Tải bản đầy đủ (.pdf) (166 trang)

Các truyền thuyết, huyền thoại liên quan đến di tích lịch sử và danh thắng ở phú yên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.73 MB, 166 trang )



Sở khoa học và công nghệ phú yên

________________________________________________




báo cáo tổng kết đề tài cấp bộ

các truyền thuyết, huyền thoại liên quan
đến di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh
ở phú yên


chủ nhiệm đề tài: đào minh hiệp
đoàn việt hùng
Cơ quan chủ trì: hội liên hiệp văn học nghệ thuật phú yên













6302
23/2/2007

Phú yên 2007




1
MỤC LỤC


LỜI GIỚI THIỆU…… 5

NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG TRONG NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
7
I. Tính cấp thiết của đề tài 7
II. Tổng quan tình hình nghiên cứu thuộc lĩnh vực của đề tài 8
III. Mục đích nghiên cứu của đề tài 9
IV. Đóng góp của đề tài 10
V. Phương pháp nghiên cứu 11

Chương 1: KHÁI QUÁT VỀ ĐỊA LÝ, LỊCH SỬ
VÀ VĂN HÓA VÙNG ĐẤT PHÚ YÊN
13
I. Vị trí địa lý, địa hình của tỉnh Phú Yên 13
I.1-Vị trí địa lý tỉnh Phú Yên 13
I.2-Địa hình tỉnh Phú Yên 13
II. Lịch sử Phú Yên từ thế kỷ XV đến thế kỷ XX 15
II.1-Lịch sử Phú Yên từ thế kỷ XV đến thế kỷ XVIII

15
II.2-Lịch sử Phú Yên trong phong trào chống thực dân Pháp ở thế kỷ XIX
……….18
II.3-Lịch sử Phú Yên trong phong trào chống thực dân Pháp và đế quốc
Mỹ ở thế kỷ XX
19
III. Đặc điểm văn hoá vùng đất Phú Yên 22
III.1-Văn hóa ẩm thực
22
III.2-Trang phục 23
III.3-Nhà ở
23
III.4-Phong tục tập quán
24
III.5-Tín ngưỡng
24
III.6-Lễ hội
25
III.7-Tôn giáo
25
III.8-Văn nghệ dân gian, văn học
26
III.9-Nghệ thuật
27
III.10-Trò chơi dân gian
27
III.11-Di tích lịch sử, văn hóa và danh thắng
28
.
Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN ĐỂ XÁC ĐỊNH CÁC TRUYỀN THUYẾT

HUYỀN THOẠI TRÊN ĐẤT PHÚ YÊN 31
I. Khái niệm về truyền thuyết và huyền thoại 31
I.1-Truyền thuyết
31
I.2-Huyền thoại
32
I.3-Những điểm giống nhau và khác nhau giữa truyền thuyết
và huyền thoại
33

2
I.3.1-Điểm giống nhau giữa truyền thuyết và huyền thoại 33
I.3.2-Điểm khác nhau giữa truyền thuyết và huyền thoại
33
II. Truyền thuyết, huyền thoại với những thể loại sáng tác dân gian khác 34
II.1-So sánh giữa truyền thuyết với huyền sử và dã sử 35
II.2-So sánh giữa huyền thoại với thần thoại và cổ tích
36
III. Khái quát đặc điểm, diện mạo truyền thuyết, huyền thoại ở Phú Yên 37
III.1-Phân loại các truyền thuyết, huyền thoại liên quan đến di tích
lịch sử và danh thắng ở Phú Yên
37
III.1.1-Số lượng các truyền thuyết, huyền thoại được phân theo nhóm
………….… 38
III.1.2-Đặc điểm nội dung của các nhóm truyền thuyết, huyền thoại
38
III.2-Hình thức thể hiện của truyện truyền thuyết, huyền thoại 39
III.3-So sánh, đối chiếu với các dị bản 40
III.3.1-Số lượng các dị bản
40

III.3.2-Chủ đề của các dị bản
41
III.3.3-Nội dung của các dị bản
41
IV. Truyền thuyết, huyền thoại ở Phú Yên với mối quan hệ trong
khu vực Nam Trung bộ
……………………………………………………………………………………… 42
IV.1-Truyền thuyết ở Phú Yên với mối quan hệ trong khu vực
43
IV.2-Huyền thoại ở Phú Yên với mối quan hệ trong khu vực 44

Chương 3: TRUYỀN THUYẾT, HUYỀN THOẠI LIÊN QUAN ĐẾN
DI TÍCH LỊCH SỬ VÀ DANH THẮNG Ở PHÚ YÊN
45
I. Truyền thuyết, huyền thoại trên vùng đất Sông Cầu
…………………………………… 45
1-Tiếng khóc trên đèo Cù Mông 49
2-Truyền thuyết gò Cà và vực Linh Thiêng
51
3-Huyền thoại về tên gọi đèo Cù Mông
52
4-Chiếc bánh nậm của Nữ Nhi Phù Quốc ở đầm Cù Mông
53
5-Tiên nữ ở bãi Tiên
55
6-Truyền thuyết về dấu chân Nguyễn Ánh ở vũng La
57
7-Bàn cờ ở gành Tướng
57
8-Truyền thuyết về hòn Bồ ở vũng Lắm

58
9-Hoàng tử của Long Vương lạc vào cù lao Ông Xá
60
10-Chuyện Cao Biền chém ngựa ở gành Cây Sung 61
II. Truyền thuyết, huyền thoại trên vùng đất Tuy An 62
1-Đầm Ô Loan
64
2-Huyền thoại về tên gọi đầm Ô Loan
65
3-Chuyện trâu thần
66
4-Lã Vọng câu cá
66
5-Cao Biền trấn yểm
67
6-Mả Cao Biền ở Tuy An
67
7-Ngôi miếu thờ bà Trang
69
8-Gành Đá Đĩa và huyền thoại về kho báu biến thành đá
71

3
9-Chùa Lầu và thiên tình sử 73
10-Xoài Đá Trắng ở chùa Từ Quang
75
III. Truyền thuyết, huyền thoại trên vùng đất Tuy Hoà ………… 77
1-Huyền thoại về người khổng lồ dời núi lấp biển
78
2-Chuyện chùa Hang trên núi Chóp Chài và Trại Cháy ở Vân Hoà

79
3-Núi Nhạn Sông Đà và chuyện xây tháp
81
4-Chuyện hai con rắn thần trên sông Đà Rằng
84
5-Huyền thoại Đá Bàn
85
6-Huyền thoại hang Hổ và hang Chùa
86
7-Long Thuỷ-chuyện rồng phun nước cứu dân
88
8-Huyền thoại về các hồn ma ở chợ Ma Liên
90
9-Truyền thuyết về ngôi chùa cổ trên hòn Chùa
91
IV. Truyền thuyết, huyền thoại trên vùng đất Đông Hoà 92
1-Truyền thuyết về núi Đá Bia 94
2-Truyền thuyết về hồ Hảo Sơn
97
3-Mũi Điện và huyền thoại về quả trứng vàng của Đông Hải Long Phi
97
4-Bàn cờ tiên ở Đập Hàn
101
5-Ngôi miếu thờ bà Trang ở làng Hảo Sơn
102
V. Truyền thuyết, huyền thoại trên vùng đất Tây Hoà 103
1-Huyền thoại vực Phun và sông Bánh Lái 104
2-Tiên nữ bàu Hương
107
3-Vườn chè trên núi Chúa

110
4-Núi Mẹ Bồng Con
111
VI. Truyền thuyết, huyền thoại trên vùng đất Phú Hoà 114
1-Thành Hồ và thần Cao Các 115
2-Ông Ruộng và đồng Bầu Sấu
117
3-Núi Sầm và con trâu nước 118
4-Sự tích làng Cẩm Thạch hay chuyện bà Đào Thị và bầy rắn
119
VII. Truyền thuyết, huyền thoại trên vùng đất Sơn Hoà 120
1-Hòn Ông và chiếc đầu Chi Lới 121
2-Dấu chân Y Rít ở bến nước buôn Chơ
123
3-Ông Chăm Mùng và con thuồng luồng
126
4-Truông Bà Viên
129
5-Huyền thoại sông Ba
130
6-Huyền thoại về chiếc gươm thần trên sông Ba
131
7-Huyền thoại về sông anh sông em
132
8-Huyền thoại về con rồng lửa của người Kinh
132
9-Huyền thoại về phụ lưu Ea Talui (Cà Lúi)
133
10-Huyền thoại Chơ Rấk lấp sông Ba
133

11-Suối Chồng Mâm
133
VIII. Truyền thuyết, huyền thoại trên vùng đất Đồng Xuân 134
1-Huyền thoại về sông Kỳ Lộ và chiếc đầu vua Lới 136
2-Ấm nước nóng của vợ Chi Lới và suối Triêm Đức
136

4
3-Huyền thoại trên núi La Hiên 137
IX. Truyền thuyết, huyền thoại trên vùng đất Sông Hinh 138
1-Chuyện tình bên thác H’Ly 139
2-Huyền thoại về con lươn ở buôn Đức
141
3-Nàng H’Pia, H’Lúi và con voi rừng
142
4-Sự tích hang Cồ
144

Kết luận:
Ý NGHĨA VĂN HOÁ, XÃ HỘI VÀ GIÁO DỤC CỦA
CÁC TRUYỀN THUYẾT VÀ HUYỀN THOẠI TRÊN VÙNG
ĐẤT PHÚ YÊN.
NHỮNG ĐÓNG GÓP VÀ KIẾN NGHỊ 146

Phụ lục 1: MỘT SỐ DI TÍCH LỊCH SỬ, DÁNH THẮNG CHƯA
PHÁT HIỆN TRUYỀN THUYẾT, HUYỆN THOẠI
150
1-Vịnh Xuân Đài 150
2-Từ vũng Dông đến vũng Lắm
152

3-Vũng Rô
153
4-Đèo Cả
155
5-Đập Đồng Cam
157

Phụ lục 2: BẢNG PHÂN LOẠI CÁC TRUYỀN THUYẾT,
HUYỀN THOẠI
159

Phụ lục 3: BẢN ĐỒ VỊ TRÍ DI TÍCH VÀ
TRUYỀN THUYẾT, HUYỀN THOẠI
162

Tài liệu tham khảo
163

















5
LỜI GIỚI THIỆU


Phú Yên là một tỉnh nằm ở duyên hải Nam Trung bộ, phía đông giáp biển Đông,
phía tây giáp tỉnh Gia Lai và tỉnh Đắc Lắc, phía nam giáp tỉnh Khánh Hòa, phía bắc giáp
tỉnh Bình Định. Diện tích tự nhiên là 5.045km2 với dân số 803.846 người (năm 2000),
gồm nhiều tộc người như: Êđê, Chăm, Bana, Hoa, Tày, Nùng, Dao trong đó phần lớn là
người Kinh.
Kể từ năm 1597, khi Lương Văn Chánh đưa dân từ các vùng Thanh-Nghệ, Thuận
Quảng đến Trấn Biên kh
ẩn hoang lập ấp, tạo dựng cơ nghiệp và lập nên phủ Phú Yên vào
năm 1611 thì Phú Yên thực sự có tên gọi chính thức.
Với một vị trí chiến lược quan trọng, vào thế kỷ 18 Phú Yên là nơi đối đầu quyết
liệt giữa nhà Tây Sơn và nhà Nguyễn, nơi đã ghi chiến công vang dội của Nguyễn Huệ
vào tháng 7-1775, tiêu diệt 2 vạn quân ngũ dinh (Bình Khang, Bình Thuận, Trấn Biên,
Phiên Trấn và Long Hồ) của Tống Phước Hiệp.
Từ thế kỷ XIX trở về sau này, trong phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp,
Phú Yên đã phát huy hào khí của ông cha ngày trước, hưởng ứng phong trào Cần Vương
do Lê thành Phương lãnh đạo và cuộc khởi nghĩa của Võ Trứ và Trần Cao Vân, đập tan
chiến dịch Atlante của thực dân Pháp, góp phần làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ của
cả nước. Trong công cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ, phong trào đồng khởi Hoà
Thịnh của Phú Yên cùng vớ
i nhiều chiến công vang dội khác đã tô đậm thêm truyền thống
chống ngoại xâm vẻ vang của tỉnh, kết thúc bằng cuộc tổng tiến công nổi dậy giải phóng
tỉnh Phú Yên 1-4-1975, góp phần giải phóng hoàn toàn miền Nam thống nhất đất nước.
Phú Yên cũng chính là nơi đã phát hiện ra nhiều di sản văn hoá, như bộ trường ca

quý giá của các dân tộc thiểu số, bộ đàn đá Tuy An có độ chuẩn về cung b
ậc thuộc loại
chính xác nhất và những chiếc kèn đá có một không hai.

