Tải bản đầy đủ (.pdf) (96 trang)

(Luận Văn Thạc Sĩ) Quan Niệm Văn Chương Của Xuân Diệu Trước 1945.Pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (636.13 KB, 96 trang )

Đại học thái nguyên
trNG Đại học s phạm
----------------

Phạm thị th

Quan niệm văn chNG của
Xuân Diệu TRC 1945
Chuyên ngành: Văn học Việt Nam
MÃ số: 60.22.34

Luận văn thạc sĩ khoa học ngữ văn

Ngi hng dẫn khoa học:
PGS.TS. Vũ Tuấn Anh

Thái nguyên, 2008


Đại học thái nguyên
trNG Đại học S phạm
----------------

Phạm thị TH

Quan niệm văn chNG của
Xuân Diệu TRC 1945

Luận văn thạc sĩ khoa học ngữ văn

Thái nguyên, 2008




1
Mục lục
Trang
A. Phần mở đầu
1. Lý do chọn đề tài

3

2. Lịch sử vấn đề

6

3. Đối tượng nghiên cứu

12

4. Phương pháp nghiên cứu

12

5. Cấu trúc luận văn

13

B. Phần nội dung
Chương I: Tư tưởng của xuân diệu về xây dựng nền quốc văn mới

15


1.1. Sự xuất hiện của Xuân Diệu và những tác phẩm văn xi
trữ tình, phê bình - tiểu luận trong bối cảnh văn chương

15

đương thời.
1. 2. Thiết tha xây dựng một nền quốc văn, một nền văn
chương An Nam.

20

1.2.1. Đề cao tiếng mẹ đẻ, kêu gọi sáng tạo bằng quốc ngữ

20

để xây dựng nền quốc văn.
1.2.2. Mối quan hệ giữa Tính cách An Nam trong văn

25

chương và vấn đề Mở rộng văn chương.
1.3. Vấn đề thanh niên với quốc văn.

28

1.4. Tư tưởng văn chương và quan niệm về thơ của Xuân Diệu

31


qua phê bình.
Chương II: Quan niệm của Xuân Diệu về văn chương và thi ca

38

2.1. Quan niệm về văn chương và người nghệ sĩ
2.1.1 Người nghệ sĩ phải có tâm hồn thành thật và một trái tim

38

đa cảm.

40

2.1.2. Người nghệ sĩ phải là kẻ hiến dâng.

44

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




2
2.2. Quan niệm về thi ca và nhà thơ.

49

2.2.1. Sự tinh chất của thơ-Thơ ngắn.


49

2.2.2. Tính trừu tượng và phức tạp của thơ - Thơ khó

51

2.2.3. Thơ phải hướng về con người - Thơ của người

54

2.2.4. Quan niệm về Ái tình và Thơ tình.

59

Chương III: Một phong cách văn Xi trữ tình và phê bình - tiểu
luận độc đáo

67

3.1. Tương quan giữa văn xuôi và thơ.

67

3.2. Cách diễn đạt giàu hình tượng.

70

3.3. Giọng điệu.

72


3.3.1. Giọng tâm tình chia sẻ

73

3.3.2. Giọng điệu nồng nàn, tha thiết.

75

3.4. Cách tổ chức ngôn ngữ trong diễn ngơn phê bình - tiểu

77

luận của Xn Diệu.

77

3.4.1. Lối đặt tên bài, cách mở đầu mới mẻ tạo ấn tượng

78

3.4.2. Lối hành văn diễn đạt mới mẻ.
3.4.3. Cách lặp từ vừa tạo những điểm nhấn cho tư tưởng, vừa
tạo nhạc điệu cho văn.
3.4.4. Mới mẻ và táo bạo trong sử dụng từ ngữ
c. Kết luận

80
81
84

89

Tài liệu tham khảo

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




3
A - Phần mở đầu
1. Lý do chọn đề tài.
1.1 Xuân Diệu (1916-1985) là một nghệ sĩ đa tài, một tài năng độc
đáo của thơ ca Việt Nam hiện đại. Trải qua nửa thế kỉ miệt mài sáng tạo,
ông đã để lại trong kho tàng Văn học dân tộc một gia tài đồ sộ, gần năm
mươI tác phẩm thuộc nhiều thể loại khác nhau: thơ văn, nghiên cứu, dịch
thuật, phê bình. ở lĩnh vực nào ơng cũng đạt được nhiều thành tựu xuất
sắc, gây được nhiều cảm tình trong lịng bạn đọc, bạn thơ văn và những
người mến mộ tài năng của ông. Xuân Diệu mở đầu sự nghiệp và nổi tiếng
trên văn đàn từ những năm 1930 bằng hàng loạt các tác phẩm: Thơ thơ
(1938) Gửi hương cho gió (1945) tập truyện ngắn Phấn thông vàng,
Trường ca và một số tác phẩm lẻ sáng tác từ 1938 đến 1945.
Với tư cách là nhà Thơ Mới, Xuân Diệu là người đưa Thơ Mới lên đỉnh
cao của sáng tạo nghệ thuật và ông là một hiện tượng tiêu biểu của phong
trào. Sở dĩ ông được coi là một hiện tượng điển hình, là một nhà thơ tiêu biểu
nhất của phong trào Thơ Mới, là bởi ơng khơng chỉ có đóng góp lớn về số
lượng mà chính là những đóng góp mới về chất lượng và nội dung tác phẩm.
Đọc thơ Xuân Diệu ta thấy ở đó có một cái tơi thi sĩ luôn rạo rực say mê, luôn
hối hả, gấp gáp với cuộc sống đang chảy trơi theo thời gian. Đó là cái tơi của
một tấm lịng u đời, u con người, yêu cuộc sống đến tha thiết.

