Tải bản đầy đủ (.pdf) (38 trang)

báo cáo môn học tài chính quốc tế khủng hoảng tài chính hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (629.85 KB, 38 trang )

Khủng hoảng tài chính Nhóm 9


1



BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ TP.HCM




Môn học
TÀI CHÍNH QUỐC TẾ




Đề Tài:


KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH
HỆN NAY






Nhóm thực hiện: nhóm 9


GV: Diệu Thảo

Khủng hoảng tài chính Nhóm 9


2


DANH SÁCH NHÓM 9

1. Huỳnh Phước Nguyên – 0864032066
2. Nguyễn Vĩnh Cường – 0864032007
3. Phạm Đức Hạnh – 0864032022
4. Trần Hồng Nhân – 40783257
5. Đinh Gia Nam – 0864032053
6. Lê Vũ Trọng Tài – 0864032084
7. Đặng Trần Toàn – 40661518
8. Lưu Công Định – 40563087
9. Dương Văn Trí – 40603264
10. Trần Thị Hoài Nhung – 40603158
11. Lê Thị Thùy Yến – 40603309
12. Nguyễn Hùng Cường – 0864032006
13. Nguyễn Phương Đông - 40561255

Khủng hoảng tài chính Nhóm 9


3



MỤC LỤC

Phần 1 - Toàn cảnh cuộc khủng hoảng tài chính 2007 -2008
1.1- Diễn tiến của cuộc khủng hoảng.
1.2- Nguyên nhân của cuộc khủng hoảng.
1.2.1 – Cho vay dưới chuẩn
1.2.2 – Bong bóng thị trường bất động sản
1.2.3 – Thiếu cơ chế giám sát chặt chẽ
1.2.4 - Khủng hoảng niềm tin
1.2.5 – Tâm lý ỷ lại
1.2.6 – Mua bán khống
1.3- Tác động của cuộc khủng hoảng.
1.3.1 – Tác động đến với Mỹ
1.3.2 – Tác động đến với các quốc gia khác
1.4- Phản ứng của Mỹ và các quốc gia.
1.4.1 – Phản ứng của chính phủ Mỹ
1.4.2 – Phản ứng của các khu vực, các quốc gia khác

Phần 2 - Ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng đến Việt Nam.
2.1- Tác động đến Việt Nam
2.2- Các chính sách ngăn chặn suy giảm và kích thích kinh tế của Việt Nam

Phần 3 – Kết luận
Tài liệu tham khảo








Khủng hoảng tài chính Nhóm 9


4


PHẦN 1
TOÀN CẢNH CUỘC KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH 2007 -2008

1.1- Diễn tiến của cuộc khủng hoảng
Cuộc khủng hoảng tài chính năm 2007 – 2008 bắt nguồn từ tình trạng bong bóng
của thị trường nhà đất ở Mỹ (tình trạng này diễn ra trong khoảng năm 2005-2006) với
những khoản vay dưới chuẩn có nguy cơ rủi ro cao và các khoản thế chấp có lãi suất
điều chỉnh. Từ vài năm trước đó, giá nhà tăng cao cùng với việc được phép vay với điều
kiện rất đơn giản, nhiều khách hàng đã tranh thủ tiền của các ngân hàng đầu tư để đầu
cơ vào bất động sản với hy vọng kiếm được nhiều tiền từ các khoản mua bán chênh
lệch.
Cuộc khủng hoảng tài chính năm 2007 - 2008 tại Mỹ lần này thực chất là biểu
hiện rõ nét nhất của một quá trình “khủng hoảng” rất lâu trước đó. Điểm lại những mốc
sự kiện chính trong chuỗi này để thấy khủng hoảng đã diễn ra như thế nào:
 Tháng 6/2007: Hai quỹ phòng hộ (hedge fund - một loại quỹ có tính đại
chúng thấp và không bị quản chế quá chặt) của Bear Stearns - ngân hàng đầu tư lớn thứ
5 của Mỹ - quỵ ngã sau khi đánh cược vào các chứng khoán được đảm bảo bằng các
khoản cho vay bất động sản dưới chuẩn ở Mỹ.
 Ngày 15/10/2007: Citigroup - Tập đoàn ngân hàng hàng đầu nước Mỹ - công
bố lợi nhuận Quý 3 bất ngờ giảm 57% do các khoản thua lỗ và trích lập dự phòng lên
tới 6,5 tỷ USD. Giám đốc điều hành Citigroup Charles Prince từ chức vào ngày 4/11.
 Ngày 11/1/2008: Bank of America - ngân hàng lớn nhất nước Mỹ về tiền gửi
và vốn hoá thị trường - đã bỏ ra 4 tỉ USD để mua lại Countrywide Financial sau khi

ngân hàng cho vay thế chấp địa ốc này thông báo phá sản do các khoản cho vay khó đòi
quá lớn.
 16-17/3/2008: Bear Stearns được bán cho Ngân hàng Đầu tư Mỹ JP Morgan
Chase với giá 2 đôla một cổ phiếu.
 29/4/2008: Deutsche Bank lần đầu tiên trong năm năm công bố một khoản
thua lỗ trước thuế sau khi buộc phải trích lập dự phòng 4,2 tỷ USD cho các khoản nợ
xấu và các chứng khoán được đảm bảo bởi các khoản thế thấp bất động sản.
Khủng hoảng tài chính Nhóm 9


5


 11/7/2008: Chính quyền liên bang Mỹ đoạt quyền kiểm soát Ngân hàng
IndyMac Bancorp. Đây là một trong những vụ đóng cửa ngân hàng lớn nhất từ trước tới
nay sau khi những người gửi tiền đã rút ra hơn 1,3 tỷ USD trong vòng 11 ngày.
 31/7/2008: Deutsche Bank công bố khoản trích lập dự phòng tiếp theo là 3,6
tỷ USD, nâng tổng số tiền ngân hàng này mất lên 11 tỷ USD. Deutsche Bank trở thành
một trong 10 nạn nhân lớn nhất của cuộc khủng hoảng tín dụng toàn cầu.
 7/9/2008: Cục Dự trữ Liên bang (Fed) và Bộ Tài chính Mỹ đoạt quyền kiểm
soát hai tập đoàn chuyên cho vay thế chấp Fannie Mae và Freddie Mac nhằm hỗ trợ thị
trường nhà đất Mỹ.
 11/9/2008: Lehman Brothers tuyên bố đang nỗ lực tìm kiếm đối tác để bán lại
chính mình. Cổ phiếu của ngân hàng đầu tư này tụt giảm 45%.
 14/9/208: Bank of America cho biết sẽ mua Merrill Lynch với giá 29 USD/cp
sau khi từ chối đề nghị mua lại của Lehman Brothers.
 15/9/2008: Đây là ngày tồi tệ nhất tại Phố Wall kể từ khi thị trường này mở
cửa trở lại sau vụ khủng bố 2 toà tháp đôi tại Mỹ vào Tháng 9 năm 2001. Lehman
Brothers sụp đổ đánh dấu vụ phá sản lớn nhất tại Mỹ; Merrill Lynch bị Bank of
America Corp thâu tóm; American International Group - tập đoàn bảo hiểm lớn nhất thế

giới mất khả năng thanh toán do những khoản thua lỗ liên quan tới nợ cầm cố.
 16/9/2008: Ngân hàng trung ương các nước trên thế giới đã đổ hàng tỉ USD
vào các thị trường tiền tệ với nỗ lực hạ nhiệt tình trạng căng thẳng và ngăn chặn sự
đóng băng của hệ thống tài chính toàn cầu. Cổ phiếu AIG giảm gần một nửa. Fed công
bố kế hoạch bơm 85 tỷ USD vào AIG và nắm giữ 80% cổ phần. Ngân hàng Barclays
của Anh mua lại một phần tài sản tại Bắc Mỹ của Lehman với trị giá 1,75 tỷ USD.
 17/9/2008: Cổ phiếu của Goldman Sachs và Morgan Stanley giảm mạnh; Tập
đoàn Lloyds TSB của Anh mua lại đối thủ HBOS; Uỷ ban Chứng khoán Mỹ kiềm chế
tình trạng bán khống.
 19/9/2008: Các thị trường chứng khoán thế giới tăng vọt sau khi Mỹ công bố
kế hoạch mua lại tài sản của các tập đoàn tài chính đang gặp khó khăn, giúp làm thanh
sạch hệ thống tài chính.
 20-21/9/2008: Công bố các chi tiết bản kế hoạch giải cứu 700 tỷ USD. Hai
ngân hàng Goldman Sachs và Morgan Stanley được chuyển đổi thành tập đoàn ngân
hàng đa năng, đánh dấu sự kết thúc mô hình ngân hàng đầu tư tại Phố Wall.
Khủng hoảng tài chính Nhóm 9


