Tải bản đầy đủ (.pdf) (17 trang)

Đóng góp của xuân diệu trong sự nghiệp phê bình văn học trung đại của xuân diệu qua các nhà thơ cổ điển việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (321.23 KB, 17 trang )

Đóng góp của Xn Diệu trong sự nghiệp phê
bình văn học trung đại của Xuân Diệu qua
Các nhà thơ cổ điển Việt Nam
Lương Thu Thuỷ
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn
Khoa Văn học
Chuyên ngành: Văn học trung đại; Mã số: 60. 22. 34
Người hướng dẫn: PGS. TS. Trần Nho Thìn
Năm bảo vệ: 2011
Abstract. Nghiên cứu sự vận động trong quan niệm về thơ và phê bình thơ của Xuân
Diệu. Đánh giá về nội dung tư tưởng và giá trị nghệ thuật của Xuân Diệu với các tác
giả, tác phẩm văn học trung đại Việt Nam (qua các nhà thơ cổ điển Việt Nam). Thấy
được những đóng góp của Xuân Diệu trong việc đánh giá những giá trị nội dung
cũng như giá trị nghệ thuật của các tác giả văn học trung đại (bên cạnh những điểm
còn hạn chế trong phê bình của Xuân Diệu) qua các nhà thơ cổ điển Việt Nam. Qua
đó, khẳng định được tài năng phong phú, đa dạng và vị trí tầm cỡ của Xuân Diệu
trong lịch sử văn học Việt Nam thế kỉ XX.
Keywords. Phê bình văn học; Văn học trung đại; Văn học Việt Nam

Content.
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài:
Xuân Diệu là một trong những tác giả lớn của văn học Việt Nam thế kỉ XX.
Khơng chỉ là "hồng tử thơ" mà ơng cịn là một nhà hoạt động kiệt xuất trên nhiều
lĩnh vực sáng tác văn học. Chế Lan Viên đã có lần thốt lên rằng “năng suất của Diệu
bằng cả một viện văn chương, mà Diệu vừa là viện trưởng, vừa là viện phó, vừa là
loong toong, bởi vì chỉ một mình Diệu đã viết hầu hết các danh nhân văn học”. Cùng
với sự nghiệp thơ ca nổi tiếng, ơng cịn để lại một khối lượng tác phẩm tiểu luận phê bình phong phú, đồ sộ. Từ những bài tranh luận văn học sôi nổi thời Thơ Mới
(1932-1945) đến Tiếng thơ (1951), Những bước đường tư tưởng của tơi (1958); từ
Phê bình giới thiệu thơ (1960) đến Trị chuyện với các bạn làm thơ trẻ”(1961), Dao
có mài mới sắc (1963), Lượng thông tin và những kỹ sư tâm hồn ấy (1978), Các nhà


thơ cổ điển Việt Nam, tập I (1981), tập II (1982) và Công việc làm thơ (1984), Sự
uyên bác với việc làm thơ”(1985)... Hơn ba nghìn trang sách, gần hai chục cơng trình,


chỉ tính riêng các tác phẩm lí luận, phê bình, ta đã có thể gọi Xuân Diệu là một “đại
gia”
Phê bình nghiên cứu văn học theo nghĩa như một hoạt động chuyên nghiệp, ở
nước ta, lại ra đời khá muộn. Tính cho đến nay thì trong thành tựu chung của văn học
hiện đại nước nhà, phê bình vẫn phát triển chậm. Xn Diệu, đến lượt ơng, khi viết
phê bình, đã không ngần ngại lập nên danh sách năm tên tuổi lớn nhất trong lịch sử
văn học Việt Nam từ khởi thuỷ cho đến năm 1945: Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Hồ
Xuân Hương, Tú Xương và Ðoàn Thị Ðiểm (nếu bà quả đúng là tác giả bản dịch
Chinh phụ ngâm hiện hành).
Các nhà thơ cổ điển Việt Nam là một cơng trình lớn của một nhà thơ lớn viết về
các nhà thơ lớn. Tác phẩm chinh phục độc giả bằng những kiến giải uyên bác, những
cảm nhận tinh tế của một nhà phê bình xuất sắc, một nghệ sĩ bậc thầy. Xuân Diệu là
một nhà nghiên cứu văn học sâu sắc, một nhà phê bình tinh tế, một nhà lý luận văn
học độc đáo. Bộ sách dày hai tập Các nhà thơ cổ điển Việt Nam là một cơng trình đồ
sộ về truyền thống thơ ca nước nhà. Những khám phá, những phân tích của ơng về
các nhà thơ cổ điển cũng đã trở thành những nhận định "cổ điển". Ai đã đọc cơng trình
Các nhà thơ cổ điển Việt Nam”của thi sĩ Xuân Diệu mới thấm thía cái cách thi nhân
tự làm giàu mình bằng con đường học tập các bậc tiền bối của dân tộc. Có thể thấy,
Xuân Diệu là một tài năng lớn không chỉ ở lĩnh vực thi ca mà cả ở lĩnh vực phê bình.
Với hai tập Các nhà thơ cổ điển Việt Nam, Xuân Diệu đã xếp chỗ ngồi trang trọng và
phù hợp cho các nhà thơ tiền bối mà tên tuổi họ mỗi khi nhắc đến đều làm sống dậy
trong lòng người Việt Nam một tình cảm yêu mến và tự hào. Qua những trang bình
thơ của Xuân Diệu, ta được tiếp cận với một lối lý luận khúc chiết, sắc sảo, một cách
thưởng thức và thẩm định đầy trách nhiệm đối với di sản văn học của tiền nhân. Và ta
bị lôi cuốn bởi chất văn dào dạt thấm đẫm phong cách Xuân Diệu, khiến ông không
lẫn với một ai khác.

Tác phẩm Các nhà thơ cổ điển Việt Nam là cơng trình chỉ có các nhà phê bình
lớn, nhà văn hóa thực sự un bác, tài hoa mới vươn tới được. Hai tập sách thực sự là
một cơng trình đồ sộ, một đóng góp lớn lao của nhà thơ Xuân Diệu trong lĩnh vực
nghiên cứu, phê bình văn học cổ điển dân tộc. Tất nhiên, đó đây vẫn xuất hiện những
nét cực đoan, quá khích, bị ảnh hưởng bởi quan điểm chính trị, giai cấp. Đó là những
hạn chế khơng thể tránh khỏi do bối cảnh của thời đại và do phương pháp phê bình
theo lối xã hội học dung tục mang lại. Nhưng không thể phủ nhận một điều rằng qua
tâm hồn, tài năng và nghệ thuật, sự phân tích và diễn đạt của Xuân Diệu, những giá
trị tinh hoa của văn học truyền thống từ Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương,
Cao Bá Quát đến Nguyễn Khuyến, Trần Tế Xương, Nguyễn Đình Chiểu, Đào
Tấn…đều hiện lên vô cùng gần gũi, thân thiết đối với con người hôm nay. Cùng với
chân dung Các nhà thơ cổ điển Việt Nam, người đọc đã nhận ra được chân dung của
nhà thơ, nhà phê bình Xuân Diệu uyên bác, cần mẫn, rất mực tinh tế và tài hoa.
Tìm hiểu nghiên cứu đóng góp của Xn Diệu ở lĩnh vực này sẽ giúp ta rút ra
được những bài học bổ ích, những kinh nghiệm quí báu cho sự nghiệp xây dựng và


