Tải bản đầy đủ (.docx) (7 trang)

Đề tài Phân tích tư tưởng HỒ CHÍ MINH trong triết học MÁC – LÊ LIN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (95.01 KB, 7 trang )

Ti: Phõn tớch t tng H CH MINH trong trit hc MC Lấ LIN
A/ PHN M U
Ch tch H Chớ Minh, lónh t v i ca ng Cng sn Vit Nam, Anh hựng gii phúng dõn tc,
Danh nhõn vn húa th gii ó v vi cừi vnh hng c gn 40 nm. Ngi ra i, nhng ó li cho
ton ng, ton dõn ta mt di sn vụ cựng to ln - ú l t tng v o c cỏch mng.
Cú th núi rng, t tng H Chớ Minh v o c cỏch mng c bt ngun t truyn thng o c
ca dõn tc Vit Nam, nn o c ó c hỡnh thnh hng ngn nm sut chiu di lch s dõn tc v
k tha t tng o c phng ụng cng nh tinh hoa o c ca nhõn loi v da trờn nn tng t
tng o c cỏch mng ca ch ngha Mỏc - Lờnin. Song, vi t duy c lp v sỏng to, xut phỏt t
thc tin cỏch mng Vit Nam, Ch tch H Chớ Minh ó k tha cú chn lc nhng giỏ tr o c ca
quỏ kh, xut nhng t tng o c mi, phự hp vi yờu cu ca cỏch mng Vit Nam trong thi
i mi. Thụng qua cỏc tỏc phm, cỏc bỳt tớch gc ca Ch tch H Chớ Minh ang c lu gi ti Bo
tng Cỏch mng Vit Nam, chỳng ta cú th nhn thy trong lnh vc o c cỏch mng, Ngi thng
s dng nhiu khỏi nim, phm trự ca cỏc t tng o c ó cú t trc nh: trung, hiu, nhõn, ngha,
cn, kim, liờm, chớnh, chớ cụng, vụ t ó cú trong Nho giỏo t my trm nm trc Cụng nguyờn; hoc
cỏc khỏi nim t do, dõn ch, bỡnh ng, bỏc ỏi xut hin ti Tõy u t thi Hy-Lap c i. Song Ch
tch H Chớ Minh ó "Vit Nam húa" thnh cỏc khỏi nim n gin d hiu, d thc hin v gn gi hn
vi cỏn b v nhõn dõn lao ng. Bài tiểu luận của tôi trên phơng diện triết học với mong muốn đem
một phần hiểu biết của mình cho các bạn thấy đợc t tởng của Hồ Chí Minh.
B/PHN NI DUNG
I, Phng phỏp bin chng H Chớ Minh l s vn dng thun thc phng phỏp bin chng duy
vt macxớt:
1- V trớ ca t tng o c H Chớ Minh trong t tng vn húa H Chớ Minh :
i hi IX ca ng ta ó a ra mt mnh cu thnh nh ngha rt chun xỏc v t tng H
Chớ Minh, rng "T tng H Chớ Minh l mt h thng quan im ton din v sõu sc v nhng vn
c bn ca cỏch mng Vit Nam". Nh vy, t tng H Chớ Minh cn c nghiờn cu khụng phi di
gúc nhng ý kin, nhng suy ngh riờng l, c th, m trong s tng hp cú tớnh h thng, tc l
nghiờn cu di gúc mt hc thuyt chớnh tr - cỏch mng. T tng o c H Chớ Minh l mt b
phn ca t tng vn húa H Chớ Minh v t tng H Chớ Minh v vn húa li l mt b phn ca t
tng H Chớ Minh núi chung. Ch tch H Chớ Minh l mt tm gng tiờu biu, mt mu mc tuyt
vi v o c, khụng ch o c ca con ngi xó hi m cũn l o c ca mt lónh t cỏch mng,


sut i hy sinh, phn u cho s nghip gii phúng dõn tc, gii phúng giai cp v xó hi, vỡ hnh phỳc
của nhân dân. Tuy nhiên, nghiên cứu tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh không chỉ là nghiên cứu những
phẩm chất cao quý thể hiện trong cuộc sống của Người, mà còn là nghiên cứu những quan điểm của
Người về đạo đức, những quan điểm đó đã, đang và sẽ còn chỉ đạo dài lâu cho sự nghiệp của Đảng ta xây
dựng văn hóa dân tộc nói chung và xây dựng văn hóa trong Đảng nói riêng.
