Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

Phương pháp dạy nâng cao kỹ thuật xuất phát thấp học sinh THPT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (216.04 KB, 17 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH ĐỒNG THÁP
TRƯỜNG THPT CAO LÃNH 1
____________________
TRẦN QUỐC TOẢN
PHƯƠNG PHÁP DẠY NÂNG CAO
KỸ THUẬT XUẤT PHÁT THẤP HỌC SINH
TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Đồng Tháp, tháng 04 năm 2013

MỤC LỤC
Trang
PHẦN 1: MỞ ĐẦU
1
1. Lý do chọn đề tài:
1
2. Phạm vi nghiên cứu:
1
1.2 - Đối tượng nghiên cứu: là học sinh lớp 10 trường THPT Cao lãnh 1
1
2.2 - Thời gian nghiên cứu: từ tháng 7 năm 2012 đến tháng 4 năm 2013
chia ra 3giai đoạn
1
2.3 - Địa điểm - dụng cụ nghiên cứu
1
3. phương pháp nghiên cứu:
2
3.1. Mục đích nghiên cứu:
2
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu:
2


3.3. Phương pháp nghiên cứu:
2
4.Cấu trúc :
2
PHẦN II: PHẦN NỘI DUNG
3
I. Cở sở lý luận:
3
1. Khái niệm:
3
2. Nội dung cơ bản
3
II. Cơ sở thực tiễn:
3
1. Khái quát đặc điểm :
3
2. Thực trạng của bộ môn:
4
3. Đánh giá ưu khuyến điểm nguyên nhân thực trạng:
5
III. Biện pháp và giải pháp:
5
1. Phương hướng chung:
5
2. Biện pháp:
6
3. Giải pháp:
6
4. Kết quả:
9

PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
11
I. Kết luận:
11
II. Kiến nghị:
12
PHẦN 1: MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
Thể dục thể thao là một môn rất quan trọng trong cuộc sống của con
người, nó có mối hệ chặt chẻ giữa giáo dục thể chất với quá trình lao động và
các hình thức giáo dục khác. Chính vì vậy trường phổ thông là cái nôi để các em
rèn luyện thể thao, nhằm góp phần vào việc phát triển thể thao của nước ta trong
giai đoạn mới, và mục tiêu của hệ thống giáo dục là sự phát triển toàn diện về
đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và lao động, làm nền tảng thể lực cho học
sinh.
Trong đó môn điền kinh là một môn thể thao không thể thiếu được trong
trường phổ thông. Chạy ngắn là nội dung điển hình của sự phát triển về tốc độ,
cường độ và biên độ hội tụ đầy đủ các yếu tố. Nhanh – Mạnh – Bền trong thể
thao, để cho các em được tập luyện hoàn chỉnh hơn về kỹ thuật của từng giai
đọan của chạy ngắn để nâng cao thành tích chạy ngắn cho các em.
Phân phối chương trình môn Thể Dục dành cho cấp trung học phổ thông
về môn chạy ngắn ở lớp 10 học sinh chủ yếu học kỹ thuật xuất phát thấp, chạy
lao, chạy giữa quãng và chạy về đích trên cơ sở chủ yếu là các bài tập bổ trợ.
Theo yêu cầu công tác dạy kỹ thuật chạy ngắn bên cạnh tiếp tục nâng cao
dần cơ bản xuất phát thấp và tập đi tập lại nhiều lần với nội dung này để các em
hình thành kỹ năng, kỹ xảo của xuất phát thấp và chạy lao sau khi xuất phát
thấp, đây là khâu quan trọng nhất để các em đạt thành tích chạy nhanh hơn và
sớm đạt được tốc độ trong khoảng thời gian ngắn. Từ những yêu cầu trên tôi tiến
hành nghiên cứu đề tài << Kỹ thuật xuất phát thấp>>
2. Phạm vi nghiên cứu:

