TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐÀ LẠT
KHOA KINH TẾ QUẢN TRỊ KINH DOANH
LỚP QTKDK30
BÁO CÁO MÔN HỌC
MÔN: NGUYÊN LÝ THỐNG KÊ KINH TẾ
THỰC HIỆN : Nhóm Bluesky
GVHD : Nguyễn Văn Tuấn
Đà Lạt_ tháng 5 năm 2008
1
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU……………………………………………………… 04
1. Lý do chọn đề tài…………………………………………… . 04
2. Mục tiêu nghiên cứu…………………………………………. 05
3. Đối tượng nghiên cứu………………………………………… 05
4. Giả thuyết nghiên cứu………………………………………… 05
5. Phương pháp nghiên cứu…………………………………… 05
6. Bố cục của đề tài…………………………………………………… 06
Chương 1: CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ LÝ LUẬN
I. TỔNG QUAN VỀ NỀN KINH TẾ VIÊT NAM………………………… 07
1. Bối cảnh kinh tế quốc tế ảnh hưởng đến………………………… 07
2. Vấn đề kiểm soát lạm phát ổn định kinh tế …………………… 09
II. CÁC KHÁI NIỆM LIÊN QUAN VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU
1. Các khái niệm liên quan ………………………………………… 11
2. Mô hình nghiên cứu…………………………………………… 12
Chương 2: TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
I. MẪU NGHIÊN CỨU………………………………………………… 13
II. CÁC BƯỚC NGHIÊN CỨU………………………………………… 13
III. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU…………………………………… 13
1. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi ……………………………… 13
2. Phương pháp thống kê toán học…………………………………… 14
Chương 3: PHÂN TÍCH KẾ QUẢ NGHIÊN CỨU
I. TÌNH HÌNH THU NHẬP CỦA SINH VIÊN LỚP NVK30A………… 15
1. Đánh giá mức thu nhập của sinh viên lớp NVK30A……………. 15
II. TÌNH HÌNH CHI TIÊU VÀ NHỮNG BIỆN PHÁP…………………… 16
2
III. NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG LỚN ĐẾN ĐỜI SỐNG………… 17
Chương 4: KẾT LUẬN VÀ ĐÁNH GIÁ
I. KẾT LUẬN…………………………………………………………… 19
II. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ CỦA ĐỀ TÀI………………………… ……. 19
PHẦN PHỤ LỤC
PHỤ LỤC SỐ 1
Danh mục tài liệu tham khảo ………………………………… 20
PHỤ LỤC SỐ 2
Kế hoach nghiên cứu (Bảng tiến độ công việc)……………… 21
PHỤ LỤC SỐ 3
Bảng phân công công việc……………………………………. 22
PHỤ LỤC SỐ 4
Các bảng số liệu sử dụng trong ………………………………. 23
BẢNG 1
Thu nhập của sinh viên lớp NVK30A………………………… 24
BẢNG 2
Các tính toán tương đối về thu nhập …………………………. 25
BẢNG 3
Các biện pháp cải thiện chi tiêu………………………………. 26
BẢNG 4
Những mặt hàng tác động nhiều nhất…………………………. 27
BẢNG 5
Thu nhập- dinh dưỡng –sức khỏe – họcc tập…………………. 28
PHỤ LỤC SỐ 5
Các bảng câu hỏi
Bảng câu hỏi thô……………………………… 29
Bảng câu hỏi 2(Đã qua anpha test) …………… 30
Bảng câu hỏi 3(Bảng chính thức) …………… 31
3
ĐỀ TÀI
SỰ TÁC ĐỘNG CỦA SỰ GIA TĂNG GIÁ CẢ
HÀNG TIÊU DÙNG ĐẾN ĐỜI SỐNG SINH VIÊN LỚP NGỮ VĂN K30A
I- LỜI MỞ ĐẦU
1.Lý do chọn đề tài
Hiện nay với nguồn tài nguyên ngày càng khan hiếm nhưng tốc độ khai thác tài
nguyên hiện nay đang ở trong tình trạng quá mức, khai thác không có kế hoạch và
không đi đôi với sự tái tạo nguồn tài nguyên. Từ hiện trạng khai thác nguồn tài nguyên
như trên làm cho chi phí đầu vào của tất cả các mặt hàng sản xuất đều tăng lên nhanh
chóng và dẫn đến giá cả đầu ra tăng cao. Ở Việt Nam sự gia tăng giá cả này là một vấn
đề bức xúc của người dân, được nhà nước quan tâm hàng đầu.
Lạm phát quý đầu năm 2008 là 9.19%, chỉ số giá tiêu dùng tăng nhanh đặc biệt là
lương thực thực phẩm (56%). Sự gia tăng giá cả này không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến
đời sống nhân dân mà còn ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của nền kinh tế. Chính vì
vậy mà chính phủ đã có nhiều biện pháp nhằm kiềm chế giá cả tăng cao, đảm bảo đời
sống nhân dân. Một số biện pháp thắt chặt tiền lượng tiền lưu thông trên thị trường
như là tăng lãi suất vay, hạn chế tiền vay…. Nhưng cho đến nay vẫn chưa đem lại hiệu
quả cao. Giá cả vẫn cứ tăng nhanh, đời sống của người dân vẫn gặp nhiều khó khăn.
Đặc biệt là bộ phận người dân có thu nhập thấp, khônng ổn định, có mức lương cố
định.
Sinh viên cũng là một bộ phận trong số lớn những người có “thu nhập” thấp, có
tính cố định. Bởi lẽ số tiền sinh viên có được chủ yếu là do gia đình chu cấp hoặc làm
thêm mà có được. Vì vậy việc chi tiêu của sinh viên sẽ trở nên khó khăn hơn rất nhiều
khi giá cả tăng cao. Đặc biệt là những mặt hàng liên quan trực tiếp đến đời sống sinh
viên như: thực phẩm, đồ dùng sinh hoạt…từ đó sinh viên có thể có những biện pháp để
cải thiện mức sống cũng như chi tiêu của mình bằng cách đi làm thêm hay tiết kiệm
hơn… và nó cũng ảnh hưởng trực tiếp đến học tập cũng như sức khỏe của sinh viên.