Địa hình Phú Yên được cấu tạo bởi núi non, đồng bằng, sông ngòi và biển cả nên
có nhiều ưu thế về cảnh trí thiên nhiên. Khi đặt chân đến một số nơi trong tỉnh, du khách
sẽ không khỏi ngạc nhiên bởi vẻ đẹp gần như còn hoang sơ, chưa bị con người khai thác
một cách quá mức.
Những cảnh đẹp ấy chạy dài su
ốt dọc bờ biển Phú Yên có chiều dài 198km với
những gành đá lô nhô ven bờ, những đầm vũng xanh biếc một màu xanh ngọc bích và
những bãi cát vàng mịn, thấp thoáng những chiếc thuyền câu của ngư dân trôi êm như
chiếc lá trên mặt nước, cùng với những cánh hải âu nghiêng lượn trên những con sóng.
Những dòng sông chảy ngang qua tỉnh từ thượng nguồn đổ về biển, để lại hai bên bờ
những bãi bồi phù sa màu mỡ, tạo thành nh
ững cánh đồng xanh mượt thì con gái và vàng
ruộm màu mật ong mẩy vàng của lúa chín.
Những cảnh trí thiên nhiên tuyệt vời đó, cùng với bề dày lịch sử và văn hoá đã tạo
nên những câu chuyện truyền thuyết và huyền thoại độc đáo trên vùng đất Phú Yên. Đó là
những câu chuyện về đạo đức, nhân nghĩa, lễ tín ở đời, luôn ca ngợi cái đẹp và phê phán
cái xấu, cái ác, hay những câu chuyện mang đậm màu sắc lãng mạn trong tình yêu đôi
lứ
a. Nghe lại những câu chuyện kể này, trong khung cảnh đã từng xảy ra sự việc sẽ làm

6
cho chúng ta cảm nhận được đầy đủ hơn cái đẹp cao quý của người và cảnh. Những
truyền thuyết và huyền thoại này tuy đã tồn tại cách đây hàng trăm năm, nhưng mỗi khi
nghe lại có cảm giác như vừa mới xảy ra hôm nay…
Để khai thác hết vẻ đẹp của thiên nhiên ban tặng, rất cần đến bàn tay và khối óc
của con người. Và khởi đầu cho công việc không mấy dễ dàng này, chúng tôi đã bỏ nhiề

u
công sức để sưu tầm, ghi chép, nghiên cứu và mô tả một cách trung thực và chính xác
nhất những cảnh đẹp ấy cùng nội dung câu chuyện, với mong muốn không bỏ hoài những
kho báu mà thiên nhiên và cha ông đã để lại.

Tuy Hoà, tháng 11 năm 2006
Nhân kỷ niệm 395 năm Phú Yên (1611-2006)




Lời cảm ơn

Các tác giả công trình chân thành cảm ơn:

Các Ông (Bà): Trần Sĩ Huệ, Ka Sô Liễng, Nguyễn Định, Nguyễn Đình Chúc, Ngô
Sao Kim, Dương Thái Nhơn, Tấn Lộc, Nguyễn Đích, Nguyễn Vinh, Nguyễn Điệm, Trần
Văn Bương, Hà Thị Thỉ, Nguyễn Trọng, Nguyễn Bá Quát, Nguyễn Hốc, Đào Thị Kiết,
Đoàn Thị Minh, Phan Sưu, thầy Ba Nghiêu (Tường Quang), Nguyễn Hoanh, Nguyễn
Hoang, Võ Thại, Đỗ Thạnh, Nguyễn Hốc, Nguyễn Công, Đ
oàn Tợ, Đoàn Trở, Nguyễn
Hoạt, Đào Chuyên, Đào Thị Kiết, Mô Lô YChoi, H’Lao, M’Bưck cùng các cụ ông cụ bà…

Và các nghệ sĩ nhiếp ảnh: Dương Thanh Xuân, Trần Quỳ, Lê Ngọc Minh, Võ Anh
Cường, Ngọc Ánh, Nguyên Lưu, Thế lập, Phong Phú…

Đã cung cấp tư liệu và ảnh cho chúng tôi để thực hiện công trình này.













7
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG TRONG NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI


I- TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI

Muốn tìm hiểu về một vùng đất, thông thường người ta hay tìm đọc các công trình
nghiên cứu về lịch sử, kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội… Tùy theo nhu cầu ta có thể
nghiên cứu một cách tổng thể về các nội dung đã nêu hay từng chuyên ngành. Chẳng hạn
để tìm hiểu về lịch sử Phú Yên, có thể tìm đọc các bộ lịch sử của Đảng bộ địa phương và
của các ngành như: “Phú Yên kháng chiến chống thự
c dân Pháp (1945-1954)” Ban Tuyên
giáo Tỉnh ủy Phú Yên xuất bản 1995, “Phú Yên kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1954-
1975)” Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Phú Yên xuất bản 1996, “Địa chí Phú Yên” do UBND
tỉnh xuất bản, hoặc các bộ sử của Lực lượng vũ trang tỉnh, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh, Ban
Tổ chức tỉnh ủy, ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, ngành Bưu điên, Giáo dục, Y tế…và của các
Đảng bộ
địa phương trong tỉnh (cấp xã, huyện, thành phố), các tập hồi ký của các bậc
cách mạng lão thành…Tương tự như vậy, để tìm hiểu về các lĩnh vực khác như kinh tế,
văn hóa, xã hội… người ta có thể tìm đọc “Địa chí Phú Yên” của UBND tỉnh, “Dư địa chí
Phú Yên” của Thư viện Hải Phú hoặc các tập sách chuyên ngành về các lĩnh vực đó. Các

tập sách nói trên là những tài liệ
u rất quan trọng, dày hàng trăm trang, được viết bằng một
giọng văn chính luận hoặc báo chí, rất phù hợp cho những đối tượng nghiên cứu chuyên
sâu, nhưng không phù hợp với bạn đọc bình dân, hoặc khách tham quan, du lịch, các nhà
đầu tư chỉ ghé qua tỉnh vài ngày.
Như vậy, để phục vụ cho các đối tượng nói trên, góp phần giúp cho họ có điều kiện
tìm hiểu thêm về lịch sử, văn hóa, xã hội của một vùng
đất, bên cạnh các tài liệu, các công
trình nghiên cứu quy mô rất cần có những ấn phẩm ngắn gọn, dễ hiểu và hấp dẫn người
đọc là các câu chuyện truyền thuyết, huyền thoại liên quan đến các di tích lịch sử danh
thắng. Đặc biệt là đối với công tác du lịch, khi giới thiệu với du khách về một di tích lịch
sử, danh thắng nào đó, bên cạnh các tư liệu chính thống có trong chính sử (thường là rất
ngắn gọ
n), các hướng dẫn viên còn kể cho các du khách nghe các câu chuyện kể dân gian
có liên quan đến di tích đó và thông thường các câu chuyện dân gian này lại rất hấp dẫn
du khách. Chẳng hạn như núi Đá Bia, người dân Phú Yên không thể hình dung nổi núi Đá
Bia lại không có câu chuyện vua Lê Thánh Tông khắc bia lên vách núi, mặc dù giờ đây
theo các nhà khoa học đó chỉ là một truyền thuyết.
Các câu chuyện dân gian này có thể được in thành sách bỏ túi, hoặc thành các tờ
gấp-mỗi tờ gấp liên quan đến một di tích hay một đi
ểm danh thắng. Ngoài ra để phục vụ
cho công tác nghiên cứu hay quảng bá du lịch, các câu chuyện truyền thuyết, huyền thoại
nói trên có thể được xuất bản dưới dạng đĩa VCD. Ngoài phần nội dung và ảnh nghệ thuật
như trong bản thảo có thể bổ sung thêm hình ảnh các sinh hoạt văn hóa, lễ hội và các làn
điệu dân ca, các điệu hò, bài hát…liên quan đến điểm di tích. Sách và đĩa VCD có thể
dùng làm quà tặng rất có ý nghĩa cho du khách.
Nh
ư đã nêu ở trên, đối tượng nghiên cứu của đề tài là những câu chuyện kể dân
gian dưới hình thức truyền thuyết, huyền thoại liên quan đến các di tích lịch sử danh
thắng Phú Yên.


8
Ở Phú Yên, du lịch đang là một ngành rất cần được sự quan tâm và đầu tư của các
cấp, các ngành. Để thu hút khách du lịch phải đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quảng bá
bằng các ấn phẩm, bằng truyền miệng và bằng các phương tiện thông tin đại chúng. Tiềm
năng du lịch của Phú Yên khá phong phú, không chỉ bằng các điểm di tích lịch sử và danh
thắng mà còn tồn tại dưới hình thức các di sản văn hóa phi vật thể qua các câu chuy
ện kể
dân gian, là các truyền thuyết, huyền thoại và các lễ hội. Những tiềm năng đó cần phải
được khai thác để phát huy hiệu quả của chúng.
Hiện nay số người hiểu biết và còn nhớ về các câu chuyện truyền thuyết, huyền
thoại liên quan đến các điểm di tích lịch sử, danh thắng ở Phú Yên còn rất ít và phần lớn
trong số họ tuổi đã cao. Nếu không kịp thời ghi chép lạ
i các câu chuyện đó để lưu giữ,
một khi những người này qua đời thì các câu chuyện kể kia cũng sẽ bị biến mất cùng với
họ. Vì vậy, việc sưu tầm biên soạn và xuất bản những câu chuyện đó là rất cần thiết.

II- TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU THUỘC LĨNH VỰC CỦA
ĐỀ TÀI

Ngoài nước:
Thông thường, khi đến tham quan một di tích, ngoài các số liệu trong chính sử, du
khách thường đặc biệt quan tâm đến các câu chuyện dân gian dưới dạng huyền thoại,
truyền thuyết. Các câu chuyện này nội dung tư tưởng thường là ca ngợi nhân nghĩa, đạo
đức, phê phán cái xấu, cái ác để hướng con người vươn đến Chân-Thiện-Mỹ. Thông qua
lăng kính huyền thoại, truyền thuyết, dã sử các câu chuyện thường khá ly kỳ, độc đáo,
thậm chí có chuyệ
n còn rất hoang đường, song cũng chính vì vậy chúng lại rất hấp dẫn
người đọc, người nghe, giúp cho họ hiểu thêm về các di tích lịch sử và danh thắng bằng
các câu chuyện kể dân gian thú vị. Ở nhiều điểm du lịch trên thế giới, các nhà làm công

tác quản lý du lịch thường cho in những tập sách bỏ túi, hay tờ gấp, tờ bướm với những
truyền thuyết, huyền thoại kèm theo những bức ảnh màu để t
ặng cho du khách. Những ấn
phẩm đó thường được các du khách mang về và lưu truyền cho nhiều người khác đọc.
Các bộ sách hoặc tờ gấp này được viết bằng một giọng văn giản dị nhưng hấp dẫn,
sinh động, đặc biệt bao giờ cũng kèm theo một bộ ảnh nghệ thuật minh họa để thu hút
người đọc, thường được các Công ty Du lịch mua để phát cho khách hoặc bán lẻ trong các
qu
ầy sách báo, văn hóa phẩm.