1.2 - Đối tượng nghiên cứu: là học sinh lớp 10 trường THPT Cao lãnh 1
2.2 - Thời gian nghiên cứu: từ tháng 7 năm 2012 đến tháng 4 năm 2013 chia ra 3
giai đoạn:
- Giai đoạn 1: là giai đoạn chọn đề tài
- Giai đoạn 2: là giai đoạn tiến hành tập luyện cho học sinh theo những
phương pháp đã lựa chọn để nâng cao thành tích
- Giai đoạn 3: là giai đoạn hoàn thiện và đánh giá kết quả của học sinh
2.3 - Địa điểm - dụng cụ nghiên cứu
- Địa điểm: Sân trường THPT Cao Lãnh 1 (huyện Cao lãnh- tỉnh Đồng Tháp)
1
- Dụng cụ: tranh vẽ về kỹ thuật xuất phát thấp, bàn đạp xuất phát thấp, còi, cờ
phất lệnh.
3. phương pháp nghiên cứu:
Xuất phát từ tầm quan trọng của việc giảng dạy kỹ thuật xuất phát thấp để
nâng cao thành tích chạy ngắn mà bản sáng kiến kinh nghiệm của tôi xin được
đề cập vào vấn đề dạy” kỹ thuật xuất phát thấp” cho học sinh cùng đồng nghiệp
để trao đổi có phương pháp đổi mới đạt hiểu quả nhất.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu:
Thông qua việc giảng dạy nhiều năm tôi thấy dạy bài xuất phát thấp cho
học sinh, bản thân tôi rút ra được một số kinh nghiệm khi giảng dạy nội dung
này để cho các em đạt được thành tích tốt chạy nhanh hơn và đạt tốc độ ban đầu
trong thời gian ngắn.
3.3. Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp cụ thể mà tôi sử dụng trong đề tài này là: phương pháp
giảng giải phân tích và phương pháp thị phạm động tác ( làm mẩu động tác)
+ phương pháp giảng giải phân tích: là phương pháp dùng lời nói của
người thầy truyền đạt và phân tích nội dung của từng động tác cho học sinh hiểu
và nắm được kỹ thuật của động tác .
+ Phương pháp thị phạm động tác (làm mẩu động tác): trong quá trình
giảng dạy môn thể dục người thầy cần phải làm mẩu động tác chuẩn và chính

xác cho học sinh nắm được những yếu lĩnh kỹ thuật của động tác,giáo viên nêu
làm 2-3 lần
4.Cấu trúc :
- Phần mở đầu
- Phần nội dung
- Kết luận


PHẦN II: PHẦN NỘI DUNG
I. Cở sở lý luận:
2
1. Khái niệm:
Như chúng ta đã biết môn thể dục là môn học có tính chất đặc thù riêng,vì
vậy trong quá trình giảng dạy thầy đóng vai trò chủ đạo tổ chức, điều khiển và
sắp xếp hợp lý các nội dung và lượng vận động phù hợp với nguyên tắc sư phạm
chung. Tác động tập phải toàn diện về các mặt giáo dưỡng, giáo dục sức khỏe,
trong các nội dung của môn thể dục, nôi dung chạy ngắn có vai trò quan trọng
lien quan đến các nội dung khác, như sức nhanh, sức bền rất cần thiết cho cuộc
sống.
Chạy ngắn là một nội dung giúp các em hoạt động vận động giúp cơ thể
tăng cường sức khỏe, tăng sức đề kháng làm cho cơ thể dẻo dai, luyện tập chạy
ngắn nhiều sẽ có tác dụng tăng cường sức mạnh tốc độ
2. Nội dung cơ bản
Trong nội dung chạy ngắn có 4 giai đoạn
+ Xuất phát thấp
+ Chạy lao
+ Chạy giữa quảng
+ Về đích
Qua kinh nghiệm giảng dạy nhiều năm và dẫn học sinh thi đấu tôi thấy
nội dung chạy ngắn. Giai đoạn xuất phát thấp rất quan trọng nó ảnh hưởng tích