2, phương pháp tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh Trong thơi đại mới :
Hồ Chí Minh không có tác phẩm riêng bàn về phương pháp. Nhưng trong thực tế lãnh đạo cách
mạng Việt Nam, Người đã vận dụng sáng tạo nhuần nhuyễn các nguyên lý của phép biện chứng duy vật
macxít kết hợp với các yếu tố biện chứng của triết học phương Đông ,qua đó tạo nên một hệ thống
phương pháp riêng của mình, rất macxít mà cũng rất Hồ Chí Minh, không thể trộn lẫn được. Vì vậy, có
thể nói, phương pháp biện chứng của Hồ Chí Minh vẫn là phương pháp biện chứng của chủ nghĩa Mác –
Lênin, nhưng đã được vận dụng và chuyển hoá vào thực tiễn cách mạng Việt Nam để xử lý thành công
những vấn đề do thực tiễn cách mạng Việt Nam tạo ra, nó in đậm màu sắc Việt Nam - Hồ Chí Minh và
bằng cái riêng đã làm phong phú thêm cái chung. Vậy nội dung và đặc điểm của phương pháp biện chứng
Hồ Chí Minh là gì? Biện chứng trong xử lý mối quan hệ giữa thực tiễn và lý luận, giữa cái riêng và cái
chung. Thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lý, đó là quan điểm cốt lõi nhất của nhận thức luận macxít và
cũng là nguyên lý cơ bản của phép biện chứng duy vật. Theo quan điểm của C.Mác: "ở mỗi dân tộc, lý
luận bao giờ cũng chỉ được thực hiện theo mức độ mà nó là sự thực hiện những nhu cầu của dân tộc ấy".
Nói cách khác, lý luận chỉ được coi là đúng đắn khi nó đáp ứng được nhu cầu thực tiễn của mỗi dân tộc ”.
Hồ Chí Minh cũng quan niệm: "Lý luận là đem thực tế trong lịch sử, trong kinh nghiệm, trong
các cuộc tranh đấu, xem xét so sánh thật kỹ lượng, rõ ràng, làm thành kết luận. Rồi lại đem nó chứng
minh với thực tế, đó là lý luận chân chính".Theo quan niệm đó, Hồ Chí Minh luôn luôn lấy thực tiễn, lấy
sự kiện của đời sống dân tộc và thời đại làm định hướng cho tư duy và hành động, lấy mục tiêu độc lập và
phát triển của dân tộc làm căn cứ để xem xét lý luận, để lựa chọn con đường và bước đi cho cách mạng
Việt Nam, nhờ đó mà tránh được giáo điều, rập khuôn.
Tiếp theo, trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, nhờ đứng vững trên quan điểm
thực tiễn và đường lối độc lập tự chủ, một mặt, chúng ta vẫn tranh thủ viện trợ kinh tế và quân sự của các
nước XHCN anh em, mặt khác, chúng ta lại đánh theo đường lối và cách đánh Việt Nam, phù hợp với
chiến trường Việt Nam, vì vậy ta đã giành được thắng lợi vẻ vang: giải phóng miền Nam, thống nhất đất
nước, đưa cả nước đi lên CHXH.

Khi miền Bắc từ một nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu, tiền tư bản bước vào thời kỳ quá độ lên
CHXH, Hồ Chí Minh đặt vấn đề: "Chúng ta phải đùng những phương pháp gì, hình thức gì, đi theo tốc độ
nào để tiến lên CHXH" và Người nhắc nhở: "Tuy chúng ta đã có những kinh nghiệm dồi đào của các
nước anh em, nhưng chúng ta cũng không thể áp dụng những kinh nghiệm ấy một cách máy móc, bởi vì
nước ta có những đặc điểm riêng của ta".
Theo quan điểm macxít, quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập là quy luật cơ bản
nhất của phép biện chứng duy vật, bởi mâu thuẫn là hiện tượng phổ biến của mọi sự vật, hiện tượng và
đấu tranh để đi tới chuyển hoá giữa các mặt đối lập của mâu thuẫn là nguồn gốc của vận động và phát
triển. Hồ Chí Minh cũng thừa nhận tính phổ biến của mâu thuẫn. Người viết: "Cái gì cũng có mâu thuẫn,
vì cái gì cũng có biến âm, dương, có sinh có tử, có quá khứ, có tương lai, có cũ, có mới. Đó là những mâu
thuẫn sẵn có trong mọi sự vật".