Trong nước:
Ở Việt Nam, một số tỉnh cũng đã bắt đầu thực hiện công việc này để thu hút khách
du lịch mà điển hình là tỉnh Long An. Năm 2004 Sở Văn hóa-TT tỉnh Long An phối hợp
với Trường Cao đẳng Văn hóa nghệ thuật thành phố Hồ Chí Minh đã cho xuất bản bộ
sách bỏ túi bằng 2 thứ tiếng Anh và Việt giới thiệu ngắn gọ
n và súc tính về các di tích lịch
sử và danh thắng của địa phương, dĩ nhiên bao gồm cả các huyền thoại, truyền thuyết và
dã sử. Đó là các tập sách bỏ túi: “Chùa Tôn Thạnh”, “Đồn Rạch Cát”, “Nhà Trăm Cột”,
“Đám Lá Tối Trời”, “Lăng Nguyễn Huỳnh Đức”, “Vàm Nhựt Tảo”…Ở An Giang thì có
các tờ gấp về “Đền Bà Chúa Xứ”…Đây là những ấn phẩm có nội dung tương tư như công
trình “Các truyền thuy
ết, huyền thoại liên quan đến di tích lịch sử và danh thắng ở Phú

9
Yên”. Tuy nhiên các ấn phẩm này mới chỉ là những tờ gấp còn khá sơ sài, hình thức in ấn
chưa đẹp, chỉ kể lại một số câu chuyện truyền thuyết huyền thoại, nhằm phục vụ kịp thời
cho công tác quảng bá du lịch, chưa phải là một công trình nghiên cứu quy mô và đầy đủ.
Ở Phú Yên, cho đến nay đã có một số ấn phẩm về các câu chuyện cổ do nhà nghiên
cứu văn nghệ dân gian Ngô Sao Kim sư
u tầm, như “Truyện cổ, truyện dân gian Phú Yên”

NXB Văn hoá dân tộc xuất bản năm 1996 và “Truyện dân gian và truyện cổ Phú Yên”
Hội Văn nghệ dân gian và Văn hoá các dân tộc Phú Yên xuất bản năm 2003. Những câu
chuyện cổ này được tập hợp một cách ngẫu nhiên, phần lớn không liên quan đến các di
tích lịch sử danh thắng, không có các hình ảnh minh hoạ hấp dẫn, do đó không thể phục
vụ trực tiếp cho công tác quảng bá du l
ịch. Ngoài ra, số lượng các câu chuyện cổ được
sưu tầm cũng còn rất hạn chế, nhất là ở vùng miền núi.
Năm 2005, cùng với việc đăng ký đề tài “Các truyền thuyết, huyền thoại liên quan
đến di tịch lịch sử và danh thắng ở Phú Yên” với Sở Khoa học và Công nghệ, Hội Liên
hiệp VHNT Phú Yên đã đầu tư kinh phí cho các hội viên chuyên ngành văn nghệ dân gian
bắt đầu thực hiện công trình này với sự chủ
trì của nhà nghiên cứu Đoàn Việt Hùng. Đầu
năm 2006, Hội Liên hiệp VHNT Phú Yên đã tiến hành chọn lọc một số câu chuyện truyền
thuyết và huyền thoại được nhiều người biết đến để in thành tập sách “Huyền thoại Phú
Yên” phục vụ cho các hoạt động chào mừng kỷ niệm 395 năm Phú Yên (01.4.2006). Tập
sách “Huyền thoại Phú Yên” mặc dù đã đề cập đến một số truyền thuyết và huy
ền thoại
liên quan đến di tích lịch sử và danh thắng ở Phú Yên, nhưng số lượng các câu chuyện
còn ít, lại thiếu hẳn phần nghiên cứu-là cơ sở cho một công trình khoa học hoàn chỉnh.

So với các công trình trước đó vừa được đề cập ở trên, đề tài “Các truyền thuyết,
huyền thoại liên quan đến di tịch lịch sử và danh thắng ở Phú Yên” được đầu tư nghiên
cứu một cách đầy đủ và toàn diệ
n hơn. Đề tài này, ngoài phần nội dung chính là các
truyền thuyết và huyền thoại được bố cục theo các huyện và thành phố, còn bổ sung thêm
các phần sau:
-Những vấn đề chung trong nghiên cứu đề tài. (trình bày về phương pháp luận
nghiên cứu đề tài).
-Đôi nét về địa lý, lịch sử và văn hoá vùng đất Phú Yên.
-Khái quát về các truyền thuyết, huyền thoại trên đất Phú Yên.

-Kết luận: Ý nghĩa văn hoá, xã hội và giáo dục của các truyền thuyế
t và huyền thoại
trên vùng đất Phú Yên.
-Phụ lục.
Kết quả của đề tài, ngoài phần bản thảo, còn có thêm bộ ảnh màu nghệ thuật chụp
các di tích lịch sử và danh thắng được đề cập đến, một đĩa CD về đề tài được thể hiện như
một trang VEB nhằm phục vụ cho công tác quảng bá du lịch.

III- MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI

Mục đích của đề tài là tổ chức sưu tầm và nghiên cứu một cách có hệ thống các
truyền thuyết, huyền thoại liên quan đến các di tích lịch sử và danh thắng trên đất Phú
Yên. Sau đó, nội dung của đề tài có thể được xuất bản dưới hình thức ấn phẩm (sách cẩm

10
nang) và đĩa VCD, có nội dung hấp dẫn và lôi cuốn người đọc, người xem, phục vụ một
cách thiết thực và có hiệu quả cho công tác quảng bá về lịch sử, văn hóa và du lịch.
-Nhiệm vụ trọng tâm của đề tài là sưu tầm, tuyển chọn, phân loại và viết lại các câu
chuyện truyền thuyết, huyền thoại có liên quan đến các di tích lịch sử và danh thắng Phú
Yên dưới dạng văn học dân gian.
-Trong đề tài cũ
ng nêu những nét khái quát về đặc điểm địa lý, lịch sử, văn hoá
vùng đất Phú Yên, nhằm giúp cho người đọc có một cái nhìn tương đối đầy đủ về vùng
đất Phú Yên trước khi tiếp cận với các truyền thuyết, huyền thoại liên quan đến di tích
lịch sử và danh thắng Phú Yên. Đề tài cũng đề cập đến cơ sở lý luận để xác định các
truyền thuyết, huyền thoại ở Phú Yên, giúp cho người đọ
c hiểu sâu thêm về các truyền
thuyết, huyền thoại ở Phú Yên và mối quan hệ của chúng trong khu vực Nam Trung bộ.

IV- ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI


Như đã nêu ở mục II (Tổng quan tình hình nghiên cứu của đề tài), ta thấy ở trên thế
giới, nhiều nước có ngành du lịch phát triển đã tổ chức xuất bản các ấn phẩm quảng bá du
lịch. Trong đó có đề cập đến những câu chuyện truyền thuyết và huyền thoại liên quan
đến các điểm du lịch. Ở nước ta, những ấn phẩm như vậy hầu như chư
a có, chỉ mới xuất
hiện một số tờ bướm về các truyền thuyết, huyền thoại của ngành Văn hoá-Thông tin tỉnh
Long An. Tuy nhiên một công trình chuyên đề về các câu chuyện kể dưới dạng truyền
thuyết, huyền thoại liên quan cụ thể đến các di tích lịch sử danh thắng thì chưa có tác giả
nào đề cập đến. Có một số ấn phẩm dưới dạng truyện cổ tích, nhưng chúng hầu nh
ư
không gắn với một địa danh di tích cụ thể nào nên không thể phục vụ trực tiếp cho các
hoạt động du lịch.
Công trình này có nhiệm vụ sưu tầm, nghiên cứu một cách toàn diện về các truyền
thuyết, huyền thoại liên quan đến di tích lịch sử và danh thắng Phú Yên, giúp cho người
đọc hiểu thêm về đất nước, con người Phú Yên thông qua các câu chuyện truyền thuyết,
huyền thoại, góp phần bổ sung nội dung phi vật thể cho h
ệ thống di tích lịch sử và danh
thắng ở Phú Yên, đóng góp vào việc giáo dục lịch sử, văn hoá và phát triển ngành du lịch
của tỉnh, làm tài liệu tham khảo trong công tác đào tạo, nghiên cứu, quảng bá du lịch.
Ngoài việc xuất bản thành sách, công trình này còn có thể được xuất bản dưới dạng
đĩa VCD và bằng các phương tiện thông tin đại chúng để tuyên truyền, quảng bá về kho
tàng văn hóa phi vật thể của tỉnh, đồng thời giớ
i thiệu về tiềm năng du lịch của tỉnh, nhất
là trong giai đoạn hiện nay, loại hình du lịch văn hóa và du lịch sinh thái đang có xu
hướng phát triển mạnh. Sách và đĩa VCD ngoài chức năng là những ấn phẩm văn hóa còn
là những món quà lưu niệm văn hóa rất có ý nghĩa về Phú Yên.
Để phù hợp với từng điểm di tích lịch sử danh thắng, ngoài các ấn phẩm có dung
lượng lớn như tập sách ho
ặc đĩa VCD, các ngành chức năng có thể sử dụng tư liệu trong

công trình này để in thành những tờ gấp, tờ rơi, có kích thước bằng 01 tờ A4 hoặc 1/2 tờ
A4 (gấp lại), chỉ viết về một điểm di tích. Nội dung của tờ gấp gồm: Những đặc điểm cơ
bản của di tích, lịch sử hình thành, những huyền thoại, truyền thuyết, cùng với những t
ấm
ảnh màu về di tích hoặc lễ hội có liên quan đến di tích.


11
V- PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

IV.1-Cách tiếp cận:
Để sưu tầm được các câu chuyện truyền thuyết, huyền thoại cần phải thống kê các
di tích lịch sử danh thắng. Tiến hành điền dã tại các địa phương, tìm hiểu qua các bậc cao
tuổi hoặc những người am hiểu về văn nghệ dân gian, ghi chép các câu chuyện truyền
thuyết, huyền thoại có liên quan đến các di tích lịch sử danh thắng. Viết lại các câu
chuyện bằng thể loại v
ăn học dân gian, kèm theo các tấm ảnh nghệ thuật.

IV.2- Phương pháp nghiên cứu:
Áp dụng phương pháp luận nghiên cứu văn học (chủ yếu là văn học dân gian),
phương pháp thống kê, phân loại, so sánh, đối chiếu để xử lý các tư liệu đã thu thập được.
Khái quát đặc điểm, diện mạo các truyền thuyết, huyền thoại ở Phú Yên. So sánh, đối
chiếu các truyền thuyết, huyền thoại ở Phú Yên vớ
i các dị bản trong khu vực và cả nước
(nếu có).

IV.3- Các bước nghiên cứu:
1-Tiến hành điền dã, sưu tầm, thu thập các tư liệu về các truyền thuyết, huyền thoại.
2-Tuyển chọn trong số các truyền thuyết, huyền thoại đã sưu tầm được có liên quan
đến các di tích lịch sử, danh thắng. Phân biệt chúng với các câu chuyện cổ tích thông

thường, hoặc không liên quan đến các di tích lịch sử, danh thắng.
3-Hệ
thống và phân loại các truyền thuyết, huyền thoại theo từng thể loại và vùng
lãnh thổ (phân theo các huyện và thành phố).
4-Nghiên cứu đặc điểm, diện mạo các truyền thuyết, huyền thoại ở Phú Yên.
5-Nghiên cứu mối quan hệ giữa các truyền thuyết, huyền thoại ở Phú Yên và trong
khu vực Nam Trung bộ.
6-So sánh, đối chiếu với các dị bản (nếu có).
7-Trên cơ sở những tư liệu đã thu thập
được, viết lại các câu chuyện truyền thuyết,
huyền thoại bằng thể loại văn học dân gian theo vùng lãnh thổ, từ Bắc vào Nam và từ
đồng bằng lên miền núi (theo bước chân của các bậc tiền nhân trên đường mở cõi).
8-Tổ chức chụp ảnh các di tích lịch sử, danh thắng có liên quan đến các truyền
thuyết, huyền thoại (kể cả các hoạt động lễ hội văn hóa của di tích).
9-Tiến hành thực hiệ
n đĩa VCD.