cực đến thành tích ban đầu ( còn gọi là thành tích chạy nhanh hơn và sớm hơn
đạt được tốc độ trong khoãng thời gian ngắn), nó góp phần thành tích chung
vào kết quả ở nội dung chạy ngắn.
II. Cơ sở thực tiễn:
1. Khái quát đặc điểm :
Trong thời gian giảng dạy nhiều năm ở trường THPT Cao Lãnh 1 tôi
thường dẫn học sinh tham dự các cuộc thi về thể thao. Trong môn điền kinh nội
dung chạy ngắn, người chạy áp dụng xuất phát thấp vì kỹ thuật này giúp cho vận
động viên có điểm tỳ vững chắc để đạp sau, sự ổn định khi đặt chân, từ tư thế
này đòi hỏi người tập phải xuất phát nhanh, tăng tốc độ thật nhanh trong chạy
lao sau xuất phát để có tốc độ cực đại, nội dung chạy ngắn là nội dung học sinh
yêu thích tập luyện, bởi nó thể hiện đầy đủ các yếu tố nhanh, khỏe, mạnh, khéo
3
léo và giúp người tập sẽ tự tin. Từ cơ sở trên tôi đã chọn đề tài của mình, để đổi
mới phương pháp tập luyện để nâng cao thành tích môn chạy ngắn cho học sinh
lớp 10 để đạt được hiệu quả cao trong giảng dạy của mình
2. Thực trạng của bộ môn:
Trong phần cơ bản thực hiện đề tài kỹ thuật xuất phát thấp, tôi giới thiệu
cho các em biết cách bố trí đóng bàn đạp, có 3 cách bố trí đóng bàn đạp xuất
phát thấp (có phụ lục tranh ảnh cách bố trí bàn đạp).
+ Cách phổ thông: bàn đạp trước cách vạch xuất phát 1-1,5 bàn chân, bàn
đạp sau cách bàn đạp trước 2 bàn chân.
+ Cách xa (còn gọi cách kéo dãn): Bàn đạp trước cách vạch xuất phát 2
bàn chân, bàn đạp sau cách bàn đạp trước 1 bàn chân.
+ Cách gần: Bàn đạp trước cách vạch xuất phát 1 bàn chân, bàn đạp sau
cách bàn đạp trước 1-1,5 bàn chân.
Việc cách bố trí bàn đạp tôi nói đến gốc độ của bàn đạp ( còn gọi là độ
nghiêng của mặt tựa bàn đạp). Mặt tựa của bàn đạp trước nghiêng một góc
khoảng 45-50 độ, mặt tựa của bàn đạp sau khoảng 60- 80 độ, góc nghiêng của
bàn đạp thay đổi tùy thuộc vào khoảng cách của vạch xuất phát. Khi bàn đạp

được đặt gần vạch xuất phát thì góc độ nghiêng của mặt tựa bàn đạp giảm đi,
còn khi kéo xa vạch xuất phát thì góc độ nghiêng của bàn đạp tăng lên.
- Theo phương pháp giảng dạy của tôi, ngoài 3 cách bố trí đóng bàn đạp
trên theo kiến thức sách giáo khoa, tôi vận dụng phương pháp của mình đã giảng
dạy nhiều năm mà tôi cho các em không cần thực hiện như 3 cách bố trí bàn đạp
và góc độ nghiêng của bàn đạp trên, mà tôi cho các em đóng bàn đạp theo thể
trạng và độ dài cẳng chân của từng học sinh theo góc độ nghiêng của mặt tựa
bàn đạp cho thích hợp, từ đó giúp các em thỏa mái và thích thú tập luyện tích
cực hơn.
Sau khi tôi củng cố kiến thức xong, tôi gọi 4 học sinh lên thực hiện kỹ
thuật xuất phát thấp và chạy lao. Thông qua kỹ thuật chạy của 4 học sinh này tôi
cho các em nhận xét về kỹ thuật chạy lao và chạy giữa quãng của 4 bạn, từ đó
các em có cách nhìn đúng về kỹ thuật xuất phát thấp đã được học.
4
Từ đó tôi sẽ dẫn dắt các em vào bài học kỹ thuật xuất phát thấp: như vậy,
trong chạy ngắn để tăng thêm hiệu quả của chạy ngắn người ta thường xuất phát
thấp. Khi xuất phát thấp thì người ta sử dụng bàn đạp - tôi giới thiệu cho học
sinh làm quen với chiếc bàn đạp. Phần này giúp học sinh nhận biết và khẳng
định một cách chắc chắn là xuất phát thấp là dùng cho chạy cự ly ngắn và giờ
học hôm nay các em được học và tập luyện Giai đoạn đầu tiên của nội dung
chạy ngắn là kỹ thuật xuất phát thấp.
3. Đánh giá ưu khuyến điểm nguyên nhân thực trạng:
Qua kiến thức mà các em đã tập luyện tôi đã khảo sát chất lượng kết quả
của nội dung xuất phát thấp mà các em đã đạt được rất khả quan và giúp các em
nắm được cách đặt bàn đạp cơ bản – mở mang, hiểu hơn về kỹ thuật xuất phát
thấp. Sau khi hoàn thiện xong chương trình dạy tôi đã tiến hành kiểm tra các tiêu
chuẩn mà các em đã học có ưu, khuyết điểm sau:
+ Ưu điểm: Đối với các em được tập luyện kỹ thuật xuất phát thấp, thì
các em xuất phát nhanh hơn và không phạm quy khi nghe khẩu lệnh xuất phát
(chạy), người chạy đạt được thành tích nhanh khi chạy lao sau xuất phát, tạo