phát triển nền phê bình văn học hiện nay. Mặt khác, Xuân Diệu là một tác gia văn
học lớn. Chính vì vậy, đã đến lúc muốn khai thác một cách toàn diện và sâu sắc sự
nghiệp của Xuân Diệu cũng như những đóng góp lớn lao của ơng đối với nền văn học
nước nhà, rất cần có những cơng trình nghiên cứu chuyên biệt từng tác phẩm, từng
chặng đường, từng phương diện sáng tạo của ông. Và tất nhiên, trong đó chúng ta
khơng thể khơng có những cơng trình chun sâu khám phá vẻ đẹp và những đóng
góp của văn tài Xuân Diệu trong lĩnh vực phê bình, nghiên cứu văn học.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu :
2.1. Mục đích nghiên cứu:
Luận văn muốn phân tích, tìm hiểu, phát hiện những đóng góp của Xuân Diệu
trong việc đánh giá những giá trị nội dung cũng như giá trị nghệ thuật của các tác giả
văn học trung đại (bên cạnh những điểm cịn hạn chế trong phê bình của Xuân Diệu)
qua Các nhà thơ cổ điển Việt Nam. Qua đó, chúng ta sẽ khẳng định được tài năng

phong phú, đa dạng và vị trí tầm cỡ của Xuân Diệu trong lịch sử văn học Việt Nam
thế kỉ XX.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu:
Nhiệm vụ của luận văn là tìm hiểu một cách hệ thống, tương đối toàn diện,
đưa ra nhận xét, đánh giá về những thành tựu trong sự nghiệp phê bình, nghiên cứu
văn học trung đại của Xuân Diệu qua cuốn Các nhà thơ cổ điển Việt Nam. Để đạt
được nhiệm vụ trên, chúng ta sẽ có sự so sánh, đối chiếu với một số nhà phê bình văn
học tiêu biêu cùng thời để bước đầu phát hiện những nét nổi bật và phong cách nghệ
thuật phê bình Xuân Diệu. Từ đó, ta khẳng định vị trí và đóng góp lớn lao của ơng
trong lĩnh vực sáng tạo này nói riêng và trong nền văn học nước ra nói chung.
3. Phương pháp nghiên cứu và giới hạn phạm vi nghiên cứu
3.1. Phương pháp nghiên cứu:
Để thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu nói trên, luận văn kết hợp vận dụng các phương
pháp sau :
- Phương pháp phân tích tác phẩm văn học.
- Phương pháp so sánh văn học.
- Phương pháp tập hợp, thống kê, phân loại
- Phương pháp lịch sử.
- Phương pháp tiếp cận hệ thống.
- Phương pháp liên ngành.
3.2. Giới hạn phạm vi nghiên cứu:
Sự nghiệp phê bình văn học trung đại của Xuân Diệu rất phong phú. Luận văn
chỉ tập trung chỉ ra những đóng góp về mặt nội dung tư tưởng cũng như về giá trị
nghệ thuật để từ đó làm nổi bật phong cách phê bình của Xuân Diệu qua cuốn sách
Các nhà thơ cổ điển Việt Nam. Trong tác phẩm này, rất nhiều gương mặt các tác giả
cổ điển Việt Nam đã được nhắc tới, do khuôn khổ của luận văn nên chúng tôi chỉ đi


sâu vào tìm hiểu những tác phẩm văn học trung đại của một số tác giả tiêu biểu như
Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương, Nguyễn Khuyến…

4. Giới thiệu sơ lược cấu trúc luận văn:
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, luận văn của chúng tôi gồm hai chương sau đây
:
Chương 1: Sự vận động trong quan niệm về thơ và phê bình thơ của Xn Diệu
Chương 2: Đóng góp về nội dung tư tưởng và giá trị nghệ thuật của Xuân Diệu với
các tác giả, tác phẩm văn học trung đại Việt Nam (qua Các nhà thơ cổ điển Việt
Nam)
PHẦN NỘI DUNG
Sự vận động trong quan niệm về thơ và phê bình thơ của Xuân

Chương 1:
Diệu
1.1 Quan niệm của Xuân Diệu về thơ
Sở dĩ nói quan niệm văn học của Xuân Diệu trước hết và chủ yếu là quan
niệm về thơ vì thơ chính là đối tượng xun suốt hoạt động phê bình nghiên cứu của
ơng.
1.1.1. Thơ trước hết là cuộc sống, cuộc sống trần thế nơi trần tục này
Với Xuân Diệu, quan niệm bao trùm thơ đó là sự sống. Quan niệm này chi
phối cả cuộc đời lao động sáng tạo của ơng. Nó khơng chỉ nhấn mạnh đến tầm quan
trọng và mối quan hệ hữu cơ giữa thơ với cuộc sống mà cịn có tác dụng phê phán
những quan niệm thần bí, thốt ly và dung tục hóa thơ. Với ơng, chân lý cuối cùng,
chân lý cao nhất, suy đến cùng vẫn là cuộc sống. Quan niệm nhất quán, bao trùm của
Xuân Diệu: Thơ là sự sống tươi trẻ, say mê, nồng ấm; thơ là sản phẩm của cảm xúc,
của trí tuệ, là tinh chất cuộc đời. Thơ là cuộc sống mà “Đã là cuộc sống, thì chẳng
bao giờ chán nản”.
Mặc dù là một nhà thơ lãng mạn, ln say đắm trong tình u, thống qua,
tưởng là thơ thốt ly hiện thực nhưng trái lại đó chính là niềm khát khao giao cảm với
đời của Xuân Diệu. Trong thơ ông không thiếu những vần thơ thể hiện rõ quan niệm
về mối quan hệ máu thịt giữa nhà thơ với cuộc đời hay cuộc đời với nhà thơ. Khi
quan niệm về nhà thơ, Xuân Diệu cho rằng làm thi sĩ là một cuộc đấu tranh, một

sướng vui trong gian khổ. Người làm thơ không thể không trải qua một sự “rèn luyện
cật lực”, phải chân thực đừng mượn hơi người khác thổi cái bong bóng của mình.
Nhà thơ cịn phải có tài, có vốn sống sâu rộng có bản lĩnh, phải biết hy sinh cho thi
phẩm của mình. Ơng khẳng định: “Tơi sáng tác vậy thì tơi tồn tại”, hồn vía của nhà
thơ là ở cây bút và tác phẩm. Trong quy trình sáng tạo thơ, theo Xuân Diệu cái chính
khơng phải là vấn đề kỹ thuật mà cái chính phải là ở chất cảm xúc
1.1.2. Thơ là trái tim chân thật, là qui luật tình cảm.
Xuân Diệu càng quan tâm đến vấn đề chất sống, chất đời trong thơ bao nhiêu,
Xuân Diệu càng đề cao tính chân thật của tác phẩm nghệ thuật bấy nhiêu. Rất nhiều


lần trong các bài nói chuyện, trong các cơng trình tiểu luận phê bình, Xuân Diệu vẫn
hằng như một yêu cầu thường trực:
“Thơ phải:
Chân, chân, chân
thật, thật, thật!”
Thơ vốn là thể loại thiên về phía bộc lộ cảm xúc, tình cảm. « Thơ cịn là thơ nữa » là
cách nói của Xuân Diệu về quy luật của nghệ thuật, quy luật của tác phẩm, cụ thể
hơn là những đặc trưng của thơ, bí quyết của thơ- « đức tính thơ ». Xuân Diệu quan
niệm nhà thơ lớn là nhà thơ nắm bắt được sâu sắc nhất qui luật của trái tim, con
đường ngắn nhất để thơ đến với người đọc là con đường thẳng trực tiếp từ trái tim
đến trái tim. Cho nên “đức tính” trước tiên của tác phẩm thơ cũng như của nhiều tác
phẩm nghệ thuật khác là “sự cộng thêm vào thực tại một tâm hồn, một trí tuệ, một
tình cảm, một sáng tạo”
Khơng phủ nhận thơ là một nghề, hiểu rất rõ “nghề thơ cũng lắm công phu”,
nhưng Xuân Diệu không bao giờ coi cái tài, cái khéo là quyết định tất cả. Theo ông,
cần phải “có hồn để sai khiến kĩ xảo”, cần phải có mạch đập trái tim sau từng con
chữ thì thơ mới đi vào được cõi lớn rộng, dài lâu. Muốn vậy, người làm thơ phải sống
thật, yêu thật, phải hiểu việc đời, việc người vơ cùng sâu sắc, cịn “sống cạn như đĩa
đèn” thì làm sao mà có thơ hay được.

