đã nhảy vọt từ nước đang thiếu lương thực vươn lên
thành nước xuất khẩu gạo, và giữ vị trí trong ba nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế
giới từ đó đến nay, an ninh lương thực đã vững vàng. Tuy nhiên, đến nay vẫn
còn tỷ lệ đói nghèo (bao gồm cả thiếu lương thực) mà đa số phân bố ở các xã
thuộc chương trình 135 (xã nghèo). Xóa đói, giảm nghèo toàn diện, bền vững
luôn được Đảng, Nhà nước ta hết sức quan tâm và xác định là mục tiêu xuyên
suốt trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội và là một trong những nhiệm vụ
quan trọng góp phần phát triển đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

Trong gần 20 năm đổi mới, nhờ thực hiện cơ chế, chính sách phù hợp
với thực tiễn nước ta, công cuộc xóa đói, giảm nghèo đã đạt được thành tựu
đáng kể, có ý nghĩa to lớn cả về kinh tế, chính trị, xã hội và an ninh - quốc
phòng, phát huy được bản chất tốt đẹp của dân tộc ta và góp phần quan trọng
trong sự nghiệp phát triển đất nước bền vững. Tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh
trong khoảng thời gian 5 năm từ 17,2% năm 2001 với 2,8 triệu hộ, xuống còn
8,3% năm 2004 với 1,44 triệu hộ, bình quân mỗi năm giảm 34 vạn hộ, đến
cuối năm 2005 còn khoảng dưới 7% với 1,1 triệu hộ. "Những thành tựu giảm
nghèo của Việt Nam là một trong những câu chuyện thành công nhất trong
phát triển kinh tế". Đó là đánh giá trong "Báo cáo phát triển Việt Nam năm
2004" của Ngân hàng thế giới.
Do đời sống của nhân dân ngày càng được cải thiện, cùng với định
hướng chung là từng bước tiếp cận với trình độ của các nước đang phát triển

×