Vận dụng phép biện chứng duy vật vào phân tích xã hội thuộc địa, nửa phong kiến Việt Nam đầu
thế kỷ XX, Hồ Chí Minh đã phát hiện ra hai mâu thuẫn cơ bản: một là, mâu thuẫn vốn có của xã hội
phong kiến là mâu thuẫn giữa nông dân và địa chủ phong kiến và hai là, mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc
Việt Nam với bọn thực dân xâm lược Pháp, từ đó Hồ Chí Minh xác định nhân dân Việt Nam có hai kẻ thù
chính là đế quốc và phong kiên tay sai, cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở Việt Nam có hai nhiệm vụ
cơ bản là chống đế quốc giành lại độc lập cho dân tộc và chống phong kiên đem lại ruộng đất cho dân
cày.
Làm như vậy, theo Hội nghị phân tích, nếu không đánh đuổi được Pháp - Nhật, nếu dân tộc còn
phải chịu mãi kiếp ngựa trâu thì vấn đề ruộng đất cũng không sao giải quyết được. Cuộc Cách mạng
tháng 8/1945 đã lôi cuốn hàng chục triệu nông dân, dù chưa được chia lại ruộng đất của địa chủ vẫn hăng
hái tiến bước cùng giai cấp công nhân làm nên cuộc cách mạng long trời lở đất, giành lại nền độc lập cho
dân tộc. Thắng lợi đó là sự thể hiện phép biện chứng của Hồ Chí Minh trong xử lý mối quan hệ giữa mâu
thuẫn cơ bản và mâu thuẫn chủ yếu trong cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở Việt Nam.
Hồ Chí Minh cũng là bậc thầy về xử lý mâu thuẫn địch - ta, nêu tấm gương về nghệ thuật vận
dụng mâu thuẫn, khai thác mâu thuẫn trong hàng ngũ kẻ thù. Theo quyết định của Đồng minh tại Hội nghị
Pốtxđam (tháng 7/1945), gần 20 vạn quân Tưởng đổ vào Bắc Đông Dương (từ vĩ tuyến 16 trở ra) và hàng
vạn quân Anh - Ấn Độ đổ vào Nam Đông Dương với danh nghĩa giải giáp quân đội Nhật. Núp dưới bóng
quân đội Anh, thực dân Pháp cũng đem quân trở lại nước ta. Nếu kể cả quân đội Nhật tuy đã đầu hàng
nhưng chưa bị tước vũ khí, thì vào lúc đó, có gần nửa triệu quân nước ngoài đóng trên đất nước ta. Cùng

một lúc phải đối phó với nhiều kẻ thù, tình thế cách mạng Việt Nam như đang "nghìn cân treo sợi tóc".
Để bảo vệ thành quả cách mạng, Hồ Chí Minh chủ trương phải phân hoá kẻ thù, bằng cách khai thác mâu
thuẫn trong hàng ngũ của chúng.
Quân đội Tưởng vào miền Bắc có ba thế lực: cánh Lư Hán thuộc Đệ nhất chiến khu Vân Nam,
cánh Tiêu Văn thuộc Đệ tứ chiến khu Quảng Tây, cánh Chu Phúc Thành thuộc quân khu Trung ương
Trùng Khánh. Chúng giống nhau về mục tiêu "diệt cộng, cầm Hồ" để dựng lên chính phủ tay sai, phục vụ
cho mưu đồ lâu dài của chúng, nhưng mâu thuẫn với nhau về lợi ích cá nhân. Biết Lư Hán vốn có tư thù
sâu sắc với Tưởng Giới Thạch và cả với Pháp (vì đã bị Pháp tịch thu mấy chuyến hàng lớn trên tuyến
đường sắt Hải Phòng Côn Minh), Hồ Chí Minh đã chủ động tới thăm chúng nhằm tranh thủ Lư Hán, đồng
thời, nhượng bộ cho vợ chồng Tiêu Văn một số đặc quyền kinh tế để cô lập cánh Chu Phúc Thành Nhờ
đó, chúng ta buộc họ phải thay đổi thái độ đối với Chính phủ Hồ Chí Minh, đã sử dụng được lực lượng
quân đội Tưởng làm bình phong, ngăn chặn quân đội Pháp đang lăm le ra miền Bắc.