1.2 Bên cạnh một Xuân Diệu với tư cách là nhà thơ xuắt sắc của Thơ
Mới, “nhà thơ mới nhất trong những nhà thơ mới” ta còn thấy một Xuân
Diệu - nhà văn với nhiều tác phẩm văn xi, phê bình - tiểu luận đặc sắc.
Thơng qua những bài tiểu luận -phê bình này, người ta nhận thấy nổi bật vai
trò của một cây bút nhiệt huyết và mang tinh thần tiên phong trong xây dựng
và đổi mới văn chương đương thời.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




4
Phấn thông vàng và Trường ca của Xuân Diệu khi xuất hiện trên văn đàn
đã được giới nghiên cứu phê bình văn học đánh giá cao, thể hiện một xu
hướng sáng tạo mang vẻ đẹp riêng với tính chất độc đáo, đặc sắc của một
kiểu mơ hình văn xi mới. Điều này được Huy Cận đưa ra nhận xét như
sau: “Phấn thông vàng đã gây xôn xao, một sự xôn xao thú vị trong giới văn
học thời đó, xơn xao bởi vì đây là một sư sáng tạo: Truyện mà gần như khơng
có truyện, khơng phải truyện đời mà là truyện tâm hồn, cịn văn là những bài
thơ văn xi dạt dào cảm xúc, cực kì gợi cảm” [2,442]
Song song với mảng văn xi trữ tình, ơng cịn viết nhiều bài phê bình
- tiểu luận thể hiện rõ những tư tưởng đặc sắc của ông về văn chương và quốc
văn.Đây cũng là một cách bộc bạch con người Xuân Diệu trong cuộc đối
thoại với chính mình, với văn chương và thời đại. Những bài phê bình - tiểu
luận đó chủ yếu được đăng báo Phong hoá, Ngày nay trong những năm 19371939.
Có thể nói Xuân Diệu xứng đáng được xem là một tài năng đa dạng,
một nghệ sĩ lớn, một nhà văn hoá lớn.
Xuân Diệu với tư cách là một nhà thơ đã được nghiên cứu nhiều và
càng ngày người ta càng nhận ra những giá trị mới, những vẻ đẹp mới của thơ

Xuân Diệu. Về văn xuôi Xuân Diệu, đã có nhiều nhà nghiên cứu phê bình
khảo sát và phân tích giá trị của nó, nhưng có thể nói cho đến nay, mảng văn
xi trữ tình của Xn Diệu với vẻ đẹp của ý tưởng nghệ thuật riêng, mang
đậm phong cách Xuân Diệu đã được phân tích khá nhiều tuy vẫn cần được
tiếp tục có những nghiên cứu phân tích. Đồng thời mảng phê bình, tiểu luận
của Xn Diệu - một phương diện rất đáng được chú ý trong hoạt động văn
chương của người thi sĩ trẻ khi ấy cịn ít được nghiên cứu. Một vài bài trong

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




5
số đó có vẻ như bị lãng qn, chúng khơng có mặt trong Tuyển tập Xuân Diệu
và ngay cả trong Toàn tập Xuân Diệu mới được xuất bản.
Chọn đề tài Quan niệm văn chương của Xuân Diệu trước 1945, luận
văn nhằm tới những mục đích như sau:
Một là, văn xi, phê bình - tiểu luận của Xuân Diệu thể hiện một phần
tư tưởng tài năng của ơng, chứa trong đó những giá trị tư tưởng và nghệ thuật
đặc sắc. Có nhiều tư tưởng, quan niệm, cảm xúc của Xuân Diệu về nghệ thuật
và cuộc đời được trình bày qua truyện ngắn, tuỳ bút, phê bình tiểu luận mở ra
cho ta thấy nhiều khía cạnh, phương diện trong tư duy và cảm xúc của Xuân
Diệu - người thi sĩ trẻ tuổi.
Hai là, thông qua việc nghiên cứu văn xuôi nghệ thuật của Xuân Diệu
(truyện ngắn, bút kí) cũng như mảng văn tiểu luận - phê bình của nhà thơ, có
thể hiểu thêm được thực trạng nhu cầu, khát vọng của văn chương đương thời
và của Thơ Mới. Đặt tư tưởng, Quan niệm văn chương của Xuân Diệu
trước 1945 trong mối tương quan với văn chương đương thời cũng để thấy rõ
hơn phong cách riêng của Xuân Diệu, đồng thời thấy được những đóng góp

