1
BNN&PTNT
VNCHS
BNN&PTNT
VNCHS
B NễNG NGHIP V PHT TRIN NễNG THễN
Viện Nghiên cứu Hi sn
170 Lờ Lai, Hi Phũng
Báo cáo tổng kết khoa học và kỹ thuật Đề tài:
NGHIấN CU THIT K GIN PHI MC X
THO LP NHANH V CI TIN CễNG NGH
X Lí MC X M BO CHT LNG SN
V AN TON TRONG SN XUT
ThS. Trn Cnh ỡnh
7382
29/5/2009
Hi phũng, 12-2008
Bản quyền 2008 thuộc VNCHS
Đơn xin sao chép toàn bộ hoặc từng phần tài liệu này phải gửi đến Viện trởng
VNCHS, trừ trờn
g
h
ợp
sử d
ụ
n
g
với m
ụ
c đích n
g
hiên cứu.
BNN&PTNT
VNCHS
2
B NễNG NGHIP V PHT TRIN NễNG THễN
Viện Nghiên cứu Hi sn
170 Lờ Lai, Hi Phũng
Báo cáo tổng kết khoa học và kỹ thuật Đề tài:
NGHIấN CU THIT K GIN PHI MC X
THO LP NHANH V CI TIN CễNG NGH
X Lí MC X M BO CHT LNG SN
V AN TON TRONG SN XUT
ThS. Trn Cnh ỡnh
Hi phũng, 12- 2008
Bn tho vit xong 12/2008
Tài liệu này đợc chuẩn bị trên cơ sở kết quả thực hiện Đề tài KHCN c lp
cp b
3
DANH SÁCH NHỮNG NGƯỜI THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
TT Họ và tên Chức vụ, đơn vị
A
1
Chủ nhiệm đề tài:
ThS. Trần Cảnh Đình (1, 2, 3.2, 3.3, 3.4)
Trưởng phòng, Viện Nghiên cứu Hải sản
B Cán bộ tham gia
2 KS. Bùi Trọng Tâm (3.2.2, 3.3.2.2.) NCV, Viện Nghiên cứu Hải sản
3 KS. Vũ Xuân Sơn (3.2.2, 3.3.2.2, 3.4) NCV, Viện Nghiên cứu Hải sản
4 CN. Nguyễn Đình Sơn (3.1) CN, Phòng kinh tế Núi Thành, QN
5 KS. Chu Nhật Tân (3.3.2.1) GĐ, C.ty Cổ phần Cơ khí Hạ Long
6 KS. Nguyễn Văn Giáp (3.2.1.4) GĐ, C.ty Cổ phần Tư vấn Biển Việt
7 KS. Phan Văn Nhuệ PGĐ, C.ty Cổ phần Tư vấn Biển Việt
8 KS. Nguyễn Văn Khang CV, C.ty Cổ phần Tư vấn Biển Việt
9 KS. Bùi Thị Hồng Thức CV, C.ty Cổ phần Tư vấn Biển Việt
10 KS. Hoàng Thị Phượng NCV, Viện Nghiên cứu Hải sản
11 KS. Lê Hương Thủy NCV, Viện Nghiên cứu Hải sản
12 KS. Vũ Thị Châm NCV, Viện Nghiên cứu Hải sản
4
TÓM TẮT BÁO CÁO
Nhằm nâng cao hiệu quả và đảm bảo an toàn cho ngư dân khai thác mực xà trên
biển, năm 2007 Bộ Thủy sản nay là Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn giao cho
Viện Nghiên cứu Hải sản thực hiện đề tài: “Nghiên cứu thiết kế giàn phơi mực xà tháo
lắp nhanh và cải tiến công nghệ xử lý mực xà trên tàu khai thác đảm bảo chất lượng
sản phẩm và an toàn trong sản xuất”. Kết quả thực hiện đề
tài được trình bày trong 4
nội dung sau:
1. Khảo sát đánh giá thực trạng nghề câu mực xà của Việt Nam, bao gồm: tàu thuyền,
công nghệ khai thác, xử lý bảo quản mực, giàn phơi, lao động, đồng thời tìm hiểu
nhu cầu, nguyện vọng của ngư dân.
