Tải bản đầy đủ (.pdf) (36 trang)

Điện và điện tử cơ bản ô tô

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.02 MB, 36 trang )

Module 1. Điện và điện tử cơ bản



Trình bày khái niệm về điện và điện tử.



Hiểu các bộ phận của sơ đổ mạch điện và có thể đọc được

Mục tiêu

những sơ đồ mạch điện.



Giải thích các kiểu trao đổi thơng tin sử dụng trên xe.



Sử dụng dụng cụ kiểm tra và thiết bị chẩn đốn thích hợp.

1. Điện và từ tính
1.1 Điện
1.2 Dịng điện
1.3 Điện áp và điện trở
1.4 Lí thuyết về mạch điện
1.5 Công suất và công suất tiêu thụ
1.6 Từ tính
1.7 Dịng điện xoay chiều
1.8 Chất bán dẫn


1.9 Diode và Transistor
1.10 Cảm biến
2. Mạch điện
2.1 Kiến thức về mạch điện cơ bản
2.2 Phân tích mạch điện
3. Sự giao tiếp trao đổi thông tin
3.1 Cơ bản về sự giao tiếp và trao đổi thông tin
3.2 Sự giao tiếp trao đổi thông tin trên xe ô tô
4. Dụng cụ & thiết bị
4.1 Các nhãn cảnh báo an toàn và lời khuyên
4.2 Sử dụng đồng hồ đo điện
4.3 Sử dụng máy chẩn đoán GDS

1


1.

Điện và từ
1.1 Điện
Điện là một loại năng lượng có xuất phát từ các hạt mang điện tích dương và các hạt mang điện
tích âm của hạt nhân nguyên tử, nguyên tử là đơn vị cấu thành nên mọi dạng vật chất. Giống
như các loại năng lượng khác, điện cũng có thể tuyển tải từ một nơi này đến nơi khác. Nói một
cách đơn giản, điện có thể định nghĩa như một loại “năng lượng khơng thể nhìn thấy”.
1) Electron là gì?

Tất cả các kim loại điều có chứa electron. Nó là một loại hạt hình
thành nên ngun tử. Giống như mặt trăng quay quanh trái đất

thì electron cũng quay quanh tâm của nguyên tử. Tâm của

nguyên tử gọi là “lõi“ hay là “hạt nhân nguyên tử”. Trong hạt
nhân nguyên tử có chứa những hạt proton và neutron.
Electron mang điện tích âm, proton mang điện tích dương và
neutron khơng mang điện. Trong kim loại, một vài electron mất
liên kết với hạt nhân nguyên tử. Những electron này gọi là
“electron tự do“.
Những electron tự do này có khả năng di chuyên từ nguyên tử này đến nguyên tử khác. Sự di
chuyển của electron tự do này tạo nên dòng electron. Nhiệt độ tăng lên sẽ cảng trở sự di
chuyển của các electron. Sự di chuyển của dịng electron này có thể định nghĩa là “dòng điện“.
2). Sự di chuyển của điện tích
Một vật thừa electron được gọi là “mang điện tích âm (-)” và một vật thiếu electron được gọi là
“mang điện tích dương (+)”.
Khi một đối tượng mang điện tích âm kết nối với một đối
tượng mang điện tích dương bằng dây dẫn điện, những
electron thừa trong đối tượng mang điện tích âm di
chuyên sang đối tượng mang điện tích dương và giảm sự
thiếu hụt electron. Như sơ đồ bên trái, những electron đi
ra từ pin va chạm với electron của dây dẫn. Sự va chạm
này đẩy các electron tự do ra khỏi nguyên tử của dây dẫn
hình thành các lỗ trống và lỗ trống trong nguyên tử của
dây dẫn được điền vào bằng electron của pin. Những
electron này đi đến cuối dây dẫn rồi đi vào cực dương
của pin. “Điện tích" là đơn vị cơ bản sự di chuyển của
dòng điện. Dòng điện tiếp tục di chuyển cho đến khi
khơng có sự khác biệt trong điện tích dương (+) và âm (-).

2


1.2 Dịng điện

1) Dịng điện là gì?
Như giải thích ở trên, khi nối một vật mang điện tích âm
với một vật điện tích dương sẽ làm những electron di
chuyển từ (-) sang (+). Khi đó, người ta nói rằng có một
“dòng điện" trong dây điện. Như vậy, dòng điện là dịng
di chuyển của các electron tự do. Lượng điện tích di
chuyển được xem như một “dòng điện”.
Tuy nhiên, chiều của dịng điện khơng giống như chiều
của dịng electron. Chiều của dòng điện được quy ước
là chiều của điện dương (+), có chiều ngược với chiều di
chuyển của dịng electron.
2) Tác động của dịng điện
 Sự sinh nhiệt
Khi có một dịng điện đi qua một dây điện, dây điện chỉ có thể chịu đựng được một giới hạn
cường độ dòng điện nhất định. Nếu vượt quá giới hạn này, nhiệt được sinh ra trên dây điện.
Điều này xảy ra khi có một dòng điện lớn hơn dòng điện cho phép đi qua dây điện. Những
bóng đèn, mồi thuốc hoặc dây sấy trên xe sử dụng hiện tượng sinh nhiệt của dòng điện.
 Hiệu ứng hóa học

Đặt tấm đồng và kẽm trong dung dịch axit sulfuric
(H2SO4) loãng tạo nên hiện tượng ion hóa kim loại.
Ở đây, đồng sẽ nhường electron trở thành điện tích
dương, trong khi kẽm nhận electron trở thành điện
tích âm. Nối một dây dẫn điện vào 2 cực này
electron sẽ di chuyển từ kẽm sang đồng như vậy sẽ
tạo thành một dòng điện. Ắc quy trên xe được chế
tạo dựa trên hiện tượng hóa học này.

 Tác động từ tính


Mạt sắt

Giấy mỏng
(+)

(-)

Đục một lỗ nhỏ trên một mảnh giấy dày, xuyên một
dây điện qua và cấp dòng điện chạy qua dây dẫn
trước khi phủ một ít mạt sắt lên giấy. Bột sắt sẽ tạo
thành những vòng tròn đồng tâm quanh dây dẫn, và
kết thúc trên bề mặt vng góc với dây dẫn. Đây là
đường sức từ tạo nên bởi từ tường của dòng điện.
Cũng như vậy, khi một cuộn dây được quấn bằng
dây dẫn điện khi có dịng điện đi qua cũng tạo nên
một từ trường. Đây là cấu tạo cơ bản của một động
cơ điện. Kim phun, cuộn dây đánh lửa, động cơ
khởi động, mô-tơ gạt nước và máy phát điện của xe
ứng dụng hiện tượng từ tính của dòng điện.