của ơng cho nền văn học hiện đại.
Ba là, tác gia Xuân Diệu được chọn giảng trong chương trình Đại học,
Cao đẳng và các trường THPT như một tác giả văn học có một vị trí quan
trọng. Trong nhà trường phổ thông, tác phẩm của ông không chỉ có thơ mà cả
văn xi được giảng dạy với một số tiết tương đối lớn. Về thơ, Đây mùa thu
tới, Thơ duyên, Vội vàng là ba tác phẩm được chọn giảng chính thức. Cịn
Nguyệt Cầm chọn đọc thêm. Về văn xi có bài đọc thêm Toả nhị Kiều. Như
vậy cùng với thơ, văn xuôi Xuân Diệu mà Toả nhị Kiều là một trong những
tác phẩm tiêu biểu cũng đã được khẳng định như những giá trị văn chương
Xuân Diệu. Việc nghiên cứu mảng văn phê bình -tiểu luận của Xuân Diệu

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




6
cùng những quan niệm văn chương của ơng sẽ góp phần làm rõ hơn những tác
phẩm của ông được giảng dạy trong nhà trường.
Vì vậy, với đề tài Quan niệm văn chương của Xuân Diệu trước
1945, luận văn mong muốn góp một phần nhỏ vào việc tìm hiểu những đặc
sắc nội dung và nghệ thuật của văn xi, phê bình tiểu luận của Xuân Diệu
một cách đầy đủ hơn. Đồng thời về mặt chun mơn, luận văn cũng hi vọng
góp phần thiết thực phục vụ cho việc giảng dạy những sáng tác của Xuân
Diệu ở trong nhà trường phổ thông.
2. Lịch sử vấn đề.
2.1 Thời kì trước 1945.
Ngay từ khi xuất hiện trên văn đàn, Xuân Diệu đã gây được sự chú ý
của giới nghiên cứu phê bình văn học, đã lọt vào “mắt xanh” của những cây
bút có tên tuổi và uy tín trong giới văn nghệ. Có nhiều ý kiến đánh giá khác

nhau, khen có, chê có. Nhưng tựu trung lại, các bài viết đều thống nhất đánh
giá cao đóng góp của Xuân Diệu ở cả hai thể loại thơ và văn xuôi. Ngay khi
Xuân Diệu xuất hiện với những bài thơ đầu tiên, Thế Lữ đã hào hứng giới
thiệu nhà thơ trẻ này với bài Một nhà thi sĩ mới - Xuân Diệu trên báo Ngày
nay Khi Thơ thơ- tập thơ đầu của Xuân Diệu được xuất bản (1937), Thế Lữ
viết Lời tựa với những tình cảm ưu ái và hào hứng đón chào nhà thơ mới.
Người ta thường đánh giá bài viết này là "chiếu nhường ngôi " của nhà thi sĩ
lãng mạn Thế Lữ nổi tiếng nhất đương thời dành cho Xuân Diệu. Báo chí
cũng đăng tải nhiều bài khen ngợi. Xuân Diệu được đánh giá là "nhà thơ mới
nhất trong các nhà Thơ mới” (Hồi Thanh), hay “Một thi sĩ rất giàu lịng u
dấu” (Vũ Ngọc Phan). Về văn xuôi Xuân Diệu, dư luận cũng đã chú ý nhiều
đến phong cách viết độc đáo, đầy chất trữ tình trong văn ơng. Ra đời sau tập

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




7
Thơ thơ một năm, tập văn xuôi Phấn thông vàng của Xn Diệu được cơng
chúng đón nhận nồng nhiệt và đánh giá cao ngay từ khi mới ta đời.
Là nhà văn viết văn xuôi, nên văn xuôi Xuân Diệu rất giàu chất thơ, ý
vị thơ. Vũ Ngọc Phan, tác giả của Nhà văn hiện đại đã rất tinh tế khi phát hiện
ra chất thơ chan chứa ở văn xuôi Xuân Diệu; “Xuân Diệu ở đâu cũng đem
theo một hồn thơ bát ngát và mộng mơ. Trong quyển Phấnthông vàng mà
Xuân Diệu gọi là một tập tiểu thuyết ngắn, tôi chỉ thấy thơ là thơ. Khơng phải
thơ bằng những câu có vần, có điệu, khơng phải thơ ở những lời gọt đẽo mà là
thơ ở những lối diễn tính tình cùng tư tưởng, ở những cảnh vật cỏn con mà tác
giả vẽ nên nhưng nét tỉ mỉ, khi ảm đạm lúc xinh tươi tuỳ theo cái hứng sáng
tạo của tác giả” [28,208]