6


 22/9/2008: Tập đoàn Nomura Holdings của Nhật trả 525 triệu USD để thâu
tóm hoạt động của Lehman tại châu Á. Sau đó, Nomura cũng mua lại Lehman tại châu
Âu và Trung Đông. Mitsubishi UFJ Financial đồng ý mua 20% cổ phần Morgan
Stanley.
 25/9/2008: Washington Mutual Inc. (WaMu), một trong những ngân hàng lớn
nhất Mỹ đã sụp đổ cũng do đã đánh cược rất lớn vào thị trường cho vay thế chấp. Cơ
quan Bảo hiểm tiền gửi liên bang Mỹ (FDIC) đã đoạt quyền kiểm soát WaMu và sau đó
bán các tài sản của ngân hàng tiết kiệm lớn nhất Mỹ cho JPMorgan Chase & Co. với giá
1,9 tỷ USD. Với 307 tỷ USD tổng tài sản, WaMu đã trở thành ngân hàng bị phá sản lớn

nhất trong lịch sử Mỹ.
Trong khi đó tại Washington D.C., các thành viên chủ chốt trong quốc hội đã
đồng ý về những điều khoản chính trong kế hoạch giải cứu 700 tỷ USD.
 29/9/2008: Hạ viện bất ngờ không thông qua kế hoạch giải cứu thị trường tài
chính Mỹ. Phản ứng ngay lập tức với quyết định trên, chỉ số công nghiệp Dow Jones tụt
giảm gần 780 điểm - mức giảm trong một ngày mạnh nhất từ trước tới nay.
 1/10/2008: Thượng viện Mỹ thông qua bản kế hoạch giải cứu 700 tỷ USD (tỷ
lệ 74-25) với một số điểm đã được thay đổi, bao gồm: gia hạn đạo luật cắt giảm thuế
thu nhập cho doanh nghiệp và cá nhân (dự tính sẽ làm ngân sách thất thu 149 tỷ USD);
tăng hạn mức bảo hiểm tiền gửi tại Cơ quan Bảo hiểm tiền gửi Liên bang từ 100.000
USD lên 250.000 USD.
 3/10/2008: Sau 3 giờ thảo luận và thuyết phục nhau, Hạ viện Mỹ đã bỏ phiếu
lần thứ hai và thông qua dự luật giải cứu với tỷ lệ phiếu 262-171. Không đầy 2 giờ sau
đó, Tổng thống Mỹ đặt bút ký để chính thức chuyển kế hoạch thành đạo luật.
 8/10/2008: Trong một nỗ lực phối hợp chưa từng có tiền lệ, Cục dự trữ liên
bang Mỹ (Fed), Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) và 4 ngân hàng trung ương các
nước khác đã đồng loạt cắt giảm lãi suất nhằm giảm ảnh hưởng nghiêm trọng của cuộc
khủng hoảng tài chính tồi tệ nhất kể từ cuộc Đại suy thoái năm 1930.
 14/10/2008: Chính phủ Mỹ công bố dành 250 tỉ USD trong gói giải cứu 700
tỉ USD để rót vào các ngân hàng lớn, đổi lại sẽ nhận được cổ phiếu ưu đãi của các ngân
hàng này. Đây là bước thay đổi lớn trong chiến lược giải cứu, vì trong kế hoạch ban đầu
Chính phủ vẫn hướng đến giải pháp mua lại nợ xấu ngân hàng, không mua cổ phần.
Khủng hoảng tài chính Nhóm 9


7


 25/11/2008 : Cục Dự trữ liên bang Mỹ công bố sẽ sử dụng khoảng 800 tỷ
USD để cải thiện thị trường tín dụng cho những người mua nhà, người tiêu dùng và các

doanh nghiệp nhỏ
 11/12/2008: giới tài chính quốc tế phải xôn xao vì vụ gian lận tài chính lên tới
50 tỷ USD ở Phố Wall, mà “tác giả” lại chính là một trong những nhà giao dịch chứng
khoán huyền thoại của nước Mỹ, đồng thời là một cựu chủ tịch của sàn chứng khoán
Nasdaq - ông Bernard L. Madoff.
 17/02/2009 : Tổng thống Mỹ đã ký Luật tái đầu tư và phục hồi Mỹ (ARRA)
với tổng trị giá 787 tỉ USD. Mục tiêu của gói kích thích kinh tế thứ 2 này là nhằm tạo
3,5 triệu việc làm, giảm nhẹ tác động bất lợi của cuộc khủng hoảng đối với người thu
nhập thấp; kích thích đầu tư và tiêu dùng để phục hồi tăng trưởng kinh tế trong 2 năm
tới. 65% giá trị của gói kích thích này là đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng và 35% là giảm
thuế.

1.2 - Nguyên nhân của cuộc khủng hoảng
Năm 2008 không ai có thể ngờ nước Mỹ- một tượng đài, một đầu tầu kinh tế thế
giới lại có thể suy sụp nhanh đến như vậy. Theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế thì
cuộc khủng hoảng này xảy ra bởi các nguyên nhân sâu xa sau:
1.2.1 - Cho vay dưới chuẩn
Các ngân hàng đầu tư Mỹ đã sử dụng nghiệp vụ chứng khoán hóa (securitisation) để
biến các khoản cho vay mua bất động sản thành các gói trái phiếu có gốc bất động sản
(MBS, CDO) đầy rủi ro cung cấp cho thị trường
Khi nền kinh tế đi xuống, người vay tiền mua nhà không trả được các khoản vay mua
nhà thì rủi ro tín dụng được chuyển sang các gói trái phiếu có các danh mục tín dụng
bất động sản làm tài sản đảm bảo. Khủng hoảng càng gia tăng thì việc phát mại tài sản
càng tăng làm giá bất động sản càng giảm. Điều này có nghĩa giá trị tài sản đảm bảo của
trái phiếu càng giảm và rủi ro tín dụng càng tăng.
Vòng xoáy khủng hoảng cứ tiếp tục như vậy, làm cho giá chứng khoán sụt giảm mạnh.
Các ngân hàng đầu tư mặc dù không nắm giữ toàn bộ rủi ro nhưng cũng trực tiếp hoặc
gián tiếp duy trì một số danh mục chứng khoán liên quan đến bất động sản. Hậu quả là
hàng loạt ngân hàng đầu tư lần lượt báo cáo các khoản lỗ kinh doanh.
1.2.2- Bong bóng thị trường bất dộng sản

Khủng hoảng tài chính Nhóm 9


8


Nguyên nhân trực tiếp và rõ ràng nhất của cuộc khủng hoảng tài chính lần này là
sự suy sụp của thị trường bất động sản. Ở Mỹ, hầu hết người dân khi mua nhà là phải
vay tiền ngân hàng và trả lại lãi lẫn vốn trong một thời gian dài sau đó. Do đó, có một
sự liên hệ rất chặt chẽ giữa tình hình lãi suất và tình trạng của thị trường bất động sản.
Khi lãi suất thấp và dễ vay mượn thì người ta đổ xô đi mua nhà, đẩy giá nhà cửa lên
cao, khi lãi suất cao thì thị trường giậm chân, người bán nhiều hơn người mua, đẩy giá
nhà xuống thấp.
Có 3 yếu tố chính đã khởi tạo nên bong bóng trong thị trường bất động sản:
- Thứ nhất, bắt đầu từ năm 2001, để giúp nền kinh tế thoát khỏi trì trệ, Cục Dự
trữ liên bang Mỹ (FED) đã liên tục hạ thấp lãi suất, dẫn đến việc các ngân hàng cũa hạ
lãi suất cho vay tiền mua bất động sản (mặc dù những loại lãi suất cho vay mua nhà do
các ngân hàng thương mại ấn định bao giờ cũng cao hơn nhiều so với lãi suất cơ bản
của FED, nhưng mức độ cao hay thấp của chúng bao giờ cũng phụ thuộc vào lãi suất cơ
bản). Vào giữa năm 2000, lãi suất chủ đạo (lãi suất cơ bản) của FED là trên 6%/năm
nhưng sau đó lãi suất này liên tục được cắt giảm, đến giữa 2003 thì chỉ còn 1%/năm.
- Thứ hai, về phương diện sở hữu nhà ở, chính sách chung của chính phủ lúc
bấy giờ là khuyến khích và tạo điều kiện cho người dân nghèo và các nhóm người dân
da màu được vay tiền dễ dàng hơn từ các định chế tài chính để mua nhà ở. Khoản cho
vay này phần lớn được thể hiện thông qua hai công ty được bảo trợ bởi chính phủ là
Fannie Mae và Pređie Mac. Hai công ty này giúp đổ vốn vào thị trường bất động sản
bằng cách mua lại các khoản cho vay của ngân hàng thương mại, biến chúng thành các
loại chứng tứ được bảo đảm bằng các khoản vay thế chấp (mortage-backed securities –
MBS), rồi bán lại cho các nhà đầu tư ở phố Wall, đặc biết là các ngân hàng đầu tư
khổng lồ như Bear Stearns và Merrill Lynch.