thuận lợi cho thời gian ban đầu để duy trì tốc độ khi chạy giữa quảng đạt kết quả
tốt khi về đích.
+ Khuyết điểm: Khi thực hiện nội dung này, giai đoạn đầu vào bàn đạp,
học sinh sẽ gặp khó khăn khi thực hiện động tác có bàn đạp.
III. Biện pháp và giải pháp:
1. Phương hướng chung:
Trong quá trình giảng dạy người giáo viên có vai trò rất quan trọng.
giáo viên phải lập kế hoạch giảng dạy, thực hiện kế hoạch giảng dạy, hướng sự
phát triển các tố chất, thể lực và phẩm chất đạo đức theo hướng có chủ đích để
đạt kết quả cao, người dạy thể thao nói chung hay điền kinh nói riêng là một quá
trình dạy về các mặt như: thể lực, kỹ thuật, đạo đức, ý chí, tâm lý… tất cả các
mặt chuẩn bị này đều có mối liên quan chặt chẻ với nhau, tạo thành một thể
thống nhất và hoàn thiện cho người học.
2. Biện pháp:
- Đối với người dạy: Hướng dẫn cho các học sinh nắm được những kiến
thức cơ bản và lợi ích của việc tập luyện thể dục thể thao thường xuyên, từ đó
người dạy xác định được thái độ, ý thức học tập cũng như các hoạt động khác
5
của học sinh. Đồng thời giúp học sinh nhận thức được tập luyện thể dục thể thao
là quyền lợi và nghĩa vụ của các em trong nhà trường và xã hội.
- Đối với học sinh: Trong quá trình tập luyện các em phải thực hiện các
yêu cầu sau:
+ Nghiêm chỉnh chấp hành nội qui của người dạy
+ Thực hiện chính xác các kỹ thuật, động tác để nâng cao thành tích
+ Khi tập luyện phải thực hiện một số kỹ năng cơ bản và biết giữ gìn sức
khỏe để nâng cao thể lực.
3. Giải pháp:
+ Phương pháp giảng giải và phân tích động tác: Đây là phương pháp
giáo viên giới thiệu giảng giải kĩ thuật động tác, kiến thức và phân tích mấu
chốt của động tác nhiệm vụ phương hướng, yêu cầu của sự phối hợp từng bước