Đồng thời, Vũ Ngọc Phan sau khi đọc Phấn thông vàng cũng đưa ra
nhận xét về mối quan hệ giữa ý và lời văn Xuân Diệu: “lời chẳng qua chỉ là
những dấu hiệu để ghi những ý nghĩ và tình cảm, vậy cứ gì lời thanh, lời thơ,
lời nào phơ diễn được hết tình ý đều có thể dùng được cả”. Như vậy, Vũ
Ngọc Phan cho rằng văn xuôi Xuân Diệu rất chú trọng vào việc phô diễn ý
nghĩ và tình cảm con người nên khơng qúa chú ý đến lời, bởi thế, bất luận là
lời thanh hay lời thô ông đều không đắn đo khi sử dụng, miễn sao nói được
hết ý nghĩ và tình cảm của mình: "“Có lẽ Xuân Diệu chú trọng về ý nghĩ về
tình cảm thái quá nên không nghĩ đến sự lựa lời, dùng chữ. [28,209].
Huy Cận - người bạn thân thiết nhất của Xuân Diệu trong bài Phấn
thông vàng và những truyện ngắn trữ tình của Xuân Diệu đưa ra nhận xét về
một đặc trưng của văn xuôi Xuân Diệu: “Truyện mà gần như khơng có
truyện, khơng phải là truyện đời mà là chuyện tâm hồn” và chính Xuân Diệu
cũng cho rằng: Tâm hồn người có biết bao nhiêu là chuyện. Vấn đề tâm hồn
mà Xuân Diệu muốn nói ở đây là vấn đề nhân bản chủ nghĩa, trong đó tác giả
đầu tư cảm nghĩ của mình về cuộc sống, về con người, nhưng trong đó cũng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




8
đầy rẫy những nét, những tình tiết của cuộc đời “thiên hạ”. Rõ ràng là tác
phẩm của một người có các thớ lịng đã gắn bó xoắn xưýt với đồng loại”
[2,442]. Nhà phê bình văn học Hồi Thanh trong nghiên cứu về lối viết văn
xuôi của Xuân Diệu, khẳng định ngay rằng cái điều tưởng như “chơi vơi”,
tưởng như “trẻ con học nói, hay người ngoại quốc võ vẽ tiếng Nam, câu văn
tuồng bỡ ngỡ” lại chính là chỗ “Xuân Diệu hơn người”. Sở dĩ theo Hồi
Thanh, đó là do “dịng tư tưởng q sơi nổi khơng thể đi theo những điều sẵn

có, ý văn xơ đẩy, khn khổ câu văn cũng phải lung lay” [32,116].
Tóm lại Hồi Thanh, Huy Cận, Vũ Ngọc Phan vừa là những nhà phê
bình văn học, vừa là những người cùng thời với Xuân Diệu, đều đánh giá rất
cao về những vấn đề nội dung, ý tưởng, phong cách trong sáng tác của văn
xuôi trữ tình Xuân Diệu trước cách mạng tháng Tám 1945.
Tuy vậy, hình như những bài phê bình - tiểu luận của ơng ít được dư
luận chú ý vì đây chỉ là những bài báo lẻ, không in thành sách. Tập Thanh
niên với quốc văn được in trước Cách mạng tháng Tám vài tháng nên cũng
chưa kịp được nhắc đến nhiều trên báo chí trong một hồn cảnh đặc biệt của
một khơng khí sơi sục trước Cách mạng.
2.2. Thời kì sau 1945.
Sau Cách mạng tháng Tám 1945, chính Xuân Diệu đã tự kiểm điểm về
các sáng tác thời kì lãng mạn của mình và tự ăn năn, hối lỗi: “Những tác
phẩm của tôi, trong thời Pháp thuộc đã tuyên truyền cho một tình u mê
muội, đắm đuối, một trị ích kỉ của cá nhân, cho một lòng thương ngậm ngùi,
buồn tủi, cho sự hưởng lạc trong cảm xúc, sắc dục, cho sự bị động buông
xuôi, tiêu cực. Đứng trên lập trường mà xét, tiểu thuyết đó hồn tồn vơ giá
trị. Những thơ văn ấy đều đầu độc một số người thành thị nhất là thanh niên
học sinh”.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




9
Từ năm 1975 đến nay, sự nhìn nhận đánh giá của xã hội đối với Thơ
Mới khơng cịn khắt khe như trước nữa. Các tác phẩm của Xuân Diệu cũng
được nhìn nhận một cách thoả đáng hơn, đúng đắn hơn đặc biệt đưa vào giảng
dạy ở nhà trường và được khẳng định bằng hàng loạt các bài nghiên cứu.