2. Thiết kế chế tạo giàn phơi mực xà và lắp đặt trên tàu, đi thử nghiệm đánh giá, điều
chỉnh để cho hoàn chỉnh thiết k
ế. Giàn phơi đã được ngư dân chấp nhận, được cấp
phép đảm bảo an toàn của trung tâm đăng kiểm nghề cá.
3. Thiết kế, chế tạo lò sấy mực xà tận dụng nhiệt thải của động cơ máy thủy. Kết quả
bước đầu cho thấy nhiệt thải của động cơ máy thủy có khả năng tận dụng để sấy
thủy sả
n nói chung và mực xà nói riêng hiệu quả.
4. Nghiên cứu cải tiến công nghệ xử lý, chế biến mực xà khô đảm bảo chất lượng sản
phẩm, ATVSTP. Công nghệ xử lý đơn giản, chất lượng sản phẩm được nâng lên.
Qua các kết quả nghiên cứu trên đề tài đã rút ra được những kết luận và kiến nghị để
đưa vào ứng dụng thực tế kết quả nghiên cứu và phát triển, nhân rộ
ng cho các tàu
thuyền khác.
5
MỤC LỤC
Trang
Bảng chú giải các chữ viết tắt .6
Danh mục các bảng 7
Danh mục các hình 8
Lời nói đầu 9
1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 10
1.1. Những nghiên cứu ở ngoài nước 10
1.2. Những nghiên cứu trong nước 22
2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 25
2.1. Đối tượng nghiên cứu 25
2.1.1. Mực xà hay còn gọi mực Ma, mực Đại dươ
ng, mực Bê đen 25
2.1.2. Tàu câu mực xà, tàu triển khai thử nghiệm giàn phơi, lò sấy 25
2.2. Phương pháp nghiên cứu 27
2.2.1. Phương pháp điều tra khảo sát thực trạng nghề câu mực xà 27
2.2.2. Phương pháp nghiên cứu cải tiến công nghệ 27
2.2.3. Phương pháp tính toán thiết kế giàn phơi 27
2.2.3.1. Phương pháp lựa chọn giải pháp thiết kế, vật liệu chế tạo 27
2.2.3.2. Phương pháp tính toán giàn phơi 28
2.2.3.3. Phương pháp thử nghiệm đ
ánh giá giàn phơi 29
2.2.4. Phương pháp NC thiết kế lò sấy tận dụng nhiệt thải máy thủy 29
2.2.4.1. Xác định vị trí đặt lò sấy: 29
2.2.4.2. Tính toán lượng nhiết thải có khả năng tận dụng để sấy 29
2.2.4.3. Tính toán thiết kế lò sấy 29
2.2.4.4. Phương pháp thử nghiệm lò sấy: 29
3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN. 30
3.1. Khảo sát thực trạng nghề câu mực Xà 30
3.1.1. Ngư
trường, mùa vụ khai thác 30
3.1.2. Tàu câu mực, ngư cụ và các trang bị trên tàu 30
3.1.2.1. Tàu câu mực xà 30
3.1.2.2. Ngư cụ 31
6
3.1.2.3. Trang thiết bị . 31
3.1.2.4. Hệ thống giàn phơi 32
3.1.2.5. Hệ thống bảo quản lạnh 33
3.1.3. Lao động 33
3.1.4. Kết quả khai thác năm 2007 33
3.1.5. Những vụ tai nạn trong nghề câu mực xà 33
3.1.6. Nhu cầu và nguyện vọng của ngư dân 35
3.2. Thiết kế, chế tạo giàn phơi và lắp đặt trên tàu và thử nghiệm 35
3.2.1. Thiết kế giàn phơi 35
3.2.1.1. Lựa chọn giải pháp thích hợp 35
3.2.1.2. Lựa chọn vật liệu 41
3.2.1.3. Tính toán thiết kế giàn phơi 43