hoàn thiện kĩ thuật động tác.
Nội dung chạy ngắn giáo viên hướng dẫn phân tích cách xuất phát thấp
cho học sinh nắm được tư thế động và làm mẩu đông tác, giới thiệu bố trí cách
đóng bàn đạp theo ba kiểu: kiểu gần, kiểu xa (kéo dãn), kiểu phổ thông.( phụ lục
tranh minh họa đóng bàn đạp)
Khi các em hiểu được cách bố trí bàn đạp, giáo viên chỉ cho các em thấy
cách bố trí bàn đạp phổ thông để các em đi sâu vào luyện tập khi thực hành.
Sau khi học sinh biết được vị trí cách đóng bàn đạp, giáo viên phân tích
và thị phạm từng giai đoạn của kỹ thuật xuất phát thấp.
+ Phương pháp thị phạm ( làm mẩu): Trong giảng dạy giáo viên không
chỉ cần có hệ thống tri thức liên quan để truyền đạt cho học sinh mà còn phải
biết và thị phạm đúng, chính xác kĩ thuật động tác, làm mẩu động tác cùng lúc
với việc phân tích kĩ thuật đông tác, giúp các em học sinh nắm được những yếu
lĩnh kĩ thuât động tác
Tiếp đó tôi thị phạm và phân tích toàn bộ kỹ thuật xuất phát thấp, nhấn
mạnh kỹ thuật của từng giai đoạn (lệnh) ( phần kỹ thuật của từng giai đoạn
giống trong sách giáo khoa). Ở đây, thông qua tranh vẽ minh họa cùng với động
tác thị phạm của giáo viên, giúp học sinh tư duy động tác được hiểu nhanh hơn,
đúng và hiệu quả, trong chạy ngắn, người chạy thực hiện theo 3 lệnh như
sau(phụ lục tranh minh họa vào chổ):
6
- Lệnh “ vào chổ ”
- Lệnh “ sẵn sàng ”
- Lệnh “ xuất phát ” (chạy)
Khi học sinh đã nắm được yếu lĩnh kỹ thuật động tác. Giáo viên bố trí đội
hình để trước mỗi hàng ngang có một vạch xuất phát phía trước mặt để học sinh
có cơ sở đóng bàn đạp theo sự hướng dẫn của giáo viên luyện tập. Giáo viên cho
các em tập theo lệnh thứ nhất: “vào chỗ”. Khi học sinh thực hiện động tác vào vị
trí, giáo viên nhắc lại mấu chốt kĩ thuật của giai đoạn này, đồng thời giáo viên
yêu cầu các em giữ nguyên tư thế, mắt nhìn vào tranh xem mình đã làm đúng

chưa, rồi sửa sai tư thế. Sau đó giáo viên đi kiểm tra từng hàng, uốn nắn cho học
sinh còn thiếu sót như khoảng cách giữa hai tay, hai mũi chân, bàn tay khi tiếp
xúc với đất. Tiếp đó giáo viên yêu cầu các em đứng dậy và lùi về phía sau 1 mét.
Khi nhắc nhở những sai sót mà các em vừa mắc phải, giáo viên nhắc lại yêu cầu
của giai đoạn này rồi ôn lại động tác theo lệnh“Vào chỗ”. Sau khi tập 2-3 lần
khẩu lệnh này và quen các kĩ thuật giai đoạn “ vào chỗ” và chuẩn bị. Khi các em
thực hiện đúng rồi, giáo viên cho các em tập tiếp lệnh thứ hai: “ Sẵn sàng ”
giáo viên lưu ý cho các em không nên đổ dồn trọng lượng cơ thể quá nhiều
xuống hai tay vì điều này làm ảnh hưởng đến thời gian hoàn thành xuất phát .
Trong tư thế sẵn sàng góc độ chân ở khớp gối có vai trò quan trọng, ( chú ý, hai
vai phải nhô ra trước khỏi vạch xuất phát, mắt nhìn phía trước từ 3-5 mét,chân
sau không quá thẳng mông nhô cao hơn vai, tạo điều kiện cho đạp sau nhanh
hơn ). Trong tư thế sẵn sàng xuất phát, cũng như ở lệnh “ Vào chỗ ” và tiếp tục
tập kĩ thuật lệnh “Sẵn sàng” từ 2-3 lần. Tiếp đó giáo viên cho các em thả lỏng tại
chỗ, đồng thời nhắc các em vào lệnh thứ 3 “xuất phát” (chạy), chú ý động tác
đạp chân, động tác này được bắt đầu bằng đạp mạnh hai chân và đánh tay nhanh
để giữ thăng bằng. Đạp chân sau nhanh về phía trước 1 bước ngắn, trong khi đó
chân trước đột ngột thẳng trong tất cả các khớp, bước chạy đầu tiên tạo thuận lợi
cho tư thế chạy lao. Rồi cho các em thực hiện theo đường chạy đầy đủ 3 lệnh
cùng lúc “Vào chỗ”, “Sẳn sàng”, “Chạy” và chạy khoảng 10 mét.
Sau khi cho cả lớp cùng tập 3 giai đoạn của kỹ thuật xuất phát thấp, học
sinh đã nắm được kỹ thuật, kỹ năng thực hiện động tác, giáo viên cho các em
luyện tập theo nhóm. Mỗi nhóm từ 8-10 học sinh được chỉ huy của đội ngũ cán
sự lớp luyện tập xuất pháp thấp và chạy lao sau xuất phát. Ở phần này học sinh
tự giác tích cực luân phiên luyện tập.
7
Giáo viên quan sát nhắc nhở tư thế các em bắt đầu vào giai đoạn chạy lao
cho đúng, không dựng người quá sớm, chú ý đánh tay để giữ thăng bằng. Qua
thực tế bài dạy kĩ thuật xuất phát thấp, giáo viên nhờ có tranh vẽ hình minh họa
(phụ lục tranh minh họa xuất phát )