Mã Giang Lân trong bài “Sự đa dạng của Xuân Diệu” đánh giá cao văn
xuôi Xuân Diệu: “Văn xuôi Xuân Diệu mang một hình thức tồn mĩ và thơ
khẳng định ở anh sự mẫn cảm dồi dào”.
Lưu Khánh Thơ trong bài “Xuân Diệu một tài năng đa dạng” cũng đã
đưa ra nhận xét về đặc điểm của văn xuôi Xuân Diệu: Đặc điểm nổi bật trong
văn xi của Xn Diệu thời kì này chính là tính trữ tình lãng mạn. Những
trang văn thật đẹp, với những câu văn, những hình ảnh được trau chuốt, gọt
giũa kĩ càng, câu văn giàu nhạc điệu, không sa vào biền ngẫu song lại luôn
tạo được âm hưởng riêng...Xuân Diệu đã giãi bày đầy đủ hơn, rõ ràng và đậm
nét hơn những quan niệm về tình yêu con người và cuộc sống. Bao trùm lên
những trang văn của Xuân Diệu là niềm khát khao gắn bó với cuộc đời và
một tình u say đắm khơng giới hạn [34,13].
Giáo sư Nguyễn Đăng Mạnh, người nghiên cứu đầy đủ và sâu sắc về
Xuân Diệu, trong bài “Vài cảm nghĩ về văn xi Xn Diệu”, đã điểm lại
tồn bộ sáng tác của văn xuôi Xuân Diệu trước và sau cách mạng. Về văn
xuôi Xuân Diệu trước cách mạng, ông đưa ra nhiều nhận xét ở nhiều góc độ
nghệ thuật khác nhau. Ơng cho rằng “Phấn thơng vàng và Trường ca là hai
tác phẩm đều mang đậm một đặc tính chung: tính trữ tình, nội dung trữ tình
khi thì sục sơi, mãnh liệt, khi thì tha thiết vỗ về như ru lịng người trong tình
thương mến” [19,98]
Về sự giao hồ, bổ sung và hô ứng giữa thơ và văn xuôi Xuân Diệu,
ơng nhận xét: “có rất nhiều tứ thơ của Xn Diệu đã được diễn đạt bằng cách

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




10
của văn xi”. Đó là tứ “xn khơng mùa, xn vĩnh viễn”, “tình yêu lớn gặp

người yêu nhỏ”.
Như vậy, văn xuôi của ông thật sự đã trở thành những câu chuyện tâm
tình của cái tơi chủ quan, bộc lộ những quan niệm sâu xa, mới mẻ của ông về
nghệ thuật và cuộc sống. Hơn nữa, ơng cịn đưa ra ý kiến “không muốn tách
biệt văn với thơ” và đặc biệt nhấn mạnh đến khả năng chuyển tải tư tưởng và
cảm xúc của văn xi Xn Diệu: “Văn vẫn có nhiều khả năng thuật tả
chuyện đời cặn kẽ hơn thơ. Cho nên cái phần gắn bó với đời của Xuân Diệu
được thể hiện đầy đủ hơn, đậm nét hơn trong văn xuôi”; "Về mặt giọng điệu,
Xuân Diệu năm 1939 cũng là Xuân Diệu những năm về sau, tự nhiên, nhẹ
nhàng mà không kém phần duyên dáng. Văn ông không sa vào biền ngẫu
nhưng lại tạo được âm hưởng riêng. Câu văn như lời trị chuyện dung dị,
thỉnh thoảng lại có cái đột ngột của một thứ đối thoại tâm tình. Đọc những bài
viết ra từ năm 1939 này, người ta vẫn nhận ra nét bút riêng của con người sau
này sẽ viết nên Tiếng thơ, Dao có mài mới sắc, Và cây đời mãi mãi xanh
tươi..." [19,100].
Các quan điểm về văn học nghệ thuật nói chung và thơ ca nói riêng đã
được các nhà nghiên cứu chú ý. Trong bài Xuân Diệu và một quan niệm cởi
mở về tính dân tộc của Vương Trí Nhàn { 33;257 } đã sưu tầm giới thiệu bài
Mở rộng văn chương của Xuân Diệu, trong đó nhấn mạnh đến tinh thần cới
mở của nhà thơ về tính dân tộc. Ơng viết: " Chúng ta sẽ gặp ở đây một cách
hiểu khá rộng rãi của Xuân Diệu: ơng khơng nghĩ tính dân tộc là một cái gì
nhất thành bất biến. Ngược lại, từ kinh nghiệm riêng của một người làm việc,
ông bảo chúng ta phải mở cửa, phải biết tiếp nhận. Có những cách nói ban
đầu khó nghe rồi dần dần sẽ quen. Chừng nào cịn là người Việt, những cái
chúng ta viết sẽ là văn chương Việt Nam. Khơng phải chỉ có một lối giản dị,
"chân quê" mới là dân tộc như có người đã nghĩ!"