3


1.3 Điện áp và điện trở
1) Điện áp là gì?

Khi có một dịng điện đi qua mạch điện như sơ đồ bên
thì đèn sáng lên. Lượng của năng lượng tiêu hao khi
cho một dòng điện đi qua mạch điện gọi là “điện áp”.
Một dòng điện liên tục phát ra cho đến khi sự chênh lệch


về điện thế tại hai đầu dây dẫn trở về 0. Các thiết bị
được chế tạo để duy trì hiệu điện thế như: ắc quy hoặc
các thiết bị nguồn. Như vậy điện áp có thể được định
nghĩa là “hiệu điện thế để cho một dòng điện chạy qua
một mạch điện”.
2) Pin mắc nối tiếp và song song
 Mạch nối tiếp : Những viên pin đươc mắc
thẳng hàng. Tổng điện áp là tổng điện áp
của mỗi viên pin.
 Mạch song song: Những viên pin mắc
song song. Tổng điện áp bằng điện áp
3) Điện trở là gì?

của mỗi viên pin.

Xe không thể đạt tốc độ cao trên mặt đường gồ ghề hoặc bùn lầy. Mặt đường cản trở chuyển
động của xe. Tương tự, thuộc tính cản trở sự di chuyển của dòng điện được định nghĩa là
“điện trở”.

Dây điện được chế tạo sao cho dòng điện đi qua dễ dàng nhưng đồng thời bản thân dây điện
cũng có điện trở cản trở lại dịng điện. Vì vậy điện trở dây dẫn thấp sẽ tăng hiệu suất dẫn
điện. Trong một số trường hợp, dịng điện đi qua phải có điện trở để hoạt động, ví dụ: dây tóc
bóng đèn.

<Ký hiệu của điện trở>

Điện trở dây dẫn điện R

R= ρ·S/l

l: Chiều dài dây dẫn điện (m)
S: Tiết diện dây dẫn điện (m²)
ρ: Điện trở suất của dây dẫn
điện (Ω·m)

Điên trở được làm bằng cacbon hoặc kim loại, trên thân
được bọc một lớp vỏ cách điện và sơn các vòng màu trên
thân điện trở. Điện trở như hình phía trên sử dụng cho
dòng điện nhỏ hơn 1A. Nếu yêu cầu dòng điện lớn hơn thì
kích thước của điện trở phải tăng lên để chịu đựng được
nhiệt sinh ra từ điện trở.

4


1.4 Lý thuyết mạch điện
Hình (a) 3 bóng đèn mắc vào một viên pin và

1) Định luật Ohm

hình (b) một bóng đèn mắc vào hai viên pin.
Bóng đèn trong hình (b) sẽ sáng hơn. Theo
định luật Ohm, dòng điện đi qua dây dẫn tỉ lệ
thuận với điện áp hai đầu dây dẫn và tỉ lệ
nghịch với điện trở (bóng đèn).
 I(Dòng điện) = V(điện áp)/R(điện trở)
 V(Điện áp)=I(dòng điện)·R(điện trở)
(a)

(b)


2) Mạch điện trở mắc song song và nối tiếp
 Mạch mắc nối tiếp
Tổng điện trở trong mạch mắc nối tiếp được tính
bằng tổng tất cả các điện trở trong mạch.
R = R1 + R2 + R3, theo định luật Ohm, dịng điện
được tính I = V/R = V/(R1 + R2 + R3)
 Mạch mắc song song
Trong mạch mắc song song, tổng điện trở được tính
theo cơng thức sau.
1/R = 1/R1 + 1/R2 + 1/R3, theo định luật Ohm, dòng
điện I = V·(1/R1 + 1/R2 + 1/R3)

So sánh

Mạch nối tiếp

Mạch song song

Điện áp

Điện áp trên mỗi điện trở thay đổi theo
giá trị của điện trở trên điện trở đó, tổng
điện áp trên tất cả các điện trở bằng
điện áp của mạch điện.

Khi tất cả các điện trở được nối vào hai
điểm trên một mạch điện, điện áp trên
mỗi điện trở bằng điện áp của mạch
điện.


Dòng điện đi qua mỗi điện trở trong
mạch có giá trị bằng nhau và bằng
dịng điện chính của mạch.

Dòng điện tổng trong mạch được chia
ra tại điểm nút và thay đổi theo giá trị
của mỗi điện trở. Tổng dòng điện trên
tất cả điện trở bằng dòng điện chính
trong mạch.

Nếu có một bóng đèn bị đứt trong
mạch điện thì mạch điện trở nên hở
mạch và khơng có dịng điện đi qua.

Nếu có một bóng đèn bị đứt thì khơng
làm ảnh hưởng đến các bóng cịn lại
trong mạch điện.

Nối các bóng đèn vào mạch mắc nối
tiếp sẽ làm tăng tổng trở của mạch và
độ sáng của mỗi bóng đèn bị giảm
xuống.

Mắc các bóng đèn vào mạch mắc song
song khơng làm ảnh hưởng đến dịng
điện chạy qua bóng đèn. Vì vậy khơng
làm thay đổi độ sáng của bóng đèn.

Dịng điện


Mối quan hệ
giữa điện trở
với điện áp và
dòng điện

5


3) Định luật Kirchhoff
Định luật Kirchhoff là lý thuyết mô tả đầy đủ về đặc điểm của mạch điện mắc song song và nối
tiếp được giải thích ở trên. Định luật Kirchhoff 1 về dòng điện và kirchhoff 2 về điện áp.
 Định luật Kirchhoff 1
Tổng cường độ dòng điện chạy đến nút phải bằng tổng cường dòng điện đi ra từ nút đó.

Đặt điện áp vào mạch mắc song song bằng một nguồn điện sẽ có dịng điện đi vào mỗi điện trở
như hình trên. Tuy nhiên, dịng điện tổng trong mạch được chia ra tại nút mắc song song và độ
lớn dòng điện tỉ lệ nghich với mỗi điện trở.
Tổng dòng điện trong mạch I = (1/R1 + 1/R2)·V = (1/2 + 1/5)·10 = 7A
I1 = V/R1 = 10/2 = 5A, I2 = V/R2 = 10/5 = 2A → I = I1 + I2
Nếu có dịng 7A trong mạch thì dịng 5A đi qua điện trở 2 ohm, dòng 2A đi qua điện trở 5 ohm
và tổng dòng đi ra lại bằng 7A.
 Định luật Kirchhoff 2
Trong một mạch kín thì tổng độ rơi áp trên các tải bằng lực điện động (tổng điện áp nguồn).
Cho một dòng điện đi vào một mạch điện có điện trở kết quả là điện áp của mạch điện giảm
bằng mức điện áp giữa hai đầu điện trở. Điều này gọi là sự rơi áp.