- Thứ ba, như đã trình bày ở trên, vì có sự biến đổi các khoản cho vay thành các
công cụ đầu tư nên thị trường tín dụng để phục vụ cho thị trường bất động sản không
còn là sân chơi duy nhất của các ngân hàng thương mại hoặc các công ty chuyên cho
vay thế chấp bất động sản nữa. Nó đã trở thành một sân chơi mới cho các nhà đầu tư, có
khả năng huy động dòng vốn từ khắp nơi đổ vào, kể cả dòng vốn ngoại quốc. Điểm đặc
biệt ở đây là bởi vì việc hình thành, mua bán, và bảo hiểm MBS vô cùng phức tạp nên
nó diễn ra gần như ngoài tầm kiểm soát thông thường của chính phủ. Bởi vì thiếu sự
kiểm soát cần thiết nên lòng tham và tính mạo hiểm đã trở nên phổ biến ở các nhà đầu
Khủng hoảng tài chính Nhóm 9


9


tư. Bên cạnh đó, vì có thể bán lại phần lớn các khoản vay để các công ty biến chúng
thành MBS, các ngân hàng thương mại đả trở nên mạo hiểm hơn trong việc cho vay, bất
chấp khả năng trả nợ của người vay.
1.2.3 - Thiếu cơ chế giám sát chặt chẽ
Có tiền, các công ty “thoải mái” cho khách hàng vay bằng tiền của các ngân
hàng đầu tư cung cấp thông qua việc mua lại danh mục cho vay của các công ty này.
Các ngân hàng này, trên cơ sở danh mục cho vay vừa mua lại, sẽ phát hành chứng
khoán để vay tiền. Danh mục cho vay được chia ra thành các mục như rủi ro ít, rủi ro
cao,… tùy định mức tín nhiệm, nhà đầu tư tha hồ lựa chọn theo sự mạo hiểm của mình.
Có loại chứng khoán không cần định mức tín nhiệm, có thể thu lãi cao nhưng rủi ro
cũng lớn.
Như vậy, rủi ro trong việc cho vay đã được chuyển từ bên cho vay là công ty tài
chính sang ngân hàng đầu tư. Nhà đầu tư trên thế giới đổ tiền mua các chứng khoán
này, nhờ vậy, chính họ đã cung cấp một lượng vốn khổng lồ cho thị trường bất động
sản ở Mỹ tăng nóng.
Theo Giáo sư kinh tế Joseph Stiglitz, người được giải thưởng Nobel kinh tế

2001: “Hệ thống tài chính của Mỹ đã không thực hiện được hai trách nhiệm chính của
mình, đó là quản lý rủi ro và phân chia vốn. Cả hệ thống tài chính Mỹ đà không làm
những gì mà nó đáng ra phải làm – như tạo ra các sản phẩm để giúp người Mỹ quản lý
được những rủi ro nguy hiểm nghiêm trọng của mình, như là giữ lại được nhà khi mức
lãi suất cho vay tăng cao hoặc khi giá nhà sụt giảm mạnh”
1.2.4 - Khủng hoảng niềm tin
Theo Giáo sư Joseph Stiglitz, cuộc khủng hoảng bắt đầu từ sự sụp đổ thảm khốc
của niềm tin. Các ngân hàng đánh đố lẫn nhau về mức độ cho vay cũng như tài sản.
Những giao dịch phức tạp được tạo ra để loại bỏ rủi ro và che giấu những trượt giá giá
trị tài sản thực của ngân hàng. Đây là một trò chơi mà khi người ta bắt đầu cảm nhận
“mùi vị” của sự thua lỗ và nhìn vào hệ thống tài chính, khi đó thua lỗ sẽ xuất hiện, cả
thị trường xuống dốc và tất cả “người chơi” đều thua lỗ.
Thị trường tài chính xoay quanh trục nguyên tắc độ tin cậy, và độ tin cậy đó đã bị xói
mòn, xuống cấp. Sự sụp đổ của Lehman là biểu tượng đánh dấu mức độ tin cậy xuống
một mức thấp mới và dư âm của nó sẽ còn tiếp tục.
1.2.5 - Tâm lý ỷ lại
Khủng hoảng tài chính Nhóm 9


10


Các tập đoàn tài chính tận dụng hình thức đòn bẩy tài chính, khi chứng khoán
mua vào được sử dụng làm vật thế chấp để vay mua chứng khoán khác, cứ thế một
đồng đô la tài sản thật sẽ được biến hóa thành hàng trăm đồng đô la tài sản sản ảo chỉ
hiện diện trên sổ sách. Chừng nào lãi suất còn ở mức thấp thì các tập đoàn tài chính này
vẫn còn báo lãi nhưng một khi lãi tiền vay cao hơn chênh lệch mua bán thì họ bắt đầu
chuỗi ngày dài lỗ nặng. Trong trường hợp của Lehman, giá trị tài sản gấp 31 lần vốn
chủ sở hữu cho nên nếu giá trị tài sản chỉ cần giảm 3% thì toàn bộ vốn chủ sở hữu sẽ
mất tiêu!

Các tập đoàn tài chính này có biết rủi ro rất cao nhưng chính vì những khoản
tiền thưởng hậu hĩ cho những ai mua bán, giao dịch nhiều càng làm các giới quản lý bất
chấp trách nhiệm, liều lĩnh lao vào vòng xoáy mua bán chứng khoán. Dù sao, họ vững
tin, nếu có chuyện gì, chính phủ sẽ phải cứu để toàn bộ thị trường khỏi sụp đổ và quan
trọng hơn hết, nếu phá sản, chỉ có giới đầu tư chịu còn họ đã yên tâm với khoản lương
thưởng hàng trăm triệu đô la hàng năm. Chính vì tâm lý ỷ lại này mà họ không quan
tâm tới hậu quả.
1.2.6 - Mua bán khống
Khi giới đầu cơ đoán chắc rằng cổ phiếu của những tập đoàn dính líu đến cho
vay dưới chuẩn sẽ sụt giảm, họ ồ ạt vay những cổ phiếu này rồi ồ ạt bán ra, tạo nên một
áp lực giảm giá lốn không gì cứu vãn nổi. Sau khi giá giảm đến một mức nào đó, giới
đầu cơ sẽ mua và trả lại nơi cho vay cộng thêm một ít phí, còn bao nhiêu tiền chênh
lệch họ sẽ hưởng trọn.
Thậm chí, một số nhà đầu cơ còn áp dụng cách thức mua bán khống đến 2 lần (naked
short sale) tức là không vay chứng khoán nữa mà cứ ra lệnh bán theo kiểu “đánh
xuống” vì lợi dụng khe hở, mua bán ba ngày sau mới giao cổ phiếu. Thực trạng này đã
khiến Bộ trưởng Tư pháp bang New York, Andrew Cuomo phải thốt lên “Họ giống như
kẻ hôi của sau một cơn bão!”.
1.3 - Tác động của cuộc khủng hoảng
1.3.1 - Tác động đến Mỹ:
Theo thống kê của chính phủ Mỹ, nền kinh tế Mỹ mất 605000 việc làm trong 8
tháng đầu năm 2008, đẩy tỉ lệ thất nghiệp lên 6.1% , đến tháng 2/2009 con số này là
7.6%, cao nhất trong vòng 17 năm trở lại đây. Sự mất giá của các tài sản nhà đất cũng
sẽ đẩy tỉ lệ nợ trên tài sản sở hữu của người tiêu dùng Mỹ lên cao hơn con số 18% hiên
Khủng hoảng tài chính Nhóm 9


11



nay, bắt buộc họ phải thắt chặt hầu bao. Tổng số nợ của người tiêu dùng Mỹ đã lên tới
2.500 tỉ đô la (trung bình 8.500 đô la một người), tương đương khoảng 18% giá trị tài
sản sở hữu theo đầu người. Tỉ lệ tiết kiệm của người Mỹ trong vài năm qua đã xuống
chỉ số âm, tức là mỗi người Mỹ tiêu nhiều hơn thu nhập làm ra.
Khoản tiền cứu trợ 700 tỉ đô la, chưa kể hàng trăm tỉ đô la chính phủ Mỹ đã chi
trong năm qua nhằm cứu nguy cho các công ty bất động sản, tài chính và ngân hàng, sẽ
là gánh nặng lớn đối với ngân sách của chính phủ Mỹ trong nhiệm kì tới.
Hiện tại, chưa kể những khoản tiền cứu trợ này, thâm hụt ngân sách trong năm
2008 đã ước tính lên tới con số 482 tỉ đô, cao nhất trong lịch sử, và số tiền nợ của chính
phủ Mỹ đã lên tới con số kỉ lục trên 9.600 tỉ đô là, tương đương khoảng 60% Tổng thu
nhập Quốc dân của Mỹ.
Gánh nặng ngân sách và đòi hỏi phải cấp tốc cải cách bộ máy chính quyền, phục
hồi hệ thống tài chính – ngân hàng, sẽ hạn chế chính phủ mới của Mỹ trong việc theo
đuổi các chương trình quốc nội và các cam kết quốc tế, đặc biệt là khả năng duy trì hai
cuộc chiến tranh tại Afghanistan và Iraq.
Kể từ tháng 8 năm 2007 đến hết tháng 8 năm 2008, trên 770000 căn nhà ở Mỹ bị
ngân hàng xiết nợ do các gia đình không đủ khả năng trả nợ tiền vay mua nhà. Cuộc
khủng hoảng bất động sản cũng khiến hàng trăm ngàn người mất việc làm.
Một số ngân hàng Mỹ vẫn đối diện nguy cơ phá sản cho dù có gói cứu trợ tài
chính 700 tỷ USD mà chính phủ đã đưa ra. Các tổ chức tài chính bị phá sản hoặc phải
sáp nhập trong cuộc khủng hoảng Mỹ: do IRIC tổng hợp