Việc phân nhóm luyện tập giúp các em nữ mạnh dạn hơn trong khi tập
luyện. Đồng hồ thời gian luyện tập quay vòng của các em cũng nhiều hơn đảm
bảo lượng vận động của giờ học .
Khi lượng vận động trong giờ học đã đủ, giáo viên cho các em chơi trò
chơi.
+ phương pháp trò chơi: Là phương pháp rèn luyện sự phản xạ cho các
em thông qua hình thức trò chơi vận động tạo điều kiện hưng phấn ,phấn khởi
nhiệt tình tham gia tập luyện, trong trò chơi vận động có sự hướng dẫn của giáo
viên thì nó góp phần phát triển toàn diện như sức nhanh ,bền, nhân cách, sức
khỏe cho học sinh.
Trò chơi “ Đuổi bắt”, này được giáo viên tham khảo qua sách điền kinh
trong các trường phổ thông, phần giảng dạy kĩ thuật chạy ngắn, giáo viên lần
lượt cho 5 học sinh nữ có vị trí xuất phát trước 5 học sinh nam khoảng 5 m. Sau
đó cán sự lớp sẽ dùng hiệu lệnh để cho hai nhóm cùng xuất phát một lượt và
chạy 30-40m. Nhóm học sinh nam có nhiệm vụ đuổi bắt và bắt được bạn nữ
trước mặt mình, vừa giúp các em có trạng thái tâm lý vui vẻ, hồ hởi, phấn khởi,
háo hức được tham dự cuộc chơi, tạo không khí vui tươi của giờ học. Giáo viên
thấy khi áp dụng trò chơi này trong bài dạy kĩ thuật xuất pháp thấp, học sinh vừa
tích cực chơi trò chơi, lại có phản xạ xuất phát rất tốt, rất thích hợp với bài học
này và nên được áp dụng.
+ Phương pháp cũng cố: Nhằm giúp các em học sinh nhận thức kiến thức
mà mình đã học để tạo cho việc thực hiện động tác chính xác .
Kết thúc phần cơ bản, tập trung học sinh lại, giáo viên nhấn mạnh mấu
chốt của kỹ thuật xuất phát thấp và đặt vị trí bàn đạp. Đặc biệt là các lệnh :
* Lệnh “Vào chỗ”: Tư thế người, khoảng cách hai chân ở bàn đạp (theo
các vị trí cơ bản ở tranh vẽ, khoảng cách giữ hai tay rộng bằng hoặc hơn vai một
chút, bàn tay tiếp xúc với đất 5 đầu ngón tay, tay chếch hình chữ V, trọng tâm
rơi vào hai tay, đầu gối chân sau…(phụ lục tranh minh họa vào chổ)
8
* Lệnh “Sẳn sàng”: Từ từ nâng mông lên và chuyển trọng tâm về trước,