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên





11
Lê Quang Hưng cũng là một nhà nghiên cứu có nhiều bài viết đề cập
đến các vấn đề về lý tưởng thẩm mỹ, cái tơi trữ tình của Xn Diệu. Trong bài
Tinh thần phục hưng trong lý tưởng thẩm mỹ của Xuân Diệu trước 1945, nhà
nghiên cứu cho rằng: " Lịch sử phát triển nghệ thuật nhân loại phản ánh cố
gắng của con người tìm cách khẳng định mạnh mẽ hơn bản lĩnh, in ấn sắc nét
hơn bộ mặt cá nhân mình trong thế giới tác phẩm do mình tạo nên". Và ông
đã làm rõ điều này thông qua việc phân tích cái tơi của Xn Diệu trong mối
quan hệ với thế giới và con người (33;325).
Có thể kể thêm một số bài viết khác đề cập đến một số khía cạnh trong
phong cách thơ và thế giới tư tưởng -thẩm mỹ của Xn Diệu, trong đó ít
nhiều cũng có đề cập đến văn xuôi Xuân Diệu như Nỗi buồn và sự cơ đơn
trong thơ Xn Diệu của Lý Hồi Thu (33;295), Quan niệm nghệ thuật về
con người trong thơ Xuân Diệu của Nguyễn Thị Hồng Nam (33;339)...
Tập trung nghiên cứu sự nghiệp phê bình của Xn Diệu, cơng trình
của tác giả Phan Ngọc Thu Xuân Diệu - nhà nghiên cứu phê bình văn học đã
có sự phân tích đánh giá khá hệ thống về vấn đề này. Tác giả đã chú ý đến
Quan niệm của Xuân Diệu về văn học và phê bình, Thành tựu của lý luận phê
bình Xuân Diệu qua các thời kỳ và phong cách phê bình của Xn Diệu. Như
tên cơng trình, tác giả chú ý trước hết đến cơng việc lý luận phê bình của
Xuân Diệu, đồng thời cũng đề cập đến một số quan niệm về văn chương của
ông. Cuốn sách cũng đã nhìn lại một số tác phẩm phê bình của Xuân Diệu qua
các thời kỳ, nhấn mạnh thành tựu phê bình của Xuân Diệu đối với di sản văn
học cổ điển dân tộc cũng như một nét đặc sắc trong phong cách phê bình của
ơng - đó là "nhà thơ trong nhà phê bình" [35].
Gần đây, nhà nghiên cứu Vũ Tuấn Anh cũng đã có một bài viết trực
tiếp đề cập đến T ư tưởng về quốc văn và văn chương của Xuân Diệu thời trẻ
(trước 1945) đăng trên Tạp chí Văn học số 2-2008. Nhà nghiên cứu đã chú ý


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




12
phân tích mảng tiểu luận phê bình của Xn Diệu để từ đó nhận ra những tư
tưởng văn chương độc đáo và có tính tiên phong của nhà thơ trẻ này: nhiệt
tình xây dựng nền quốc văn, chống những biểu hiện nô lệ và xa rời dân tộc,
bàn bạc về những vấn đề về thơ với nhiều ý kiến mới mẻ so với quan niệm
thơ ca đương thời.
Những bài viết, cơng trình trên dù đề cập trực tiếp hay khơng trực tiếp
đến đề tài luận văn cũng là những gợi ý quý báu để chúng tôi thực hiện luận
văn Quan niệm văn chương của Xuân Diệu trước 1945.
Nhìn chung, chúng tơi nhận thấy tồn bộ những ý kiến trên đều khá
thống nhất trong việc khẳng định giá trị tư tưởng, nghệ thuật của văn xuôi
Xuân Diệu:
1. Tác phẩm văn xuôi của ơng đều thấm đẫm chất trữ tình, rất gần với
thơ, ở đó thế giới cảm xúc phong phú của chủ thể trữ tình được phơi bày đậm
nét.
2. Tư tưởng và quan niệm về văn chương của Xuân Diệu khá phong
phú. Nó được thể hiện trong cả những áng văn xi trữ tình như Phấn thơng
vàng, Người lệ ngọc, Chú lái khờ..., đồng thời cũng được thể hiện một cách
trực tiếp qua các bài phê bình - tiểu luận như Thơ của người, Tuy Lý Vương thi sĩ Tàu, Tính cách An nam trong văn chương, Mở rộng văn chương, Thanh
niên với quốc văn...
Nhìn một cách tổng quát, ta thấy các sáng tác của Xuân Diệu đã thu hút
được nhiều nhà nghiên cứu phê bình với các cơng trình nghiên cứu công phu,
đa dạng và phong phú. Tuy vậy, hầu hết các cơng trình đều tập trung khẳng
định những đóng góp và vị trí của Xn Diệu trong phong trào Thơ Mới mà

chưa tập trung nhiều vào vị trí của văn xuôi Xuân Diệu và nhất là phần tiểu
luận phê bình cịn hầu như ít được đề cập.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




13
3. Đối tượng nghiên cứu.
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là:
1. Về tiểu luận phê bình: các bài Tuy Lý Vương - thi sĩ Tàu, Công của thi
sĩ Tản Đà, Đôi lời tự thuật Thơ Thơ, Thơ ngắn, Thơ khó, Thơ của người, Thơ
ái tình. Tính cách An Nam trong văn chương, Mở rộng văn chương, Đàn bà
hay người u: ái tình và khn sáo, những bài này chủ yếu đăng trên báo
Ngày nay trong khoảng 1937-1939. Ngoài ra cịn có tập Thanh niên với Quốc
văn (lấy tên bài nói chuyện với Sinh viên tại trường Đại học ngày 4 tháng 2
năm 1945) cùng một số bài khác như Hàng bia Văn Miếu, Công danh và sự
nghiệp, Cái học quẩn quanh.
2. Hai tập Phấn thông vàng, Trường ca cùng một số tác phẩm lẻ in trong
Tuyển tập Xuân Diệu tập II - NXB Văn học Hà Nội 1987, trong đó chú ý đặc
biệt đến những truyện ngắn liên quan đến đề tài như Người lệ ngọc, Chú lái
khờ, Phấn thông vàng...
4. Phương pháp nghiên cứu
Khi tiếp cận đối tượng nghiên cứu, chúng tôi kết hợp sử dụng các
phương pháp:
4.1 Phương pháp hệ thống
Nghiên cứu Quan niệm văn chương của Xuân Diệu trước 1945, chúng tôi
xem xét cả những tác phẩm văn xi trữ tình cũng như mảng văn xi, phê
bình tiểu luận như một hệ thống, có chú ý đến đặc điểm nội dung và nghệ