4
Để tìm hiểu mức độ ảnh hưởng của sự gia tăng giá cả đến đời sống nhân dân nói
chung và sinh viên lớp NVK30A nói riêng chúng tôi thực hiện nghiên cứu đề tài “tác
động của sự gia tăng giá cả hàng tiêu dùng đến đời sống sinh viên lớp NVK30A trường
Đại học Đà Lạt” có ý nghĩa thực tiễn trong giai đoạn hiện nay.
Để thực hiện bài báo cáo này một cách thuận tiện chúng tôi sẽ thay thế cụm từ: “số
tiền gia đình chu cấp + số tiền có được nhờ làm thêm” bằng từ “thu nhập”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
• Mục tiêu chung: sự tác động của sự gia tăng giá cả đến đời sống sinh viên lớp
NVK30A
• Mục tiêu cụ thể:
Khảo sát mức “thu nhập” của sinh viên lớp NVK30A.
Tìm hiểu mức độ ảnh hưởng của sự gia tăng giá cả đến đời sống sinh
viên lớp NVK30A.
Tìm hiểu một số biện pháp chủ yếu để cải thiện việc chi tiêu của những
sinh viên được nghiên cứu.
3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi đề của tài
• Đối tượng nghiên cứu: giá cả và đời sống sinh viên lớp NVK30A.
• Phạm vi nghiên cứu:
Không gian: sinh viên lớp NVK30A trường Đại học Đà Lạt.
Thời gian: từ 01/05/2008 đến 30/05/2008
4. Giả thuyết nghiên cứu
Sự gia tăng giá cả ảnh hưởng rất lớn đến đời sống sinh viên lớp NVK30A.
Khi giá cả tăng cao phần lớn sinh viên lớp NVK30A sẽ có những biện pháp
cải thiện chi tiêu.
Chất lượng cuộc sống, học tập của những sinh viên nói trên bị thay đổi đáng
kể khi giá cả tăng cao.
5. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp điều tra chọn mẫu bằng bảng hỏi.
5
Phương pháp xử lý, thống kê toán học, phân tích kết quả nghiên cứu bằng
phần mềm SPSS.
6. Bố cục của đề tài: bố cục của bài báo cáo được chia làm 4 chương:
Chương 1 là Cơ sở khoa học và lý luận, Giải thích các khái niệm liên quan đến đề
tài, xây dựng mô hình nghiên cứu. Chương 2 là tổ chức và phương pháp nghiên cứu.
Chương 3 là phân tích và tổng hợp kết quả nghiên cứu Tình hình chung về giá cả hàng
tiêu dùng hiện nay, phân tích số liệu thu thập. Đưa ra các bảng biểu về “thu nhập” của
sinh viên lớp NVK30A, các biện pháp cải thiện chi tiêu, sự thay đổi chất lượng cuộc
sống của những sinh viên này. Chương 4 là các kết luận rút ra từ quá trình nghiên cứu.
6
Chương1
CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ LÝ LUẬN
I. TỔNG QUAN VỀ NỀN KINH TẾ VIỆT NAM VÀI NĂM GẦN ĐÂY
Trong những năm vừa qua nền kinh tế nước ta có sự phát triển vượt bậc, tăng
trưởng nhưng vẫn trên cơ sở phát huy vốn và sử dụng lao động là chính chứ chất
lượng, hàm lượng giá trị tăng thêm, sức cạnh tranh của hàng hóa… vẫn còn rất hạn
chế.
Giá hàng hóa tiêu dùng cũng tăng rất cao, dự báo khoảng 8-8,5% tác động xấu đến
đời sống của nhân dân, đặc biệt là bộ phận dân cư có thu nhập thấp, những người
nghèo, những người hưởng lương.
Mức tăng GDP của khu vực nông nghiệp chỉ đạt 3,5% mà giá cả tăng tới 8% thì
người dân khu vực này sẽ bị tụt hậu và khoảng cách giữa các khu vực ngày càng lớn.
Sự tăng giá cũng sẽ ảnh hưởng lớn đến chính sách của Nhà nước khiến nhiều chính
sách không còn thích hợp.
Tăng trưởng nói chung thì tốt nhưng đi vào cụ thể xem bao nhiêu tầng lớp dân cư
được hưởng lợi từ sự tăng trưởng này lại chưa hẳn đã tốt.
Có rất nhiều bộ phân dân cư không được hưởng lợi từ tăng trưởng vì thu nhập của
họ rất thấp và phải chịu giá tiêu dùng rất cao.
Ở miền núi, sau một năm thu nhập của người dân vẫn thế. Vì vậy, chưa phải tăng
trưởng cao mà đời sống của người dân đã được cải thiện.
Người dân có khi không quan tâm tăng trưởng thế nào mà chỉ cần biết năm nay hơn
được năm ngoái cái gì, đường sá thế nào, điện thế nào, đời sống ra sao.