Điện áp của nguồn điện trong mạch mắc nối tiếp được chia cho mỗi điện trở và tỉ lệ với giá trị
điện trở. Nói tóm lại, có độ rơi áp trên mỗi điện trở.
Tổng điện áp của mạch V = I·R1 + I·R2 + I·R3, I = V/R = V/(R1 + R2 + R3) = 10/(2 + 3 + 5) = 1A

V = 2 + 3 + 5 = 10 → V = V1 + V2 + V3
Độ rơi áp là 2V trên điện trở 2 ohm, 3V trên điện trở 3 ohm và 5V trên điện trở 5 ohm. Tổng tất
cả các sụt áp trên điện trở bằng tổng sức điện động (điện áp nguồn) là 10V.

6


1.5 Công suất và công suất tiêu thụ
1) Công suất là gì?
Sự di chuyển của điện tích làm sinh nhiệt trong mạch điện hoặc chạy mơ-tơ điện. Dịng điện
chạy trọng mạch biến đổi điện năng thành môt năng lượng khác; tỉ lệ của sự biến đổi này gọi là
“công suất“. Cơng suất được tính bằng tích của điện áp và dịng điện.
Cơng suất của dịng điện (P) = Điện áp ( V) X dịng điện (I) , đơn vị tính W(watt).
2) Cơng suất tiêu thụ?
Cơng suất tiêu thụ được tính bằng tích của cơng suất và thời gian. Cơng suất tiêu thụ tăng theo
thời gian nhưng cơng suất thì khơng đổi.
Công suất tiêu thụ (Wh) = Công suất (P) X thời gian (t) = Điện áp (V) X Dòng điện (I) X
Thời gian (t) , đơn vị tính Wh(watt-giờ).
3) Sử dụng cầu chì
Là một thiết bị tự động ngắt dịng điện qua dây dẫn khi dòng điện đi qua vượt quá giới hạn cho
phép. Quá dòng sinh ra nhiệt làm chảy và đứt cầu chì.
Trong sơ đồ bên trái, điểm (a) chịu dịng
điện lớn nhất. Một cầu chì được lắp tại (a)
(c)

220V-50W

vì lý do này. Nếu tất cả thiết bị điện trong
sơ đồ cùng hoạt động thì dịng điện qua
cầu chì sẽ là bao nhiêu?

P = V·I , I = P/V

(b)

220V-100W

I = 500/220 + 100/200 + 50/220 = ~ 2.95A
Như vậy, giá trị cầu chì lắp ở vị trí (a) phải
là 2.95A hoặc cao hơn. Thông thường,
cần lựa chọn cầu chì có dịng điện cho

(a)
220V-500W

phép gấp 1.2 đến 1.5 lần dòng điện sử
dụng.

7


1.6 Từ tính
1) Từ tính là gì?
Từ tính là lực từ của nam châm có khả năng hút một số vật liệu và nó tạo ra các tương tác cơ
bản giữa hai nam châm (hút, đẩy) hoặc giữa nam châm và một dịng điện. Xung quanh dịng
điện ln có từ trường.
 Định luật Ampère

Mạt sắt
Giấy dày
(+)

(-)

Khi có một dịng điện chạy qua dây
dẫn, nếu nắm bàn tay phải lại sao
cho ngón cái chỉ chiều dịng điện thì
sẽ có một từ trường hình thành có
hướng theo chiều của các ngón tay
cịn lại. Khi mạt sắt được đặt xung
quanh một dây điện có dịng điện đi
qua, chúng sẽ được xếp thành hàng
theo hướng giống với từ trường hình
thành qua dây điện. Đây là định luật
Ampère.

 Nam châm
Nam châm là một vật mang từ tính. Nam châm được phân loại theo nam châm vĩnh cửu và nam
châm điện. Cuộn dây rotor trong motor, cuộn dây rotor trong máy phát và cuộn dây của van
solenoid là các nam châm điện, từ tính chỉ xuất hiện khi có dịng điện chạy qua nó. Bơm nhiên
liệu, motor gạt mưa sử dung nam châm vĩnh cữu và nam châm điện.
 Từ trường là gì?
Một khu vực tại đó có lực từ tác dụng gọi là từ trường. Ví dụ, khu vực xung quanh một nam
châm nơi mà kim loại bị hút về phía nam châm gọi là từ trường.
 Quy tắc cái đinh ốc (ren phải)
4 ngón tay:
chiều dịng điện

Vịng dây

Hướng của
dịng điện


Ngón tay cái: chiều
từ trường

Hướng của
dòng điện

Dòng điện(I)

Bàn tay phải

Dòng điện(I)

<Cuộn dây sinh ra từ trường>
Quấn một dây điện thành hình trịn và cho dịng điện chạy qua nó sẽ tạo ra một lực từ xuyên
qua mặt phẳng chứa vòng dây. Ở đây, xoay cái đinh ốc theo chiều của dòng điện, chiều tiến
của cái đinh ốc chỉ chiều từ trường.
Cách xác định từ trường hình thành bởi một cuộn dây như sau. Cuộn dây solenoid là dây điện
được quấn thành hình trụ. Áp dụng quy tắc cái đinh ốc, xoay cái đinh ốc theo chiều của dòng
điện, chiều tiến của cái đinh ốc là chiều của từ trường đi từ phải sang trái. Một cách khác để
hiểu về khái niệm này là nắm cuộn dây bằng tay phải với 4 ngón tay theo chiều của dịng điện,
ngón tay cái chỉ chiều của từ tường.

8


 Cấu tạo của một rơle

Rơle là một thiết bị điện tử sử dụng cho điều khiển và truyền tín hiệu trong sản phẩm điện/điện
tử và cũng sử dụng nhiều nơi trên xe. Dòng điện chạy qua cuộn dây quấn trên lõi sắt làm cho lõi

sắt trở thành một nam châm điện, hút tấm thép đóng tiếp điểm cơng tắc lại. Rơle được sử dụng

để đóng mở trong mạch điện.