1.2. Quan niệm của Xuân Diệu về phê bình thơ
1.2.1. Phương pháp phê bình nghiên cứu của Xuân Diệu
Xuân Diệu đã khẳng định sự cần thiết của khen, chê trong phê bình văn học. Bởi
vì, theo ơng, chê thơ mà khơng đúng thì rất có hại, sẽ làm nản người viết; nhưng khen
thơ khơng đúng thì cũng rất có hại vì khuyến khích sự viết dở, và có một cái gì như là
quảng cáo cho hàng khơng tốt, ngồi sự làm sai lạc khiếu thẩm mỹ của cơng chúng,
cịn phạm vào sự chân thật, sự thật thà. Như vậy, khen, chê một cách xác đáng, phê
bình mới thực sự đóng vai trò hướng dẫn dư luận bạn đọc và thúc đẩy sáng tác. Cái
hay, cái khó của phê bình văn học có khi cũng chính là ở chỗ này. Bởi lẽ, thái độ
khen chê ấy khơng chỉ nói lên trình độ, tài năng, bản lĩnh mà còn thể hiện cả đạo đức
của nhà phê bình. Dù muốn hay khơng thì phê bình cũng phải lựa chọn và đánh giá
Để phê bình thực sự thuyết phục, Xuân Diệu rất coi trọng niềm thơng cảm, thấu
hiểu giữa nhà phê bình và nhà sáng tác. Xn Diệu cịn nhấn mạnh và giải thích rõ
hơn, thấu hiểu tư tưởng lập trường đã đành, còn cần phải thấu hiểu cả phương pháp
cấu tứ, tạo hình, bút pháp, thói quen, cá tính của một nhà thơ. Vì thế, nhà phê bình
cần phải xác định, phê bình khơng phải là chỉ trích, nhà phê bình khơng phải là lên
lớp bằng chủ quan của mình, mà nhiệm vụ chính của nhà phê bình trong quan niệm
của Xuân Diệu là "giúp cho bạn yêu thơ hiểu một thời đại, một nền thơ, một nhà
thơ".


Phê bình văn học, ở một góc độ nào đó, phải cùng chung khát vọng ấy mới thực sự là
"người mơi giới", là “bà đỡ” cho những cơng trình sáng tạo đầy trăn trở của người
nghệ sĩ. Với Xuân Diệu, phê bình nghiên cứu văn học có hai mục đích: Một là, để
đưa thơ đến cho đại chúng, cho mọi người; hai là để “hút nhụy mật” cho mình
1.2.1.1. Phương pháp “mắt xanh điểm huyệt vào chất văn”
Là nhà thơ của “tơi giàu đơi mắt”, của “cái nhìn”, Xn Diệu rất hay nói đến
“mắt xanh”. Trong quan niệm của Xuân Diệu “đơi mắt là cái giác quan trí tuệ hơn cả,
chiếm lĩnh sự vật hơn cả, hình tượng đập vào mắt, đập vào tri thức, trí tuệ nên rất
mạnh”. Cịn “mắt xanh” là mắt tinh nhạy, trẻ trung; là trẻ tri âm , tri kỉ, là gout, là sự

thấu hiểu, là linh cảm để phát hiện trúng vấn đề”. Thuật phê bình của Xn Diệu có
một loạt thao tác bắt đầu từ “mắt xanh” ấy. Xuân Diệu dùng mắt xanh như một công
cụ đắc lực để tập hợp, lựa chọn, xác minh và xử lí văn bản. Bước vào cõi linh diệu
của thơ, để hiểu hồn thơ, Xuân Diệu dùng “mắt xanh điểm huyệt” để phát hiện nhãn
tự, thần cú…
1.2.1.2. Phương pháp thể nghiệm đồng sáng tạo
Đây là một cách phê bình khơng đem những ý niệm có sẵn để áp đặt cho tác giả,
tác phẩm mà ln tìm mọi cách hố thân vào hồn cảnh sang tác cùng sống với
những tâm tình vui buồn yêu ghét của tác giả từ đó để hiểu bằng cái nhìn của người
trong cuộc.
1.2.1.3. Huy động triệt để vốn văn hoá, đời sống vào trường liên tưởng thẩm
mỹ
Xuất phát từ khái niệm “trường liên tưởng thẩm mĩ”, có thể thấy được rằng Xuân
Diệu có một trường thẩm mỹ rất rộng lớn, phong phú và sâu sắc. Với đời sống, vốn
văn hoá ấy Xuân Diệu khơng chỉ có tài liên tưởng so sánh trong thơ, mà còn vận
dụng rất sinh động đắc đại vào văn tiểu luận, phê bình.
So sánh đồng đại, so sánh lịch đại, so sánh để làm nổi bật vấn đề, để nhận thức
sáng tỏ chân lí, để nhận diện bước tiến của từng nhà thơ và phong cách sáng tạo khác
nhau giữa nhà thơ này và nhà thơ khác được Xuân Diệu với vốn tri thức và tình cảm
đầy ắp của mình thể hiện một cách rất linh hoạt
1.2.1.4. Phương pháp phân tích tác phảm như một cơ thể sống, một chỉnh thể
nghệ thuật sinh động
Với quan niệm sự sống bao giờ cũng có tính hồn chỉnh; mỗi bài thơ là “một cơ thể”,
“một sinh vật”, “một tác giả”,”một con người”, Xuân Diệu thường dùng “mắt xanh”


nhận xét bao quát toàn bộ thế giới nghệ thuật tác phẩm, ghi nhận ấn tượng chung của
chỉnh thể nghệ thuật, sau đó mới đi vào phân tích chi tiết.
1.2.2. Những u cầu cần có ở một nhà phê bình thơ
Theo Xuân Diệu, nhà phê bình thơ phải am hiểu đặc trưng của văn nghệ và