Tên Quy mô Thiệt hại Giải pháp

1
Lehman
Brothers
Tổng tài sản: 639 tỷ
đôla
Tổng vốn góp cổ

phần: $22490 tỷ đôla

Số lượng nhân viên:
26200 người
Là một trong 4 ngân
hàng đầu tư lớn nhất
của Hoa Kỳ
Nợ ngân hàng: 613
tỷ đôla
Nợ trái phiếu: 155 tỷ

đôla
Cổ phiếu mất giá
trên 90% vào ngày
15/09/2008
15/09/2008: nộp đơn phá
sản theo chương 1 Luật
Phá sản Mỹ
Là vụ phá sản lớn nhất
trong lịch sử Hoa Kỳ
2
Merrill
Lynch
Tổng tài sản: 1,02
nghìn tỷ đôla
Số lượng nhân viên:
60.000 ngư

i


Thua lỗ quý
IV/2007: 9,83 tỷ đô

Thua lỗ ròng quý
I/2008: 1,97 t


đôla

Bán cho ngân hàng Mỹ
(BoA) với giá 50 tỷ đôla
Khủng hoảng tài chính Nhóm 9


12


Xếp thứ 32 trong
danh sách Global
2000 (các công ty lớn
nhất thế giới)
mất giá tài sản
(2007): 16,7 tỷ đôla
3
AIG
Tổng tài sản: 1,05
nghìn tỷ đôla
Tổng vốn góp ổ phần
78,09 tỷ đôla
Số lượng nhân viên:

116.000 người
Xếp thứ 6 trong danh
sách Global 2000 (các
công ty lớn nhất thế
giới)
Cổ phiếu mất giá
60% vào ngày
16/09/2008
Thua lỗ 6 tháng đầu
năm 2008: 13,2 tỷ
đôla
16/09/2008: Cục Dự trữ
Liên bang Mỹ (FED) cấp
tín dụng 80 tỷ tương
đương 79,9 % cổ phần
4
Countrywide
Financial
Tổng tài sản: 211 tỷ
đôla
Là tập đoàn chiếm
20% tổng thế chấp
của Mỹ, tương đương
3,5 GDP
Tổ chức tiết kiệm và
cho vay lớn thứ 3,
đồng thời là ngân
hàng có tốc độ phát
triển nhanh nhấ
t trong

lịch sử nước Mỹ
Thua lỗ (2007): 2,5
tỷ đôla
Mất giá tài sản
(2007): 1 tỷ đôla
01/07/2008: Bán cho ngân
hàng Mỹ với giá 4,1 tỷ
đôla
5
Bear Stearns

Tổng tài sản: 350,4 tỷ
đôla
Tổng vốn góp cổ
phần: 66,7 tỷ đôla
Số lượng nhân viên:
15.500 người
Là công ty chứng
khoans lớn thứ 7 thế
giới
Thiệt haiij quý
IV/2007: 859 triệu
đôla
Mất giá tài sản
(2007): 1,9 tỷ đôla
30/05/2008: Bán cho JP
Morgan Chase với giá 1,1
tỷ đôla
6 IndyMac
Tổng tài sản: 32 tỷ đô


Là tổ chứ
c cho vay và
gửi tiết kiệm lớn nhất
ở Los Angeles. Đồng
thời là tổ chức thế
chấp lớn thứ 7 ở Hoa
Kỳ
Tiền gửi khách
hàng: 19 tỷ đô
Chi phí 8,9 tỷ
đô cho
bảo hiểm tiền gửi
Chi phí 541 triệu đô
cho các khoản tiền
gửi vượt mức bảo
hiểm
11/07/2008: Tập đoàn Bả
o
hiểm Tiền gửi Liên bang
Mỹ FDIC tiếp quản
7 Freddie Mac

Tổng tài sản: 794,4 tỷ
đôla
Tổng vốn góp cổ
ph

n: 26,7 t



đôla

Thua lỗ (2007): 4,6
tỷ đôla
Thua llox quý
II/2008: 821 tri

u
07/09/2008: FED kí hợp
đồng bỏ ra 1 tỷ đô hỗ trợ
cho Freddie Mac, đổi lại
giành quy

n ki

m soát các
Khủng hoảng tài chính Nhóm 9


13


Số lượng nhân viên:
5.281 ngườich
Là công ty công lớn
thứ 20 trên thế giới
là công ty tài chính
lớn thứ 2 về thế chấp
tại Mỹ

đôla cổ phiếu ưu đãi đặc biệt
của công ty này.
8 Fannie Mae
Tổng tài sản: 882,5 tỷ
đôla
Tổng vốn góp cổ
phần: 44 tỷ đôla
Là tổ chức hàng đầu
trong thị trường thế
chấp dưới chuẩn của
Mỹ
Thua lỗ (2007): 2 tỷ

đôla
Thua lỗ
quý II/2008:
2,3 tỷ đôla
07/09/2008: cùng với
Freddie Mac bị FED tiếp
quản
9
New Century
Financial
Corp
Tổng thu nhập (năm
2006): 417 triệu đôla

Giá bán trên thị
trường: 1,75 tỷ đôla
Số lượng ngân viên:

7.200 người
Là tập đoàn cho vay
dưới chuẩn lớn nhất
của Mỹ
Cổ phiếu mất 90%
giá trị (tháng
03/2007)
Giá trị thị trường
giảm xuống còn 55
triệu đôla
Nộp đơn phá sản theo
chương 11 Luật Phá sản
Mỹ
10 Ameri Bank
Tổng tài sản: 115
triệu đôla
Tiền gửi khách
hàng: 102 triệu đôla

Chi phí 42 triệu đôla
cho quỹ bảo hiểm
tiền gửi
19/09/2008: Tập đoàn Bả
o
hiểm Tiền gửi Liên Bang
Mỹ FDIC tiếp quản
11
Washington
Mututal Inc
Tổng tài sản: 307 tỷ

đôla
Was
hington Mutual là
ngân hàng tiết kiệm
lớn nhất Mỹ
Thua lỗ 53 tỷ đôla
để từ tháng 6 và 17
tỷ đôla trong 2 tuần
gần đây
26/09/2008: Chính phủ
tiếp quản và sau đó bán lạ
i
cho JP Morgan Chase &
Co với giá 1,9 tỷ đôla
12 Wachovia
Là ngân hàng lớn thứ
6 ở Mỹ
Tổng tài sản: 327,9 tỷ
đôla
Giá cổ phiếu của
Wachovia đã sụt
giảm tới 81,6%, còn
1,84 USD/ cổ phiếu

Thua lỗ 9,7 tỷ đôla
trong nửa đầu năm
nay
30/09/2008: bị bán lại cho
Citi Group với giá 2,16 tỷ
đôla

13
Thornburg
Mortgage
Giá trị tài sản 36,5 tỷ
USD
Thua lỗ lên tới 2,75
tỷ USD trong 3 quý
đầu tiên của năm
2008
tuyên bố phá sản theo
chương 11 vào ngày
1/5/2009
Khủng hoảng tài chính Nhóm 9


14




Đánh giá thiệt hại của cuộc khủng hoảng bất động sản – tài chính. Quỹ Tiền tệ
Quốc tế IMF ước lượng thiệt hại đối với các tập đoàn tài chính – ngân hàng có thể lên
tới 945 tỉ đô là. Con số này chưa tính đến thiệt hại trực tiếp đối với người tiêu dùng Mỹ.
 Tốc độ tăng trưởng GDP
Vào quý 3/2008, nền kinh tế Mỹ bắt đầu nhận thấy rõ ràng nhất ảnh hưởng của cuộc
khủng hoảng tài chính tín dụng lên nền kinh tế vật chất. Tốc độ tăng trưởng GDP của
quý 3/2008 so với quý 2/2008 giảm 0,5%. Nền kinh tế Mỹ chính thức bước vào giai
đoạn suy thoái. Và kết quả công bố sắp tới của quý 4/2008 cũng như 2 quý đầu năm
2009, chúng ta sẽ còn chứng kiến sự suy giảm mạnh mẽ hơn nữa của nền kinh tế lớn
nhất thế giới này. Theo nhiều dự đoán,. 2 quý đầu năm 2009 sẽ tiếp tục chứng kiến sự

suy giảm của nền kinh tế, tính chung cả năm 2009, dự đoán kinh tế Mỹ suy giảm
khoảng -0,8%.