thuật riêng. Đồng thời, các quan điểm về văn chương của Xuân Diệu được đặt
trong toàn bộ hệ thống và sự nghiệp sáng tác của Xuân Diệu để làm nổi bật
quan điểm, tư tưởng và phong cách nghệ thuật của ông.
4.2 Phương pháp phân tích - tổng hợp

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




14
Tiến hành khảo sát phân tích các tác phẩm, bài viết tiêu biểu, làm sáng tỏ
khía cạnh nội dung nghệ thuật, đồng thời sử dụng phương pháp nghệ thuật
tổng hợp hệ thống hoá để nhận ra những đặc điểm lớn, có tính đặc trưng.
4.3 Phương pháp so sánh, đối chiếu
Trong q trình phân tích chúng tơi sẽ so sánh, đối chiếu sự tương giao
giữa văn xuôi và thơ Xuân Diệu cũng như trong mối tương quan với một số
tác giả khác để thấy được nét đặc trưng trong cảm quan sáng tác cũng như
phong cách phê bình - tiểu luận của Xuân Diệu so với các tác giả cùng thời
như Lưu Trọng Lư, Thế Lữ, Thạch Lam...
5 .Cấu trúc luận văn
I. Phần Mở đầu
II. Phần nội dung: gồm 3 chương
Chương I: Tư tưởng của Xuân Diệu về xây dựng nền Quốc văn
mới
Chương II: Quan niệm của Xuân Diệu về văn chương và thi ca.
Chương III: Một phong cách văn xuôi trữ tình và phê bình - tiểu
luận độc đáo.
III. Phần Kết luận.


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




15

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




16
Chương I
Tư tưởng của Xuân Diệu về xây dựng nền quốc văn mớiT
1.1. Sự xuất hiện của Xuân Diệu và những tác phẩm văn xi trữ tìnhS,
phê bình - tiểu luận trong bối cảnh văn chương đương thời.
Xuân Diệu đã sớm nổi tiếng từ những bài thơ đăng báo từ giữa những
năm 30 và thực sự được thừa nhận như một nhà thơ đặc sắc hàng đầu của Thơ
mới với hai tập thơ Thơ thơ (1938) và Gửi hương cho gió (1945).Đã có biết
bao nhiêu định ngữ gắn liền với các tên Xuân Diệu ngay từ khi nhà thơ trẻ
xuất hiện trên thi đàn Thơ Mới. Thế Lữ, người đã có cơng đầu trong việc gây
dựng phong trào Thơ mới và được coi như nhà thơ xuất sắc nhất vào giai
đoạn khởi đầu của Thơ mới đã sung sướng nhận ra Một nhà thi sĩ mới - Xuân
Diệu. Thế Lữ trân trọng giới thiệu Xuân Diệu trong số Xuân Ngày nay 1937.
Dư luận tiếp tục đánh giá Xuân Diệu bằng những lời ngợi ca nồng nàn nhất.
Ông được coi là nhà thơ " mới nhất trong những nhà thơ mới" (Hoài Thanh),
“thi sĩ nồng nàn nhất" (Vũ Ngọc Phan), đặc biệt trong thơ tình. Dường như
vượt lên tất cả các nhà thơ đương thời, những vần thơ tình say đắm của ông
đã mở ra cho Thơ Mới cả một vườn trần đầy hương sắc.

Xuân Diệu bước vào làng thơ khi Thơ mới đã thực sự thắng thế Thơ cũ
và xác lập vị trí độc tơn của nó trên thi đàn cũng như trong lịng người đọc.
Có thể nói, Xn Diệu xuất hiện vào thời cực thịnh của Thơ mới và chính nhà
thơ trẻ này càng làm cho Thơ mới càng thêm xuân sắc. Thơ mới thời kỳ này
đã có một đội ngũ nhà thơ đông đảo và tài năng, đã có nhiều tác phẩm khơng
phải chỉ đủ sức xơ đổ những cũ kỹ của Thơ cũ mà còn thực sự cho thấy những
sự lộng lẫy say đắm của một nền thơ ca mới đang có sức hấp dẫn lớn với độc
giả đương thời. Các tác phẩm của Xuân Diệu càng làm Thơ mới giàu sức
quyến rũ. Nhưng khi Xuân Diệu xuất hiện, Thơ mới vẫn cịn đang tiếp tục