II/ Đánh giá sách lược của Hồ Chí Minh :
Trong giai đoạn này, đồng chí Lê Duẩn đã viết: "Những biện pháp cực kỳ sáng suốt đã ghi vào
lịch sử cách mạng nước ta như một mẫu mực tuyệt vời của sách lược Lênin về lợi dụng mâu thuẫn trong
hàng ngũ kẻ địch và về sự nhân nhượng có nguyên tắc".
Đối với mâu thuẫn địch - ta, chỉ có một cách xử lý duy nhất là "Hễ còn một tên xâm lược trên đất
nước ta, thì ta phải kiên quyết đánh đuổi nó đi". Còn với mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân, xuất phát từ
quan điểm "Hễ là người Việt Nam thì ai cũng có lòng yêu nước, căm thù giặc", Hồ Chí Minh chủ trương
đoàn kết mọi lực lượng "miễn là không phản lại quyền lợi dân chúng, không là Việt gian, thân Pháp, thân
Nhật, có lòng trung thành với Tổ quốc”, "Không được phép bỏ bất kì một lực lượng nào sẵn sàng phục vụ
quốc gia".
Phương pháp đại đoàn kết Hồ Chí Minh là lấy cái chung, cái tương đồng để khắc phục cái riêng.
Lấy nhân ái, khoan đung để cảm hoá. Lấy nhân nhượng, thoả hiệp lẫn nhau để giải quyết bất đồng, "biến
đại sự thành tiểu sự, biến tiểu sự thành vô sự". Người phê phán một số cán bộ chỉ biết "chia rẽ, bênh vực
lớp này chống lại lớp khác, không biết làm cho các tầng lớp nhân nhượng bộ lẫn nhau, hoà thuận với
nhau quên rằng lúc này ta phải toàn dân đoàn kết, không chia già trẻ, giàu nghèo để giữ nền độc lập,
chống kẻ thù chung".
Như vậy, trong mâu thuẫn nội bộ nhân dân, có mặt thuận và mặt nghịch, bên cạnh mặt mâu thuẫn
còn có mặt thông nhất, để tồn tại trong sự thống nhất, phải biết lấy thuận chế nghịch, lấy cái chung, cái

đồng thuận để khắc phục cái riêng, cái dị biệt. Đó là biện chứng trong cách xử lý của Hồ Chí Minh về mối
quan hệ giũa mâu thuẫn và thống nhất các mặt đôi lập.
Biện chứng giữa cái "bất biến" và cái “vạn biến".
Đây là một tư tưởng biện chứng hết sức sâu sắc của triết học phương Đông, xuất phát từ quan
niệm vạn vật sinh hoá đều do điều lý (quy luật) chi phối, nếu nắm được điều lý của vũ trụ thì có thể điều
khiển được mọi biến hoá của trời đất (hiện tượng), nghĩa là có thể lấy cái bất biến chế ngự được cái vạn
biến, lấy tĩnh chế động, lấy nhu thắng cương
Phép biện chứng duy vật macxít cũng đã đề cập đến các cặp mâu thuẫn và thống nhất, vận động
và đứng im, nhưng mối quan hệ giữa bất biên và vạn biên trong phép biện chứng của Hồ Chí Minh có
nguồn gốc chủ yếu từ trong triết học phương Đông và Việt Nam.
Vậy ta hiểu "dĩ bất biến ứng vạn biến" mà Hồ Chí Minh nói đến là gì? Theo cách nói của triết
học, có thể hiểu "bất biên" là quy luật, vì chỉ có quy luật (tự nhiên, xã hội, tư duy) là tồn tại lâu đài, là hầu
như bất biến, còn "vạn biến" là hiện tượng, là sự biểu hiện đa dạng của quy luật, cho nên có thể đưa vào
quy luật mà lý giải hiện tượng hay ngược lại, từ phân tích vô vàn hiện tượng có thể tìm ra quy luật tương
ứng.
Phép biện chứng duy vật thường chú trọng nhiều hơn về trình bày sự phát triển biện chứng của sự
vật, coi mâu thuẫn, vận động là tuyệt đối, thông nhất, đứng im là tương đối. Trong thực tế vận dụng, đôi
khi chúng ta lại có phần coi nhẹ, thậm chí bỏ qua cái "bất biến" (tức là cái thống nhất, đứng im vốn là
điều kiện tồn tại của sự vật).