hai vai nhô về trước khỏi vạch xuất phát, mắt nhìn thẳng về trước từ 2 đến 3
mét.( phụ lục tranh minh họa sẵn sàng)
* Lệnh “Chạy”: Hai chân đạp mạnh, đạp chân sau vào bàn đạp sau rồi
bước về phía trước một bước nhỏ, tiếp đó đạp chân trước vào bàn đạp trước
nhanh chống chân rời bàn đạp ra trước khỏi vạch xuất phát, kết họp đánh tay
nhanh lao người về phía trước gọi là chạy lao sau xuất phát.( phụ lục tranh minh
họa xuất phát)
Giáo viên gọi 2 học sinh lên thực hiện lại kĩ thuật xuất phát thấp cho cả
lớp cùng quan sát, và nhận xét, củng cố lại bài.
Phần củng cố bài này, khi học sinh đã được thực hiện các bước kể trên
thì hầu hết các em đều nắm được bài tốt, kiến thức vững chắc, kỹ năng thực hiện
động tác đạt yêu cầu cao.
4. Kết quả:
Qua thực tế bài dạy kỹ thuật xuất phát thấp theo phương pháp như trên,
điều kiện sân bãi của các trường nội thành thì các em chỉ được làm quen với bàn
đạp và cách sắp đặt chúng, chứ khó lòng để được đóng bàn đạp khi luyện tập.
Nhưng với bài kỹ thuật xuất phát thấp kể trên, điều căn bản thực tế là các em
được luyện tập kỹ thuật xuất phát thấp giống ở trên vô tuyến truyền hình, các em
được xem và quan sát qua tranh vẽ minh họa, từ đó các em rất hứng thú tập
luyện và việc hình thành kỹ năng động tác tốt hơn, kiến thức cũng được hiểu
nhanh hơn. Các em ít bị sai sót hơn so với khi không có tranh vẽ và động tác sửa
sai không tốn nhiều thời gian, dành được nhiều thời gian cho luyện tập. Với
tranh vẽ biểu thị vị trí của các bàn đạp cũng giúp các em hiểu biết hơn về cách
bố trí bàn đạp. Qua đó các em nắm vững để áp dụng vào thực tế luyện tập, kiến
thức được khai thác một cách sâu rộng, bài dạy có hiệu quả thực tế cao.
Với hình thức tập luyện tập thể, giúp các em hình thành kỹ năng động tác
đồng loạt, sau đó kỹ năng được lặp đi lặp lại thông qua việc phân nhóm luyện
tập. Kết hợp giữa luyện tập và nghĩ ngơi hợp lý nên khối lượng vận động phù
hợp với học sinh không quá mệt mỏi mà cũng không quá nhẹ, đáp ứng nhiệm vụ
giáo dục thể chất. Nội dung của tiết học được khắc sâu, không gò bó, đồng thời

phát huy được những hạt nhân nòng cốt là đội ngũ của lớp.
Khi áp dụng phương pháp dạy kỹ thuật xuất phát thấp cho lớp 10CBo6
tôi thu được kết quả rất khả quan, có tiến triển tốt hơn so với lớp chưa được áp
9
dụng phương pháp kỹ thuật xuất phát thấp là lớp 10CBo7 (lớp đối chứng) cụ thể
được thể hiện qua bảng sau:
Bảng thống kê kết quả
KẾT QUẢ
Tổng
số học
sinh
Giỏi Khá Trung bình
HS Tỷ lệ % HS Tỷ lệ % HS Tỷ lệ %
Lớp 10 CBo7
(Đối chứng)
45 13 28.9 % 22 48.9 % 10 22.2 %
Lớp 10CBo6
(Thực nghiệm)
45 17 37.8 % 25 55.6 % 3 6.6 %
+ Ghi chú:
Năm nay đánh giá kết quả học tập các em qua kiểm tra xếp loại: Đạt (Đ) –
chưa đạt (CĐ) Cho nên khó so sánh kế quả, tôi chuyển qua xếp loại: Giỏi –
Khá - Trung bình
PHẦN III: Kết luận và kiến nghị
I. Kết luận:
Qua dạy bài kỹ thuật xuất phát thấp cho học sinh, bản thân tôi cũng rút ra được
những bài học kinh nghiệm đó là:
- Về phía giáo viên:
+ Nhờ sử dụng hợp lý các tranh vẽ hình minh họa nên tôi không
phải giải thích, giảng giải nhiều mà học sinh vẫn tiếp thu tốt và hiểu nhanh hơn,