IV.4-Phạm vi, giới hạn nội dung nghiên cứu của đề tài:
-Không nghiên cứu về các câu chuyện cổ nói chung. Chỉ giới hạn nghiên cứu các
truyền thuyết, huyền thoại có liên quan đến các di tích lịch sử, danh thắng.
-Nhiệm vụ trọng tâm của đề tài là sưu tầm, tuyển chọn, phân loại và viết lại các câu
chuyện truyền thuyết, huyền thoại có liên quan đến các di tích lịch sử và danh thắng Phú
Yên dưới dạ
ng văn học dân gian.
-Công tác nghiên cứu lý thuyết chỉ làm nhiệm vụ phân tích, đánh giá về mặt khoa
học, làm cho người đọc hiểu rõ thêm về những đặc điểm, diện mạo của các truyền thuyết,
huyền thoại lưu truyền trên vùng đất Phú Yên.

12


IV.5-Tiêu chí tuyển chọn:
Tiêu chí để tuyển chọn các câu chuyện truyền thuyết, huyền thoại không giới hạn
về đề tài, nhưng phải có nội dung tư tưởng tiến bộ, có ý nghĩa giáo dục truyền thống lịch
sử, đạo đức, tình yêu quê hương đất nước, con người, ca ngợi cái đẹp, phê phán cái xấu,
cái ác, hướng con người vươn tới Chân-Thiện-Mỹ, phù hợp với nhiệm vụ phát triển kinh
t
ế xã hội của tỉnh, nhất là công tác văn hóa, du lịch và giáo dục-đào tạo. Đặc biệt thận
trọng với những câu chuyện có nội dung nhạy cảm về mặt chính trị như tôn giáo, sắc
tộc Trong quá trình viết lại phải luôn tôn trọng chủ đề tư tưởng của câu chuyện, nhưng
có thể xử lý các chi tiết nhằm tránh các vấn đề nhạy cảm chính trị.

IV.6-Xác định quy mô các di tích danh thắng:

Ngoài 13 di tích cấp quốc gia đã được Bộ Văn hóa-TT xếp hạng có các câu chuyện
truyền thuyết, huyền thoại, đề tài sẽ đề cập đến tất cả các di tích lịch sử và danh thắng trên
địa bàn Phú Yên từ cấp xã, phường trở lên nếu các câu chuyện truyền thuyết, huyền thoại
đó có giá trị về mặt lịch sử và văn hóa, có ý nghĩa giáo dục và có thể phục vụ cho các hoạt
động văn hóa và du l
ịch.

IV.7-Xác định giới hạn thời gian, không gian của các truyền thuyết, huyền thoại:
-Thời gian: Qua kết quả điền dã sơ bộ, các câu chuyện truyền thuyết, huyền thoại
chủ yếu liên quan đến các thời kỳ từ khi vua Lê Thánh Tông đưa quân vào vùng đất Phú
Yên (1471) đến thời kỳ kháng chiến chống Pháp (1954). Có một vài chuyện liên quan đến
dân tộc Chăm. Do đó mốc thời gian nghiên cứu của đề tài sẽ giớ
i hạn từ thời tiền sơ sử và
thời kỳ vương quốc Chăm, đến thời kỳ kháng chiến chống Pháp (1954).
-Không gian: Chỉ nghiên cứu các truyền thuyết, huyền thoại trên vùng đất Phú Yên
và có liên quan đến các di tích lịch sử, danh thắng.


IV.8-Bố cục của đề tài:
Các truyền thuyết, huyền thoại được phân loại và sắp xếp theo địa bàn lãnh thổ (các
huyện, thành phố, từ đồng bằng lên miề
n núi, từ Bắc vào Nam). Vì trên cùng một di tích
lịch sử, danh thắng có thể có nhiều câu chuyện truyền thuyết, huyền thoại và chúng có
liên quan với nhau về nội dung, thời gian diễn biến câu chuyện hoặc vai trò của nhân vật
chính Nếu sắp xếp theo thể loại sẽ làm cho người đọc khó theo dõi và thiếu tính logic.
Các di tích lịch sử danh thắng được trình bày một cách ngắn gọn về đặc điểm và
cảnh quan của chúng nhưng phải đầ
y đủ và khoa học, tạo điều kiện thuận lợi cho người
đọc có thể tiếp cận một cách dễ dàng. Phần lớn dung lượng của đề tài là ghi lại các câu
chuyện truyền thuyết, huyền thoại liên quan đến di tích đã sưu tầm được.






13
Chương 1
KHÁI QUÁT VỀ ĐỊA LÝ, LỊCH SỬ
VÀ VĂN HÓA VÙNG ĐẤT PHÚ YÊN


I - VỊ TRÍ ĐỊA LÝ, ĐỊA HÌNH CỦA TỈNH PHÚ YÊN

I.1-Vị trí địa lý tỉnh Phú Yên

Phú Yên là một tỉnh nằm ở duyên hải Nam Trung Bộ, có tọa độ từ 12º39’10” đến
13º45’20” vĩ độ Bắc và 108º39’45” đến 109º29’20” kinh độ Đông, phía đông giáp biển

Đông, phía tây giáp tỉnh Gia Lai và Đắc Lắc, phía nam giáp tỉnh Khánh Hòa, phía bắc
giáp tỉnh Bình Định, có diện tích tự nhiên là 5.045 km2 với dân số 803.846 người người,
phần lớn là người Kinh và các tộc người khác như: Êđê, Chăm, Bana, Hoa, Tày, Nùng,
Dao Trong tổng số 30 tộc người
đang sinh sống ở Phú Yên, thì tộc người Việt, Chăm,
Êđê, Bana, Hoa là những cư dân sinh sống lâu đời trên đất Phú Yên. Về địa hình, nhìn
vào bản đồ địa lý người ta có cảm giác Phú Yên như một chiếc quạt khổng lồ lưng tựa
vào phía rừng núi đại ngàn mặt quay ra biển bao la. Núi non chiếm phần lớn diện tích,
đồng bằng chỉ là một lõm nan nhỏ nhờ phù sa hai con sông Ba và sông Cái bồi lắng,
nhưng lại đóng vai trò quan trọng về
mặt nông nghiệp trong đời sống cư dân.

I.2-Địa hình tỉnh Phú Yên

Cả ba mặt của Phú Yên đều là núi, phía Bắc có dãy Cù Mông, phía Nam là dãy Đại
Lãnh, phía Tây là mạn sườn Đông của dãy Trường Sơn. Núi ở Phú Yên, những ngọn cao
nhất tập trung ở phía tây huyện Đồng Xuân (núi Chư Treng-1.238m, núi La Hiên-
1.318m), ở tây nam huyện Tuy Hòa (hòn Dù-1.470m, hòn Chúa-1.310m) và phía nam
huyện Sông Hinh (núi Chư Ninh-1.636m), các núi còn lại nhìn chung không cao, dao
động từ 300-600m. Ở trong nội thị thành phố tuy Hòa có một núi tuy không cao nhưng rất
nổi tiế
ng vì nằm ngay bên bờ sông Ba, có Tháp Nhạn cổ kính, phong cảnh trữ tình, đó là
núi Nhạn. Do địa hình có nhiều núi đồi nên ở Phú Yên cũng lắm đèo dốc. Dọc theo quốc
lộ 1A có các đèo dốc tương đối dài và hiểm trở, nằm trên địa bàn các huyện:
-Huyện Sông Cầu: Đèo Cù Mông, nằm trên dãy núi Cù Mông, có độ cao 245m, là
điểm phân ranh giữa Phú Yên và Bình Định; Đèo Tùy Luật (xã Xuân Cảnh); Đèo Nại (xã
Xuân Phương); Dốc Găng (phía nam thị trấn Sông Cầu); D
ốc Quýt (xã Xuân Thọ 1); Dốc
Gành Đỏ (còn gọi là dốc Xuân Đài, xã Xuân Thọ 2).
-Huyện Tuy An: Dốc Vườn Xoài (còn gọi là dốc Đá Trắng xã An Dân); đèo Tam

Giang (phía nam thị trấn Chí Thạnh); đèo Quán Cau (ranh giới giữa xã An Cư và An
Hiệp); dốc Bà Ền (xã An Hòa).
-Huyện Đông Hòa: Đèo Cả (trên dãy núi Đèo Cả, xã Hòa Xuân Nam).

14
Ngoài ra trên các đường tỉnh, huyện, xã còn nhiều đèo dốc, đáng kể là đèo Cây
Cưa ở Đồng Xuân, đèo Thị ở Tuy An, đèo Bình Thảo ở Sông Hinh, đèo Dinh Ông trên
QL25
Cũng chính do cấu tạo địa chất có nhiều núi đèo, nên Phú Yên cũng có nhiều hang,
gộp ăn sâu vào núi tạo thành những cảnh quan thiên nhiên đẹp mắt, phân bố đều trên
khắp các địa phương trong tỉnh. Tiêu biểu là:
-Huyện Tuy Hoà có các gộp bãi Xép, hốc Gạo, hốc Võ, h
ốc Răm, hốc Hoành, hốc
Nhum, suối Cùng, suối Lạnh, suối Mua, suối Nước Đổ, Đá Đen, Hòn Đất, Chà Rang,
Mòng Mòng.
-Thành phố Tuy Hoà có hang Trai Thuỷ (hay còn gọi Hang Dơi) ở núi Chóp Chài,
gộp Đá Bàn.
-Huyện Tuy An có hốc Bé, hốc Tạ
-Huyện Sông Cầu có hốc Bà Beo, gộp Hoà Lợi
-Huyện Đồng Xuân có hốc Bà Chiền
-Huyện Sơn Hoà có hang Thuồng Luồng, gộp Hòn Huyệnh, gộp Ma Tửu
-Huyện Sông Hinh có hang Cồ
Một đ
iều đáng lưu ý là hầu hết các hang, gộp ở Phú Yên đều gắn với cuộc kháng
chiến chống Mỹ vì là nơi đóng cơ quan, đóng quân của cách mạng.
Các con sông ở Phú Yên đều bắt nguồn từ dãy núi Trường Sơn ở phía tây, dãy Cù
Mông ở phía bắc và dãy núi Đèo Cả ở phía nam, hướng chính là Tây Bắc-Đông Nam
hoặc Tây-Đông, có độ dốc lớn nên thường cạn vào mùa khô. Sông lớn nhất là sông Ba, ở
thượng lư
u còn gọi là Eaba, ở hạ lưu gọi là Đà Rằng, bắt nguồn từ dãy núi Ngọc Rô (Kon

Tum) cao 1.500m và đổ ra cửa Đà Diễn (thành phố Tuy Hòa), dài 360km, phần chảy
trong tỉnh dài 90m. Sông Ba (sông Đà Rằng), cùng với núi Nhạn từ lâu đã tạo nên một
thành ngữ “Núi Nhạn sông Đà” để nói về thành phố Tuy Hòa, hay rộng hơn là nói về Phú
Yên. Sông lớn thứ 2 là sông Kỳ Lộ, còn gọi là sông La Hiên ở thượng nguồn và sông Cái
ở hạ lưu, bắt ngu
ồn từ dãy núi cao 1.000m ở Gia Lai và Bình Định, đổ ra cửa biển Tiên
Châu ở Tuy An, có chiều dài 120km, phần chảy trong tỉnh là 76km. Ngoài 2 sông lớn là
sông Ba và sông Kỳ Lộ, trên địa bàn tỉnh còn có các sông: Bàn Thạch-còn gọi là sông
Bánh Lái, sông Đà Nông (huyện Đông Hòa), sông Hinh, sông Krông Năng (huyện Sông
Hinh), sông Cà Lúi, sông Thá, sông Con, sông Bà Lá (huyện Sơn Hòa), sông Cầu (huyện
Sông Cầu), sông Con, sông Trong, sông Đồng Bò (huyện Tây Hòa), sông Trà Bương,
sông Cô (huyện Đồng Xuân), sông Quy Hậu (huyện Phú Hòa)
Từ các dòng sông đổ ra biển đã tạo nên các đầm, vũng, vịnh tuyệt
đẹp. Ở Sông Cầu
nổi tiếng nhất là đầm Cù Mông, vịnh Xuân Đài, vũng Lắm (còn gọi là vũng Lấm), vũng
La, vũng Chao, ở Tuy An có đầm Ô Loan với nhiều hải sản quý hiếm như sò huyết, ở
Đông Hòa có Vũng Rô nổi tiếng với những con tàu không số của Đường mòn Hồ Chí
Minh trên biển. Với các đầm, vũng, vịnh đó, ngay từ thời nhà Nguyễn, triều đình cũng đã
cho mở các hải khẩu để vận chuyển, mua bán, giao lưu như những thương cảng nhỏ, đó là
6 hải khẩu: Cù Mông, Xuân Đài, Vũng Lấm, Phú Sơn, Đà Diễn, Đà Nông.
Phú Yên có bờ biển dài 198km, chạy từ Cù Mông đến vũng Rô là một trong những
bờ biển tương đối đẹp. Do đặc điểm cấu tạo địa hình có những đoạn núi ăn thông ra sát
biển tạo thành những hang,
động, đầm, vịnh, vũng, mũi, đảo và bán đảo. Hai vịnh Xuân