1.7 Dịng điện xoay chiều
1) Dịng điện xoay chiều là gì?
(a) Dòng điện một chiều

Chiều dòng điện

Dòng điện

Dòng điện

Chièu dòng điện

(b) Dòng điện xoay chiều

Thời gian
Thời gian

Dòng điện một chiều ký hiệu "DC“. Nó chỉ đi theo một chiều, ví dụ từ (+) đến (-). Dòng điện chỉ đi
theo một chiều trong mạch điện bởi vì các cực của ắc quy ln khơng đổi. Trong khi đó, dịng
điện xoay chiều ký hiệu "AC“, dịng điện xoay chiều khơng có chiều cố định. Đây là lý do điện áp
liên tục thay đổi.
2) Máy phát điện xoay chiều
Từ trường luôn luôn xuất hiện ở những nơi có điện. Từ trường được tạo ra khi cho dòng điện

chạy qua dây dẫn. Ngược lại, từ trường có thể sinh ra điện. Faraday và Henry khám phá ra, nếu
di chuyển một nam châm vào trong và rangồi cuộn dây thì có thể tạo ra dịng điện trong dây

dẫn.
 Điện áp cảm ứng trong cuộn dây
Thay đổi từ thơng qua cuộn dây
• Di chuyển cuộn dây đến gần nam châm
• Di chuyển nam châm đến gần cuộn dây

• Thay đổi dịng điện trong một cuộn dây khác gần
cuộn dây kín
Điện áp cảm ứng tăng lên khi số vòng dây quấn di
chuyển trong từ trường tăng lên hoặc nếu tốc độ biến
thiên từ thông qua cuộn dây tăng lên.

9


3) Quy tắc bàn tay phải
Chiều chuyển
động của dây dẫn

Quy tắc bàn tay phải dùng để xác định chiều dòng điện cảm ứng chuyển
động trong một từ trường. Đặt ngón tay cái, ngón trỏ và ngón giữa sao cho

Chiều từ trường

vị trí giữa chúng vng góc với nhau từng đơi một. Nếu ngón tay cái chỉ
chiều chuyển động của dây dẫn và ngón trỏ chỉ chiều của từ trường thì
ngón giữa chỉ chiều của dòng điện cảm ứng.

Chiều dòng điện


4) Sóng hình sine AC
Đặt vịng dây trong từ trường, vng góc với từ trường đó và quay vịng dây sẽ tạo ra sức
điện động trong vòng dây ở A và B như hình bên dưới, tương ứng với quy tắc bàn tay phải.
Đây gọi là “sức điện động xoay chiều" và chiều của nó ngược lại mỗi khi vịng dây quay được
nữa vòng. Khi vòng dây quay được một vòng thì sức điện động cảm ứng có tần số 1[Hz].

: Biểu thi: dòng điện di vào cuộn dây

Cực N

Biểu thị: dòng điện di ra cuộn dây

Cực N

0

Cực S

0

90

Tại thời điểm cạnh của vòng dây

Cực S Điện áp cảm ứng cao nhất khi

xa nam châm nhất, điện áp cảm

cạnh của vòng dây gần nam


ứng là nhỏ nhất (0V).

châm nhất.

Cực N

Cực N

0
0

90

180

0

90

180 270

Cực S Tại thời điểm cạnh của vòng dây

Cực S Điện áp cảm ứng đổi chiều và đạt

xa nam châm nhất, điện áp cảm

giá trị lớn nhất khi cạnh vòng dây

ứng là nhỏ nhất (0V).


gần cực nam.

 Khoảng, tần số và pha
• Khoảng: thời gian cần thiết lặp lại một

i

chu kỳ [T].
t
Khoảng (T),
chu kỳ

• Tần số: số chu kỳ lặp lại trong 1 giây
[Hz].
• Pha: độ chênh lệch thời gian giữa 2
hay nhiều dịng điện cùng tần số. Ví dụ:
pha V2 trễ hơn pha V1.

10


5) Dòng điện xoay chiều 3 pha là gi?

I1
e1
e3

Electromotive
Force


e2

I2
I3

Dòng điện xoay chiều 3 pha được tạo ra từ máy phát xoay chiều 3 pha. Nó tạo ra dịng điện
cùng tần số và biên độ điện áp, dòng điện và lệch pha nhau góc 120 độ. Các cuộn dây được
bố trí lệch nhau 120 độ và nam châm quay theo chiều kim đồng hồ ở bên trong các cuộn dây
để tạo ra dòng điện 3 pha như sơ đồ trên.
Khi 3 sức điện động e1, e2 và e3 được sinh ra bởi máy phát điện 3 pha, chúng cung cấp
nguồn cho tải 1, 2 và 3 thông qua 3 dây điện. Mặc dầu e1, e2 và e3 giống nhau về độ lớn và
tần số nhưng chúng thay đổi theo thời gian với mỗi độ trễ là một phần ba (120 độ). Dòng
điện xoay chiều 3 pha sử dụng dây dẫn nhẹ và ít sinh nhiệt hơn trong mạch điện so với dong

điện xoay chiều một pha. Vì vậy, động cơ xoay chiều 3 pha được sử dụng rộng rãi và nhiều
hơn động cơ xoay chiều một pha.

6) Động cơ và máy phát điện

 Động cơ điện
Một thiết bị tạo ra chuyển động quay cho rotor (phần ứng) khi được cấp điện.
 Máy phát điện
Một thiết bị tạo ra điện khi rotor quay. Điện sinh ra từ chuyển động của rotor

<Cơ cấu của một máy phát điện>

<Cơ cấu của một động cơ điện>

11



1.8 Chất bán dẫn
1) Chất bán dẫn là gì?
Chất bán dẫn là vật liệu trung gian giữa chất dẫn điện và chất cách điện, nó có chức năng dẫn
điện hoặc không dẫn điện theo nhiệt độ, điện áp và mối tương quan giữa nhiệt độ-điện áp.

2) Các loại chất bán dẫn
 Bản chất bên trong chất bán dẫn
Chất bán dẫn có liên kết hóa trị với chất như silicone và germanium là những chất bán dẫn
tinh khiết có 4 electron ở lớp ngồi cùng, dịng điện khơng thể đi qua chất bán dẫn do
electron liên kết chặt với hạt nhân và không thể tách ra để trở thành các electron tự do được.
 Chất bán dẫn loại P
Hòa trộn một lượng nhỏ chất có 3 electron ở lớp ngồi cùng như (Al và In) vào chất bán dẫn
silicone kết quả là hình thành một lỗ trống. Đặt điện áp vào trong trạng thái này lỗ trống sẽ
hút các electron khi nó di chuyển. Trong trường hợp này, lỗ trống (+: mang điện dương); do
đó nó có tên là chất bán dẫn loại P.
 Chất bán dẫn loại N
Hòa trộn một lượng nhỏ chất có 5 electron ở lớp ngồi cùng như (As và P) vào chất bán dẫn
silicone kết quả là liên kết cộng hóa trị với electron thừa bị tách ra. Đặt điện áp vào trong
trạng thái này làm cho electron thừa này trở thành một electron tự do, các electron tự do này
di chuyển sẽ tạo thành một dòng điện. Trong trường hợp này, electron (-: mang điện âm); do
đó nó có tên là chất bán dẫn loại N.