1.3.2 - Tác động đến các quốc gia khác
* Châu Âu:
Hầu hết các nền kinh tế lớn của Châu Âu đều có tốc độ tăng trưởng GDP âm vào
quý 3/2008, duy nhất Pháp là nước có tốc độ tăng trưởng GDP dương 0,1%. Trong đó
Anh là có nước có mức sụt giảm mạnh nhất -0,6% và là quý đầu tiên trong 7 quý gần
nhất nền kinh tế này chứng kiến mức suy giảm GDP. Thụy sĩ, một nền kinh tế có sức đề
kháng mạnh cũng không thể tránh khỏi sự ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính
và suy thoái kinh tế toàn cầu. Qúy 3/2008, nền kinh tế này không tăng trưởng và là mức
thấp nhất trong vòng 10 năm qua
Khủng hoảng tài chính Nhóm 9


15




Các Ngân hàng ở Anh cũng chịu ảnh hưởng lớn nhất từ cuộc khủng hoảng tín
dụng thứ cấp cho vay nhà ở tại Mỹ và nay là cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu tại
Mỹ. Điển hình trong số đó là Ngân hàng Northern Rock Bank bị khoản nợ xấu đến hết
tháng 7-2008 lên tới 191,6 tỷ USD. Trong tháng 9-2007, tại thời điểm mới xảy ra cuộc
khủng hoảng tín dụng nhà ở tại Mỹ hơn 2 tháng, Ngân hàng TW Anh BOE đã phải bơm
27 tỷ Bảng để cứu Northern Rock Bank trong tình trạng tổn thất tín dụng ngày càng gia
tăng.
Không chỉ các Ngân hàng ở Anh bị ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tín dụng
thứ cấp nhà ở tại Mỹ, mà chính thị trường nhà đất của Vương quốc Anh cũng bị ảnh
hưởng và trên đà đi xuống, giá giảm, giao dịch trầm lắng. Ngày 2-9-2008, Chính phủ

Anh đã phải thông qua góp giải pháp trị giá 1 tỷ Bảng Anh, tương đương 1,78 tỷ USD
nhằm cứu vãn thị trường nhà đất tại Anh đang xuống dốc.
Ngày 29-9-2008, Bộ Tài chính Anh đã chính thức tuyên bố quốc hữu hóa Tập
đoàn cho vay kinh doanh bất động sản lớn nhất nước này là Bradford & Bingley Plc
nhằm bảo vệ khách hàng của tập đoàn này do thua lỗ lớn liên quan đến cuộc khủng
hoảng tín dụng thứ cấp tại Mỹ và không có khả năng trụ vững. Tổng giá trị sổ sách các
khoản thế chấp và vay là 50 tỷ Bảng Anh, tương đương 91 tỷ USD. Đây là ngân hàng
lớn thứ 3 tại Anh.
Khủng hoảng tài chính Nhóm 9


16


Ngày 13-10-2008, 3 ngân hàng lớn nhất Anh là Royal Bank of Scotland, Lloyds
TSB và HBOS công bố tiếp nhận khoản hỗ trợ từ Chính phủ trị giá 37 tỷ Bảng, tương
đương 63 tỷ USD để đảm bảo thanh toán.
Tiếp theo ngân hàng nói trên của Anh, cuối tháng 9-2008 có thêm một số ngân hàng
lớn khác tại Châu Âu như: Fortis (Bỉ và Luxemburg), Dexia (Bỉ và Pháp); đầu tháng
10-2008 là Hypo Real Estate (Đức) cũng lâm vào khủng hoảng được Chính phủ các
nước đó cứu trợ bằng biện pháp tài chính. Ngày 20-10-2008, Chính phủ Hà Lan cũng
phải bơm trên 13,4 tỷ USD vào tập đoàn Ngân hàng ING Bank.
Hệ thống ngân hàng, thị trường chứng khoán, và thị trường tài chính của Nga
cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Đợt sụt giảm trên thị trường chứng khoán Nga diễn ra
trong tháng 9-2008 đã làm bốc hơi 800 tỷ USD giá trị cổ phiếu. Chính quyền Nga cũng
phải bơm vào hàng chục tỷ USD để cứu vãn thị trường tài chính và hệ thống ngân hàng
nước này. Cho đến ngày 7-10-2008, thị trường chứng khoán Nga đã 2 lần phải tạm
đóng cửa, chỉ số chứng khoán giảm mạnh. Chỉ trong quý II và III 2008, các nhà đầu tư
nước ngoài đã rút khoảng gần 50 tỷ USD từ Nga; trong đó tính riêng tháng 8-2008 số
vốn các nhà đầu tư nước ngoài đã rút khoảng 5 tỷ USD và tháng 9-2008 rút 30 tỷ USD.

Chỉ trong thời gian ngắn khoảng 3 tuần cuối tháng 9 và đầu tháng 10-2008, NHTW Nga
đã phải tung ra thị trường 170 tỷ USD để cứu các ngân hàng và công ty tài chính.
Đến ngày 10-10-2008, 3 ngân hàng lớn nhất Iceland đã tuyên bố phá sản và
chuyển giao cho chính phủ quản lý.

* Nhật Bản:
GDP 2007 của Nhật là 4.384 tỷ USD, tăng 0,2 % so với 4.375 tỷ USD của năm
2006. Quý 1 năm 2008 GDP Nhật tăng trưởng 0,6 % so với quý trước, tuy nhiên liên
tiếp 3 quý tiếp sau con số tăng trưởng này đã bị âm. Cụ thể quý 2/2008 GDP tăng
trưởng -0,1% so với quý 1/2008, quý 3 con số này là -0,5% và quý 4/2008 dự báo tăng
trên -3,2%. Nhật Bản chính thức bước vào thời kỳ suy thoái kinh tế trong năm 2008 và
năm 2009 (bắt đầu tính từ 01/04/2009 theo năm tài khóa của Nhật) các dự báo tăng
trưởng GDP của Nhật là 0% (theo Chính phủ Nhật) và -0,1 % (theo WB ).
Bộ Tài chính Nhật Bản ngày 9/3 công bố nền kinh tế Nhật Bản đã bị thâm hụt tài
khoản vãng lai ở mức kỷ lục 172,8 tỷ yen (tương đương 1,8 tỷ USD) trong tháng
1/2009.
* Châu Mỹ Latinh:
Khủng hoảng tài chính Nhóm 9


17


Cơn bão tài chính Mỹ như một căn bệnh dịch lan sang các hệ thống tiền tệ toàn
cầu, các nước láng giềng của Mỹ cũng không nằm ngoài vùng ảnh hưởng của cơn bão
đó. Những ngày gần đây, thị trường tiền tệ lớn tại khu vực Mỹ Latinh cũng bị biến động
mạnh, thị trường chứng khoán (TTCK) tụt dốc, tiền tệ mất giá - tình hình khiến nhiều
người lo ngại. Tuy nhiên các chuyên gia kinh tế đánh giá, các nước Mỹ Latinh kiên
định với các chính sách kinh tế khiến cho mức ảnh hưởng là không lớn, khả năng xảy ra
nguy cơ của khủng hoảng tiền tệ là không cao, nhưng hậu quả từ khủng hoảng tiền tệ là

không mấy khả quan, thậm chí còn ảnh hưởng đến cục diện chính trị.
Thị trường tiền tệ biến động:
Vài tháng gần đây, các TTCK lớn tại khu vực Mỹ Latinh có xu hướng giảm,
TTCK Sao Paulo (Brazil), Buenos Aires (Argentina) giảm hơn 30%, giá cổ phiếu tại
các TTCK chủ đạo của Mexico và Chi-lê lần lượt giảm 20% vaì 10%.
Cùng với TTCK, các mệnh giá tiền tệ của khu vực Mỹ-Latinh cũng giảm so với
tỷ giá đồng Đô-la. Tỷ giá các tiền Brazil, Chi-lê, Mexico, và Argentina so với đồng đô-
la lượt giảm 13,5 %, 6,5%, 4,64%, và 2,63%.
Thị trường tiền tệ bất ổn khiến niềm tin của các nhà đầu tư giảm sút.
Các loại nguyên liệu như dầu thô, khí đốt thiên nhiên, đồng, các mặt hàng nông
phẩm đều chiếm tỷ trọng lớn trong ngành xuất khẩu của Mỹ Latinh, trong hoàn cảnh
nền kinh tế thế giới hỗn loạn, nền kinh tế Mỹ lâm vào khủng hoảng, giá dầu giảm mạnh
như hiện nay lượng thu về từ xuất khẩu giảm ảnh hưởng không nhỏ đến kinh tế Mỹ
Latinh, đồng thời cũng ảnh hưởng đến tỷ giá tiền tệ của khu vực.