15
Đài và Vũng Rô là những nơi neo đậu tàu thuyền tránh gió bão và có thể biến thành hải
cảng cho các tàu có trọng tải lớn ra vào. Bờ biển Phú Yên có những đoạn trải dài với
những bãi cát trắng mịn và hàng thuỳ dương chạy men theo tựa như mái tóc thiếu nữ xoã
dài trên tấm thân trắng ngọc ngà của những tiên nữ nằm trên bờ biển rì rào sóng nhạc. Đó

là bãi Tiên huyện Sông Cầu hay bãi biển Mỹ Á thành phố Tuy Hoà. Đất và núi chạy ra
t
ận biển tạo thành những đảo và bán đảo đẹp như đảo hòn Nần hay còn gọi là đảo Bàn
Than nằm trong đầm Cù Mông; đảo Nhất Tự Sơn thuộc địa phận thôn Khoan Hậu Sông
Cầu… hay các bán đảo Vịnh Hoà, Xuân Thịnh, Vũng Rô…

Cũng chính do địa hình phức tạp như vậy, nên ở Phú Yên có những mỏm đá nhô ra
tận biển xa như một bàn tay níu lấy biển cả vào sát gần đất liền. Một trong nh
ững mỏm
nổi tiếng là mũi Nạy hay còn gọi là Cap Varella, là điểm cực đông của Tổ quốc trên đất
liền. Ngay trong thời thuộc địa, người Pháp đã cho xây ngọn hải đăng ở đây để hướng dẫn
tàu thuyền qua lại. Một mỏn đá khác ở Tuy An nổi tiếng không chỉ ở trong tỉnh mà cả
nước-đó là gành Đá Dĩa (Đĩa). Các cột đá ở
đây có tiết diện hình lục giác hoặc hình tròn
giống như cái đĩa, được dựng đứng thành từng cột, liền khít nhau và rất đều.
Ở Phú Yên có 3 cao nguyên, nhưng nổi tiếng nhất nhờ đất đai trù phú, khí hậu ôn
hòa mát mẻ là cao nguyên Vân Hòa. Là một vùng đất đỏ bazan, nằm ở độ cao 400m trên
địa bàn các xã Sơn Xuân, Sơn Long và Sơn Định của huyện Sơn Hòa, cao nguyên Vân
Hòa nổi tiếng từ lâu với “thơm, mít chợ Đồn” và nhiều loạ
i cây ăn quả khác. Tiếp giáp
với cao nguyên Vân Hòa về phía đông là cao nguyên An Xuân thuộc xã An Xuân huyện
Tuy An. Nơi đây có khí hậu mát mẻ và một loại trà ngon nổi tiếng là trà An Xuân. Sơn
Hòa còn có cao nguyên Trà Kê nằm ở xã Sơn Hội, khí hậu và đất đai không tốt bằng cao
nguyên Vân Hòa.
Đồng bằng Phú Yên được bồi đắp chủ yếu nhờ 3 con sông lớn: Sông Ba, sông Bàn
Thạch bồi đắp nên đồng bằng Tuy Hòa và sông Kỳ Lộ bồi đắp nên đồng bằng Tuy An và
Đồng Xuân, trong đ
ó đồng bằng Tuy Hòa được xem như là vựa lúa của miền Trung.
Trước kia cánh đồng Tuy Hòa chỉ canh tác được một vụ lúa, nhưng từ khi công trình thủy
nông Đồng Cam được hoàn thành vào năm 1932 thì hệ thống nông giang này đã tưới cho

gần 19.000ha đảm bảo canh tác 2 vụ, góp phần làm cho sản lượng lúa ở Tuy Hòa tăng
vọt.

II - LỊCH SỬ PHÚ YÊN TỪ THẾ KỶ XV ĐẾN THẾ KỶ XX

II.1-Lịch sử Phú Yên từ thế kỷ XV đến thế kỷ XVIII

Năm 1471, vua Lê Thánh Tông thống lĩnh 26 vạn quân thuỷ bộ tiến vào đèo Cù
Mông, lập nên 3 phủ Thăng Hoa (nay là Quảng Nam), Tư Nghĩa (nay là Quảng Ngãi) và
Hoài Nhơn (nay là Quy Nhơn). Còn phần đất từ Cù Mông đến Đèo Cả (tức là Phú Yên
ngày nay) là vùng đất Kimi-vùng đệm, tranh chấp giữa người Việt và người Chăm. Tính
đến nay thì vùng đất Phú Yên có bề dày lịch sử trên 530 năm.
Trong buổi đầu mở đất, vùng đất từ Cù Mông đến Bà Diễn, Đà Nông đều là
đất
hoang, hoặc sình lầy lau sậy, hoặc gò nống lùm bụi um tùm, “rắn, rết, cọp beo thú dữ

16
nhiều hơn người”. Ngoại trừ những vùng đất ăn sâu vào trong núi, số còn lại nằm ở vùng
hạ lưu các con sông, như sông Cái (Tuy An), sông Đà Rằng, sông Bàn Thạch (Tuy Hoà)
đều là những vùng đất sa bồi màu mỡ. Phù Nghĩa Hầu Lương Văn Chánh đã đưa lưu dân
đến khẩn hoang những vùng này trước tiên. Khai hoang đến đâu đều lấy đất chia cho dân
sản xuất tới đó, chủ yếu là trồng các loại cây lương thực nh
ư lúa, còn ở những vùng đất
cao, đất thổ không có điều kiện để đưa nước vào trồng lúa thì trồng các loại hoa màu như
bắp, khoai và các loại đậu…
Trong những năm đầu tiên, trên vùng đất này còn tồn tại hai lãnh thổ khác, mà theo
Đại Nam Nhất Thống Chí là lãnh thổ của Thuỷ Xá và Hoả Xá, được mô tả như sau: “Từ
huyện lỵ (Đồng Xuân) đi về phía Tây 20 dặm đến xã Phước Đức, lại đi 2 d
ặm đến thôn
Phú Thành, lại đi 1 dặm đến thôn Cự Phú, lại đi thêm 5 dặm đến thôn Vân Hoà, từ đây đi

về phía Tây suốt đến địa giới hai nước Thuỷ Xá và Hoả Xá, hai bên ven đường đều là trại
người Man, núi khe hiểm trở lại có nhiều nạn cọp”. [11, tr.64].
Còn trong Đại Nam Chính Biên Liệt Truyện thì viết: “Hai nước Thuỷ Xá, Hoả Xá
ở Nam Bàn. Khi vua Lê Thánh Tông đánh được nước Chiêm Thành, lập dòng dõi người
nước ấy làm vua n
ước Nam Bàn, cắt núi Thạch Bi lấy đất về phía Tây làm địa giới, có
hơn 50 làng. Trong nước có núi Bà Nam rất cao, vua nước Thuỷ Xá về phía Đông, vua
nước Hoả Xá về phía Tây núi ấy”. [10, tr.586].
Theo như những mô tả trên đây, thì trong thời kỳ này, đối đầu trực tiếp với Thuỷ
Xá, Hoả Xá không phải là triều đình và binh lính mà chính là những lưu dân tiên phong
mở đất ở Phú Yên. Trong suốt những năm dài của thế kỷ này (1471–1578 ), vùng đất từ

đèo Cù Mông đến Đá Bia đèo Cả, triều đình nhà Lê chưa thiết lập các cơ quan hành
chánh, luật pháp một cách chặt chẽ như ở vùng đất kinh đô Chà Bàn phía bắc đèo Cù
Mông, mà vẫn coi đây là vùng đất “Kimi” còn đang tranh chấp, là vùng đệm an toàn cho
Đại Việt.
Những lưu dân người Việt đầu tiên đã đến vùng đất này thăm dò tình hình yên ổn
về mặt chính trị và quân sự để tiến tới việc sinh cơ l
ập nghiệp, bởi trên giấy tờ chính thức
thì phần đất này là của Đại Việt. Đây có lẽ là một trong những lý do để sau này chúng ta
hiểu ra phần nào về “huyền sử Thạch Bi Sơn” với lắm điều tồn nghi hoặc không xác thực:
“Vua Lê Thánh Tông lấy núi Thạch Bi làm biên giới và có đề thơ trên đó”.
Bài thơ được vua Lê Thánh Tông khắc trên núi Thạch Bi có hay không, lại được
các sử gia thêm bớt cho thêm phần huyền bí. Ở Đại Nam Nh
ất Thống Chí quyển 10 có
nêu lên sự kiện núi Đá Bia bị sét đánh vào năm thứ VI đời chúa Duệ Tông (tức Nguyễn
Phước Thuần), năm Tân Mão 1771, làm cho đá trên núi hoá trắng cả một vùng, đứng xa
trông như vôi, bia vẫn còn nhưng chữ thì bị sứt mẻ không nhận ra được.
Trong Phủ Biên Tạp Lục, quyển II, phần nói về hình thế núi sông, thành luỹ, Lê
Quý Đôn mô tả Đá Bia rõ ràng và gần sát với thực tế ngày nay hơn, dù rằng c

ũng có chút
thêm thắt mang chất huyền thoại về ngọn núi này: “Núi Thạch Bi ở phủ Phú Yên là chỗ
tiên triều phân địa giới với Chiêm Thành, núi đến rất xa, tự đầu nguồn liền lạc đến bờ
biển. Núi này cao hơn các núi khác. Thánh Tông đánh được Chiêm Thành, lấy đất đặt xứ
Quảng Nam, lập dòng dõi vua Chiêm Thành cũ , phong cho đất tự núi ấy trở về phía Tây,
tạc đỉnh núi lập bia làm địa giới, xoay lưng về phía B
ắc, mặt về phía Nam, lâu ngày dấu
chữ đã mòn mất… Tháng 12 năm Tân Mão, chợt có một tiếng sét rất to, đá biến thành sắc

17
trắng cả, trông xa một toà núi Thạch Bi đứng sừng sững như đá vôi. Nguyễn Phúc Thuần
sai đến tế”. [15, tr.121]
Và trong “Phương Đình Dư Địa Chí” của Nguyễn Văn Siêu [33, tr.219] thì cho
rằng, trong bi văn khắc vào núi đá Bia có câu:
“Chiêm Thành quá thử, binh bại quốc vong
An Nam quá thử, tướng tru binh chiết”

Dịch nghĩa :
“Chiêm Thành vượt qua, binh bại nước mất
An Nam vượt qua, tướng chết quân tan”