Trong vũ trụ và trong cuộc sống xã hội vốn tồn tại phạm trù "bất biến". Hoá học được xây đựng
trên cơ sở định luật bảo toàn trọng lượng. Công thức có thể biến hoá, nhưng trị số thì không đổi. Năng
lượng học dựa trên định luật bảo toàn năng lượng. Toán học có những hằng số, hằng đẳng thức không đổi.
Về mặt xã hội, các chế độ xã hội đều có nhiều thay đổi, nhưng trong xã hội nào người ta cũng vẫn cần đến
ăn, mặc, ở tức là vẫn phải có sản xuất và phân phối, nghĩa là sự khác nhau, như C.Mác nói, chỉ là về
cách thức sản xuất và cách thức phân phối, còn bản thân sản xuất và phân phối thì xã hội nào cũng vẫn
phải có. Cũng có thể gọi đó là các hằng số xã hội. Hồ Chí Minh tiếp thu phép biện chứng macxít, đồng
thời cũng chịu ảnh hưởng của tư duy biện chứng phương Đông. Người thường bắt đầu từ cái bất biến để
đi tới cái khả biến của xã hội và con người. Thí dụ, Người nói: "Tuy phong tục mỗi dân mỗi khác, nhưng
có một điều thì dân nào cũng giống nhau ấy là dân nào cũng ưa sự lành, ghét sự dữ”. Khi nghe một vị ủy
viên Ban vận động đời sống mới nói cần định ra một cái hướng mới cho cuộc vận động, vì khẩu hiệu

"cần, kiệm, liêm, chính" xem ra vừa không đủ, vừa cổ thì Hồ Chí Minh ngắt lời: "Cổ, lạ quá, thế cơm
các cụ ăn ngày xưa, bây giờ mình ăn cũng cổ à?". Theo Người, ăn cơm, uống nước, hít thở khí trời
không bao giờ cũ, xưa nay và sau này đều phải làm. Cần, kiệm, liêm, chính cũng vậy.
Trước khi sang Pháp đàm phán, Người chỉ dặn lại cụ Huỳnh có một câu: "Mong cụ ở nhà: dĩ bất
biến, ứng vạn biến". Ta hiểu đó là Người nói đến mối quan hệ giữa mục tiêu và phương pháp, nguyên tắc
và sách lược. Mục tiêu của chúng ta là độc lập, thống nhất của Tổ quốc, tự do hạnh phúc của nhân dân, đó
là điều bất biến còn phương pháp - sách lược có thể tuỳ tình hình mà biến hoá đa dạng, thay đổi linh hoạt,
nhưng không được xa rời cái bất biến. Người nói: "Mục đích bất di bất dịch của ta vẫn là hoà bình, thống
nhất, độc lập, dân chủ. Nguyên tắc của ta thì phải vững chắc, nhưng sách lược của ta thì linh hoạt".
Hồ Chí Minh đã vận dụng phương pháp biện chứng này một cách rất hiệu quả trong chỉ đạo cách
mạng, đưa tới những thắng lợi to lớn chưa từng có trong lịch sử dân tộc. Đúng như một nhà báo Pháp đã
nhận xét: "Chính sự kết hợp mà không ai bắt chước nổi giữa tính mềm dẻo với tính cương nghị, giữa tính
linh hoạt về chính trị với tính cứng rắn về nguyên tắc, giữa việc vận dụng truyền thông yêu nước với sự
phân tích macxít đã tạo nên tính chất độc đáo của ông Hồ Chí Minh".
Cũng xuất phát từ phép biện chứng Đông - Tây kết hợp này, chúng ta thấy Hồ Chí Minh đã giải
quyết rất thành công, vừa khoa học, vừa nhuần nhị các mối quan hệ biện chứng giữa truyền thông và hiện
đại, kế thừa và đổi mới, dân tộc và giai cấp, nội lực và ngoại lực, lực - thế, thời… mà do phạm vi của bài
viết, chúng tôi không có điều kiện bàn hết ở đây.
