ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
Số: 2564 /TB-ĐHKT
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Hà Nội, ngày 02 tháng 11 năm 2012
THÔNG BÁO
Kế hoạch tốt nghiệp đại học hệ chính quy khoá QH-2009-E
(2009 - 2013)
Căn cứ vào Lịch trình đào tạo năm học 2012-2013 của hệ chính quy, Trường Đại học
Kinh tế thông báo Kế hoạch tốt nghiệp đại học hệ chính quy khóa QH-2009-E như sau:
Khóa
T
T
Nội dung công việc
Thời gian thực
hiện
Đơn vị thực
hiện
1.
Phổ biến tốt nghiệp (trong đó hướng dẫn cách
trình bày khóa luận tốt nghiệp theo mẫu gửi kèm)
và định hướng đề tài khoá luận tốt nghiệp
(KLTN) cho sinh viên
03/12 – 14/12/2012 Các khoa
2. Sinh viên đăng ký tên đề tài KLTN 15/12 – 19/12/2012 Các khoa
3.
Công bố danh sách sinh viên làm KLTN và sinh
viên học các môn học thay thế KLTN
28/01 – 01/02/2013 Các khoa
HỌC CÁC MÔN THAY THẾ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
4. Công bố thời khóa biểu môn học 05/11-09/11/2012 Phòng ĐT
5. Tổ chức học các môn thay thế KLTN 04/03-28/04/2013 Phòng ĐT
6. Tổ chức thi các môn thay thế KLTN 29/04-05/05/2013 Phòng ĐT
7. Thông báo kết quả thi 13/05-17/05/2013 Phòng ĐT
TRIỂN KHAI THỰC HIỆN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
8.
Dự kiến phân công giảng viên hướng dẫn
(GVHD) khoá luận TN và gửi cho Phòng Đào tạo
18/02 – 22/02/2013 Các khoa
9.
Kiểm tra và trình Ban giám hiệu phê duyệt Quyết
định phân công GVHD
25/02-28/02/2013 Phòng ĐT
10.
Gửi giấy mời cho GVHD (kèm theo Hướng dẫn
cách trình bày KLTN) và thông báo cho sinh viên.
01/03 và
04/03/2013
Các khoa
11.
Sinh viên gặp GVHD và thông qua tên đề tài và
đề cương khóa luận TN
05/03 – 08/03/2013
Các khoa,
sinh viên
12. Thông qua bài viết lần 1 09/04 – 12/04/2013
Các khoa,
sinh viên
13.
Thu khóa luận tốt nghiệp:
- Các chương trình chuẩn: Nộp 1 bản bìa cứng và
1 bản bìa mềm.
- Chương trình Chất lượng cao, Nhiệm vụ chiến
lược: Nộp 1 bản bìa cứng và 2 bản bìa mềm.
06/05 - 10/05/2013 Các khoa
14. Dự kiến phân công giảng viên phản biện (GVPB)
và gửi cho Phòng Đào tạo (Sinh viên chương
trình chất lượng cao và chương trình đạt chuẩn
13/05 – 15/05/2013 Các khoa
1
1
T
T
Nội dung công việc
Thời gian thực
hiện
Đơn vị thực
hiện
quốc tế: Có 2 giảng viên phản biện).
15.
Kiểm tra và trình Ban giám hiệu phê duyệt Quyết
định phân công GVPB
16/05-20/05/2013
Phòng ĐT
16.
Các khoa gửi giấy mời GVPB và thông báo cho
sinh viên.
21/5 – 24/05/2013
Các khoa
17.
Xây dựng kế hoạch bảo vệ khóa luận tốt nghiệp
(KLTN), dự kiến tiểu ban bảo vệ KLTN và gửi
cho Phòng ĐT. Thông báo danh sách sinh viên ở
các tiểu ban
16/05-21/05/2013 Các khoa
18.
Trình Ban giám hiệu phê duyệt Quyết định thành
lập các tiểu ban bảo vệ khóa luận TN
22/05-24/05/2013 Phòng ĐT
19. Bảo vệ Khóa luận tốt nghiệp (dự kiến) 27/05 – 02/06/2013 Các khoa
XÉT TỐT NGHIỆP VÀ TỔ CHỨC PHÁT BẰNG
20.
Thông báo danh sách dự kiến sinh viên đủ và
không đủ điều kiện tốt nghiệp gửi các khoa (Các
khoa thông báo tới từng sinh viên và yêu cầu sinh
viên kiểm tra, ký xác nhận).
04/06 – 06/06/2013
Phòng ĐT,
các khoa
21.
Nhận đơn phản hồi của sinh viên và làm Công
văn gửi Phòng ĐT
07/06 và
10/06/2013
Các khoa
22.
Họp Ban cán sự các lớp về kế hoạch phát bằng tốt
nghiệp
11/06-14/06/2013
Phòng ĐT
23. Xét tốt nghiệp 12/06 – 14/06/2013
Phòng ĐT,
Hội đồng xét
tốt nghiệp
24.
Làm Quyết định công nhận và cấp bằng tốt
nghiệp; thực hiện các thủ tục cấp bằng tốt nghiệp
17/06-18/06/2013 Phòng ĐT
25.
Thông báo danh sách sinh viên được cấp bằng tốt
nghiệp
19/06-21/06/2012
Phòng ĐT,
các khoa, BP
Truyền
thông
26. In bằng tốt nghiệp 19/06-21/06/2013 Phòng ĐT
27.