1.Bối cảnh kinh tế quốc tế ảnh hưởng đến nền kinh tế Việt Nam
Đất nước ta bước vào thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2008 trong
bối cảnh kinh tế thế giới có nhiều biến động phức tạp và rất khó lường. Kinh tế Mỹ suy
giảm nghiêm trọng: GDP quý IV năm 2007 chỉ tăng 0,6%, thấp hơn rất nhiều so với
các quý trước đó. Theo nhiều dự báo, kinh tế Mỹ cả năm 2008 chỉ tăng 1,5%. Thậm
chí, có những nhận định cho rằng, kinh tế Mỹ đã bước vào giai đoạn suy thoái. Đồng
7
Đôla Mỹ (USD) giảm giá so với nhiều đồng tiền khác, giá cả của hầu hết các mặt hàng
trên thị trường thế giới tăng cao, sự suy giảm của kinh tế Mỹ, nền kinh tế chiếm
khoảng 25% tổng GDP toàn cầu và trên 15% tổng giá trị nhập khẩu hàng hoá thế giới,
đã tác động mạnh và kéo theo sự suy giảm của nhiều nền kinh tế. Giá tăng cao ở hầu
hết các nước, kể cả ở các nước có nền kinh tế mạnh và đã duy trì được mức giá thấp
trong nhiều năm. Nhiều quốc gia đã phải điều chỉnh giảm mục tiêu tăng trưởng từ 1
đến 2%. Nếu kinh tế Mỹ rơi vào chu kỳ suy thoái, tình hình có thể còn phức tạp hơn.
Đến nay, kinh tế nước ta đã hội nhập sâu, rộng vào nền kinh tế thế giới, độ mở của
nền kinh tế là rất lớn với tổng kim ngạch xuất - nhập khẩu tương đương khoảng 160%
GDP, trong đó, nhập khẩu gần 90% GDP. Những biến động bất lợi ngoài tầm dự đoán
như vừa qua của kinh tế toàn cầu và giá cả thị trường thế giới đã tác động tiêu cực đến
tăng trưởng và đến mặt bằng giá trong nước với mức độ mạnh hơn nhiều so với trước
đây và so với nhiều nước khác.
Trong nước, hai năm 2006 - 2007, thiên tai, dịch bệnh gây thiệt hại rất nặng nề
(thiệt hại kinh tế khoảng 33.600 tỷ đồng) chưa được khắc phục thì đầu năm nay, đợt rét
đậm, rét hại lịch sử kéo dài ở miền Bắc và Bắc Trung bộ đã gây tổn thất lớn về vật chất
cho nhân dân và tác động bất lợi đến sản xuất nông nghiệp.
Bối cảnh quốc tế, trong nước nêu trên đã làm cho những yếu kém của nền kinh tế
và trong cơ cấu kinh tế của nước ta bộc lộ sâu sắc hơn trong điều kiện hội nhập kinh tế
quốc tế, tạo ra những thách thức gay gắt cho việc quản lý và điều hành phát triển kinh
tế.
Tuy nhiên, do những tác động của kinh tế thế giới và những bất cập, yếu kém trong
quản lý, điều hành kết hợp với các nguyên nhân nội sinh từ nền kinh tế đã làm cho tình
hình kinh tế quý I năm 2008 có những diễn biến bất lợi như: Lạm phát cao, giá tiêu
dùng tháng 3 đã tăng 9,19% so với tháng 12 năm 2007; nhập khẩu tăng mạnh, chênh
lệch xuất - nhập khẩu lên tới hơn 7 tỷ USD và bằng 56,5% kim ngạch xuất khẩu. Tình
hình đó đã ảnh hưởng tiêu cực đến phát triển sản xuất và đời sống của các tầng lớp
nhân dân, nhất là những người làm công ăn lương và người nghèo, đe doạ đến ổn định
8
vĩ mô, tác động không thuận đến môi trường đầu tư, kinh doanh.(số liệu phục vụ cho
đoạn phân tích trên được thu thập tại website )
Trở lại vấn đề tăng chỉ số giá tiêu dùng và lạm phát của nước ta trong năm 2007.
Nguyên nhân và các dạng lạm phát trong năm nay có thể được tóm tắt như sau: Lạm
phát do cầu kéo (ví dụ, nhu cầu về gạo xuất khẩu tăng cao trong khi nguồn cung bị
hạn chế đầu năm do bất lợi thời tiết ); Lạm phát do chi phí đẩy (giá xăng dầu cũng
như giá một số nguyên vật liệu nhập khẩu tăng cao như thép, nhựa khiến cho chi phí
đầu vào của sản xuất trong nước tăng lên và giá đầu ra, vì vậy, cũng bị đẩy lên cao
hơn); Lạm phát tiền tệ (chính sách tài chính - tiền tệ theo hướng kích cầu thông qua
việc tăng mạnh dư nợ tín dụng và tổng các phương tiện thanh toán những năm gần
đây); Lạm phát do việc yếu kém trong quản lý nhà nước đối với một số ngành dẫn
đến sự độc quyền trong phân phối khiến cho một số mặt hàng tăng giá mạnh như dược
phẩm hay sắt thép. Cho dù nguyên nhân nào đi nữa thì chỉ số giá tiêu dùng và lạm phát
tăng cao và kéo dài sẽ có những ảnh hưởng tiêu cực đến toàn bộ nền kinh tế. Những tác
động chủ yếu bao gồm: Giá cả tăng mạnh sẽ làm tăng chi phí sản xuất kinh doanh, ảnh
hưởng đến khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp và toàn bộ nền kinh tế. Lạm phát
cao làm giảm giá trị đồng tiền trong nước. Khi các mức giá cả trong tương lai khó dự
đoán hơn thì các kế hoạch chi tiêu và tiết kiệm hợp lý sẽ trở nên khó thực hiện hơn.
Người dân ngày càng lo ngại về việc sức mua trong tương lai của họ bị giảm xuống và
mức sống của họ cũng vì vậy mà kém đi. Lạm phát cao khuyến khích các hoạt động
đầu tư mang tính đầu cơ trục lợi hơn là đầu tư vào các hoạt động sản xuất (ví dụ: khi có
lạm phát, nếu ngân hàng không tăng lãi suất tiền gữi thì dân chúng sẽ không gửi tiền ở
ngân hàng mà tìm cách đầu cơ vào đất đai khiến giá cả đất đai tăng cao ). Lạm phát
cao đặc biệt ảnh hưởng xấu đến những người có thu nhập không tăng kịp mức tăng của
giá cả, đặc biệt là những người sống bằng thu nhập cố định như là những người hưởng
lương hưu hay công chức. Phúc lợi và mức sống của họ sẽ bị giảm đi.