Tóm lại, tư tưởng triết học Hồ Chí Minh được thể hiện một phần quan trọng trong phương pháp
biện chứng Hồ Chí Minh. Về bản chất, đó là phương pháp biện chứng duy vật macxít được vận dụng vào
hoàn cảnh Việt Nam, có sự kết hợp với tư duy biện chứng phương Đông, in đậm dấu ấn phương Đông và
Việt Nam, nổi bật lên trong đó là sự kết hợp tính cương nghị về nguyên tắc với tính mềm dẻo, linh hoạt về
sách lược, lấy cái đại đồng để khắc phục cái tiểu dị, đi từ dân tộc đến giai cấp, nhằm mục tiêu đại đoàn
kết dân tộc, phân hoá và cô lập kẻ thù chính, giành thắng lợi cho độc lập dân tộc để từng bước đi lên
CHXH. Phương pháp biện chứng Hồ Chí Minh cũng do đó mà có vai trò rất to lớn đối với công cuộc đổi
mới của chúng ta, đặc biệt trong bối cảnh quốc tế đang chuyển biến nhanh chóng và phức tạp hiện nay.
III/ Tư tưởng về con người, bộ phận cơ bản của tư tưởng triết học Hồ Chí Minh ;
Thấm nhuần quan điểm cải tạo thế giới của triết học Mác, vấn đề được Hồ Chí Minh đặc biệt
quan tâm là vấn đề con người và sự nghiệp giải phóng con người. Con người trong tư tưởng Hồ Chí Minh
không phải là con người chung chung, trừu tượng, phi lịch sử, mà là con người hiện thực, cụ thể, sinh

động, trước hết là nhân dân lao động và quần chúng bị áp bức ở khắp mọi nơi, không phân biệt dân tộc và
màu da.
Tư tưởng Hồ Chí Minh về con người có thể tóm tắt lại trong ba nội dung cơ bản:” Con người là
vôn quý nhất, là nhân tố quyết định thắng lợi của cách mạng” Theo Hồ Chí Minh, lịch sử là do quần
chúng nhân dân sáng tạo ra, chứ không phải do vài ba cá nhân anh hùng nào, vì vậy chúng ta phải yêu
dân, quý dân, trọng dân, vì "có dân là có tất cả". Người nói: "Trong bầu trời không gì quý bằng nhân dân.
Trong thế giới, không gì mạnh bằng lực lượng đoàn kết của nhân dân". Do đó, "trong xã hội
không có gì tất đẹp, vẻ vang bằng phục vụ cho lợi ích của nhân dân".
Từ đó, ta thấy nổi lên ở Hồ Chí Minh một tấm lòng yêu thương vô hạn đối với con người, một
niềm tin mãnh liệt vào sức mạnh và phẩm giá con người, một ý chí kiên quyết đấu tranh để giải phóng
con người khỏi áp bức, bất công, đói nghèo, lạc hậu. Cũng có thể coi đó là những nội dung cơ bản của
chủ nghĩa nhân văn Hồ Chí Minh “ Con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của cách mạng ” Tư
tưởng Hồ Chí Minh về con người hoàn toàn xa lạ với các quan điểm xem con người như là công cụ, như
là phương tiện. Mọi chính sách tăng trưởng kinh tế, phát triển văn hoá của Hồ Chí Minh đều hướng tới
con người. Người nói: "Phải đem hết sức dân, tài dân, của dân để làm lợi cho dân", "dựa vào lực lượng
của dân, tinh thần của dân để gây hạnh phúc cho dân", "chủ nghĩa xã hội là nhằm nâng cao đời sống vật
chất và văn hoá của nhân dân và do nhân dân tự xây đựng lấy".
Qua đó, có thể thấy, trong tư tưởng Hồ Chí Minh, con người - mục tiêu và con người - động lực là
thống nhất, vì dân và do dân là thống nhất.
Trong hệ thống các động lực chính trị - tinh thần, Hồ Chí Minh chú trọng trước hết đến giáo dục
chủ nghĩa yêu nước, lý tưởng xã hội chủ nghĩa, đạo đức cách mạng đồng thời không coi nhẹ vai trò tác
động của các nhân tố tinh thần khác,như : văn hoá, khoa học, pháp luật đặc biệt, Người chú trọng phát
huy quyền làm chủ của nhân dân, coi "thực hành dân chủ là cái chìa khoá vạn năng có thể giải quyết mọi
khó khăn".