đặc điểm của công việc sáng tác thơ. Ngoài ra, để khắc phục sự khen chê tuỳ tiện
khơng đúng trong phê bình thơ. Ngồi ra, Xuân Diệu cho rằng cần có trong đổi thống
nhất về “thước đo” thơ, phải có những tiêu chuẩn thẩm mỹ vững vàng làm cơ sở cho
việc đánh giá, bình luận. Đặc biệt, Xuân Diệu nhấn mạnh nhà phê bình thơ phải hiểu
rõ và gần gũi với cơng chúng thơ.
1.3. Nhìn lại một số thành tựu nghiên cứu phê bình thơ của Xuân Diệu qua
các chặng đường.
Chúng ta có thể thống kê những tác phẩm tiểu luận phê bình mà Xuân Diệu đã
viết để có cái nhìn khái qt nhất về chặng đường sáng tác của ơng:
1.3.1. Thời kì Thơ mới (1932- 1945)
Trên báo Ngày nay thời ấy xuất hiện một loạt bài phê bình mang tên ơng như
: Thơ khó, Tính cách An Nam trong văn chương, Mở rộng văn chương, Thơ Huy Cận,
Công của thi sĩ Tản Đà…Xuân Diệu đã có nhiều bài tranh luận văn học sơi nổi đăng
trên các báo khác như Phong hóa, Tao đàn… Một số bài khác được tập hợp in lại
trong “Thanh niên với quốc văn”. Những tác phẩm nay đã nói lên quan niệm sống,
quan niệm thơ ca của Xuân Diệu, góp phần tích cực làm nên chiến thắng của Phong
trào Thơ mới. Có thể coi đây là chặng đường đầu tiên báo hiệu bản lĩnh của một nhà
thơ, một nhà phê bình, một quan niệm cởi mở về tính dân tộc của văn chương.
1.3.2.Những năm kháng chiến chống Pháp (1946-1954)
Cách mạng tháng Tám thành cơng đã giải phóng dân tộc ra khỏi xiềng xích
nơ lệ và mở ra một chân trời mới cho sáng tạo văn học nước nghệ thuật. Đối với một
thế hệ nhà thơ đã từng “chín mấy mùa thương đau” trong xã hội cũ, những năm
kháng chiến chống Pháp là giai đoạn chuyển mình, rèn luyện để hồ nhập với cuộc
sống mớí. Một số bài viết buổi đầu của Xuân Diệu như Nhân xem quyển Nguyễn với
bút danh Triều Mai, Văn hố Việt Nam sẽ khơng đi theo nấm mồ văn hoá Pháp đều
nằm trong mạch bày tỏ quyết tâm “lột xác” và “nhận đường” của nhiều nghệ sĩ lúc
bấy giờ. Kháng chiến toàn quốc bùng nổ, Xuân Diệu cùng nhiều anh chị em văn nghệ
lên chiến khu Việt Bắc. Năm 1947, Xuân Diệu công tác ở Đài truyền hình Việt Nam,
và theo hồi kí Những kỉ niệm chung quanh Tạp chí văn nghệ thì bắt đầu từ số 5
(2/1948) ông viết mục Tiếng thơ cho tờ tạp chí này. Tuyển tập cái bài viết ấy, Nhà

xuất bản Văn nghệ đã in thành sách Tiếng thơ, ấn hành vào năm 1951 là đóng góp
nổi bật của Xuân Diệu trong lĩnh vực phê bình văn học ở giai đoạn đầu xây dựng nền


văn nghệ mới. Tiếng thơ ở đây cũng là “tiếng đời”, “tiếng của kháng chiến”, tiếng
của sự sống”.
1.3.3. Từ 1955- 1985
Đây là chặng đường Xuân Diệu vẫn tiếp tục ra mắt bạn đọc nhiều tập thơ mới,
nhưng cũng là ba mươi năm Xuân Diệu dồn nhiều tâm sức cho hoạt động phê bình
nghiên cứu văn học. Các tác phẩm tiêu biểu của giai đoạn này có thể kể đến như
Những bước đường tư tưởng của tơi (1958), Trị chuyện với các bạn làm thơ trẻ
(1961), Dao có mài mới sắc (1963), Và cây đời mãi mãi xanh tươi ( 1971), Các nhà
thơ cổ điển Việt Nam tập I, tập II (1981, 1982)…Các tác phẩm đã cho thấy bút lực
dồi dào và sung mãn của Xn Diệu.
Có thể coi Cơng việc làm thơ như là một trong những tập giáo trình của Xuân
Diệu về nghề thơ mà suốt đời ông đã say mê và muốn truyền lại cho lớp trẻ. Bài tiểu
luận cuối cùng Sự uyên bác với việc làm thơ (viết vào tháng 11/1985) mà Xuân Diệu
chưa kịp đọc tại Hội nghị những người viết văn trẻ toàn quốc lần thứ ba (12/1985)
cũng nằm trong mạch trí tuệ và cảm xúc ấy.
1.4. Xuân Diệu với gia tài văn học cổ điển dân tộc
Xuân Diệu tiếp cận gia tài này với ý thức “để biết quá khứ mà lo liệu cho tương
lai”, và cũng như một nhu cầu giải toả nội tâm, khơng phải để đánh giá mà chính là
để cho “thoả lòng yêu thương dân tộc, yêu thương quốc văn, yêu thương những tài tử
lớn, họ vượt qua những hạn chế của thời đại cũ, đóng góp tiếng nói lớn cho dân tộc
Việt Nam, cho nhân loại”
Với tâm huyết ấy, nắm vững quan điểm lịch sử, nêu cao thái độ đối với vốn cũ
văn hoá dân tộc là “gạn đục khơi trong”, cơng trình Các nhà thơ cổ điển Việt Nam
của Xuân Diệu đã giới thiệu hầu hết các danh nhân tiêu biểu cho tinh hoa văn học cổ
điển nước nhà.
Chương 2:

Đóng góp (về nội dung tư tưởng và giá trị nghệ thuật) của Xuân Diệu với các tác
giả, tác phẩm văn học trung đại Việt Nam (qua Các nhà thơ cổ điển Việt Nam)
2.1. Bối cảnh văn hóa, tư tưởng chính trị những năm 1960, 1970 (Bối cảnh
phê bình trong Các nhà thơ cổ điển Việt Nam)
Giai đoạn này, văn nghệ vẫn đi theo khuynh hướng triệt để của văn chương
1945- 1975 : khuynh hướng mácxít nhất quán. Điều đó xuất phát từ những mục tiêu
cao quý và thiêng liêng mà những nhà văn hóa nói chung và nói riêng là những người
cầm bút chân chính, tình nguyện hướng tới : Độc lập của dân tộc, tự do của nhân dân,
thống nhất của đất nước.
Bối cảnh để Xuân Diệu viết tác phẩm Các nhà thơ cổ điển Việt Nam là giai
đoạn tư tưởng dân tộc, tư tưởng giai cấp, chính trị đang đè nặng lên vai các văn nghệ
sĩ. Xuân Diệu đã đi theo cách mạng. Trước Cách mạng Tháng Tám, Xuân Diệu là


một nhà thơ lãng mạn tiêu biểu cho Phong trào Thơ Mới . Sau Cách mạng Tháng
Tám, từ một nhà thơ lãng mạn, Xuân Diệu trở thành một nhà thơ cách mạng Ông đã
đi từ “thế giới của một người” đến với “thế giới của tất cả”. Ông đã thành cơng trong
việc thực hiện q trình “lột xác” của mình. Tư tưởng chính trị, cách mạng, kháng
chiến đã thấm nhuần vào trong con người ông. Và tất nhiên những sáng tác văn thơ
nói chung của ơng và những sáng tác phê bình nói riêng sẽ chịu ảnh hưởng trực tiếp
từ điều này. Do áp lực của cơng tác chính trị nên trong nhiều bài phê bình của Xuân
Diệu, chúng ta sẽ thấy xuất hiện yếu tố cơ hội chủ nghĩa, cái nhìn có phần cực đoan
của tác giả. Mặt khác, giai đoạn Xuân Diệu viết Các nhà thơ cổ điển Việt Nam là khi
phương pháp phê bình xã hội học dung tục đang “chế ngự”, thống trị. Chính vì thế
nên trong tác phẩm này ta sẽ thấy được cái tinh tế trong phát hiện của Xuân Diệu về
các tác giả, tác phẩm văn học trung đại. Nhưng đồng thời ở đây ta vẫn thấy cịn sót
lại những tàn dư của cái nhìn bảo thủ, dấu vết, sự tác động của bối cảnh thời đại.
Điều này xem ra cũng là khó tránh khỏi. Chúng ta sẽ có cái nhìn đa chiều và khách
quan hơn về sáng tác phê bình của tác giả này.
2.2. Những điểm hạn chế trong sáng tác phê bình của Xuân Diệu