2.Vấn đề kiềm chế lạm phát ổn định kinh tế vĩ mô
Hiện nay nước ta đang thực hiện rất nhiều biện pháp nhằm kiềm chế lạm phát, một
số biện pháp chủ yếu mà nước ta đang áp dụng như:
9
Một là, thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt. Cho dù do nhiều nguyên nhân,
nhưng lạm phát luôn có nguyên nhân tiền tệ. Mức cung tiền trong lưu thông và dư nợ
tín dụng tăng liên tục từ năm 2004 qua các năm và tăng cao trong năm 2007 là nguyên
nhân quan trọng gây lạm phát.
zHai là, cắt giảm đầu tư công và chi phí thường xuyên của các cơ quan sử dụng
ngân sách, kiểm soát chặt chẽ đầu tư của các doanh nghiệp nhà nước, cố gắng
giảm tỷ lệ thâm hụt ngân sách. Đầu tư từ nguồn ngân sách nhà nước và đầu tư của
doanh nghiệp nhà nước hiện chiếm khoảng 45% tổng đầu tư xã hội. Cắt giảm nguồn
đầu tư này sẽ làm giảm áp lực về cầu, giảm nhập siêu, góp phần nâng cao hiệu quả của
nền kinh tế.
Ba là, tập trung sức phát triển sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, khắc phục
nhanh hậu quả của thời tiết và dịch bệnh để tăng sản lượng lương thực, thực
phẩm. Hiện nay, tiềm năng tăng trưởng của nước ta còn rất lớn, nhất là khi Việt Nam
đã là thành viên đầy đủ của Tổ chức Thương mại thế giới, đầu tư nước ngoài và đầu tư
tư nhân tăng mạnh, thị trường xuất khẩu được mở rộng, vì vậy, phát triển sản xuất là
giải pháp gốc, tạo hiệu quả nhiều mặt, vừa tăng nguồn cung cho thị trường trong nước
và xuất khẩu, góp phần kiềm chế lạm phát, giảm nhập siêu, vừa thúc đẩy tăng trưởng
kinh tế, lại không gây phản ứng phụ.
Bốn là, bảo đảm cân đối cung cầu về hàng hoá, đẩy mạnh xuất khẩu, giảm
nhập siêu. Cân đối cung cầu về hàng hoá, nhất là các mặt hàng thiết yếu cho sản xuất
và đời sống nhân dân là tiền đề quyết định để không gây ra đột biến về giá, ngăn chặn
đầu cơ.
Năm là, triệt để tiết kiệm trong sản xuất và tiêu dùng. Hiện nay, tình trạng lãng
phí trong sản xuất và tiêu dùng diễn ra khá phổ biến ở các cơ quan, đơn vị. Tiềm năng
tiết kiệm trong sản xuất và tiêu dùng là rất lớn.
Sáu là, tăng cường công tác quản lý thị trường, kiểm soát việc chấp hành
pháp luật nhà nước về giá. Kiên quyết không để xảy ra tình trạng lạm dụng các biến
động trên thị trường để đầu cơ, nâng giá, nhất là các mặt hàng thiết yếu cho sản xuất và
tiêu dùng, như: xăng dầu, sắt thép, xi măng, thuốc chữa bệnh, lương thực, thực
10
phẩm…; ngăn chặn tình trạng buôn lậu qua biên giới, đặc biệt là buôn lậu xăng dầu,
khoáng sản.
II. CÁC KHÁI NIỆM LIÊN QUAN VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU
1.Các khái niệm liên quan
Định nghĩa về lạm phát được chấp nhận rộng rãi xem lạm phát như sự gia tăng
liên tục của mức giá cả nói chung trong nền kinh tế. Tỷ lệ lạm phát có nghĩa là tỷ lệ
tăng của mức giá cả nói chung trong nền kinh tế theo thời gian. Một trong những thước
đo phổ biến nhất về sự gia tăng mức giá cả nói chung đó là chỉ số giá tiêu dùng (CPI).
Chỉ số giá tiêu dùng là tỷ số phản ảnh giá cả của một rổ hàng hóa chọn lựa qua
các năm khác nhau so với giá của cùng rổ hàng hóa đó trong một năm được chọn là
năm gốc. Chỉ số này phản ảnh sự gia tăng trong giá cả các hàng hóa tiêu dùng là một
thước đo của lạm phát.
Giá cả hàng hóa là hình thức biểu hiện bằng tiền của giá trị hàng hóa, là khoản
tiền mà chúng ta phải bỏ ra để có được một đơn vị hàng hóa hay dịch vụ nào đó.
Hàng tiêu dùng là các loại hàng hóa để phục vụ cho tiêu dùng cá nhân, gia đình
hoặc một nhóm người vì nhu cầu sinh hoạt (Trần Minh Đạo, Marketing, Nhà xuất bản
Thống kê, 2006).
Thu nhập là tổng các giá trị mà một chủ thể nào đó trong nền kinh tế, xã hội
nhận được thông qua quá trình phân phối thu nhập quốc dân trong một thời hạn nhất
định không phân biệt nguồn hình thành. (Nguyễn Văn Phong, Giáo trình Thuế vụ, Đại
học Đà Lạt, 2007).
11
2. Mô hình nghiên cứu
Trong mô hình trên chúng tôi đi nghiên cứu lần lượt về các yếu tố như giá cả, sự
gia tăng giá cả nói chung và giá cả hàng tiêu dùng nói riêng, nhu cầu chi tiêu cho ăn
ở….Để từ đó chúng tôi có cơ sở cho việc đánh giá mức độ ảnh hưởng của giá cả hàng
tiêu dùng đến đời sống của những sinh viên trong tổng thể nghiên cứu.