1.4 - Phản ứng của Mỹ và các quốc gia
1.4.1 – Phản ứng của chính phủ Mỹ
Để ổn định thị trường và ngăn chặn cuộc khủng hoảng có nguy cơ lan rộng hơn
nữa, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) đã ngay lập tức bơm vốn cho thị trường cũng
như cam kết luôn trong tư thế sẵn sàng đáp ứng vốn nếu thị trường cần. Điều đáng lo
ngại là dù hàng trăm tỷ USD đã được FED bơm vào hệ thống ngân hàng, tín dụng của
nước Mỹ song hiệu quả không nhiều, vẫn chưa giải quyết được cơn khát vốn của những
ngân hàng, tổ chức tín dụng làm ăn thua lỗ. Tính tới nay (thời điểm đến tháng 3/2008)
FED đã bơm 310 tỷ USD cứu trợ khẩn cấp song vẫn còn 91 ngân hàng và tổ chức tài
Khủng hoảng tài chính Nhóm 9


18



chính xếp hàng dài xin vay . Bên cạnh đó, FED cũng đang bàn thảo với Quốc hội về các
biện pháp hỗ trợ khác như tái cấp vốn và bảo lãnh các khoản nợ thế chấp thông qua Cơ
quan Nhà đất Liên bang.
Ngoài ra, nhằm “phá băng” thị trường nhà đất, Chính phủ Mỹ đã đề xuất một kế
hoạch hỗ trợ thị trường nhà đất. Cụ thể: những người vay thế chấp nhà có đủ ba điều
kiện: Một là, có rủi ro tín dụng có thể chấp nhận được; hai là có những khoản vay phát
sinh từ 01/01/2005 đến 31/07/2007; ba là chứng minh được rằng: họ đang sinh sống
trong nhà của mình và nếu lãi suất bị điều chỉnh cao hơn họ sẽ không có khả năng chi
trả các khoản nợ, thì những người này sẽ được áp dụng mức lãi suất cố định trong kỳ
hạn 5 năm . Bộ Tài chính Mỹ và FED cũng đã ban hành các qui định mới với việc
khuyến cáo giám sát chặt chẽ hơn các công ty cho vay trong lãnh vực nhà đất, và đề ra
các tiêu chuẩn cho vay nghiêm ngặt hơn.
Mặc dù Chính phủ Mỹ, FED cũng như các Ngân hàng Trung ương (NHTW)
hàng đầu trên thế giới đã có những động thái tích cực. Tuy nhiên, trong bối cảnh giá
dầu leo thang (liên tiếp đạt những kỷ lục mới), đồng USD mất giá nghiêm trọng, vẫn
còn nhiều lo ngại rằng cơn bão trên thị trường tài chính toàn cầu “chỉ mới bắt đầu” và
“các điều kiện sẽ còn xấu hơn nữa”
1.4.2 – Phản ứng của các khu vực, các quốc gia khác
Để giải cứu thị trường tài chính, ngăn chặn nguy cơ tác động tiêu cực của cuộc
khủng hoảng tài chính này, chính phủ các nước trên thế giới đều sử dụng tổng hợp,
đồng bộ nhiều biện pháp khác nhau.
+ Thứ nhất, sửa đổi các quy định hiện hành nhằm bảo vệ quyền lợi người
gửi tiền tại các ngân hàng, ngăn chặn nguy cơ rút tiền gửi hàng loạt của người dân
tại các tổ chức trung gian tài chính. Một số chính phủ quyết định nâng mức bảo hiểm
tiền gửi của người dân và cam kết bảo đảm an toàn, chi trả đầy đủ tiền gửi tiết kiệm của
họ tại các ngân hàng và tổ chức tài chính. Chính phủ Australia cam kết bảo đảm an toàn
các khoản tiền gửi tại các ngân hàng và tổ chức tín dụng trong vòng 3 năm; đồng thời
tuyên bố không giới hạn bảo hiểm tiền gửi và không giới hạn về thời hạn bảo hiểm tiền
gửi.

Chính phủ Mỹ nâng mức bảo hiểm tiền gửi tối đa từ 100.000 USD lên 250.000
USD. Chính phủ New Zealand cũng có hành động tương tự. Đặc khu hành chính Hồng
Kông cũng dỡ bỏ mức giới hạn bảo hiểm tiền gửi hiện nay tương đương 100.000 USD.
Khủng hoảng tài chính Nhóm 9


19


Chính phủ Nhật Bản đã tuyên bố không giới hạn mức bảo hiểm tiền gửi trong vòng 2
năm
+ Thứ hai, sử dụng nguồn lực tài chính mạnh mẽ để hỗ trợ thanh khoản,
cứu trợ trực tiếp cho các ngân hàng và tổ chức tài chính.
Chính phủ các nước trên thế giới đều sử dụng các nguồn lực tài chính trị giá
hàng chục tỉ, thậm chí hàng trăm tỉ USD để bơm vào hệ thống ngân hàng, công ty tài
chính và thị trường tài chính thông qua các nghiệp vụ cho vay nhằm bảo đảm vấn đề
thanh khoản có tính chất khẩn cấp và tức thời; đồng thời tiến hành quốc hữu hóa, mua
lại các khoản nợ xấu, mua cổ phần chi phối và nắm quyền điều hành,
Cục Dự trữ liên bang Mỹ ( FED) tăng khoản vay kỳ hạn 28 ngày và 84 ngày lên
150 tỉ USD cho mỗi kỳ hạn, có hiệu lực từ ngày 6-10-2008. Như vậy, với số tiền 300 tỉ
USD mới bơm thêm vào thị trường tài chính, nâng tổng số tiền định kỳ rót theo chương
trình cho vay khẩn cấp mang tên “Chương trình đấu giá cho vay kỳ hạn” (TAF) của
Chính phủ Mỹ sẽ tăng lên 600 tỉ USD. Trong tháng 11-2008, số tiền các ngân hàng Mỹ
được vay theo hai kỳ hạn nói trên tiếp tục được duy trì ở mức 150 tỉ USD cho mỗi kỳ
hạn. Do đó tổng số tiền cho vay theo chương trình TAF đến cuối năm 2008 có khả năng
lên tới 900 tỉ USD.
Chính phủ Anh tung ra 50 tỉ bảng Anh, tương đương khoảng 87 tỉ USD để cứu 8
ngân hàng của nước này có nguy cơ bị phá sản. Đây là một phần trong cả gói cứu trợ
gồm ba phần với tổng trị giá lên đến xấp xỉ 550 tỉ bảng Anh, tương đương trên 870 tỉ
USD để bơm vào hệ thống ngân hàng và thị trường tài chính Anh theo các kênh khác

nhau cũng được công bố trong ngày 8-10-2008.
Chính phủ Nga sử dụng khoản tài chính 950 tỉ rúp, tương đương khoảng 36,4 tỉ
USD để cho các ngân hàng vay với thời hạn 5 năm; đồng thời, dùng một khoản ngân
quỹ khác trị giá 50 tỉ USD để hỗ trợ thanh khoản cho các ngân hàng và công ty tài
chính của Nga. Với dự trữ ngoại tệ khổng lồ, trị giá tới 563 tỉ USD và nguồn dự trữ dầu
mỏ, khí đốt dồi dào, Nga được đánh giá là một trong số các nền kinh tế có thể trụ vững
trước cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. Nước Nga cũng dự kiến cho Iceland vay 5,4
tỉ USD để cứu vãn thị trường tài chính của nước này.
Chính phủ Đức đã thông qua một gói cứu trợ lên tới 480 tỉ euro, tương đương
653 tỉ USD, trong đó có 108 tỉ USD được dự kiến bơm trực tiếp vào hệ thống ngân
hàng và 545 tỉ USD là tiền bảo đảm cho các khoản vay. Chính phủ Pháp đưa ra khoản
Khủng hoảng tài chính Nhóm 9


20


trợ giúp lần lượt là 320 tỉ euro và 40 tỉ euro; Chính phủ Áo: 85 tỉ euro và 15 tỉ euro;
Chính phủ Tây Ban Nha: 100 tỉ euro và 50 tỉ euro. Chính phủ Hà Lan đưa ra khoản bảo
đảm cho các khoản vay là 200 tỉ euro, tương tự chính phủ Bồ Đào Nha: 20 tỉ euro;
Italia: 40 tỉ euro. Tính tổng cộng, chính phủ các quốc gia thuộc khu vực đồng euro và
Chính phủ Anh đưa ra khoản trợ giúp lên tới 2.300 tỉ USD.
Bên cạnh đó, Chính phủ Thụy Điển cũng đưa ra kế hoạch cứu trợ trị giá 1.500 tỉ
Krona, tương đương 200 tỉ USD, nhằm nâng cao tính thanh khoản cho các ngân hàng
và tổ chức tài chính trong bối cảnh khủng hoảng tài chính toàn cầu.
Năm Ngân hàng Trung ương của các nền kinh tế hàng đầu thế giới trong đó có
FED, ECB (Ngân hàng Trung ương châu Âu) phát đi thông điệp “phá băng” thị
trường tín dụng và tăng cường bơm vốn cho các ngân hàng. Ngân hàng Trung ương
châu Âu, Ngân hàng Quốc gia Thụy Sĩ và Ngân hàng Trung ương Anh (BOE) tuyên bố
sẵn sàng cung ứng một lượng vốn không giới hạn cho các tổ chức tài chính.