Chúng ta khi nhìn lại chặng đường sáng tác phê bình của Xn Diệu có những
điểm hạn chế cần phải chỉ ra. Điều này là vô cùng cần thiết. Những hạn chế này một
phần là do tác động của bối cảnh xã hội mang lại , mặt khác bắt nguồn từ cá nhân
Xuân Diệu.
Như ta đã biết, Xuân Diệu là một đại diện tiêu biểu - là “nhánh” tạo được thanh
thế lớn hơn cả, và đương thời, thành tựu của “nhánh” này cũng được phổ biến sâu
rộng hơn cả. Điều đó, cộng với sự tự ý thức rất cao về tài năng và vị thế cá nhân
trong làng thơ (như nhiều câu chuyện đời thường cho thấy) có thể là nguyên nhân
dẫn đến ở Xuân Diệu, trong những lúc nào đó, có một lối nhìn thơ, thẩm thơ, định giá
thơ rất... Xuân Diệu! Nghĩa là, ông lấy chính ơng, lấy chính những ngun tắc sáng
tạo thơ ca đã khiến ông đạt được thành công rực rỡ hồi những năm 1930 làm “vật
chuẩn” để đo các tác giả, tác phẩm thơ khác - cụ thể là các tác giả, tác phẩm xuất hiện
sau ơng. Cái gì “lệch chuẩn”, “vượt chuẩn” đều bị ông phê phán khá nghiêm khắc.
Oái oăm thay, trong số những cái “lệch chuẩn”, “vượt chuẩn” ấy lại có những cái
đích thực là sáng tạo báo trước một chân trời mới của thi ca. Nghĩa là, nói cách khác,
ở nhà thơ “mới nhất trong các nhà Thơ Mới” (Hoài Thanh) đã xuất hiện “điểm dừng
bảo thủ”: ông không chấp nhận bị phủ định bởi cái mới hơn mình của các nhà thơ lớp
sau. Ví dụ rõ nhất cho phản ứng này là việc Xuân Diệu phê phán thơ khơng vần của
Nguyễn Đình Thi trong Hội nghị tranh luận văn nghệ Việt Bắc năm 1949.
2.3. Nghệ thuật phê bình của Xuân Diệu
Xuân Diệu coi trọng thâm nhập vào thế giới văn bản thơ, chú ý đến đầy đủ các yếu tố
hình thức, từ cấp thấp như vần thơ, dùng chữ, nhịp điệu, câu thơ, thể thơ đến kết cấu.
Xuân Diệu còn chú ý đến cả cảm xúc của tác giả, cố gắng tránh suy diễn mà ông bám
sát văn bản, đi từ văn bản nên nhiều chỗ rất tinh tế. Cái tôi của ông thể hiện rất đậm


nét trong phê bình, chịu trách nhiệm cá nhân .Chúng ta có thể thấy được một vài đặc
điểm chính sau về nghệ thuật viết phê bình của Xuân Diệu.
2.3.1. Xuân Diệu- nhà thơ trong nhà phê bình
Thực ra ở nước ta, không chỉ riêng Xuân Diệu, nhiều nhà văn, nhà thơ cũng vừa

viết văn ,làm thơ, vừa có tác phẩm phê bình như Nguyễn Tuân, Chế Lan Viên,
Nguyễn Đình Thi…Khác với những nhà phê bình chuyên nghiệp, đối với những
nghệ sĩ vừa sáng tác, vừa làm phê bình này, họ đều có chung một chỗ mạnh; ấy là
khơng chỉ nhìn tác phẩm từ bên ngồi mà cịn có cả cái nhìn từ quá trình bên trong, vì
họ đã từng là “người mẹ mang nặng đẻ đau” những “đứa con tinh thần”.
Với nhà thơ Xuân Diệu, “con người dường như sinh ra để làm thơ” thì văn
xi, hoặc tiểu luận phê bình của ơng đều là những phiên bản của thơ; sáng tác văn
xi hay làm phê bình đều là những hoạt động cho thơ, đều khơng ngồi cảm hứng
dào dạt muốn gửi đến muôn đời niềm yêu thơ “ngàn năm không thoả”
Là người đọc rộng, biết nhiều, đôi mắt giàu có của Xn Diệu am tường nhiều
lĩnh vực văn hố, văn học, nhưng hầu hết những cơng trình phê bình nghiên cứu có
giá trị, những bài tiểu luận phê bình tâm huyết nhất ơng đều dành cho thơ. Hiếm thấy
có một nhà phê bình nào có sẵn một nguồn thơ đầy ắp, thường trực, vừa dào dạt thiết
tha, vừa rạo rực sơi nổi như Xn Diệu.
Chúng ta có thể thấy được rất rõ có một nhà thơ Xuân Diệu trong phê bình và đó
cũng chính là đặc điểm nổi bật nhất trong phong cách phê bình Xuân Diệu. Tất nhiên,
bên cạnh đó cịn có những đặc điểm khác gắn với chức năng phê bình. Ơng thường
xuất phát từ cái tơi cá nhân, những kinh nghiệm cá nhân trong sáng tác và đọc văn
học chứ ít khi dựa vào lý luận hay các khái niệm lý luận phê bình, những phân tích về
vần, về nhịp thơ của ơng rất độc đáo, tuy có thể đơi khi dung tục, song hầu hết rất
sinh động; ơng hay đưa xúc cảm riêng để bình thơ.
2.3.2. Xuân Diệu bình và giảng
Văn phong trong phê bình, nghiên cứu, tiểu luận của Xuân Diệu ít khi mực
thước. Ông thường để cho cảm xúc cuốn đi, say sưa theo đuổi những ý tưởng của
mình. Trong những bài viết ông sử dụng một ngôn ngữ đa dạng và biến hố rất linh
hoạt. Với một cách nhìn sắc sảo, vừa bao quát vừa tỉ mỉ, với một văn phong độc đáo,
tự nhiên, Xuân Diệu đã làm cho những tên tuổi lớn trong kho tàng văn học dân tộc
thêm chói sáng.
2.3. Những đánh giá của Xuân Diệu về các nhà thơ cổ điển Việt Nam với
các tác phẩm tiêu biểu:

2.3.1. Xuân Diệu với Nguyễn Trãi
Từ tháng 7 năm 1957, sau khi chúng ta vừa tìm lại được Quốc âm thi tập,
theo nhà phê bình Hồi Thanh, thì Xn Diệu là người đầu tiên đã viết bài bình thơ
Nơm Nguyễn Trãi với một niềm cảm thơng sâu sắc.
Phê phán những cách nhìn lệch lạc sai lầm cho rằng thơ Nguyễn Trãi khơng
có giá trị cao vì buồn và đời yếm thế, Xuân Diệu đã giúp ta đánh giá đúng nội dung
tích cực, lớn lao của chữ „nhàn » với cái buồn trong thơ Nguyễn Trãi. Ông đã đi sâu


tìm hiểu cái chất chữ « nhàn » chỉ cho ta thấy Nguyễn Trãi « thanh nhàn » nhưng
khơng hề yếm thế, xa đời. Nhàn là một hình thức muốn giữ cốt cách thanh cao
« khơng chịu xiêu vẹo đuổi theo đời tục ». Nhàn vẫn lo âu việc đời, vẫn thao
thức, trong ruột thơ vẫn cháy một ngọn lửa đời rất ấm ». Nhàn khơng phải là mục
đích, ý muốn của Nguyễn Trãi mà do bắt buộc của hoàn cảnh lúc bấy giờ.
Không những vậy , Xuân Diệu đã làm nổi bật ở thơ Nguyễn Trãi một cái buồn
« ưu quốc ái dân ». Đó khơng phải là cái buồn trốn chạy, buồn nhàn rỗi, mà là «cái
buồn hồnh tráng và cái buồn bi tráng », cái buồn thẩm sâu trong tâm tư cũng là cái
buồn cứng cỏi, tự củng cố niềm tin của nhân cách lớn này « cái buồn có tầm vóc cao
lớn », cái buồn thật cao rộng, sâu xa », cái buồn vĩ đại của một tâm hồn cao cả mà ưu
ái, khổ đau. Chính những điều đó làm nên cái hay, cái sâu sắc trong thơ Nguyễn Trãi.
2.3.2. Xuân Diệu với đại thi hào dân tộc Nguyễn Du
Nguyễn Du và kiệt tác Truyện Kiều là niềm tự hào của văn học dân tộc và
nhân loại. Trong số các nhà thơ cổ điển mà Xuân Diệu đề cập đến, nhà thơ nào Xuân
Diệu cũng quý trọng, yêu mến. Nhưng chỉ khi nói về Nguyễn Du, ông mới dùng đến
cách gọi “thiên tài của loài người”, “nghệ sĩ lớn mang trái tim của thời đại, qua
những trang tiểu luận- phê bình của Xuân Diệu, chúng ta có thể thấy được niềm đồng
cảm sâu xa của một nhà thơ lớn thời hiện đại với “nỗi đau đớn lòng” của thi hào dân
tộc Nguyễn Du về “những điều trông thấy” trong “cõi người ta”, về số phận con
người trong xã hội cũ
Về đoạn Kim- Kiều tái hợp, xưa nay vẫn có nhiều ý kiến khác với mọi người,

Xuân Diệu có phát hiện độc đáo : cuộc đồn viên của Kim- Kiều chính là « bản cáo
trạng cuối cùng », « một bản cáo trạng bằng xương bằng thịt, bằng máu của tâm hồn.
Xuân Diệu đã phát hiện ra giọng điệu chủ đạo trong đoạn tái hợp này là lời tố cáo xót
xa, uất ức của « nạn nhân » Kiều đối với cái xã hội làm nàng cảm thấy ê chề, nhục
nhã. Chính lúc tái hợp tưởng như là vui sướng nhất thì Kiều lại đau khổ nhất.
« Nguyễn Du đã sử dụng triệt để cuộc đoàn viên để tính sổ một lần cuối cùng », sức
tố cáo thật là mạnh mẽ . Vì say mê, ngưỡng mộ Nguyễn Du và Truyện Kiều mà Xn
Diệu có khi cịn nêu được ý bất ngờ ngay cả những nơi mà nguời ta tưởng chừng như
khơng có gì để nói, để viết.
Bằng tất cả niềm say mê kết hợp với kiến thức, vốn sống và sức suy nghĩ giàu
có, Xuân Diệu cứ qua mỗi lần đọc lại Nguyễn Du và Truyện Kiều đều đánh thức ở
người đọc những cảm nhận tinh tế, sâu sắc. đóng góp đặc sắc nhất của Xuân Diệu
qua những trang đọc Kiều có lẽ chính là giữa bao nhiêu cây bút phê bình bàn luận về
Nguyễn Du và Truyện Kiều qua các thời đại , Xuân Diệu vẫn tìm ra cách tiếp cận của
riêng mình, một cách nói mới đầy sức cuốn hút của riêng mình, khơng trùng lặp và
không lẫn vào ai khác
2.3.3. Xuân Diệu với “bà chúa thơ Nôm” Hồ Xuân Hương
Hồ Xuân Hương là một hiện tượng độc đáo có một khơng hai trong lịch sử
văn học Việt Nam. Theo Xuân Diệu. Sau Nguyễn Du với Truyện Kiều , Xuân Hương
là nhà thơ cổ điển được nhắc tới nhiều nhất, gây nhiều tranh luận nhất. Xuân Diệu đã


nêu bật được ý nghĩa của tiếng nói phản kháng mạnh mẽ quyết liệt bao trùm trong
thơ Hồ Xuân Hương. Ơng giải thích đó là cái địi hỏi giải phóng ngấm ngầm của cả
một xã hội trước tình trạng nhiều người đã nặng nề chê trách và đối xử bất công với
thơ Xuân Hương, chung quy vấn đề dâm và tục, Xuân Diệu đã giúp ta cách nhìn nhận
đúng đắn « hiện tượng dâm tục » và tính đa nghĩa trong thơ bà chúa thơ Nôm. Xuân
Diệu đã phát hiện cốt lõi căn bản của thơ Xuân Hương là lòng ham sống, yêu đời,
yêu sự sống với con mắt xanh tri kỉ tri ân, ơng đã phân tích, nổi bật cho ta thấy thơ
Xuân Hương không dâm, không tục mà dạt dào sức sống của một tâm hồn đẹp đẽ, trẻ

trung, một sức sống hiện đại, mới mẻ, vừa khoẻ khoắn, vừa thanh tao, « thật là sáng
tạo ». Xuân Hương là người cách tân trong văn học dân tộc, là người mở đàu cho thời
kì phục hưng ở Việt Nam. Hơn thế nữa, thơ Xuân Hương không dâm, không tục mà
thể hiện một chủ nghĩa nhân văn cao cả, dũng cảm bênh vực phụ nữ bình dân đáng
q. « Thiên tài kì nữ », « nhà thơ dịng Việt, bà Chúa thơ Nôm » là cách gọi riêng
của Xuân Diệu dành cho Xuân Hương. Nhiều người cũng đã nói đến cái tài sử dụng
ngôn ngữ trong thơ Xuân Hương, nhưng chưa ai đọc và thẩm thơ một cách kì cơng
và nói lên với tất cả tình cảm sơi nổi, đam mê khơng giấu được như Xn Diệu.
Có thể nói rằng với những cơng trình phê bình, nghiên cứu cơng phu của Xuân
Diệu, hiện tượng Hồ Xuân Hương thực sự được nhìn nhận với tất cả vẻ đẹp độc đáo
và sống động của nó. Tuy khơng phải tất cả vấn đề phức tạp đã được giải quyết, song
nhiều ý kiến của Xuân Diệu, nhiều nhận định đánh giá của Xuân Diệu cho đến nay
vẫn chưa ai vượt qua. Hồ Xuân Hương thực sự trở thành một niềm tự hào của văn
học cổ điển Việt Nam
2.3.4.
Xuân Diệu với các nhà thơ cổ điển Cao Bá Quát, Nguyễn Khuyến,
Trần Tế Xương, Nguyễn Đình Chiểu...
Trong khi giới nghiên cứu thường xem Tú Xương là nhà thơ trào phúng lớn
thì Xuân Diệu đã đặt một vấn đề Tú Xương tìm ra cái gốc trữ tình sâu thẳm, ẩn chứa
ngay cả trong những câu thơ tưởng chừng trào lộng, kiêu bạc nhất. Lần đầu tiên Xn
Diệu đã phân tích tồn bộ nội dung trữ tình của thơ Tú Xương. Tú Xương là nhà thơ
có tâm hồn lớn, thơ ơng có cái nhìn hết sức vị tha, nhân ái. Cái cười của Tú Xương
thật sâu sắc, thật thấm thía, thật lớn lao, mang tình thương người, « bên trong cái vẻ
dường như cười là một giọt nước mắt long lanh ». « Rõ ràng là thơ Tú Xương trên
tồn bộ rất xúc động ». Đó là một người làm thơ đã nói thì muốn khạc cả tim phổi
của mình vào văn »
Với Nguyễn Khuyến, Xuân Diệu cho rằng « ơng sở trường nhất là những nhuần
nhị thấm thía của nét cảnh nơng thơn ».Nguyễn Khuyến nổi tiếng nhất trong văn học
Việt Nam là thơ Nôm, mặc dù ông đỗ đầu ba khoa thi chữ Hán, làm nhiều bài thơ
chữ Nho hay. Trong số các bài thơ Nơm đó, »nức danh » nhất là ba bài thơ về mua