Là nhà duy vật macxít, Hồ Chí Minh hiểu hành động của con người luôn gắn liền với nhu cầu và
lợi ích của họ, vì vậy, đi đôi với các biện pháp chính trị - tinh thần, Hồ Chí Minh không coi nhẹ hay bỏ
qua các động lực vật chất, khéo léo kết hợp các loại động lực với nhau, tạo sức mạnh tổng hợp, thúc đẩy
tính năng động cách mạng của con người. Người tôn trọng và khuyến khích lợi ích cá nhân chính đáng
của người lao động, chủ trương kết hợp hài hoà ba lợi ích, sao cho "Nhà nước, hợp tác xã và xã viên cùng
có lợi".

Nhưng muốn khai thông động lực thì phải khắc phục trở lực kìm hãm sự phát triển của con người,
trong đó "căn bệnh mẹ" cực kỳ nguy hiểm là chủ nghĩa cá nhân phải được phê phán mạnh mẽ, kiên quyết
tẩy trừ.
Tư tưởng về chiến lược "trăm năm trồng người".Từ quan điểm về con người đến quan điểm về
chiến lược "trồng người" là một bước phát triển hợp logic của tư tưởng triết học Hồ Chí Minh. Để thực
hiện chiến lược kinh tế - xã hội thì chiến lược con người phải đi trước một bước. Từ rất sớm, Người đã
nêu ra một luận điểm nổi tiếng: "Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội thì trước hết cần có những con người
XHCN". Do đó, "vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người". "Bồi
dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc rất quan trọng và rất cần thiết" (Di chúc).
Quan điểm "trồng người" của Hồ Chí Minh rất toàn diện và phong phú, ở mỗi thời kỳ cách mạng,
Người nêu ra những yêu cầu khác nhau. Bước vào thời kỳ xây dựng chủ nghĩa xã hội, Người nhấn mạnh
đến các yêu cầu sau đây: Có đạo đức cách mạng cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, không tham ô,
lãng phí, quan liêu, có ý thức làm chủ và tinh thần tập thể. Có ý chí học hỏi, không ngừng vươn lên làm
chủ những thành tựu văn hoá, khoa học - kỹ thuật, những hiểu biết mới của thời đại, con người của chủ
nghĩa Mác – Lênin.
Từ thực tiễn đấu tranh cách mạng cứu dân, cứu nước, tìm một con đường phát triển mới để canh
tân đất nước, Hồ Chí Minh đã tìm đến nhiều học thuyết Đông - Tây, trên hết là chủ nghĩa Mác - Lênin, đã
học hỏi, tiếp thu, dung hợp, tích hợp, hình thành cho mình một thế giới quan duy vật và phương pháp biện
chứng macxít, tạo nền tảng triết học để xây đựng lý luận, đường lối và phương pháp cho cách mạng Việt
Nam .
C/ PHẦN KẾT LUẬN
“ Tư tưởng Hồ Chí Minh là sự kết tinh của lòng yêu nước thương dân, tinh hoa của Khổng Giáo, Phật
Giáo, Lão Giáo, tinh hoa của tư tưởng dân chủ và nhân văn của cách mạng tư sản ở Phương Tây và ở
Trung Quốc, và nhÊt lµ chủ nghĩa Mác-LêNin.Tư tưởng của Người như kim chỉ nam giúp chúng ta vững
tin hơn vào tương lai, không bị gục ngã ”. Bạn Vũ Xuân Dũng, lưu học sinh Việt Nam tại Nhật Bản gửi
tâm sự nhân dịp: Kỉ niệm ngày sinh nhật Bác Hồ - vị cha già dân tộc.
Triết học Hồ Chí Minh là triết học thực tiễn, biện chứng Hồ Chí Minh là biện chứng thực hành, nó được
thể hiện và xuyên thấm trong toàn bộ cuộc đời, sự nghiệp của Hồ Chí Minh. Từ những hoạt động thực
tiễn phong phú ấy của Người, phân tích, hệ thống hoá, có thể rút ra tư tưởng và phương pháp triết học của
Hồ Chí Minh. Đó là một việc làm công phu và lâu dài. Mấy nội dung cơ bản trong tư tưởng triết học Hồ

Chí Minh được trình bày trên đây mới chỉ là những khái quát bước đầu, chắc chắn cần được bổ sung và
hoàn chỉnh cùng với những thành tựu mới trên con đường lâu đài nghiên cứu tư tưởng triết học Hồ Chí
Minh.

×