Lịch sử Phú Yên đã mở
ra một bước ngoặt mới từ khi Nguyễn Hoàng vào trấn thủ
đất Thuận Hoá vào năm 1558, mở ra xứ Đàng Trong. Năm 1578, chúa Nguyễn Hoàng cử
Lương Văn Chánh làm Trấn Biên quan, đưa quân vượt đèo Cù Mông, xâm nhập vào vùng
đất “Kimi”, đến núi Đại Lãnh. Từ đó Phú Yên hoàn toàn là vùng đất thuộc quyền cai trị
của nhà Nguyễn.
Đến đời Lê Thế Tông, vào năm 1597, Lương Văn Chánh nhận sắc dụ của chúa
Nguyễn Hoàng vào khai khẩn vùng đất từ
Cù Mông đến đèo Cả. Sắc dụ viết: “…dẫn đem

theo những hộ dân mới tới đến các xứ Cù Mông, Bà Đài, Bà Diễn, Đà Nông, trên từ vùng
sơn cước, dưới thì đến các cửa biển, cùng nhau lập nhà cửa, khai phá đất hoang hoá
thành ruộng vườn, trải qua ba vụ thì nộp thuế như lệ. Nếu sinh việc sách nhiễu nhân dân
mà bị phát giác sẽ phải chịu tội…”[14, tr.154].
Lương Văn Chánh phụng mệ
nh đưa dân từ Thanh Nghệ, Thuận Quảng vào khai
hoang lập ấp. Vào giữa năm 1611, chúa Tiên cử chủ sự Văn Phong vào thiết lập an ninh
trật tự, đặt các cơ quan hành chính, quân sự, lập ra hai huyện Đồng Xuân và Tuy Hoà
thuộc Trấn Biên. Đây là vùng đất rất hiểm trở, nhiều thuận lợi trong việc dụng binh, do đó
mà Văn Phong đã nổi lên làm phản, chiếm cứ Trấn Biên (Phú Yên) như một căn cứ để m

rộng binh lực về phía Nam. Tham vọng ấy đã bị dập tắt khi phó tướng Nguyễn Phúc Vinh
được chúa Nguyễn Phước Nguyên uỷ nhiệm thống lĩnh ba quân dẹp nội loạn. Năm 1629
dinh Trấn Biên được thành lập, đặt quan tuần phủ cai trị. Phần biên giới giáp Chămpa ở
mạn biển đặt ra 38 thuộc có quyền hành và chức năng ngang hàng với các tổng nằm sâu
trong đất liền.

Trong quyển “Nghiên cứu Địa Bạ Triều Nguyễn”, phần phủ Phú Yên, ông Nguyễn
Đình Đầu đưa ra nhận xét: “Đất Phú Yên tuy nhỏ hẹp, người không đông, nhưng đã giữ
một vị trí chiến lược và bản lề trong sự nghiệp phát triển của toàn dân và đất nước ta
vậy”. [13, tr.70]

Thời kỳ lịch sử tiếp theo, với một vị trí chiến lược quan trọng, Phú Yên là nơi đối
đầ
u quyết liệt giữa nhà Tây Sơn và nhà Nguyễn. Năm 1771, anh em nhà Tây Sơn bắt đầu
khởi nghiệp tại Tây Sơn thượng và Tây Sơn hạ. Sau khi đã tập hợp đầy đủ lực lượng và
huấn luyện quân sĩ chu đáo, quân Tây Sơn đánh hạ thành Quy Nhơn, tiến chiếm các phủ
Quảng Nam, Phú Yên, Diên Khánh, Bình Khang, Bình Thuận Do điều kiện địa hình

18

miền Tây Phú Yên có dãy núi La Hiên tiếp giáp với vùng núi An Khê là nơi dấy nghiệp
của nhà Tây Sơn nên nhân dân Phú Yên hưởng ứng phong trào rất đông, nhất là đồng bào
Bana. Tháng 5-1775, tướng nhà Nguyễn là Tống Phước Hiệp mang quân đánh Phú Yên,
quân bộ đóng ở Xuân Đài, quân thủy đóng ở Vũng Lấm. Sau đó quân của Tây Sơn do
Nguyễn Quang Sáng, Lương Văn Trực cùng chúa Thủy Xá là Ma Khương tụ quân ở núi
Ma Hiên, phối hợp với lực lượng thủy quân của Lư
u Quốc Hùng, Trần Văn Nhâm hợp
thành lực lượng Tây Sơn hữu đạo, cùng với 2.000 do Nguyễn Huệ chỉ huy từ Quy Nhơn
kéo vào đánh úp quân Tống Phước Hiệp đang đóng tại Xuân Đài và Vũng Lấm vào tháng
7-1775, tiêu diệt 2 vạn quân ngũ dinh (Bình Khang, Bình Thuận, Trấn Biên, Phiên Trấn
và Long Hồ) của Tống Phước Hiệp, ghi chiến công vang dội.
Trong suốt 25 năm dài dặc đó (từ 1775-1800) cùng với những biến đổi quan trọ
ng
sau những trận chiếm đẫm máu giữa phong trào Tây Sơn và nhà Nguyễn, vì vậy trên vùng
đất này đã sinh ra không biết bao nhiêu câu chuyện kể, nửa như là chính sử, nửa như dã
sử, như huyền thoại của một thời bi hùng.

II.2-Lịch sử Phú Yên trong phong trào chống thực dân Pháp ở thế kỷ XIX

Từ thế kỷ XIX đến sau này, trong công cuộc đấu tranh chống thực dân Pháp, toàn
dân Phú Yên đã phát huy hào khí của ông cha ngày trước, lập nhiều chiế
n công vang dội,
mở ra một trang sử mới.
Năm 1858 thực dân Pháp đánh chiếm Đà Nẵng, bắt đầu cuộc xâm lược của Pháp
tại Việt Nam. Tình hình chính trị, xã hội của Phú Yên cũng như của cả nước đã nhanh
chóng chuyển sang một thời kỳ khác: Thời kỳ chống thực dân Pháp xâm lược.
Năm 1885, hưởng ứng chiếu Cần Vương của vua Hàm Nghi, sau một thời gian
chuẩn bị, ông Lê Thành Ph
ương-một tú tài Nho học, người làng Mỹ Phú, tổng Xuân Vinh
(nay là thôn Phú Mỹ, xã An Hiệp, huyện Tuy An) cùng các sĩ phu yêu nước đã đứng lên

chiêu tập sĩ dân kéo cờ khởi nghĩa tại núi Một, thôn Tân An (nay thuộc xã An Hòa, huyện
Tuy An). Trong các năm 1885-1886 nghĩa quân của Lê Thành Phương đã đánh thắng
nhiều trận và làm chủ một vùng rộng lớn từ Phú Yên đến Bình Thuận. Hoảng sợ trước sự
lớn mạnh của phong trào, thực dân Pháp đã đưa m
ột lực lượng lớn lính viễn chinh và tay
sai đến Phú Yên để đàn áp. Ngày 11-2-1887 Lê Thành Phương bị giặc bắt, chúng dùng
mọi thủ đoạn dụ dỗ mua chuộc hòng bắt ông khuất phục, song ông đã khảng khái nói
thẳng vào mặt kẻ thù: “Ninh thọ tử bất ninh thọ nhục” (Thà chết chứ không sống nhục).
Lê Thành Phương và sau đó một lãnh tụ khác của phong trào là Nguyễn Hào Sự bị địch
xử chém. Cuộc khở
i nghĩa của Lê Thành Phương mặc dù đã bị thất bại như toàn thể
phong trào Cần Vương trong nước nhưng sự nghiệp của ông sẽ còn lưu danh mãi mai sau.
Sau khi cuộc khởi nghĩa do Lê thành Phương khởi xướng và lãnh đạo bị thất bại,
phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp ở Phú Yên vẫn tiếp tục bùng lên vào năm 1892
với cuộc khởi nghĩa của Võ Trứ và Trần Cao Vân. Năm 1898, dưới lá cờ đề 4 ch
ữ “Minh
trai chủ tể” Võ Trứ chỉ huy một đạo quân khoảng 1.000 người, với vũ khí là giáo mác dao
rựa từ trên rừng huyện Đồng Xuân kéo xuống tỉnh lỵ Phú Yên ở Sông Cầu, nhằm vây trại
lính tập, cướp súng đạn, chiếm các dinh sở của chính phủ Bảo hộ và Nam triều. Tuy
nhiên, vì chưa có kinh nghiệm trận mạc, lực lượng của Võ Trứ bị quân địch đàn áp khốc

19
liệt, phải rút vào rừng. Những ngày sau thực dân Pháp đưa quân đi đốt phá, chém giết dân
lành vô cùng dã man ở xung quanh khu căn cứ. Trước cảnh thường dân vô tội bị chết oan
ức, Võ Trứ quyết định tự nộp mình cho giặc. Sau khi không khuất phục được ông chúng
đã chém đầu ông ở cầu Tam Giang. Sự hy sinh anh dũng của ông đã làm cho quân Pháp
phải kiêng nể, gọi ông là “Vua người Thượng”.

II.3-Lịch sử Phú Yên trong phong trào chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ


thế kỷ 20

Sang đầu thế kỷ XX, hưởng ứng phong trào Duy Tân (còn gọi là cuộc vận động
“xin xâu”) bắt đầu nổ ra từ Quảng Nam vào tháng 3-1908, ở Phú Yên dưới sự lãnh đạo
của các ông Nguyễn Hữu Dực và Lê Hanh, phong trào chống sưu cao thuế nặng, chống
cường hào áp bức, chống đồi phong bại tục, cổ động dùng hàng nội hóa, mở trường dạy
chữ quốc ngữ bùng lên phát triển mạ
nh mẽ.
Vào những năm 30 của thế kỷ XX, phong trào chống Pháp với quy mô lớn có
nhiều tộc người tham gia đã bùng lên ở một số tỉnh trên vùng núi Trường Sơn, mà Phú
Yên là trung tâm với tên gọi là “Phong trào Săm Brăm” (hay còn gọi là phong trào “Xu
đỏ”, phong trào “lấy nước phép đánh Tây”). Săm Brăm là người dân tộc Chăm ở Sơn
Hòa, sớm được giác ngộ và được phong trào cổ vũ thôi thúc nên đã đứng ra khởi xướng
phong trào đấu tranh chống Pháp trong vùng đồ
ng bào các dân tộc thiểu số. Năm 1936,
trước sự lớn mạnh nhanh chóng của phong trào, thực dân Pháp đã đưa quân đến bắt ông
Săm Brăm về giam ở đồn Trà Kê, rồi đày lên Buôn Ma Thuột, Sông Cầu và cuối cùng
đưa ra tận nhà lao Thanh Hóa.
Tháng 6-1928, chi bộ Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên ở Phú Yên chính thức
ra đời tại Sông Cầu do đồng chí Nguyễn Văn Nguyên làm Bí thư chi bộ, đến đầu năm
1929 thì giải tán vì các đảng viên được điề
u động đến các địa bàn khác. Mùa hè năm
1929, đồng chí Hoàng Hữu Đàn là liên lạc của Kỳ bộ Hội Việt Nam cách mạng thanh
niên Trung kỳ đến Phú Yên móc nối xây dựng lại cơ sở dưới hình thức hợp pháp là các
Hưng nghiệp hội xã. Đến cuối năm 1929 phong trào lại bị đàn áp tan rã. Từ năm 1927 tổ
chức Tân Việt đầu tiên ở Phú Yên đã được thầy giáo Phạm Đức Bân thành lập ở Sông
Cầ
u với nhiều hình thức tập hợp lực lượng và đấu tranh phong phú, như rải truyền dơn,
treo cờ, kêu gọi đấu tranh chống đế quốc và phong kiến.
Cuối năm 1929, đồng chí Phan Lưu Thanh là thành viên trong tổ chức Hưng

nghiệp Hội xã ở La Hai vào Sài Gòn học lái xe ô tô đã được các đảng viên cộng sản ở
xưởng đóng tàu Ba Son tuyên truyền giác ngộ cách mạng. Qua những hoạt động và thử
thách ngay trên quê hương Phú Yên, tháng 8-1930, Phan Lưu Thanh đượ
c kết nạp vào
Đảng Cộng sản Việt Nam tại chi bộ Thị Nghè (Sài Gòn) rồi được cử về La Hai (Phú Yên)
hoạt động. Sau một thời gian tuyên truyền, tập hợp lực lượng, ngày 5-10-1930, tại thôn
Đồng Bé, xã Xuân Long, huyện Đồng Xuân, đồng chí Phan Lưu Thanh đã tổ chức hội
nghị đảng viên, tuyên bố thành lập chi bộ Đảng Cộng sản đầu tiên tại Phú Yên. Sau đó
nhiều chi bộ khác cũng được thành lập tạ
i Đồng Xuân và Tuy An. Sau một thời gian hoạt
động và phát triển các cơ sở Đảng, số lượng đảng viên và chi bộ đảng tăng lên đáng kể,
cần phải có một tổ chức lãnh đạo chung. Trước tình hình đó, tháng 01-1931, các đồng chí