12
Đời sống
vật chất
Ăn, mặc
Vui chơi
giải trí
Nhà trọ,
đi lại,
liên lạc
Vật dụng
sinh hoạt,
học tập.
Đời sống
tinh thần
Sự gia tăng giá cả
Đời sống sinh viên
Chương 2
TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
I. MẪU NGHIÊN CỨU
Tổng thể mà chúng tôi nghiên cứu là lớp Ngữ Văn K30A với 105 sinh viên.
Nhưng chúng tôi chỉ chọn ngẫu nhiên 70 sinh viên để tiến hành nghiên cứu phục vụ
cho đề tài của chúng tôi.
Phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên: n = N/(1+N.e
2
)
Trong đó: - n: quy mô (cỡ) mẫu khảo sát = 70 sinh viên lớp NVK30A
- N: quy mô dân số chọn mẫu = 105 sinh viên lớp NVK30A
- e: sai số chọn mẫu mong muốn (khảo sát này e = 5%)
II. CÁC BƯỚC NGHIÊN CỨU
Xây dựng cơ sở nghiên cứu:
Họp nhóm để lấy thông tin cho việc xây dựng bảng hỏi
Xây dựng bảng hỏi và xác định mẫu nghiên cứu
Chỉnh sửa, bổ sung để hoàn thiện bảng hỏi
Phát bảng hỏi để thu thập số liệu
Tiến hành xử lý số liệu, phân tích, đánh giá kết quả nghiên cứu.
Viết báo cáo.
III. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
Chúng tôi đã tiến hành họp nhóm để xây dựng bảng hỏi và cuối cùng đã xây dựng
được 10 câu hỏi phục vụ cho đề tài. Trong các câu hỏi, chúng tôi đã đưa ra các phương
án lựa chọn cụ thể với nội dung chủ yếu xoay quanh vấn đề cần nghiên cứu. Nội dung
bảng hỏi bao gồm các phần chính:
o Phần 1: tìm hiểu về “thu nhập” của sinh viên (Câu 2).
o Phần 2: tìm hiểu về tình hình chi tiêu và biện pháp cải thiện chi tiêu của sinh
viên (câu 3,4).
13
o Phần 3: những yếu tố ảnh hưởng lớn đến đời sống của sinh viên lớp NVK30A
do giá cả hàng tiêu dùng tăng cao (câu 5,6,7,8,9,10)
2.Phương pháp thống kê toán học:
Sử dụng phần mềm SPSS 11.5 và EXCEL để xử lý kết quả nghiên cứu, tính
toán các giá trị như trung bình cộng, trung vị, yếu vị và một số các chỉ tiêu thống kê
toán học khác.
14
Chương 3
PHÂN TÍCH KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
I. TÌNH HÌNH “THU NHẬP” CỦA SINH VIÊN LỚP NVK30A
1. Đánh giá mức “thu nhập” của sinh viên lớp NVK30A
Theo kết quả điều tra nghiên cứu của chúng tôi, tình hình “thu nhập” của sinh viên
lớp NVK30A được thống kê cụ thể như sau:
Thu nhập
(ĐVT:VNĐ)
Tần số
(người)
Tần suất
(%)
Tần suất hợp
lệ
Tần suất tích
lũy
500000 5 7.58% 7.58% 7.58%
600000 1 1.52% 1.52% 9.09%
700000 8 12.12% 12.12% 21.21%
800000 19 28.79% 28.79% 50.00%
900000 1 1.52% 1.52% 51.52%
1000000 29 43.94% 43.94% 95.45%
1200000 1 1.52% 1.52% 96.97%
1600000 1 1.52% 1.52% 98.48%
2000000 1 1.52% 1.52% 100.00%
Tổng cộng 66 100.00% 100.00%
(Bảng 1: Thu nhập của sinh viên lớpNVK30A)
Tổng số mẫu( sinh viên) 66
Trung bình 887878.7879
Sai số chuẩn 28441.66741
Trung vị 850000.0000
Yếu vị 1000000.00
Độ lêch chuẩn 231061.19836
“Thu nhập” thấp nhất 500000.00
“Thu nhập” cao nhất 2000000.00
(Bảng 2: các tính toán tương đối về “thu nhập” của SV lớp NVK30A)
Qua các bảng số liệu trên ta thấy mức “thu nhập” của 66 sinh viên lớp NVK30A nằm
trong khoảng từ 500.000đồng đến 2000.000đồng. mức “thu nhập” thấp nhất của một
sinh viên là 500.000đông/tháng và cao nhất là 2.000.000đ/tháng. Trong đó phần lớn
(Mode) các sinh viên có “thu nhập” là 1000.000đồng (29 sinh viên_chiếm 43.94%).
15
Mức “thu nhập” bình quân (mean) của những sinh viên này là 888.000 đồng. và trong
tổng số 66 sinh viên được nghiên cứu thì có 50% số sinh viên có “thu nhập” trên
850.000đồng và 50% số sinh viên có “thu nhập” dưới 850.000đồng (giá trị trung vị của
bảng …).
II. TÌNH HÌNH CHI TIÊU VÀ NHỮNG BIỆN PHÁP CẢI THIỆN CHI
TIÊU
QUAN SÁT BIỆN PHÁP CẢI THIỆN
Phù hợp
Làm
thêm
Tiết
kiệm
Xin thêm gia
đình
Biện pháp
khác Tổng
Có 5 7 2 5 19
Không 8 27 3 9 47
Tổng 13 34 5 14 66
(Bảng 3: các biện pháp cải thiện chi tiêu )
Theo bảng trên (bảng 3) ta thấy trong tổng số 66 quan sát có 47 sinh viên (chiếm
71.21%) có mức “thu nhập” không đủ để chi tiêu cho nhu cầu cuộc sống và phải có
những biện pháp cải thiện chi tiêu. Trong số những sinh viên không đủ chi tiêu thì đa
phần(27sv) các sinh viên phải tiết kiệm hơn trong việc chi tiêu của mình.