Mười lăm quốc gia trong khu vực đồng euro cùng cam kết các khoản cho vay
trên thị trường liên ngân hàng từ nay đến cuối năm 2009, thông qua việc bảo lãnh các
khoản nợ của các ngân hàng tại nước mình phát hành với thời hạn tối đa lên tới 5 năm.
Chính phủ cam kết sẽ cứu trợ các ngân hàng bằng giải pháp mua cổ phiếu ưu đãi.
Tại châu Á, Chính phủ Nhật Bản đã bơm ra 20,7 tỉ USD vào hệ thống ngân hàng
nước này để bảo đảm tính thanh khoản của thị trường tài chính và tiếp theo đưa ra kế
hoạch 110 tỉ USD để cứu vãn hệ thống ngân hàng và thị trường tài chính. Chính phủ ấn
Độ cũng bơm 12 tỉ USD và Chính phủ Australia bơm khoảng trên 10 tỉ USD vào các
ngân hàng đang có vấn đề về thanh khoản.
Chính phủ Hàn Quốc cũng dành 100 tỉ USD để cứu trợ các ngân hàng và thị
trường tài chính. Ngày 20-10-2008, chính quyền vùng lãnh thổ Đài Loan đã tiến hành
quốc hữu hóa một tập đoàn ngân hàng đứng vào các ngân hàng lớn nhất của nước này.
Một quỹ cứu trợ trị giá 350 tỉ USD cũng đã được đề xuất đối với châu á, nhằm
bảo vệ hệ thống tài chính thoát khỏi cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, tương đương
khoảng 10% dự trữ ngoại tệ của các quốc gia trong khu vực châu á. Số tiền này do các
nước trong khối ASEAN và Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc cùng đóng góp.
Tại Trung Quốc, ngày 6-11-2008, Ngân hàng Nông nghiệp Trung Quốc (ABC)
cũng đã nhận được 19 tỉ USD tiền mặt cứu trợ của Chính phủ. Theo đó, thỏa thuận cứu
vãn này được ABC ký kết với Tập đoàn đầu tư quốc gia Trung Quốc (CIC). Tập đoàn
Khủng hoảng tài chính Nhóm 9


21


này sẽ sở hữu 50% vốn của ABC và Bộ Tài chính Trung Quốc sẽ sở hữu 50% phần còn
lại. ABC chuẩn bị cổ phần hóa và phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng vào năm
2009.
- Thứ ba, cắt giảm lãi suất cơ bản.
Trong khoảng thời gian từ cuối tháng 9 đến tháng 11-2008, ngân hàng trung

ương các nước đồng loạt thực hiện nhiều đợt cắt giảm lãi suất cơ bản, nhằm tăng khả
năng hỗ trợ thanh khoản cho các ngân hàng và tổ chức tài chính thông qua các nghiệp
vụ cho vay với lãi suất thấp và hạ thấp mặt bằng lãi suất trong nền kinh tế. Thậm chí, có
ngân hàng trung ương đã thực hiện tới 3 lần cắt giảm lãi suất chỉ trong khoảng thời gian
hơn 1 tháng; hoặc cắt giảm với mức lãi suất gấp 3 - 4 lần mức bình thường.
Cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED) cắt giảm lãi suất chủ đạo đồng USD từ mức 2%
xuống 1,5%/năm và ngày 30-10-2008, FED tiếp tục cắt giảm lãi suất cơ bản USD
xuống còn 1%/năm, đến 16/12/2008, FED tiếp tục cắt giảm lãi suất còn 0.25%/năm
mức lãi suất gần bằng 0 hiếm thấy và mức thấp nhất kể từ năm 2004. Ngân hàng Trung
ương Ca-na-đa giảm từ 3% xuống 2,5%/năm.
Tại châu Âu, NH TW EU (ECB) cắt giảm lãi suất từ 5%/năm xuống 4,5%/năm
và ngày 7-11-2008 tiếp tục giảm xuống còn 3%/năm. Ngân hàng Trung ương châu Âu
cắt giảm lãi suất đồng euro từ 4,25%/năm xuống còn 3,75%/năm và từ ngày 7-11-2008
tiếp tục cắt giảm lãi suất xuống còn 3,25%/năm đến tháng 1-2009, lãi suất giảm xuống
còn 2%/năm; Ngân hàng Trung ương Thụy Sĩ: từ 2,75% xuống 2,25% và từ ngày 7-11-
2008 còn 2%/năm; Thụy Điển từ 5% xuống 4,25%/năm; Na Uy giảm 0,5% mức lãi suất
cơ bản xuống còn 4,75%/năm.
Tại châu Á, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (Ngân hàng Nhân dân Trung
Quốc) cắt giảm lãi suất tới 3 lần trần lãi suất cho vay chỉ trong 6 tuần, ngày 14-9-2008,
giảm từ 7,51% xuống 7,24%/năm, cuối tháng 10-2008 từ 7,24% xuống 6,93% và đầu
tháng 11-2008 còn 6,66%/năm; Đặc khu hành chính Hồng Kông giảm lãi suất từ 3,5%
xuống 2,5%/năm; Ngân hàng Trung ương Nhật Bản cắt giảm 0,2%/năm lãi suất cơ bản
xuống còn 0,3%/năm. Ngày 7-11-2008 Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc (BOK) cắt
giảm tiếp 0,25% mức lãi suất, xuống còn 4%/năm. Chỉ trong vòng hơn 1 tháng, BOK
đã cắt giảm lãi suất tới 3 lần.
Ngân hàng Trung ương Australia giảm lãi suất từ 7%/năm xuống 6%/năm và
ngày 4-11-2008 giảm tiếp 0,75% xuống còn 5,25%/năm.
Khủng hoảng tài chính Nhóm 9



22


Nhìn chung, số đông ngân hàng trung ương các nước có mức cắt giảm lãi suất
mạnh nhất trong hàng chục năm qua nhằm hy vọng tác động tích cực vào thị trường tài
chính. Riêng Ngân hàng Trung ương Trung Quốc, tỷ lệ dự trữ bắt buộc đã được cắt
giảm 1%, từ 17,5% xuống còn 16,5%, thực hiện từ ngày 25-9-2008. Đồng thời Ngân
hàng Trung ương Trung Quốc còn tính tới việc tiếp tục cắt giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc để
nới lỏng tín dụng của các ngân hàng thương mại đối với nền kinh tế. Cơ quan tiền tệ
Hồng Kông và ngân hàng thương mại vùng lãnh thổ Đài Loan cũng có hành động tương
tự, thực hiện cắt giảm lãi suất cơ bản của mình.
Ngân hàng Trung ương Ấn Độ, Nga, Brazil, Argentina, cũng thực hiện cắt
giảm mạnh tỷ lệ dự trữ bắt buộc với các tỷ lệ khác nhau.
- Thứ tư, thực hiện các biện pháp kích thích tăng trưởng kinh tế và hỗ trợ
trực tiếp cho các doanh nghiệp.
Chính phủ các nước Châu Âu có các kế hoạch tổng cộng khoảng 3.000 tỷ USD
để mua lại nợ xấu, cơ cấu lại tài sản của các ngân hàng, mua cổ phần ngân hàng, cho
các ngân hàng vay dài hạn để mua lại cổ phiếu của chính mình, điều chỉnh tăng tiền bảo
hiểm tiền gửi;
Ngày 24/11/2008, Chính phủ Anh đã công bố một gói giải pháp kích thích kinh
tế trị giá 20 tỷ bảng Anh, tương đương 30 tỉ USD, để khuyến khích tiêu dùng và giảm
mức độ suy thoái; trước đó, Chính phủ Anh dành 87 tỷ USD để cứu hệ thống ngân
hàng, quốc hữu hoá ngân hàng cho vay bất động sản như Bradford&Bingley trị giá 39
tỷ USD, dành 200 tỷ USD cho vay ngắn hạn các ngân hàng gặp khó khăn.
Chính phủ Đức thông qua các gói giải pháp cứu các ngân hàng Đức với tổng chi
phí trị giá 500 tỷ EURO; Ngày 12/1/2009, Chính phủ Đức cũng đã thống nhất đưa ra
gói hỗ trợ thứ hai giá trị 50 tỷ EURO (khoảng 67 tỷ USD).
Chính phủ Thuỵ Điển công bố Quỹ bình ổn tài chính trị giá 205 tỷ USD để hỗ
trợ các ngân hàng;
Chính phủ Trung Quốc tiến hành gói hỗ trợ 4.000 tỷ nhân dân tệ (tương đương

586 tỷ USD) từ năm nay cho đến 2010 thông qua xây dựng cơ sở hạ tầng khu vực nông
thôn, sân bay, đường sắt, giảm thuế, tăng giá mua lương thực và trợ cấp cho nông dân,
các doanh nghiệp có vốn nhỏ…
Ngày 1/12/2008, Chính phủ Ba Lan đã thông qua gói hỗ trợ tăng trưởng kinh tế
năm 2009-2010 trị giá 24 tỷ EUR;
Khủng hoảng tài chính Nhóm 9