20
đảng viên tổ chức Hội nghị và quyết định thành lập Tỉnh ủy lâm thời; đồng chí Phan Lưu
Thanh được cử giữ chức Bí thư. Đến tháng 7-1931, do có người khai báo, bọn địch đã bất
ngờ tập kích và truy bắt các đồng chí đảng viên, mở tòa án xét xử, kết án đưa các đảng
viên đi đày. Phong trào tan rã. Đến tháng 6-1936 sau một thời gian bị phân tán, Hội nghị
thành lập Tỉnh ủy Phú Yên được tiến hành tại làng Phướ
c Hậu xã Bình Kiến. Hội nghị đã
bầu đồng chí Trần Hào làm Bí thư. Thời kỳ này, Tỉnh ủy chia làm 2 bộ phận để hoạt
động: Bộ phận bí mật và bộ phận công khai.
Giữa tháng 5-1945 trước tình hình Nhật đảo chính Pháp, Đảng ủy nhà lao Ban Mê
Thuột đã phân công một số đảng viên về Phú Yên để tăng cường sự lãnh đạo của Đảng
với 2 nhiệm vụ: Thành lập Tỉnh ủy và tri
ển khai công tác tổng khởi nghĩa. Giữa tháng 6-
1945 Tỉnh ủy lâm thời Phú Yên được thành lập do đồng chí Trương Kiểm làm bí thư. Đến
ngày 17-7-1945 Đại hội Mặt trận Việt Minh được tổ chức tại làng Phước Hậu, xã Bình
Kiến, Tuy Hòa. Sau đó trong những ngày cuối tháng tám nhiều cuộc biểu tình vũ trang thị
uy có hàng ngàn quần chúng tham gia đã được các tổ chức Đảng tổ chức công khai ở La

Hai, Sông Cầu, Tuy An, Tuy Hòa, Đồng Bò Tối ngày 23-8-1945, Tỉnh
ủy họp phiên bất
thường và quyết định: Tỉnh, Huyện, Phủ khởi nghĩa cùng thời điểm là nửa đêm ngày 24-
8-1945. Sáng ngày 25-8-1945, Ủy ban Khởi nghĩa tuyên bố xóa bỏ chính quyền thực dân-
phong kiến, thành lập chính quyền Cách mạng và kêu gọi nhân dân ủng hộ chính quyền
Cách mạng. Sáng 26-8-1945, Ủy ban Nhân dân Cách mạng lâm thời tỉnh Phú Yên chính
thức ra mắt quần chúng tại tỉnh lỵ Sông Cầu, do đồng chí Nguyễn Văn Nguyên làm Chủ
tị
ch, đồng chí Trương Kiểm làm Phó chủ tịch. Cuộc khởi nghĩa kết thúc thắng lợi.
Từ năm 1945 đến năm 1954, sau khi giành được chính quyền, Đảng ta chủ trương
vừa tập trung xây dựng và củng cố chính quyền, đồng thời vừa tiến hành cuộc kháng
chiến chống thực dân Pháp. Ngày 19-12-1946, cuộc kháng chiến chống Pháp bắt đầu
bùng nổ trên toàn quốc, thì ngày 13-01-1947 hai trung đoàn Pháp từ Khánh Hòa cùng một
lúc tấn công trận đị
a của Phú Yên tại đèo Cả và phía tây đèo Cả. Những ngày tiếp theo
chúng tập trung quân đánh ra Hòa Hiệp, Phú Lâm, Hòa Thành, Hòa Bình, Hòa Thịnh,
Hòa Mỹ Trước tình hình mới, tháng 6-1947, cơ quan Tỉnh đội Phú Yên được thành lập.
Lực lượng vũ trang của huyện, xã cũng được hình thành để làm nhiệm vụ chiến đấu.
Trước những thất bại to lớn trên khắp các chiến trường, tháng 3-1953 chính phủ
Pháp cử Đại tướng Navarre sang làm Tổng chỉ huy quân đội Pháp
ở Đông Dương. Sau
khi nghiên cứu tình hình trên các chiến trường, Navarre trình lên Hội đồng Quốc phòng
Pháp một kế hoạch quân sự lớn nhằm xoay chuyển tình thế và kết thúc chiến tranh trong
vòng 18 tháng. Chiến dịch Atlante là một bộ phận quan trọng của kế hoạch này. Chỉ trong
vòng 2 tháng, từ ngày 20-01-1954 khi địch bắt đầu mở chiến dịch cho đến cuối tháng 3-
1954 quân và dân Phú Yên đã ngoan cường chiến đấu, giải phóng một vùng lãnh thổ rộng
lớn phía tây huyệ
n Đồng Xuân, làm chủ đường số 7 ở Sơn Hòa, tập kích vào hàng loạt cứ
điểm quan trọng, tiêu diệt hàng trăm tên địch, phá hủy hàng chục xe máy, đánh bại chiến
dịch Atlante của địch, góp phần xứng đáng vào thắng lợi chung của cả nước.


Sau Hiệp định Giơnevơ, ngoài lực lượng quân đội, công an và cán bộ dân chính
đảng được đưa đi tập kết, tỉnh Phú Yên còn chủ động bố trí, t
ổ chức lực lượng cách mạng
ở lại bám trụ, kịp thời lãnh đạo nhân dân chống lại sự khủng bố và đàn áp của địch, mà

21
đẫm máu nhất là vụ tàn sát dã man đồng bào tại Ngân Sơn-Chí Thạnh. Sau khi quán triệt
Nghị quyết 15, phong trào cách mạng của tỉnh Phú Yên có nhiều chuyển biến tích cực. Ta
đã tổ chức được nhiều vụ diệt ác phá kềm, phát động quần chúng nhân dân nổi dậy giành
chính quyền.
Đêm ngày 22-12-1960, sau khi Nguyễn Chánh Thi làm đảo chính Ngô Đình Diệm,
Tỉnh ủy đã phát động quần chúng ở Hòa Thịnh nổi dậy đồng khởi, xóa bỏ chính quyền
địch, thành l
ập chính quyền cách mạng, mở đầu cho phong trào giải phóng các tỉnh đồng
bằng khu V.
Giữa năm 1960, thực hiện chỉ thị của Khu ủy khu V về việc giải thoát và đưa luật
sư Nguyễn Hữu Thọ ra vùng căn cứ, sau đợt tấn công vào quận lỵ Sơn Hòa để giải thoát
luật sư không thành, tối ngày 30-10-1961 Tỉnh ủy Phú Yên đã tổ chức chỉ đạo đưa luật sư
ra vùng gi
ải phóng theo hướng chân núi Chóp Chài thành công.
Từ khi Mặt trận dân tộc giải phóng Miền Nam Việt Nam ra đời 20-12-1960, bộ
máy cai trị và hệ thống kềm kẹp của chính quyền ngụy ngày càng lung lay. Mỹ-Ngụy phải
đưa ra chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” nhằm hà hơi tiếp sức cho chính quyền ngụy. Ở
Phú Yên, để mở đầu cho chiến lược này, địch đã mở chiến dịch Hải Yến, nhưng chỉ trong
năm 1964, quân và dân Phú Yên đã làm tan rã gần một chục tiểu đoàn, hàng chục đại đội,
tiêu diệt hơn 2 ngàn và làm bị thương 4 ngàn tên địch, thu hàng trăm súng các loại, phá
hàng chục ấp chiến lược, giải phóng 47/69 xã.
Bắt đầu từ giữa năm 1964, thực hiện ý kiến chỉ đạo của Trung ương, Tỉnh ủy Phú
Yên tổ chức xây dựng bàn đạp tại Vũng Rô để đón tàu chở vũ khí chi viện từ mi

ền Bắc
vào.
Bị thất bại trong “Chiến tranh đặc biệt”, Mỹ chuyển sang “Chiến tranh cục bộ”,
nhưng càng dấn sâu vào cuộc chiến tranh chúng lại càng sa lầy. Ở Phú Yên, các đơn vị vũ
trang đã tổ chức nhiều đợt tấn công vào các đơn vị của quân Mỹ và quân Nam Triều Tiên,
gây cho chúng nhiều tổn thất nặng nề, như trận tiêu diệt Lữ đoàn dù 173 của Mỹ ở Gò Thì
Thùng, các trậ
n đánh quân Nam Triều Tiên ở An Định và An Nghiệp. Trong cuộc Tổng
tiến công nổi dậy Mùa xuân 1968, cùng với các địa phương khác trong toàn miền Nam,
vào lúc 0 giờ ngày 30-01-1968 quân và dân Phú Yên đã nhất tề đồng loạt nổ súng tấn
công vào các cứ điểm quan trọng của địch trên địa bàn tỉnh. Đồng thời trong dịp này đã
đưa 500 thanh niên ra căn cứ tham gia lực lượng cách mạng.
Sau khi “Chiến tranh cục bộ” bị thất bại nặng nề, M
ỹ phải chấm dứt ném bom
miền Bắc và ngồi vào bàn đàm phán với ta tại Paris, nhưng chúng vẫn ngoan cố thay
chiến lược “chiến tranh cục bộ” bằng chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” với mục tiêu
là dùng người Việt đánh người Việt. Tháng 10-1969 sau khi tiếp thu Nghị quyết Khu ủy
Khu V về công tác giành dân, giữ dân, xây dựng lực lượng cách mạng, tỉnh đã mở các đợt
vận động, đưa hàng ngàn thanh niên tham gia vào các độ
i du kích và thoát ly lên vùng căn
cứ. Song song với việc củng cố, tổ chức các lực lượng vũ trang, Tỉnh ủy chủ trương đẩy
mạnh công tác dân vận nhằm cô lập, phân hóa nội bộ địch, đồng thời tranh thủ lực lượng
thứ ba với khẩu hiệu “Hòa hợp dân tộc” để đấu tranh chống Mỹ-Ngụy. Cùng với việc tổ
chức lực lượng chiến đấu chống càn, ta t
ổ chức lực lượng đặc công đánh sâu vào vùng
hậu cần của địch, mở rộng vùng giải phóng, phá các khu dồn dân, đưa dân về lại quê cũ.