<Chất bán dẫn loại P>

<Chất bán dẫn loại N>

3) Tiếp giáp PN
 Khơng có tiếp giáp

Linh kiện khơng có lớp tiếp giáp chỉ sử dụng duy nhất chất bán dẫn loại N hoặc loại P. (ví dụ:
nhiệt điện trở).
 Một lớp tiếp giáp
Linh kiện có một chứa một mối nối chất bán dẫn loại P và loại N (ví dụ: điốt)
 Hai lớp tiếp giáp
Linh kiện chứa 2 lớp tiếp giáp chất bán dẫn loại N và loại P (ví dụ: transistor)
P

N

<Khơng có lớp tiếp giáp>

P

N

<Một lớp tiếp giáp>

P

N

P

<Hai lớp tiếp giáp>

12


1.9 Điốt và Transistor

1) Điốt
 Điốt
Là một linh kiện bán dẫn có một lớp tiếp giáp giữa chất bán dẫn loại P và chất bán dẫn loại
N. Nó có thể dẫn điện hoặc không dẫn điện bằng cách điều khiển chiều phân cực theo điện
áp đặt vào 2 đầu điốt. Dịng điện chỉ di chuyển từ anơt sang catốt.

Anơt
<+>

Catốt

(Anơt)

(Ca tốt)

(Anơt)

(Catốt)

<->

<Ký hiệu điốt>

<Phân cực thuận>

<Phân cực nghịch>

 Phân cực thuận
Đặt điện áp dương vào chân anôt và điện áp âm vào chân catốt của một điôt. Khi điều này
xảy ra, những electron đi vào chất bán dẫn loại N và những lỗ trống electron đi vào chất bán

dẫn loại P, kết quả là lượng hạt mang điện ở vùng tiếp giáp tăng lên, tạo ra dòng electron di
chuyển từ catốt sang anơt (dịng điện di chuyển từ anơt sang catốt) và dòng điện tăng lên khi
điên áp phân cực thuận được tăng lên.
 Phân cực nghịch

Đặt điện áp âm vào chân anôt và và điện áp dương vào chân catốt. Trong chất bán dẫn loại
P, những electron ở nguồn điện sẽ hút lỗ trống của chất bán dẫn loại P; trong chất bán dẫn
loại N, những lỗ trống ở nguồn điện sẽ hút electron trong chất bán dẫn loại N. Kết quả là số
lượng hạt mang điện ở vùng tiếp giáp giảm xuống và dịng điện khơng thể đi qua.
2) Điơt chỉnh lưu

AC

Đầu ra

Như giải thích ở trên, dịng điện chỉ đi
theo một chiều trong điơt. Nếu điện áp
AC, dịng điện xoay chiều qua điơt được
“lọc” và có dạng sóng (nét liền) như
hình bên. Đây xem như “điơt chỉnh lưu."

 Chỉnh lưu toàn kỳ 3 pha

Chỉnh lưu toàn kỳ 3 pha là mạch chỉnh lưu sử dụng cho máy
phát trên xe. 6 điơt được sử dụng để chỉnh lưu dịng điện xoay
chiều 3 pha. Dòng điện tạo ra gần giống như dịng một chiều,
có dạng sóng chỉnh lưu ít thay đổi.

13



3) Các loại điơt
Loại

Mơ tả

Điơt thường

 Điơt chỉ cho dịng điện đi một chiều từ P tới N
nhưng không cho đi theo chiều ngược lại.
 Chủ yếu sử dụng để chỉnh lưu và chống dòng điện
ngược để bảo vệ mạch điện.

Điơt zener

 Điơt có đặc tính cho phép dịng điện qua nó nếu
một điện áp xác định được đặt vào điôt theo chiều
nghịch; điện áp này được gọi là điện áp zener.
 Đây là đặc tính để giữ cho điện áp ổn định trong
mạch.

LED

Photo điơt

Hình dạng

 Một điơt phát sáng khi phân cực thuận
 Bước sóng ánh sáng thay đổi sinh ra từ tia nhìn
thấy đến tia hồng ngoại, laser.

 Điơt cho dịng điện ngược đi qua khi có ánh sáng
chiều vào
 Dòng điện thuận đi qua giống như những điơt
thơng thường nhưng tỉ lệ dịng điện nghịch đi qua
phụ thuộc vào cường độ ánh sáng chiếu vào.

4) Transistor
 Transistor
Một linh kiện được tạo ra từ 2 mối tiếp giáp PN của chất bán dẫn. Có 2 loại transistor PNP

và NPN. Mặc dù transistor hoạt động ổn định và có độ bền nhưng bị ảnh hưởng lớn bởi
nhiệt độ và không hoạt động được ở nhiệt độ cao. Một transistor có 3 cực: cực phát là
emitter (E), cực nền là base (B) và cực thu là collector (C).

<Loại PNP>

<Loại NPN>

14


 Transistor loại PNP

Cực phát(E)

Cực phát(E)

Cực nền (B)

Cực thu(C)


a. Đặt điện áp thuận VBE giữa cực E và B làm
di chuyển lỗ trống từ E đến B và electron từ
B đến E. Kết quả, một dòng điện thuận đi từ
E đến B.

Cực thu (C)

Cực nền (B)

b. Đặt điện áp ngược VCB cao hơn điện áp
thuận VBE vào cực C và cực B làm di
chuyển đa số lỗ trống đi từ cực E vào cực B
qua cực C bởi điện áp cao đặt tại cực C. Nói
cách khác, dịng điện chính đi từ cực E tới
cực C và chỉ có một dòng nhỏ đi đến cực B.