23


Ngày 8/12/2008, Ấn Độ công bố gói kích thích kinh tế trị giá 4 tỷ USD từ ngày
8/12/2008; Ngày 02/1/2009, Chính phủ Ấn Độ tuyên bố số tiền 2.000 tỷ Rupee (50 tỷ
USD) để cứu trợ cho các ngành chế tạo, bất động sản, công trình xây dựng cơ sở hạ
tầng và các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Chính phủ Hàn Quốc đã công bố kế hoạch sử dụng 14.000 tỷ Won (10,8 tỷ
USD) để hỗ trợ thị trường trong năm 2009.
Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc ký một hợp đồng hoán đổi tiền tệ với FED trị
giá 30 tỉ USD. Theo đó, BOK gửi đồng won vào FED, đổi lại BOK được sử dụng USD
để cứu trợ hệ thống ngân hàng trong nước. Chính phủ cũng thông qua khoản bảo lãnh
vay nợ nước ngoài cho các ngân hàng và doanh nghiệp trong nước trị giá 100 tỉ USD
trong thời hạn 3 năm kể từ ngày vay. Chính phủ Hàn Quốc cũng công bố kế hoạch kích
thích phát triển kinh tế trị giá 11 tỉ USD nhằm tăng số lượng dự án công, tạo cơ hội
tham gia đấu thầu và triển khai dự án cho các doanh nghiệp trong nước, đồng thời kích
thích chi tiêu của người dân
Ngày 31/12/2008, Chính phủ Nga cũng tuyên bố quyết định dành riêng 10.000
nghìn tỷ RÚP (340 tỷ USD) cho gói chống khủng hoảng tài chính, số tiền này được
trích từ ngân sách liên bang, ngân hàng trung ương và các quỹ dự phòng.
Ngày 12/12/2008, Chính phủ Nhật Bản đưa ra kế hoạch kích thích kinh tế bổ
sung trị giá 23.000 tỷ Yên (242 tỷ USD) để giải quyết khó khăn thị trường việc làm ;

ngày 29/12/2008, thông qua ngân sách kỷ lục 88.500 tỷ Yên (980 tỷ USD) dành cho tài
khoá năm 2009 (bắt đầu từ 4/2009). Hiện nay cả Chính phủ và Ngân hàng Trung ương
nước này cũng đang cân nhắc cho khoảng 10.000 tỷ Yên (110 tỷ USD) để hỗ trợ các
ngân hàng chống đỡ với các khoản nợ xấu và tài sản mất giá.
Chính phủ Trung Quốc cũng đã thông qua gói kích thích kinh tế khổng lồ trị giá
khoảng 586 tỉ USD để thúc đẩy kinh tế phát triển cũng như kích thích tiêu dùng trong
nước. Khoản vốn này sẽ được giải ngân trong giai đoạn từ nay đến năm 2010 để tài trợ
cho 10 lĩnh vực chính, trong đó có xây dựng nhà ở cho người có thu nhập thấp, nâng
cấp hệ thống kết cấu hạ tầng nông thôn, phát triển mạng lưới giao thông vận tải, tăng
chi phí phúc lợi xã hội, Bên cạnh đó, gói kích thích kinh tế này cũng được sử dụng
cho các chương trình về cải cách thuế giá trị gia tăng, nới lỏng tín dụng và tài chính.
Chính phủ Trung Quốc cũng hy vọng, thông qua gói kích thích kinh tế này sẽ góp phần
Khủng hoảng tài chính Nhóm 9


24


thay đổi bộ mặt nông thôn, nhất là khu vực phía Tây còn kém phát triển, tạo thêm nhiều
việc làm mới, khuyến khích xuất khẩu,
Chính phủ các nước G7-G20 đều tuyên bố sẽ sử dụng tất cả các biện pháp nhằm
ổn định thị trường tài chính- tiền tệ.
Tính đến hết năm 2008, có ít nhất 35 nước đã phải thực hiện cam kết thực hiện
giải cứu kinh tế nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, đảm bảo thanh khoản và cải cách hệ
thống tài chính với qui mô hỗ trợ từ 0,1%GDP (Thuỵ Sỹ) đến 34,6%GDP (Áo) thông
qua Bộ Tài Chính và Ngân hàng Trung ương. Tuy nhiên các nỗ lực này vẫn chưa đủ để
có thể ngăn chặn được hoàn toàn những tác động tiêu cực của cuộc khủng hoảng.
Các tổ chức khác như IMF, ADB, OPEC, cũng tiến hành tham gia vào hoạt
động ngăn chặn khủng hoảng, hạn chế tối đa những đổ vỡ. Sau khi một số nước đã phải
đề nghị sự giúp đỡ từ IMF như Pakistan, Iceland, Ukraina và Hungary, IMF tham gia

hỗ trợ cho các thành viên với số vốn khoảng 200 tỷ USD, đến nay đã có một số nước
như Pakistan, Iceland, Ukraina, Hungary được IMF hỗ trợ. Cụ thể : Hungary đã được
nhận 15,7 tỷ USD; Ukraina: 16,4 tỷ USD; Pakistan 7,6 tỷ USD; Latvia: 2,35 tỷ USD;
Belarus: 2,46 tỷ USD, Ice land: 2,1 tỷ USD. Ngày 12/1, IMF tuyên bố cần tới khoản hỗ
trợ khoảng 150 tỷ USD để hỗ trợ các nước nghèo và các thị trường mới nổi thoát khỏi
khủng hoảng. Theo nhận định của tổ chức này mới đưa ra thì số tiền cần thiết để hồi
sinh kinh tế thế giới phải là 4.000 tỷ USD, tương đương 7% GDP toàn cầu và lớn gấp 7
lần con số hiện tại;
ADB kêu gọi các nhà chính sách Châu Á hành động để ngăn chặn việc thắt chặt
hơn nữa các thị trường tín dụng, đảm bảo thanh khoản trong và ngoài nước. Các nền
kinh tế các nước Đông Á- Trung quốc và ASEAN cũng đẩy mạnh hợp tác thúc đẩy
thương mại chống khủng hoảng.
Và mới đây trong hội nghị, các nhà lãnh đạo tại Hội nghị Thượng đỉnh G-20 đã
đạt được một thỏa thuận ứng phó với khủng hoảng tài chính toàn cầu, trong đó có
khoản bổ sung 1.000 tỷ USD cho Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và Ngân hàng Thế giới
(WB). Một số điểm chính được các nhà lãnh đạo G-20 nhất trí thông qua đó là : Bơm
bổ sung 1.000 tỷ USD cho các cơ quan quốc tế, trong đó tăng gấp ba quỹ của IMF lên
khoảng 750 tỷ USD ; Dự kiến đến cuối năm 2010 sẽ chi 5.000 tỷ USD để đối phó với
cuộc khủng hoảng kinh tế; Bơm bổ sung 250 tỷ USD cho tài chính thương mại; Lên
danh sách đen và triệt phá các "thiên đường trốn thuế"; Ra các quy định mới về tiền
Khủng hoảng tài chính Nhóm 9


25


lương và thưởng đối với những người đứng đầu các công ty; IMF sẽ bán hàng tỷ USD
nguồn dự trữ vàng để giúp các nước nghèo; Thỏa thuận "hành động tức thì" để kết thúc
vòng đàm phán Doha
- Thứ năm, thúc đẩy cơ cấu lại các ngân hàng và hệ thống tài chính trong

nước. Chính phủ các nước khuyến khích và tạo điều kiện cho các tổ chức tài chính,
ngân hàng khác mua lại hay sáp nhập những ngân hàng bị đổ vỡ. Các ngân hàng thương
mại và định chế tài chính thắt chặt các hoạt động cho vay. Các quy định về giám sát tài
chính cũng đang được chính phủ, bộ tài chính và ngân hàng thương mại các nước xem
xét lại, chỉnh sửa, tăng cường các biện pháp giám sát có hiệu quả hệ thống tài chính
- Thứ sáu, các ngân hàng cơ cấu lại quản trị điều hành, đặc biệt là hệ thống giám
sát bảo đảm an toàn; cơ cấu lại các khoản cho vay, đầu tư, đồng thời cắt giảm nhân
viên, tiết kiệm chi phí, chấn chỉnh lại các quy định nội bộ. Tập đoàn ngân hàng HSBC
của Anh cuối tháng 9-2008 đã tuyên bố cắt giảm 1.100 nhân viên, nhằm làm giảm nguy
cơ thua lỗ. Tại Mỹ, từ đầu năm đến hết tháng 9-2008 có khoảng hơn 150.000 người bị
mất việc làm trong ngành tài chính - ngân hàng. Một số ngân hàng và định chế tài chính
còn thực hiện bán lại một số bộ phận, lĩnh vực kinh doanh kém hiệu quả, tập trung các
lĩnh vực có khả năng sinh lời và cơ cấu lại năng lực tài chính.
- Thứ bảy, phối hợp hành động chung giữa các chính phủ các nền kinh tế lớn
trên thế giới. Trong các biện pháp được phối hợp đồng thời, quan trọng nhất vẫn là biện
pháp về mặt tài chính. Bên cạnh các khoản cho vay trị giá hàng tỉ USD của Quỹ Tiền tệ
quốc tế (IMF) đối với Ucraina, Hungary, Iceland, ngày 7-11-2008, lãnh đạo khối EU
cũng quyết định tăng gấp đôi mức trần viện trợ khẩn cấp cho các nước thành viên chịu
tác động nặng nề của cơn bão tài chính từ 15 tỉ USD lên mức 32 tỉ USD; trong đó riêng
Hungary đã được cứu trợ 8,3 tỉ USD vào đầu tháng 11-2008.
Cùng với các biện pháp trên là việc chính phủ các quốc gia đẩy mạnh việc giải
thích với những tuyên bố, cam kết được đưa ra để tạo sự tin tưởng cho các nhà đầu tư,
trấn an tâm lý người gửi tiền.

PHẦN 2
ẢNH HƯỞNG CỦA CUỘC KHỦNG HOẢNG ĐẾN VIỆT NAM
2.1 – Ảnh hưởng đến Việt Nam

×