khi không có tranh vẽ mà có giải thích nhiều. Chính vì thế thời lượng làm việc
trong giờ của giáo viên cũng được rút ngắn.
+ Việc phân nhóm luyện tập vừa giúp học sinh chủ động, tích cực
tập luyện, vừa giúp giáo viên có nhiều thời gian kèm cặp sửa chữa cho những
học sinh yếu hơn. Do đó kết quả và hiệu quả bài giảng được nâng cao.
- Về phía học sinh:
+ Nhờ những tranh vẽ minh họa của giáo viên, các em chủ động
nhận thức được kỹ thuật xuất phát thấp nhanh hơn so với việc không có tranh vẽ
10
minh họa. Thông qua tranh vẽ hầu như 100% các em đã thực hiện động tác đúng
khi đặt tay sau vạch xuất phát ở giai đoạn “vào chổ”, động tác “sẳn sàng”, xuất
phát “chạy” các em nắm bắt nhanh hơn so với việc không sử dụng tranh ảnh
minh họa.
+ Vì quá trình nhận thức của học sinh đúng hơn so với tiết dạy theo
phương pháp cũ mà không có tranh ảnh minh họa, trong giờ học theo phương
pháp đổi mới học sinh được luyện tập kỹ thuật xuất phát thấp và chạy lao khi
xuất phát được nhiều hơn nên lượng vận động trong giờ học được đầy đủ, đảm
bảo yêu cầu của giờ học đó là luyện tập kỹ thuật gắn liền với phát triển thể lực
của học sinh.
+ Việc phân nhóm tập luyện (theo giới tính và thể lực) như bài dạy
theo phương pháp đổi mới giúp các em thấy tự nhiên, cũng như tự tin khi luyện
tập kỹ thuật xuất phát thấp và cùng thi đua nhau luyện tập, nhất là học sinh nữ,
các em không còn e dè khi thực hiện các bài tập chạy. Điều đó cũng góp một
phần trong công việc nâng cao hiệu quả giảng dạy, đồng thời phát huy có hiệu
quả đội ngũ cốt cán của lớp.
+ Với trò chơi mà giáo viên áp dụng trong bài tập xuất phát thấp,
cho thấy các em rất hào hứng, sôi nổi tham gia rất nhiệt tình. Mặt khác còn giúp
cho các em vận dụng bài học vừa thu hút toàn bộ cả lớp tham gia đầy đủ, vừa
tạo được không khí phấn khởi thi đấu giữa các em nam và các em nữ tháo gở
được tâm lý ngại ngùng.

II. Kiến nghị:
Để giờ học thể dục có được những tiết dạy và học hiệu quả thì tôi thấy
cần được trang bị nhiều hơn nữa về các đồ dùng dạy học như: tranh vẽ minh họa
các kỹ thuật động tác, các băng hình mô tả kỹ thuật chạy, các phương tiện phục
vụ cho công tác dạy và học cũng như đường chạy, đồng hồ bấm giây, dây về
đích, còi, tài liệu tham khảo…
Trên đây là một chút kinh nghiệm của tôi trong quá trình dạy kỹ thuật
xuất phát thấp cho học sinh trung học phổ thông Cao lãnh 1. Tôi rất mong được
sự góp ý chân thành từ các bạn đồng nghiệp và hội đồng thẩm định sáng kiến
kinh nghiệm của trường. Để sáng kiến kinh nghiệm của tôi tốt hơn.
Cao Lãnh 1, ngày 18 tháng 4 năm 2013
Người viết
11
Trần Quốc Toản

12
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Tài liệu môn “Điền kinh” Nhóm tác giả: PGS-TS DƯƠNG NGHIỆP CHÍ,
PGS- TS NGUYỄN KIM MINH, PGS-TS PHẠM KHẮC HỌC…Nhà xuất
bản Thể Dục-Thể Thao
2. sách giáo viên môn Thể Dục lớp 10. Nhà xuất bản Giáo dục
13
PHỤ LỤC TRANH ẢNH
14
Cách bố trí bàn đạp
Vào chỗ
Sẵn sàng
Xuất phát (chạy)

×