Lỗ trống bị di chuyển từ cực E đến cực B bởi điện áp VBE. Lỗ trống đi vào miền của cực B
rồi trở nên gần với cực C, nơi có điện áp cao hơn và do đó nó bị kéo vào cực C. Nói cách
khác, tăng điện áp VBE lằm tăng số lượng lỗ trống bị kéo vào cực C. Bằng cách tăng dòng
điện đi ra khỏi cực B (lb) của transistor PNP bằng điện áp VBE sẽ làm tăng dòng điện qua
cực C (lc).
 Transistor loại NPN

Cực phát (E)

Cực phát (E)

Cực nền (B)


Cực thu (C)

a. Đặt một điện áp thuận VBE vào giữa cực E
và cực B làm cho electron đi từ E đến B và
lỗ trống đi từ B đến E. Kết quả, một dòng
điện thuận đi từ cực B đến E.

Cực thu (C)

Cực nền(B)

b. Đặt điện áp ngược VCB cao hơn điện áp
thuận VBE vào giữa cực C và cực B làm di
chuyển đa số electron đi từ cực E vào cực B
qua cực C bởi điện áp cao đặt tại cực C. Nói
cách khác, dịng điện chính đi từ cực C đến
cực E.

Electron di chuyển từ cực E đến cực B bởi điện áp VBE. Electron đi vào miền của cực B trở
nên gần với cực C hơn, nơi có điện áp cao hơn và do đó nó bị kéo vào cực C. Nói cách khác,
tăng điện áp VBE sẽ làm tăng số lượng electron bị kéo về cực C. Bằng cách tăng điện áp
VBE sẽ làm tăng dòng điện (dịng kích) đi vào cực B, kết quả dịng điện đi qua cực C được
tăng lên.

15


5) Chức năng Transistor

 Cơng tắc: Dịng điện có thể được cho phép đi từ cực E đến cực C hoặc theo chiều ngược lại,

tùy thuộc vào nguồn cấp vào cực B.
 Khuếch đại: dùng một dòng nhỏ ở chân B để điều khiển một dòng lớn hơn gấp nhiều gần ở
chân C.
 Cơng tắc
Xem lại giải thích về những đặc điểm của transistor ở phía trên. Bằng cách điều chỉnh điện
áp VBE để tạo ra dòng điện tại cực B, cực E và cực C sẽ thông nhau. Do đó, một dịng điện
có thể đi từ cực E đến cực C (transistor PNP) hoặc từ cực C đến cực E (transistor NPN).

BCM

C
P
U

B+

Lamp
Relay

Mô tả sau về chức năng công tắc của
transistor được sử dụng trong hộp BCM ở
trên xe. Khi BCM cung cấp một nguồn điện
tới chân B của transistor NPN, dịng điện
có thể đi từ chân C đên chân E. Kết quả là,
dòng điện đi qua chân C sau khi đi qua
cuộn dây rơle rồi đi tới chân E nối mát và
cuộn dây trở thành nam châm điện, tiếp
điểm được đóng lại và đèn sáng. Bằng
cách này, dịng điện đi chân C đến chân E
có thể điều khiển bằng cách điều khiển

dòng điện nhỏ đi vào chân B.

 Khuếch đại
Chế độ khuếch đại của transistor NPN được mô tả như ví dụ bên dưới. Đặt điện áp thuận
VBE vào chân B và chân E làm electron di chuyển từ cực E đến cực B, tạo ra một dòng điện
đi từ cực B đến cực E. Nếu điện áp VCE được đặt vào cùng thời điểm này thì có một dòng
điện đi từ cực C đến cực E. Kết quả là, dòng điện tại cực E trở thành tổng đòng điện đi vào
cực B và cực C. Như đã thấy, một transistor có khả năng tạo ra tín hiệu ngõ ra lớn từ cực E
khi chỉ có tín hiệu nhỏ đi vào từ cực B.

Thuật ngữ “Khuếch đại" khơng có nghĩa làm tăng vơ hạn những tín hiệu nhỏ. Khuếch đại có thể
được định nghĩa là dùng một tín hiệu nhỏ (dòng điện ở chân B) để tạo ra mộ tín hiệu lớn hơn
(dịng điện ở chân E).

16


1.10 Cảm biến
1) Cảm biến là gì?
Chức năng của cảm biến giống như 5 giác quan của con người (thị giác, thính giác, xúc giác,
khứu giác và vị giác). Cũng giống như con người thu thập thông tin thông qua 5 giáp quan,
ECU sử dụng một cảm biến để đánh giá xung quanh để có những điều khiển phù hợp. Một
số cảm biến trên xe như: cảm biến nhiệt độ, cảm biến áp suất, cảm biến quang, cảm biến tốc
độ (RPM) và cảm biến oxy.
2) Cảm biến nhiệt độ
Cơ thể con người phải giữ nhiệt độ bình thường khoảng 36-37℃ để đảm bảo sức khỏe,
động cơ xe hoạt động bình thường cần giữ nhiệt độ sắp xỉ 90℃. Một cảm biến nhiệt độ cung
cấp thông tin nhiệt độ cho động cơ để duy trì nhiệt độ hoạt động bình thường và cũng cho
phép điều chỉnh lượng phun nhiên liệu theo nhiệt độ của động cơ và nhiệt độ khơng khí. Nó
có thể sử dụng cho các mục đích khác ngồi việc điều khiển động cơ. Cảm biến nhiệt độ là

bộ phận chủ yếu của FATC trong hệ thống tiện nghi/an toàn và những hệ thống nhạy với sự
thay đổi nhiệt độ như sưởi và thơng gió ghế. Cảm biến nhiệt độ loại không tiếp xúc và loại
tiếp xúc. Loại tiếp xúc được sử dụng rộng rãi. Cảm biến nhiệt độ loại tiếp xúc bao gồm cảm
biến nhiệt độ điện trở platinum, nhiệt điện trở, thiết bị nhiệt điện và IC cảm biến nhiệt. Nhiệt
điện trở được sử dụng chủ yếu trên xe.
 Ứng dụng: cảm biến nhiệt độ nước làm mát, cảm biến nhiệt độ khí nạp, nhiệt độ khí thải,
cảm biến nhiệt độ khơng khí bên trong/bên ngồi xe và giàn lạnh cho điều hịa khơng khí.
 Nhiệt điện trở
Một oxit kim loại đã được xử lí nhiệt và làm cứng. Điện trở thay đổi theo sự thay đổi của
nhiệt độ. Đặc trưng cơ bản của chúng là điện trở thay đổi theo nhiệt độ, nhiệt điện trở có thể
phân thành 2 loại.
 Loai NTC: viết tắt của Negative Temperature Coefficient là “hệ số nhiệt độ âm." Điện trở
tăng nếu nhiệt độ giảm; điện trở giảm nếu nhiệt độ tăng.