Bên cạnh đó thì cũng có những sinh viên phải chọn biện pháp đi làm thêm(13 sinh
viên). Điều này thì cũng mang lại những tác động nhất định đến sức khỏe cũng như về
mặt học tập của những sinh viên này. Đồng thời chỉ có 5 sinh viên chọn phương án cải
thiện chi tiêu bằng cách xin thêm gia đình.
Như vậy với mức “thu nhập” hiện tại của hầu hết sinh viên là không đủ chi tiêu và
thực tế nhiều sinh viên chọn một số phương án cải thiện chi tiêu bằng sự nổ lực của
bản thân, tranh thủ thời gian để đi làm thêm mà không phụ thuộc vào gia đình vì không
muốn gia đình vất vả hơn. Bên cạnh đó cũng có một số ít sinh viên có tâm lý lạc quan
và lựa chọn phương án xin thêm gia đình giành những khoảng thời gian đó vào việc
học tập để đạt kết quả tốt hơn và kết quả học tập và sức khỏe chịu ảnh hưởng từ các
phương án mà sinh viên đã lựa chon để cải thiện chi tiêu.
16
III. NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG LỚN ĐẾN ĐỜI SỐNG SINH
VIÊN LỚP NVK30A.
Những mặt hàng chính tác động đến đời sống sinh viên lớp
NVK30A
Theo số liệu công bố của Tổng cục Thống kê (ngày 25.3) đã cho biết, chỉ số giá tiêu
dùng (CPI) tháng 3.2008 đã tăng tới 2,99% so với tháng trước, đưa CPI 3 tháng đầu
năm lên mức 9,19% (tháng 2 tăng 3,56%; tháng 1 tăng 2,38%) đưa mức tăng CPI so
với cùng kỳ năm 2007 lên tới 19,39%. .
Trong các nhóm hàng hoá được sử dụng tính CPI, nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn
uống tăng tới 3,88% so với tháng trước và đã tăng tới 14,45% so với thời điểm đầu
năm và đã tăng tới 30,64% so với cùng kỳ năm 2007.
Mặt hàng lương thực đã tăng giá tới 10,50% so với tháng trước, nhóm thực phẩm
chỉ còn tăng 1,36%, nhưng đã tăng tới 13,08% so với thời điểm đầu năm 2008. .
Theo dự báo của các chuyên gia kinh tế, với đà tăng của CPI như hiện nay, rất khó
có khả năng kiềm chế lạm phát ở mức thấp hơn mức tăng trưởng kinh tế, như mục tiêu
mà Chính phủ đã đề ra.(số liệu trên được thu thập từ website )
Với sự gia tăng nhanh của giá cả hàng tiêu dùng đã tác động đến hầu hết người dân
trong cả nước trong đó có tầng lớp sinh viên. Theo điều tra của chúng tôi cho thấy
trong tổng số 66 sinh viên có đến 55 sinh viên ( chiếm 83.33%) chịu tác động của giá
cả các mặt hàng lương thực, thực phẩm.
Trên thực tế thì mối lo lắng lớn nhất của sinh viên vẫn là vấn đề ăn uống. Chính vì
vậy khi giá cả gia tăng mà đặc biệt là rổ hàng tiêu dùng trong đó có lương thực thực
phẩm. Thực tế cho thấy mỗi tháng sinh viên phải chi trả cho phần ăn uống của mình
vào khoảng 50% “ thu nhập” của mình (từ 400000đ-500000đ). Chính vì vậy khi giá cả
của lương thực thực phẩm gia tăng thì nó tác động mạnh mẽ nhất đời sống sinh của
lớp NVK30A.
17
Tần số
Tần suất
(%)
Tần suất
hợp lệ Tần suất tích luỹ
Mặt hàng
Thực phẩm 55 83.3 83.3 83.3
Dụng cụ học tập,
sinh hoạt
4 6.1 6.1 89.4
Nhà trọ 5 7.6 7.6 97.0
Các mặt hàng
khác
2 3.0 3.0 100.0
Tổng cộng 66 100.0 100.0
(Bảng 4: các mặt hàng chủ yếu tác động đến sinh viên lớp NVK30A )
Mức độ dinh dưỡng trong
khẩu phần ăn
Sự ảnh hưởng của dinh dưỡng đến
sức khỏe
Thấp
khá bình Khá Có Không
Số tiền
được
Thấp
Thường
Cao
Sự ảnh hưởng
đến học tập
Sự ảnh hưởng
đến học tập
chu cấp
Tiêu cực
Bình
thường
Tiêu
cực
Bình
thường
Tích
cực
1. 500000
3 2 1 4
2. 600000
1 0 1
3. 700000
8 2 1 5
4. 800000
1 2 16 5 6 2 6
5. 900000
1 1
6. 1000000
2 26 1 4 8 17
7. 1200000
1 1
8. 1600000
1 1
9. 2000000
1 1
(Bảng 5: thu nhập_dinh dưỡng_sức khoẻ và học tập của SV lớp NVK30A)
Qua phân tích bảng số liệu ta thấy chỉ những sinh viên có mức “thu nhập” từ
1.000.000 đồng/tháng trở lên là có được mức ổn định về dinh dưỡng trong khẩu phần
ăn nên sức khỏe và vấn đề học tập cũng không bị ảnh hưởng nhiều. Còn hầu hết những
sinh viên có mức “thu nhập” dưới 1.000.000đồng/tháng thì có mức đọ dinh dưỡng
trong khẩu phần ăn của minh là tương đối thấp, từ đó ảnh hưởng đến học tập cũng như
sức khoẻ.