Phát bằng tốt nghiệp (dự kiến)
(Tổ chức tại Hội trường 10/12)
28/06/2013
Phòng ĐT
làm đầu mối
thực hiện
* Lưu ý: Đại học Quốc gia Hà Nội dự kiến phát bằng cho sinh viên chương trình đạt
chuẩn quốc tế từ ngày 20/06-23/06/2013.
Đề nghị các đơn vị trực thuộc có liên quan thực hiện theo đúng kế hoạch đã đề ra./.
Nơi nhận:
- Các đơn vị trực thuộc (để thực hiện);
- Bộ phận Truyền thông (để cập nhật);
- Lưu: VT, ĐT, H5.
KT.HIỆU TRƯỞNG
PHÓ HIỆU TRƯỞNG
(Đã ký)
2
2
PGS.TS. Nguyễn Ngọc Thanh
3
3
HƯỚNG DẪN TRÌNH BÀY
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
(Kèm theo Thông báo số /TB-ĐHKT ngày tháng năm 2012)
1. Hình thức trình bày: Theo thứ tự sau:
- Trang bìa (Phụ lục 1)
- Phụ bìa (Phụ lục 2)
- Mục lục (Phụ lục 3)
- Danh mục các ký hiệu, chữ viết tắt nếu có (Phụ lục 4)
- Mở đầu
- Nội dung của khóa luận, gồm các chương, mục, tiểu mục, … (theo mẫu gửi kèm)
- Kết luận
- Tài liệu tham khảo (Phụ lục 5)
- Phụ lục (nếu có)
2. Cách trình bày khóa luận:
Khóa luận phải được trình bày ngắn gọn, rõ ràng, mạch lạc, sạch sẽ, không được tẩy
xoá, có đánh số trang, đánh số bảng biểu, hình vẽ, đồ thị.
a. Soạn thảo văn bản
Khóa luận được sử dụng chữ Times New Roman, cỡ 13 hoặc 14 của hệ soạn thảo
Winword hoặc tương đương; mật độ chữ bình thường, không được nén hoặc kéo dãn khoảng
cách giữa các chữ; dãn dòng đặt ở chế độ 1,5 lines; lề trên 3,5cm; lề dưới 3cm; lề trái 3,5cm; lề
phải 2cm. Số trang được đánh ở giữa, phía trên đầu mỗi trang giấy. Nếu có bảng biểu, hình vẽ
trình bày theo chiều ngang khổ giấy thì đầu bảng là lề trái của trang, nhưng nên hạn chế trình
bày theo cách này.
Khóa luận được in trên một mặt giấy trắng khổ A4 (210x297 mm).
b. Tiểu mục
Các tiểu mục của Khóa luận được trình bày và đánh số thành nhóm chữ số, nhiều nhất
gồm 4 chữ số với số thứ nhất chỉ số chương (ví dụ 3.1.2.1. chỉ tiểu mục 1 nhóm tiểu mục 2
mục 1 chương 3). Tại mỗi nhóm tiểu mục phải có ít nhất hai tiểu mục, nghĩa là không thể có
tiểu mục 2.1.1 mà không có tiểu mục 2.1.2 tiếp theo.
c. Bảng biểu, hình vẽ, phương trình
Việc đánh số bảng biểu, hình vẽ, phương trình phải gắn với số chương; ví dụ Hình 3.4
có nghĩa là hình thứ 4 trong Chương 3. Mọi bảng biểu, đồ thị lấy từ các nguồn khác phải được
trích dẫn đầy đủ, ví dụ “Nguồn: Bộ Tài chính 1996). Nguồn được trích dẫn phải được liệt kê
chính xác trong danh mục Tài liệu tham khảo. Đầu đề của bảng biểu ghi phía trên bảng, đầu đề
của hình vẽ ghi phía dưới hình.
d. Viết tắt:
Không lạm dụng việc viết tắt trong khóa luận. Chỉ viết tắt những từ, cụm từ hoặc thuật
ngữ được sử dụng nhiều lần trong khóa luận. Không viết tắt những cụm từ dài, những mệnh
4
4
đề; không viết tắt những cụm từ ít xuất hiện trong khóa luận. Nếu cần viết tắt những từ, thuật
ngữ, tên cơ quan, tổ chức, ... thì được viết tắt sau lần viết thứ nhất có kèm theo chữ viết tắt
trong ngoặc đơn. Nếu khóa luận có nhiều chữ viết tắt thì phải có bảng danh mục các chữ viết
tắt (xếp theo thứ tự ABC) ở phần đầu khóa luận. Viết tắt các thuật ngữ và cụm từ nước ngoài
phải theo quy định quốc tế.
e. Cách trích dẫn tài liệu tham khảo
Việc trích dẫn phải theo số thứ tự của tài liệu ở danh mục Tài liệu tham khảo và được
đặt trong ngoặc vuông, khi cần có cả số trang, ví dụ [16, tr.314-315]. Đối với phần được trích
dẫn từ nhiều tài liệu khác nhau, số của các tài liệu đó được đặt trong cùng một ngoặc vuông,
theo thứ tự tăng dần, ví dụ [5, 21, 49]. Đối với các tài liệu liên tiếp, dùng gạch nối giữa các số
thứ tự của tài liệu trích dẫn, ví dụ [7-11].
5
5