 Loại PTC: viết tắt của Positive Temperature Coefficient là “hệ số nhiệt độ dương." Điện
trở tăng nếu nhiệt độ tăng; điện trở giảm nếu nhiệt độ giảm.
Nhiệt điện trở loại NTC được sử dụng rộng rải trên xe. Là vì loại NTC có khoản đo nhiệt độ
rộng hơn loại PTC và sự thay đổi của điện trở theo sự thay đổi của nhiệt độ cũng ổn định
hơn.
 Nhận biết nhiệt độ bằng ECU
Có một điện trở kéo lên trong mạch điện của ECU. Điện áp
nguồn 5V và đi qua nhiệt điện trở xuống mass.
• Nhiệt độ tăng (điện trở của NTC giảm): Nếu điện trở của
NTC trở nên thấp hơn điện trở kéo lên, điện áp rơi trên
điện trở kéo lên cao hơn điện áp rơi trên điện trở NTC. Kết
quả là, ECU nhận biết điện áp thấp hơn khi nhiệt độ tăng.
• Nhiệt độ giảm (điện trở của NTC tăng): Nếu điện trở của
NTC trở nên cao hơn điện trở kéo lên, điện áp rơi lớn đặt
vào điện trở NTC. Kết quả là, ECU nhận biết điện áp cao
hơn khi nhiệt độ giảm.


ECU
NTC

Tín hiệu
kiểm tra

5V

GND

17


3) Cảm biến áp suất
Cảm biến áp suất được sử dụng để phát hiện áp suất nhiên liệu, áp suất khí quyển, áp suất
mơi chất làm lạnh của điều hịa khơng khí và áp suất dầu/lốp xe bằng các hệ thống khác
nhau của xe, bao gồm cả động cơ. Đa số cảm biến áp suất trên xe sử dụng hiệu ứng Piezo.
 Ứng dụng: cảm biến áp suất khí quyển, cảm biến áp suất dầu phanh (ABS,BA), cảm biến
áp suất điều hịa khơng khí, cảm biến áp suất đường ống nạp, vv...
 Hiệu ứng Piezo
Đặc tính tạo ra điện áp trên bề mặt của một tinh thể (tourmaline) khi có áp lực đặt vào theo
một hướng. Cảm biến sử dụng hiệu ứng piezo có thể hoạt động trong một khoảng nhiệt độ
rộng và có tốc độ đáp ứng nhanh. Mặc khác cảm biến piezo cịn có các đặc điểm như: độ
bền cao, sản xuất đơn giản và giá thành thấp.

 Phần tử áp điện (Piezo Electric)
Đặc tính tạo ra điện áp khi có áp lực tác động vào và tạo ra dao động khi có điện áp đặt vào.
• Cảm biến siêu âm
Đặt một điện áp xác định vào phần tử áp điện bên

trong một cảm biến siêu âm thì tạo ra một dao
động và ở tần số dao động xác định nào đó thì sẽ
tạo ra sóng siêu âm. Nếu sóng siêu âm bị phản xạ
bởi một chướng ngại vật nào đó và quay trở lại thì
áp lực đập vào phần tử áp điện một lần nửa tạo ra
điện áp. Trong xe, phần tử áp điện trong cảm biến
siêu âm được sử dụng trong hệ thống trợ giúp đỗ
xe.
 Điện trở Piezo
Điện trở thay đổi theo sự tăng áp lực
• Cảm biến áp suất mơi chất làm lạnh
điều hịa khơng khí
Cơ cấu của cảm biến MAP và cảm biến mơi
chất làm lạnh điều hịa khơng khí sử dụng
kiểu cảm biến áp suất bằng điện trở Piezo.
Áp suất tăng thì điện trở piezo tăng và áp
suất giảm điện trở piezo giảm.
Nhận biết áp suất bằng ECU
Điện áp nguồn 5V đặt vào một cảm biến và
nếu môi chất làm lạnh điều hịa khơng khí có
áp suất cao đặt vào điện trở piezo thì giá trị
điện trở tăng lên. Khi điện trở tăng lên thì
điện áp rơi trên điện trở piezo cũng tăng lên,
điện áp này được nhận biết bởi chân tín hiệu
của cảm biến. Ngược lại, nếu mơi chất làm
lạnh có áp suất thấp sẽ có kết quả là điện áp
nhận biết ở chân tín hiệu thấp.

18



4) Cảm biến quang
Cảm biến quang được sử dụng để kích hoạt đèn chiếu sáng hoặc phát hiện nhiệt độ của mặt
trời để điều khiển tự động nhiệt độ trong xe của hệ thống điều hòa. Cảm biến quang sử dụng
chất bán dẫn, bao gồm các loại như: photo điốt, photo transistor (transistor quang), IC quang
và cadmium sulfide. Nhìn chung, photo transistor được sử dụng trên xe.
 Ứng dụng: cảm biến sáng tự động, cảm biến ánh sáng mặt trời, vv...
 Transistor quang
Một cơng tắt cho dịng điện chạy qua khi phát hiện ánh sáng chiếu vào
B+

B+

Photo
TR

Photo
TR

General
TR

<chiếu sáng tự động (ban ngày) >

Ban ngày, transistor quang được kích
hoạt nên xuất hiện dòng điện giữa cực
E và cực C, kết quả tất cả nguồn từ B+
đi qua transistor quang xuống mass. Với
transistor thường (general TR) khơng có
nguồn cung cấp dịng tới cực B của

transistor nên đèn không sáng.

General
TR

<chiếu sáng tự động (ban đêm) >

Ban đêm, transistor quang khơng được
kích hoạt và khơng xuất hiện dịng điện
giữa cực E và C. Kết quả là, nguồn B+
cấp dòng điện vào cực B can transistor
thường (general TR) làm cho cực E và
cực C trở nên dẫn điện. Do đó, đèn
được bật sáng.

5) Cảm biến vị trí
Cảm biến vị trí được sử dụng để nhận các tín hiệu phản hồi nhằm kiểm tra hoạt động bình
thường của các cửa/cánh và các bộ chấp hành. Nó cũng được sử dụng để phát hiện chiều
cao và góc của xe.
 Ứng dụng: Bộ chấp hành A/C, cảm biến vị trí bướm ga, cảm biến chiều cao xe, AFLS,
các bộ chấp hành, vv...
 Loại chiết áp: tín hiệu điện áp ra thay đổi theo vị trí của biến trở.
Bướm ga mở

5V

Bướm ga đóng

Điện áp chuẩn


Gần. 5V gửi
vào ECU

5V

Bướm ga mở một phần

Điện áp chuẩn

Gần. 0V
gửi vào
ECU

5V

Điện áp
chuẩn

Gần. 0-5V
gửi vào ECU

<Giá trị cảm biến vị trí bướm ga>

19


 Loại IC Hall
Phần tử hall là một loại chất bán dẫn, nó có khả năng thay đổi hướng của electron khi chịu
tác động của từ trường.