Không chỉ dừng lại ở đó mà khi mức “thu nhập” của sinh viên lớp NVK30A thấp thì nó
cũng làm cho những sinh viên này gặp phải khó khăn trong vấn đề nhà trọ khi mà giá nhà trọ
tăng lên theo giá cả thị trường. Đồng thời nó cũng làm cho nhu cầu về thời trang, vui chơi giải
trí của những sinh viên này phần nào bị giảm xuống.
18
Chương 4
KẾT LUẬN VÀ ĐÁNH GIÁ
I. KẾT LUẬN
Qua các kết quả phân tích ở trên chúng tôi rút ra một số kết luận như sau:
1. Trong số tổng thể quan sát thì tất cả các sinh viên đều có “thu nhập” nằm trong
khoảng từ 500.000đồng đến 2000.000đồng. Nhưng trong số đó có phần lớn sinh viên
có thu nhập từ dưới 1.000.000đồng/tháng và không đủ để chi tiêu phục vụ cho nhu cầu
cuộc sống.
2. Trong tổng số các sinh viên được điều tra thì phần lớn các sinh viên có “thu
nhập” không đủ chi tiêu thì họ có các biện pháp nhằm cải thiện chi tiêu bằng cách đi
làm thêm ở nhà hàng, quán ăn, gia sư…Còn một số khác thì cải thiện chi tiêu bằng
cách tiết kiệm hoặc xin thêm gia đình.
3. Do thu nhập chủ yếu của sinh viên là thu nhập nhận được từ gia đình chu cấp và
nhu cầu chủ yếu của sinh viên nhằm phục vụ cho nhu cầu học tập như các dụng cụ học
tập, sách vở, giáo trình và nhu cầu ăn, mặc, ở, sinh hoạt…Vì thế khi giá cả các mặt
hàng tiêu dùng gia tăng thì sinh viên chịu tác động chủ yếu từ các mặt hàng tiêu dùng
như lương thực, thực phẩm.
4. Khi sinh viên có không đủ chi tiêu và có biện pháp cải thiện chi tiêu của mình
thì chất lượng cuộc sống của sinh viên bị giảm sút và các nhu cầu về mặt tinh thần
cũng bị giảm theo.
5. Với tình hình giá cả tăng cao như hiện nay thì tối thiêu mỗi sinh viên phải có
đuợc mức “thu nhập” bình quân là 1.000.000đồng/tháng thì mới đủ chi tiêu cho những
nhu cầu thiết yếu trong cuộc sống.
II. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ CỦA ĐỀ TÀI
Do phạm vi, thời gian, nguồn nhân lực, kinh phí dành cho nghiên cứu là không
nhêu nên chúng tôi chỉ có thể tiến hành điều tra nghiên cứu trên một tổng thể nhỏ(lớp
NVK30A) nên những kết luận của chúng tôi chỉ mang tính chính xác cho tổng thể mà
chúng tôi nghiên cứu nên tính ứng dụng của đề tài trong thực tế không cao.
Mặt khác, kết quả nghiên cứu chỉ làm rõ được một vấn đề, một mối liên hệ là chất
lượng cuộc sống và giá cả chứ chưa làm rõ được nhiều vấn đề kéo theo như kết quả
học tập của sinh viên…
Ngoài ra thì còn do trình độ hiểu biết, thời gian tham khảo tài liêu chưa nhiều nên
những phân tích đánh giá của chúng tôi vẫn còn sơ sài và nhiều hạn chế. Mong quý đọc
giả vui lòng góp ý cho công trình nghiên cứu của chúng tôi để nó ngày một hoàn thiện
hơn.
19
PHẦN PHỤ LỤC
PHỤ LỤC SỐ 1
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Thị Cành, Phương pháp và phương pháp luận nghiên cứu khoa học
kinh tế, NXB Đại học Quốc gia TP. HCM, năm 2005.
2. Phan Như Đại, Đào tạo lý thuyết và thực hành tham vấn - thực trạng và giải
pháp, Đại học Đà Lạt, năm 2007.
3. Vũ Cao Đàm, Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, NXB Khoa học và Kỹ
thuật, năm 2003.
4. Trần Minh Đạo, Marketing, NXB Thống kê, năm 2006.
5. Trương Thị Lan Hương, Bài giảng Phương pháp nghiên cứu khoa học, Đại học
Đà Lạt, năm 2008.(Bài giảng điện tử)
6. Nguyễn Văn Lê, Phương pháp luận nghiên cứu khoa học. TPHCM: NXB Trẻ,
1997.
7. Nguyễn Xuân Nghĩa, Phương pháp và Kỹ thuật trong nghiên cứu xã hội. TP.HCM:
NXB Trẻ, 2004.
8. Nguyễn Văn Phong, Bài giảng Thuế vụ, Đại học Đà Lạt, năm 2007.
9. Phạm Văn Quyết, Nguyễn Quý Thanh, Phương pháp nghiên cứu xã hội học. Hà
Nội: NXB ĐHQG Hà Nội, 2001.
10.Huỳnh Thị Anh Thảo, Hành vi tiêu dùng nhiên liệu và đo lường sự nhận biết
thương hiệu PETROLIMEX, Đại học An Giang, năm 2006.
11.Hoàng Trọng – Chu Nguyễn Mộng Ngọc, Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS,
NXB Thống kê, năm 2005.
12.Nguyễn Văn Tuấn, Bài giảng Nguyên lý thống kê kinh tế, Đại học Đà Lạt, năm
2008.