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




17
vượt lên: biết bao nhiêu vấn đề đang đặt ra cho sự phát triển của cả nền thơ
khi đó. Báo Ngày nay với mục Tin thơ do Thế Lữ chủ trì vừa đăng thơ vừa
bình thơ, vừa có mục đích khuyến khích sáng tác thơ và có thể nói, "gánh
vác" cả nhiệm vụ dạy người đọc làm thơ thông qua những bài phê bình giới
thiệu, nhiều khi làm cả cơng việc sửa chữ, uốn vần cho nhiều bài thơ. Hàng
loạt bài phê bình lý luận Thơ mới được đăng tải trên báo chí cho thấy Thơ
mới tiếp tục củng cố những bước đi và thành tựu của nó trên con đường phát
triển. Khơng cịn là chuyện cần đấu tranh với sự trì trệ, sáo mịn của Thơ cũ
nữa mà vấn đề là Thơ mới cần khắc phục những công thức mới của chính nó,
tiếp tục mở rộng con đường sáng tạo thơ ca.
Đồng thời, nhìn rộng hơn ra nền văn học Việt Nam đương thờ i, công
việc xây dựng nền quốc văn mới được khởi sự từ những năm đầu thế kỷ vẫn
được tiếp tục đặt ra ngày càng cấp bách, đặc biệt trong yêu cầu hiện đại hóa.
Làm sao để xây dựng nền quốc văn mới, vừa có sự tiếp thu những thành tựu

hiện đại của văn học Tây phương, vừa giữ vững bản sắc và tinh thần Việt
Nam.
Luồng gió văn hóa Tây phương đã ùa vào Việt Nam, đem đến biết bao
sự mới mẻ, hấp dẫn và chính nó đã tạo một lực đẩy to lớn cho văn hóa và văn
học Việt Nam trên đường hiện đại hóa. Nhưng đồng thời, người ta đã có thể
nhìn thấy và lo lắng về một cuộc "xâm lăng văn hóa" từ phương Tây. Vấn đề
xây dựng một nền quốc văn mới, thực sự Việt Nam đang trở thành một thách
thức trước những người trí thức và những nhà văn nghệ đương thời. Liệu có
thể tạo nên một sự phục hưng văn hố, đưa văn hố dân tộc hồ đồng vào thế
giới hiện đại? Khát vọng ấy đòi hỏi một sự tăng tốc mạnh mẽ và mở rộng
cánh cửa văn hoá ra thế giới. Nhưng tình thế ấy lại đặt văn hố dân tộc trong
một tư thế chênh vênh: liệu một nền văn hố “ nhỏ” có thể chống lại ảnh
hưởng áp đặt của những nền văn hố “ lớn” và có thể chống lại sự cưỡng bức

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




18
văn hoá của chủ nghĩa thực dân phương Tây sẵn sàng xoá bỏ từng bước
truyền thống văn hoá bản địa. Trước tình thế ấy, văn hố Việt Nam đã thể
hiện một cách ứng xử mềm dẻo, linh hoạt và khôn ngoan, thể hiện rõ bản lĩnh
văn hoá và tinh thần dân tộc trên cả hai phương diện: một mặt, nhanh chóng
và gấp gáp củng cố nội lực văn hố, vun đắp gốc rễ truyền thống và mặt khác,
tiếp thu mạnh mẽ những tinh hoa, kinh nghiệm của văn hoá hiện đại phương
Tây, và rộng hơn, của cả thế giới văn minh hiện đại.
Nhưng bản thân việc tiếp thu và sáng tạo cũng là một vấn đề khơng đơn
giản. Có thể thấy điều này qua rất nhiều ý kiến xuất hiện trên báo chí và trong
văn chương. Nhà nghiên cứu Đào Duy Anh viết trong Lời tựa cuốn Việt Nam

văn hoá sử cương: “ Cái bi kịch hiện thời của dân tộc ta là sự xung đột của
những giá trị cổ truyền của văn hoá cũ với những điêù mới lạ của văn hoá Tây
phương. Cuộc xung đột sẽ giải quyết thế nào, đó là một vấn đề quan hệ đến
cuộc sinh tử tồn vong của dân tộc ta vậy. Nhưng muốn giải quyết thì phải
nhận rõ chân tướng của bi kịch ấy. Tức một mặt phải xét cho biết nội dung
của văn hoá xưa là thế nào, một mặt phải nghiên cứu chân giá trị của văn hóa

mới". Như vậy, vấn đề xây dựng một nền quốc văn mới vừa dân tộc, vừa
hiện đại đang được đặt ra một cách khẩn thiết.
Với tư cách một nhà thơ trẻ, một người có tinh thần tiên phong và nhất
là có một lịng yêu quốc văn tha thiết, Xuân Diệu đã có những tiếng nói tích
cực và đầy nhiệt huyết để xây dựng nền quốc văn mới trong hàng loạt bài viết
về chủ đề này. Sự vồ vập với thơ Xuân Diệu và rất nhiều hào quang quanh
thơ ông đã phần nào lấn át đi một phương diện rất đáng chú ý trong hoạt
động văn chương của người thi sĩ trẻ khi ấy: đó là những tư tưởng đặc sắc của
ơng về văn chương và quốc văn được lên tiếng trực tiếp qua các bài phê bình tiểu luận.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên





×