N
Phần tử Hall

Phần tử Hall

+

Đầu ra

+

5V

Đầu ra

5V

 Cung cấp nguồn điện tới mỗi đầu của

 Đặt một nam châm gần phần tử hall để

phần tử hall và nối đầu ra vng góc với

phần tử hall chịu ảnh hưởng của trường,

nguồn cung cấp. Một dòng điện chạy

làm cho một phần dòng điện chạy bên

bên trong phân tử hall vì có nguồn cấp


trong phần tử hall bị lệch hướng chạy đến

vào 2 đầu phần tử hall nhưng khơng có

đầu ra (cực B của transistor). Dẫn đến cực

điện áp ở đầu ra (cực B của transistor).

E và cực C của transistor trở nên dẫn điện
và có nguồn 5V đi đến cực C xuống mass
và giảm về 0V.

Một phần tử hall không tạo ra điện áp khi khối nam châm đặt ở xa và chỉ sinh ra điện áp khi
khối nam châm đặt ở lân cận nó. Khi một trục có một vấu lồi ra quay quanh một cảm biến
hall, điện áp được sinh ra khi vấu lồi ra quét qua gần cảm biến hall; giúp xác định trục đã
quay được một vòng. Vấu lồi ra trên trục thì cố định, nghĩa là vị trí của trục có thể được xác
định nhờ cảm biến hall.

Dòng điện

Dòng điện

Điện áp

20


2.


Mạch điện
Chiếc xe là một cỗ máy được thiết kế để thực hiện rất nhiều các chức năng khác nhau bằng rất
nhiều các hộp điều khiển. Các hộp điều khiển khơng hoạt động riêng lẻ mà có sự kết hợp của
một hoặc nhiều hộp điều khiển khác nhau. Các hộp điều khiển khác nhau có thể kết hợp các
chức năng với nhau thơng qua dây điện (tín hiệu) liên kết giữa chúng. Một sơ đồ mạch điện thể
hiện mối quan hệ giữa các bộ phận, dị

ng điện và hình minh họa. Bằng cách đọc và chẩn

đoán sơ đồ mạch điện, đó chính là một cách hiểu được hoạt động của hệ thống và chẩn đoán
và khoanh vùng hư hỏng.

2.1 Kiến thức cơ bản về sơ đồ mạch điện

Sơ đồ mạch điện bên trên là một sơ đồ mạch điện thông thường trên xe. Một sơ đồ mạch điện
được tạo thành từ:
- Hộp điều khiển
- Các bộ phận khác nhau (cảm biến, cơng tắc, cầu chì…)
- Dây dẫn và giắc nối.
Các bộ phận của sơ đồ mạch điện được giải thích như dưới đây

21


Biểu tượng của các bộ phận (chi tiết) trong sơ đồ mạch điện.
Hạng
mục

Biểu
tượng


Chi tiết

Hạng
mục

Biểu
tượng

Chi tiết

Thể hiện giắc đực và
giắc cái
NPN
transistor

Giắc nối

Có chức năng cơng
tắc & khuếch đại
Điểm nối
mass

Cầu chì

Đèn

Diode

LED


Diode
zener

Thể hiển một đầu
của dây dẫn nối với
phần kim loại của xe.
Dẫn điên khi IG ON
và cũng thể hiện tên
cầu chì và cơng suất
của cầu chì.

Đèn một dây tóc

Chỉ cho dịng điện di
qua theo một chiều.

PNP
transistor

Công tắc

Là một thiết bị để
kết nối và ngắt
mạch điện

Cảm biến

Solenoid


Là một diode tạo ra
ánh sáng khi có dịng
điện đi qua.

Motor

Khi điện áp lớn hơn
ngưỡng cho phép,
nó cho 1 dịng điện
đi qua theo chiều
ngược

Relay

-

Cơng tắc sẽ đóng
lại khi có dịng đi
qua cuộn dây

22


Thơng tin về dây dẫn
< Màu dây>

<Ví dụ>

Dây có nền: TRẮNG (ký tự trước dấu “/”)
sọc: ĐỎ (ký tự sau dấu “/”)


Dây có 1 màu: ĐEN

23


Thông tin về giắc nối

Chọn vào giắc nối (SĐMĐ MESI)

Vị trí của giắc nối trên xe

Ký hiệu giắc nối
Hệ thống của giắc nối

Các chân được phân biệt bởi màu dây và
hình thể hiện hướng nhìn từ bó dây

Chân khơng sử
dụng ký hiệu dấu *

24


2.2 Phân tích sơ đồ mạch điện
Để phân tích được sơ đồ mạch điện, đòi hỏi bạn phải hiểu được cách mà hộp ECU nhận
biết được những tín hiệu từ công tắc, cảm biến. Khi tài xế hoặc hành khách bấm 1 công
tắc để sử dụng một chức năng nào đó, ECU phải nhận biết được hoạt động của cơng tắc
đó theo hai cách thức sau đây.
Pull-up method (điện áp kéo lên)

Switch to ground pick up” nhận tín hiệu
khi cơng tắc nối mass
Điều đó có nghĩa là 0V sẽ được nhận biết

Pull-up voltage

khi công tắc nối xuống mass.
Voltage

ECU gửi một tín hiệu điện áp 5V đến cơng

Pull-up
Resistance

Switch

tắc. Khi cơng tắc ON, điện áp kéo lên 5V

Signal
voltage
detection

này sẽ được nối với mass và chuyển thành
0V nhận biết được công tắc hoạt động.

Time

Nếu cơng tắc khơng hoạt động thì tín hiệu
nhận biết là điện áp 5V.


Pull-down method (điện áp kéo xuống)
“Switch to battery voltage pick up”
(Nhận tín hiệu bằng điện áp bình ắc quy
khi cơng tắc ON)
Tín hiệu điện áp sẽ được nhận biết khi

Battery voltage
Switch

cơng tắc nối với điện áp bình ắc qui.
Điện áp bình ắc qui được nhận biết bởi

Signal voltage
detection

Voltage

Pull-down
Resistance

công tắc. Khi công tắc ON, ECU sẽ nhận
biết được điện áp bình ắc qui chuyển từ

Time

0V->12V. Nếu cơng tắc không hoạt động
điện áp 0V được xác nhận.

25



×