20
6. Bố cục của đề tài: PHỤ LỤC SỐ 2
KẾ HOẠCH NGHIÊN CỨU
TÊN ĐỀ TÀI:
SỰ TÁC ĐỘNG CỦA SỰ GIA TĂNG GIÁ CẢ HÀNG TIÊU DÙNG
ĐẾN ĐỜI SỐNG SINH VIÊN LỚP NGỮ VĂN K30A
Thời gian thực hiện: Từ ngày 01/5/2008 đến ngày 30/5/2008
STT Công việc chính
Tháng 5
1 2 3 4
1
Tổ chức họp nhóm và đưa ra bản câu hỏi sơ bộ
2
Sau khi Thầy chỉnh sửa bảng câu hỏi về sửa chữa thành
bảng câu hỏi nháp
3
Chỉnh sửa bảng câu hỏi nháp thành bảng câu hỏi hoàn
chỉnh
4
Chỉnh sửa bảng câu hỏi và tiến hành in bảng câu hỏi để
điều tra
5
Phát bảng câu hỏi ở lớp Ngữ Văn K30
6
Thu thập được dữ liệu thô và tiến hành nhập liệu
7
Lấy số liệu và sưu tầm tài liệu liên quan đến đề tài
8
Phân tích và diễn giải các thông tin từ dữ liệu
9
Viết báo cáo và chỉnh sửa
10
In ấn
11
Hòan tất và báo cáo thử
Thời gian dự trữ cho những rủi ro
(Bảng tiến độ công việc nghiên cứu)
Kinh phí dự trù là 40.000đồng
Sử dụng kinh phí:
10.000đồng in và photo bảng câu hỏi.
10.000đồng lên mạng tìm kiếm thông tin liên quan đến đề tài.
20.000đồng chỉnh sửa và in bảng báo cáo môn học.
21
PHỤ LỤC SỐ 3
BẢNG PHÂN CÔNG CÔNG VIỆC
STT CÔNG VIỆC THÀNH VIÊN THỰC HIỆN
GHI
CHÚ
1 Soạn bảng câu hởi sơ bộ
Lê Hồng Phong
Nguyễn Thị Thuỳ Trang
2 Duyệt bảng câu hỏi sơ bộ Cả nhóm
3 Chỉnh sửa bảng câu hỏi nháp Vũ Văn Nho
4
Chỉnh sửa thành bảng câu hỏi
cuối cùng Cả nhóm
5
In bảng câu hỏi và tiến hành thu
thập số liệu Cả nhóm
6
Lên thư viện tìm kiếm thông tin
liên quan đến đề tài
Nguyễn Thị Hữu Hạnh
Nguyễn Thị Phượng
Nguyễn Thị Thuỳ Trang
7 Tiến hành nhập liệu
Vũ Văn Nho
Nguyễn Thị Hữu Hạnh
Lê Hồng Phong
8 Phân tích và tổng hợp số liệu Cả nhóm
9 Viết báo cáo Cả nhóm
Tuy bảng phân công công việc cụ thể cho từng thành viên như trên nhưng sự
đóng góp của nhóm là không thể thiếu được.
22
PHỤ LỤC SỐ 4
CÁC BẢNG SỐ LIỆU SỦ DỤNG TRONG QUÁ TRÌNH
PHÂN TÍCH
Output Created 27-MAY-2008 08:18:00
Comments
Input Data D:\For Study\Statistics for Business\so lieu thu
thap.sav
Filter <none>
Weight <none>
Split File <none>
N of Rows in
Working
Data File
66
Missing Value
Handling
Definition of
Missing
User-defined missing values are treated as
missing.
Cases Used
Statistics are based on all cases with valid data.
Syntax
FREQUENCIES VARIABLES=cau2
/BARCHART FREQ /ORDER= ANALYSIS .
Resources Elapsed
Time
0:00:00.03
Total Values
Allowed
149796
23
BẢNG 1
THU NHẬP CỦA SINH VIÊN LỚP NVK30A
Số tiền đựoc chu cấp
N Vali
d
66
Mis
sing
0
SỐ TIỀN ĐƯỢC CHU CẤP
Output Created 27-MAY-2008 08:20:48
Comments
Input Data D:\For Study\Statistics for Business\so lieu thu
thap.sav
Filter <none>
Weight <none>
Split File <none>
N of Rows in
Working Data File
66
Missing Value
Handling
Definition of
Missing
User-defined missing values are treated as
missing.
Cases Used
Statistics are based on all cases with valid data.
Syntax FREQUENCIES VARIABLES=cau2
/STATISTICS=STDDEV MINIMUM
MAXIMUM MEAN MEDIAN MODE
/BARCHART FREQ /ORDER= ANALYSIS
.
Resources Elapsed Time 0:00:00.06
Total Values
Allowed
149796
Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent
Valid 500000 5 7.6 7.6 7.6
600000 1 1.5 1.5 9.1
700000 8 12.1 12.1 21.2
800000 19 28.8 28.8 50.0
900000 1 1.5 1.5 51.5
1000000 29 43.9 43.9 95.5
1200000 1 1.5 1.5 97.0
1600000 1 1.5 1.5 98.5
2000000 1 1.5 1.5 100.0
Total 66 100.0 100.0
24
BẢNG 2
CÁC TÍNH TỐN TƯƠNG ĐỐI VỀ THU NHẬP CỦA LỚP
NGỮ VĂN K30A
số tiền đựợc chu cấp
N Valid 66
Missing
0
Mean
887878.79
Median
850000.00
Mode
1000000
Std. Deviation
231061.198
Minimum
500000
Maximum
2000000
.TỔNG
QUAN SÁT
BIỆN
.
PHÁP CẢI THIỆN
SỰ PHÙ
HỢP
Làm thêm Tiết kiệm Xin thêm gia đình
Biện pháp
khác TỔNG
CĨ
5 7 2 5 19
KHƠNG
8 27 3 9 47
TỔNG
13 34 5 14 66
25