thu. Xuân Diệu đã phân tích cho ta thấy những đặc điểm dân tộc đậm đà trong thơ
Nôm Nguyễn Khuyến. Ơng nâng cao Nguyễn Khuyến lên thành « nhà thơ của làng
mạc và dân quê, »,nhà thơ « bay bướm và lãng mạn », « nhà thơ cổ điển duy nhất của
mùa thu Việt Nam ».


KẾT LUẬN
Chúng ta có thể thấy Xn Diệu đã tìm hiểu một cách có hệ thống và làm sống
lại đẹp đẽ những nhà thơ cổ điển dân tộc, từ Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Hồ Xuân
Hương, Cao Bá Quát... đến những Nguyễn Khuyến, Trần Tế Xương, Nguyễn Đình
Chiểu,... Qua những trang bình thơ của Xuân Diệu, ta được tiếp cận với một lối lý
luận khúc chiết, sắc sảo, một cách thưởng thức và thẩm định đầy trách nhiệm đối với
di sản văn học của tiền nhân. Và ta bị lôi cuốn bởi chất văn dào dạt thấm đẫm phong
cách Xuân Diệu, khiến ông không lẫn với một ai khác - dù là những người cùng
nghiên cứu về cùng một đề tài cùng một tác giả văn chương.
Đối với cổ điển Việt Nam- mà việc nhận thức lúc bấy giờ vẫn còn những ý kiến
ngộ nhận, địi hỏi nhà phê bình có bản lĩnh phải có giải quyết chứ khơng chỉ có bình
luận xi chiều. Xn Diệu đã « dũng cảm xơng ra » giải quyết, lật lại các vấn đề,
phát hiện, đánh giá đúng những giá trị thẩm mĩ và nhân văn của hiện tượng thơ và rất
nhiều ý kiến của ơng đã trở thành định luận.
Qua ngịi bút phê bình của Xuân Diệu, chúng ta lắng nghe được một bản đàn
của văn học truyền thống dân tộc. Xuân Diệu đã tiếp cận gia tài của văn học cổ điển
dân tộc với một ý thức “để biết quá khứ mà lo liệu cho tương lai”, đồng thời đó cũng
như một nhu cầu giải tỏa nội tâm của ông. Khi lấy việc bình giải, cắt nghĩa, suy nghĩ
thêm về thơ Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, thơ Hồ Xuân Hương, thơ Cao Bá Quát, thơ
Nguyễn Khuyến, thơ Tú Xương, thơ Nguyễn Đình Chiểu...Xuân Diệu đã nhận lấy
một cơng việc dũng cảm : Nói về những cái tưởng như ai cũng biết rồi, ai cũng đã
nhiều lần nghe tới. Nói sao để có những phát hiện mới, cái đó thật khó. Nhưng nhà
thơ – nhà phê bình tài ba Xuân Diệu đã làm được điều đó. Để có được những cơng
trinh nghiên cứu chững chạc, kĩ lưỡng, Xuân Diệu đã phải rất dụng công

Với Các nhà thơ cổ điển Việt Nam , lại một lần nữa ý hướng phục vụ đại chúng
của Xuân Diệu được bộc lộ rõ. Trong văn phê bình nghiên cứu, Xuân Diệu hiện lên
như một diễn giả kĩ lưỡng, tỉ mỉ. Ơng khơng u cầu gì ở người nghe , ngồi một
điều tối thiểu là lắng nghe ơng. Về phần mình, Xuân Diệu đã chuẩn bị tất cả cho ta,
và đã cho hết lòng. Đối diện với mỗi tác phẩm cổ điển, ông chia sẻ vơi người đọc
từng biến thái nhỏ bé xảy đến trong tâm trí. Đó là một lối viết muốn đào cùng tát cạn
mọi hiện tượng, phanh phui bằng hết mọi bí mật trong sáng tác văn học. Trong khơng
ít trường hợp, người đọc cảm thấy người nghiên cứu ở đây là một người lắm lời, có
phần tán ra quá rộng, không tuân thủ một quy luật trong giao tiếp, một quy luật mà
chắc chắn tác giả biết rất rõ : Cần gợi nhiều hơn nói ; cần ngắn gọn, hàm súc. Tuy
nhiên, đây đã là cố tật của ơng, như nhiều người nói : Khơng thế thì không phải là
Xuân Diệu ! Cái công của Xuân Diệu trong việc trở về với cội nguồn thơ dân tộc là
rất đáng q, đáng trân trọng vơ cùng.
Cái đích mà ông khao khát chiếm lĩnh là những giá trị còn mãi trong đời. Việc
tìm hiểu giới thiệu các tác giả cổ điển, với tất cả sự khó khăn có thể có của nó, chừng
nào đó, vẫn bảo đảm cho Xuân Diệu có điều kiện đến với cái đích đã đề ra. Việc ơng
sốt sắng lao vào nó hết mình là kết quả của cả tình u lẫn một sự tính tốn khá chính


xác. Từ những quan niệm rõ ràng, chuẩn mực về thơ, về phê bình thơ, với những
phương pháp phê bình nhất qn, Xn Diệu đã đạt được khơng ít những thành tựu
trong phê bình thơ cổ điển.
Xuân Diệu đã ra đi. Nhưng những gì ơng để lại vẫn sống, vẫn tiếp tục giao cảm
với đời như nỗi khát khao của ông hằng mong lúc còn sống. Dù ở phương diện nào,
Xuân Diệu cũng có đóng góp rất to lớn với sự nghiệp văn học Việt Nam. Sự đóng
góp của Xuân Diệu diễn ra đều đặn và trọn vẹn trong các thể loại và các giai đoạn
lịch sử của dân tộc. Chính vì thế có thể nói rằng Xn Diệu xứng đáng là một nhà thơ
lớn, nhà văn hóa lớn. Chúng ta sẽ mãi mãi không quên công lao to lớn của ơng đối
với sự nghiệp phê bình thơ, góp phần nâng cao chất lượng thẩm mỹ thơ, trình độ
thưởng thức thơ...tất cả để xây dựng một nền thơ Việt Nam vươn tới tầm cao mới.