22
Sau khi quân và dân miền Bắc đánh bại cuộc tập kích bằng không quân của Mỹ
nhằm hủy diệt thủ đô Hà Nội và Hải Phòng trong 12 ngày đêm tháng 12 năm 1972. Trước

những chiến thắng của ta trên mặt trận quân sự ở cả hai miền Nam-Bắc, ngày 27-01-1973
Mỹ buộc phải ký vào Hiệp định Paris. Mặc dù Hiệp định đã được ký kết nhưng Mỹ-Thiệu
vẫn ra sức phát triển quân đội, l
ấn chiếm vùng giải phóng. Ở Phú Yên, chúng đánh phá
các cửa khẩu, bao vây kinh tế các vùng giải phóng ở An Lĩnh-Tuy An, Xuân Lãnh-Đồng
Xuân, Gò Chợ-Tuy Hòa, đồng thời rải quân chiếm giữ Đường số 7, ra sức củng cố bộ
máy tề xã.
Từ giữa năm 1974 trên chiến trường miền Nam đã xuất hiện những nhân tố mới.
Nhiều thị trấn, quận lỵ đã được giải phóng. Ngày 18-12-1974, Bộ Chính trị họp, phân tích
thời cơ và hạ quyết tâm giải phóng hoàn toàn miền Nam. Quán triệt tư tưởng chỉ đạo của
Bộ Chính trị, ngày 25-02-1975, Ban Thường vụ Tỉnh ủy họp đề ra chủ trương “động viên
sự nỗ lực cao nhất của toàn Đảng bộ, khắc phục mọi khó khăn, giành thắng lợi lớn nhất
trong năm 1975, nhằm góp phần với toàn miền Nam hoàn thành cách mạng dân tộc dân
chủ nhân dân trong một thời gian ng
ắn”. Ngày 10-3-1975, quân chủ lực của ta mở cuộc
tấn công vào thị xã Buôn Mê Thuột, cũng vào thời điểm đó Phú Yên bắt đầu mở chiến
dịch tiến công vào các cứ điểm quan trọng của địch ở Đồng Xuân, Sông Cầu, Tuy An,
Tuy Hòa. Ngày 14-3-1975, sau nhiều lần tiến công phản kích nhằm chiếm lại Buôn Mê
Thuột không thành, quân địch quyết định bỏ Tây Nguyên xuống đồng bằng qua Đường số
5. Nắm được ý
đồ của địch, ngày 18-3-1975, Tỉnh uỷ Phú Yên họp quán triệt nhiệm vụ
làm tan rã và tiêu hao sinh lực địch trên đường rút chạy. Cho đến ngày 25-3-1975, chỉ từ
đoạn Mỹ Thạnh Trung đến Lương Phước trên đường số 5, quân và dân Phú Yên đã tiêu
diệt 400 tên địch, làm bị thương 200 tên và bắt sống 1.200 tên, đốt cháy và phá hủy hàng
trăm xe quân sự. Chiến thắng Đường 5 là một mốc son lịch sử, mở màn cho chiến dịch
giải phóng thị xã Tuy Hòa và các đị
a phương khác trong tỉnh, góp phần vào chiến thắng
chung giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước.

Sau ngày thống nhất đất nước, Phú Yên cũng như nhiều tỉnh khác của cả nước bắt

tay vào xây dựng cuộc sống mới. Sau 14 năm tỉnh Phú Yên sát nhập với tỉnh Khánh Hòa
thành tỉnh Phú Khánh, ngày 01-7-1989 tỉnh Phú Yên lại tách ra trở về với tên gọi cũ vốn
có. Bắt đầu từ đây, Phú Yên bước vào giai đoạ
n mới.

III -ĐẶC ĐIỂM VĂN HÓA VÙNG ĐẤT PHÚ YÊN

Là một vùng đất có 30 tộc người sinh sống nên đặc điểm văn hóa của Phú Yên
cũng khá phong phú và đa dạng. Tuy nhiên dân số ở Phú Yên phần lớn là người Việt
(Kinh) nên văn hóa của người Việt cũng in đậm trong đời sống văn hóa-xã hội của toàn
dân cả tỉnh.

III.1-Văn hóa ẩm thực

Cũng như mọi cộng đồng dân cư người Việt khác trên đất nước Việt Nam, l
ương
thực chính của người Việt ở Phú Yên là lúa gạo có kèm theo khoai, sắn vào những lúc

23
giáp hạt. Thức ăn chủ yếu được chế biến từ các loại rau, củ và thịt, cá. Do đặc điểm là một
tỉnh duyên hải nên trong thực đơn hàng ngày cá biển chiếm vị trí tương đối quan trọng.
Ngoài ra, cũng nhờ nguồn lợi từ biển mà người dân Phú Yên còn có nghề truyền thống
chế biến nước mắm và các loại mắm khác từ cá biển. Nước mắm Gành Đỏ, nước mắ
m
Yến là những thương hiệu nổi tiếng không chỉ trong tỉnh. Ngoài bữa ăn hàng ngày, thì
vào dịp Tết, hoặc trong cúng giỗ, đám tiệc, thực đơn phong phú hơn vì có thêm các loại
bánh, các loại gỏi và nhiều món đặc sản khác như: sò huyết, tôm, cua, ghẹ, cá ngừ đại
dương…Trong các loại bánh thì bánh tráng Phú Yên khá nổi tiếng với các thương hiệu
bánh tráng Hòa Đa, bánh tráng Phường Lụa (Tuy An) và bánh tráng Đông Bình (Phú
Hòa).

Đối với các dân tộc thiểu số khác sinh sống trên
đất Phú Yên như Êđê, Bana,
Chăm lương thực chính cũng là gạo và bắp, những khi thiếu ăn họ vào rừng đào hái củ
rừng, rau rừng. Thực phẩm chính là cá và thú rừng, rau rừng, được chế biến đơn giản. Gia
súc gia cầm chăn nuôi không nhiều. Món đồ uống không thể thiếu trong các dịp lễ hội là
rượu cần. Rượu cần được làm bằng gạo, bắp, sắn, ủ trong ché, khi uống thì hút bằ
ng cần,
hút đến đâu đổ thêm nước đến đấy cho đến khi rượu lạt thì thôi.

III.2-Trang phục

Trang phục của người Việt ở Phú Yên từ thời xa xưa nằm trong khuôn phép quy
định của triều đình cũng như trào lưu ăn mặc của người Việt ở miền Trung nói chung. Ở
Đàng Trong, từ cuối thế kỷ XVII đầu thế kỷ XVIII, nhà Nguyễn khuyến khích phụ nữ

mặc quần. Nhất là từ khi vua Minh Mạng ra chiếu cấm phụ nữ mặc váy vào năm 1828 thì
cả đàn ông và đàn bà ở Phú Yên đều mặc quần. Áo của phụ nữ gọi là áo bà ba, vào dịp lễ
hội thì có thêm chiếc áo dài 5 thân. Sang đầu thế kỷ 20 trang phục của người Việt bị ảnh
hưởng của trang phục châu Âu, nam mặc quần âu, áo sơ mi. Phụ nữ mặc đồ bộ với đủ
màu sắc, hoa văn. Có thể nói, đồ bộ là một sáng tạo của phụ nữ Nam Trung bộ và Nam
bộ, rất thuận lợi trong sinh hoạt và phù hợp với thời tiết nóng bức.
Trang phục của đồng bào các dân tộc thiểu số ở Phú Yên, nam đóng khố, cởi trần
hoặc áo khoác, nữ mặc váy, áo. Điều đặc biệt dễ nhận thấy là trên trang phục của đồng
bào dân tộc ít người ở mi
ền núi bao giờ cũng có các họa tiết hoa văn truyền thống với
màu sắc khá sặc sỡ.
Để đáp ứng cho nhu cầu mặc, từ xa xưa người Phú Yên đã biết tự trồng bông, hoặc
trồng dâu nuôi tằm, kéo sợi, dệt vải. Hai làng dệt vải nổi tiếng nhất của người Việt ở Phú
Yên là Ngân Sơn ở hạ lưu sông Kỳ Lộ và Đông Bình ở hạ lưu sông
Đà Rằng. Trong chín

năm kháng chiến chống Pháp, người dân Phú Yên đã dệt được vải xi-ta vừa bền vừa đẹp.

III.3-Nhà ở

Trong buổi đầu khai thiên lập địa, người Việt ở Phú Yên xây nhà của mình theo
từng làng để dễ bề tương thân tương ái, tối lửa tắt đèn có nhau. Tùy hoàn cảnh kinh tế của
từng gia đình mà các loại nhà của người Việt được phân loại và đặt tên theo vật liệ
u lợp
trên mái, như: Nhà lá (lợp bằng các loại lá, chủ yếu là lá dừa), nhà tranh (lợp bằng tranh),

24
nhà ngói (lợp bằng ngói), nhà tôn (lợp bằng tole), nhà lầu (nhà có nhiều tầng, mái đúc
bằng xi măng cốt thép hoặc lợp ngói). Khi làm nhà, người Việt thường nhờ thầy địa lý
chọn hướng nhà, hướng bếp, chọn tuổi cất nhà, chọn ngày giờ mở móng, xem ngày về nhà
mới.
Nhà của các dân tộc thiểu số thường làm bằng gỗ, lợp tranh theo kiểu nhà sàn để
đề phòng thú dữ. Phía dưới sàn thường dùng để chứa củi, nh
ốt gia súc gia cầm. Ngoài nhà
ở, người dân tộc còn làm nhà chứa thóc (kho thóc) bên cạnh nhà ở hoặc ngoài rẫy. Người
Bana còn có nhà rông, là ngôi nhà công cộng, trung tâm sinh hoạt văn hóa, xã hội, tín
ngưỡng của cộng đồng, dùng để hội họp, xét xử, tổ chức các cuộc vui chơi, lễ hội, như
một bảo tàng giữ gìn những kỷ vật, hiện vật quan trọng của làng, có chức năng giáo dục
thế hệ trẻ

III.4-Phong tục tậ
p quán

Các tộc người Việt, Êđê, Bana, Chăm, Hoa sống trên vùng đất Phú Yên, mỗi dân
tộc đều có phong tục tập quán riêng tồn tại từ bao đời nay. Tuy nhiên nếu so sánh phong
tục tập quán của họ với phong tục tập quán của những tộc người tương tự sinh sống ở các

vùng đất khác trên lãnh thổ Việt Nam thì không có sự khác biệt gì nhiều. Người Việt ở
Phú Yên cũng tổ chức đón Tết Nguyên đán b
ằng cách dựng cây nêu, cúng giỗ ông bà tổ
tiên, thanh toán nợ nần, làm bánh mứt, mừng tuổi con cháu, thăm hỏi chúc tết lẫn
nhau Ngoài Tết Nguyên đán còn có Tết Thượng nguyên, còn gọi là Tết Nguyên tiêu (tổ
chức vào rằm tháng giêng âm lịch), Tết Đoan ngọ (tổ chức vào ngày 5 tháng 5 âm lịch),
Tết Trung nguyên (còn gọi là lễ Xá tội vong nhân), lễ Vu lan (tổ chức vào rằm tháng 7),
Tết Trung thu (tổ chức vào rằm tháng 8).
Người Việt ở Phú Yên tổ chức các ngày Tết nói trên cũ
ng không có gì đặc biệt so
với nơi khác, duy chỉ Tết Đoan ngọ là tổ chức rất chu đáo. Vào ngày này, người ta thường
cùng gia đình, bạn bè đi chơi, chủ yếu là đến các bãi biển, tổ chức vui chơi, ăn uống khá
thịnh soạn. Có những năm bãi biển thành phố Tuy Hòa, Mỹ Á, Đại Lãnh đông nghẹt
người, không có chỗ len chân. Các lễ thức khác của đời người, như sinh đẻ, cưới hỏi, tang
ma, cúng giỗ cũng không có gì khác biệt so với địa phương khác. Phong tục tập quán
của các dân tộc ít người ở Phú Yên giống như ở những vùng khác, thường chặt chẽ và
phức tạp hơn so với người Việt và được mọi người thực hiện rất nghiêm túc.

III.5-Tín ngưỡng

Tín ngưỡng của người Việt ở Phú Yên cũng giống ở nơi khác là tín ngưỡng thờ
cúng tổ tiên, tín ngưỡng thờ th
ần bản gia và tín ngưỡng cộng đồng. Việc thờ cúng tổ tiên
thường tổ chức vào ngày húy kỵ của vị thủy tổ hoặc dịp Tết Nguyên đán tại nhà thờ họ.
Tín ngưỡng thờ thần bản gia là thờ ông Táo, ông Địa và Thần tài, nhằm giúp cho gia đình
sống lâu khoẻ mạnh, ăn nên làm ra. Tín ngưỡng cộng đồng ở Phú Yên gồm có tục cúng
đất (tá thổ), thờ cúng Thành hoàng và thờ cúng cá Ông (cá Voi).
Ở Phú Yên các vị thành hoàng được th
ờ cúng gồm có các ông Lương Văn Chánh,
Cao Các, thần thổ địa Hậu tế, thần Bạch Mã, Bổn cảnh thành hoàng, thần Nam Hải, Thủy

×