References.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Lại Nguyên Ân, Văn học và phê bình, Nxb Tác phẩm mới, 1987
2. Lại Nguyên Ân, Sống với văn học cùng thời, Nxb văn học, Hà Nội, 1997
3. Nguyễn Duy Bình, Tâm hồn thơ Xuân Diệu, Báo văn nghệ số 373, 1970
4. Trường Chính, Lời giới thiệu tuyển tập Hồi Thanh, tập 1, Nxb Văn học, Hà Nội,
1982
5. Hồng Chương, Anh đã đi đúng hướng, Văn nghệ cách mạng không ngừng, Nxb
Sự thật, Hà Nội, 1959
6. Xuân Diệu, Các nhà thơ cổ điển Việt Nam, NXb trẻ, 2006
7. Xuân Diệu, Giới thiệu Tuyển tập Huy Cận, Nxb Văn học, Hà Nội, 1986
8. Xuân Diệu, Tiếng thơ, Nxb Văn nghệ, Hà Nội, 1951
9. Xuân Diệu, Những bước đường tư tưởng của tôi, Nxb Văn hố, Hà Nội, 1958
10. Lê Đình Cúc, Lại bàn về phê bình văn học, Tạp chí văn học số 1, 1991
11. Lê Tiến Dũng, Xuân Diệu, một đời người, một đời thơ, Nxb Giáo dục, 1993
12. Phan Cự Đệ, Phong trào Thơ mới 1932- 1945, Nxb Khoa học xã hôị , Hà Nội
13. Phan Cự Đệ, Văn học lãng mạn Việt Nam (1930-1945), Nxb Văn học, Hà Nội,
2002
14. Hà Minh Đức, Anh đã sống hết mình cho cuộc sống và cho thơ, Xuân Diệu con
người và tác phẩm, Nxb Tác phẩm mới, Hà Nội,1987
15.Hà Minh Đức, Khảo luận văn chương, Nxb Khoa học xã hội Hà Nôi, 1997


16. Hà Minh Đức, Nhà văn nói về tác phẩm, NXb Văn học, Hà Nội, 1998
17. Hà Minh Đức, Thơ và mấy vấn đề trong thơ Việt Nam hiện đại, Nxb Giáo dục,
Hà Nội, 1998.
18. Nguyễn Thanh Hà, Xuân Diệu bàn về tiêu chuẩn phê bình thơ, Diễn đàn văn
nghệ Việt Nam số 6, 1998
19. Nguyễn Thanh Hà, Xuân Diệu bàn về công chúng thơ, Diễn đàn văn nghệ Việt

Nam số 4, 1999
20. Đỗ Đức Hiểu, Đổi mới phê bình văn học, Nxb Khoa học xã hội Hà Nội, 1994
21. Nguyễn Văn Khánh, Quan niệm về thơ của Xuân Diệu, Luận văn Thạc sĩ khoa
học ngữ văn, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội,
2003.
22. Trần Đăng Khoa, “Xuân Diệu”, sách Chân dung và đối thoại, Nxb Thanh niên,
1998
23. Lê Đình Kị, Phê bình nghiên cứu văn học, Nxb Giáo dục Hà Nôi, 1998
24. Mã Giang Lân, “Sự đa dạng của Xuân Diệu”, Xuân Diệu con người và tác
phẩm, Nxb Tác phẩm mới, 1987
25. Mã Giang Lân, “Xuân Diệu”, sách Nhà thơ Việt Nam hiện đại, Nxb Khoa học xã
hội, 1982
26. Mã Giang Lân, Tiến trình thơ hiện đại Việt Nam, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 2001.
27. Mai Quốc Liên, “Xuân Diệu qua Thi hào dân tộc Nguyễn Du”, sách Xuân Diệu
tình đời và sự nghiệp, Nxb Hội nhà văn, 1996
28. Thiếu Mai, “Nhà thơ thân thiết của chúng ta”, sách Xuân Diệu con người và tác
phẩm, Nxb Tác phẩm mới, 1987
29. Nguyễn Đăng Mạnh, Chân dung văn học, Nxb Thuận Hoá, Huế, 1990
30. Nguyễn Đăng Mạnh, “Tư tưởng và phong cách một nhà thơ lớn”, sách Chân
dung văn học, Nxb Thuận Hóa, 1990
31. Nguyễn Đăng Mạnh, “Vài suy nghĩ về phê bình văn học”, trong cuốn Các vấn
đề của khoa học xã hội- nhiều tác giả, Nxb Khoa học xã hội, 1990
32. Nguyễn Đăng Mạnh, “Thử điểm qua 40 năm phát triển của phê bình văn học”,
trong tập Một thời đại mới trong văn học- nhiều tác giả, Nxb Văn học, 1995
33. Nguyễn Lương Ngọc, “Xuân Diệu”, sách Nhớ bạn, Nxb văn học, 1992


34. Vương Trí Nhàn, “Xn Diệu và việc tìm hiểu gia tài văn học của cha ơng”,
sách Xn Diệu tình đời và sự nghiệp, Nxb Hội nhà văn, 1996
35. Hữu Nhuận (biên soạn), Xuân Diệu con người và tác phẩm, Nxb Tác phẩm mới,

1987
36. Như Phong, Phê bình văn học, Nxb Văn học, 1977
37. Vũ Tiến Quỳnh (biên soạn), Xuân Diệu- Huy Cận, Nxb Tổng hợp, 1991
38. Trần Đình Sử, Lí luận và phê binh văn học, Nxb Hội nhà văn, 1996
39. Trần Đình Sử, Dẫn luận thi pháp học, Nxb Giáo dục, 1999
40. Kim Thánh Thán, Phê bình thơ Đường, (Trần Trọng San biên dịch) ,Trường
ĐH Tổng hợp, TP Hồ Chí Minh, 1990
41. Hồi Thanh- Hồi Chân, Thi nhân Việt Nam,( tái bản), Nxb văn học, Hà Nội,
1982
42. Nguyễn Bá Thành, Thơ Chế Lan Viên với phong cách suy tưởng, Nxb Giáo dục,
Hà Nội, 1999.
43. Lưu Khánh Thơ (tuyển chọn và giới thiệu), Xuân Diệu về tác gia và tác phẩm,
Nxb Giáo dục, 1999
44. Lưu Khánh Thơ (tuyển chọn và giới thiệu), Xuân Diệu tác phẩm văn
chương và lao động nghệ thuật, Nxb Giáo dục, 1999
45. Lý Hoài Thu, Thơ Xuân Diệu trước Cách mạng tháng Tám - 1945 (Thơ thơ và
Gửi hương cho gió), Nxb Giáo dục, Hà Nội, 1998.
46. Đỗ Lai Thuý, Con mắt thơ, NXB Lao động, Hà Nội, 1992
47. Chu Quang Tiềm, Tâm lí văn nghệ, Nxb TP Hồ Chí Minh, 1991
48. Lê Ngọc Trà, Lí luận và văn học, NXB trẻ TP Hồ Chí Minh, 1990
49. Nguyễn Trác, Xuân Diệu, Xuân Diệu trong Giáo trình VHVN 1945- 1975, nhiều
tác giả, nxb Giáo dục, Hà Nội, 1990
50. Đặng Trung, Xuân Diệu đi nói chuyện thơ, Báo Tiền phong, 1996
51. Chế Lan Viên, Phê bình văn học, Nxb Văn học, 1962


52. Chế Lan Viên, Nghĩ cạnh dòng thơ, NXB Văn học, Hà Nội, 1981
53. Chế Lan Viên, Di cảo thơ, Nxb Thuận Hoá, Huế, 1993
54. Chế Lan Viên, Vào nghề, Nxb văn học, Hà Nội, 1993




×