3.2.1.4. Kiểm tra ổn tính của tàu khi lắp giàn phơi mực 50
3.2.2. Chế tạo giàn phơi lắp đặt trên tàu thử nghiệm và điều chỉnh 51
3.2.3. Tính toán giá thành giàn phơi 55
3.2.4. Xây dựng quy phạm kỹ thuật vận hành giàn phơi 57
3.3. Thiết kế, chế tạo lò sấy và lắp đặ
t lên tàu thử nghiệm 59
3.3.1. Thiết kế lò sấy tận dụng nhiệt thải máy thuỷ: 59
3.3.1.1. Khảo sát và xác định vị trí đặt lò sấy: 59
3.3.1.2. Tính toán thiết kế lò sấy 61
3.3.2. Chế tạo lò sấy và lắp đặt lên tàu thử nghiệm 63
3.3.2.1. Chế tạo lắp đặt lò sấy 63
3.3.2.2. Thử nghiệm sấy mực trên tàu 66
3.3.2.3. Đánh giá sự ảnh hưởng của việc t
ận dụng khí thải tới động cơ 67
3.3.3. Xây dựng quy phạm kỹ thuật vận hành lò sấy 68
3.4. Nghiên cứu cải tiến công nghệ xử lý mực xà trên tàu khai thác 69
3.4.1. Nghiên cứu cải tiến công nghệ xử lý mực xà phơi khô 69
3.4.2. Xây dựng quy trình công nghệ 73
4. TỔNG QUÁT HÓA VÀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THU ĐƯỢC 75
5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 77
TÀI LIỆU THAM KHẢO 78
7
Phụ lục 1: Một số hình ảnh hoạt động của đề tài 80
Phụ lục 2: Hình ảnh các mô hình giàn phơi 82
Phụ lục 3: Kết quả thử nghiệm giàn phơi 83
Phụ lục 4: Kết quả tính toán sức bền của từng cỡ thép khác nhau 87
Phụ lục 5: Các bằng chứng làm cơ sở chọn nhiệt thải máy thuỷ 88
Phụ lục 6: Tính toán các yếu tố th
ủy lực, mạn khô và ổn tính và phiếu duyệt
hồ sơ hoàn công của tàu khi lắp đặt thêm giàn phơi 91
Phụ lục 7: Các hợp đồng triển khai đề tài và các giấy chứng nhận 92
Phụ lục 8: Các bản vẽ chế tạo các chi tiết
8
BẢNG CHÚ GIẢI CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ATVSTP An toàn vệ sinh thực phẩm
B
max
Chiều rộng lớn nhất của tàu
D Chiều cao mạn (tàu)
L
max
Chiều dài lớn nhất của tàu
dd dung dịch
ĐC Đối chứng (Mẫu không xử lý để sánh với các mẫu qua xử lý)
VSV Vi sinh vật
TBS Thiết bị sấy hay lò sấy, máy sấy
9
DANH MỤC CÁC BẢNG
STT SỐ BẢNG TÊN BẢNG TRANG
1 Bảng 1 Các thông số kỹ thuật của giàn phơi quay Nhật Bản 14
2 Bảng 2 Hiệu suất nhiệt của động cơ nhiệt (%) 19
3 Bảng 3.1 Số lượng và công suất tàu ở một số địa phương 30
4 Bảng 3.2 Các thông số kích thước vỏ tàu 30
5 Bảng 3.3 Thông số công suất một số máy tàu 31
6 Bảng 3.4 Lao động câu mực xà ở một số địa phương 33
7 Bảng 3.5 Sản lượng khai thác mực xà ở một số địa phương 33
8 Bảng 3.6 Thông số diện tích hứng gió của giàn phơi 49
9 Bảng 3.7 Tổng hợp các thành phần ổn tính của tàu 50
10 Bảng 3.8 Thử nghiệm sự thấm nước của các tấm phơi 53
11 Bảng 3.9 Giá thành Sàn thao tác diện tích 20 x 6 m 55
12 Bảng 3.10 Giá thành Tấm phơi 1,2 x 1,6 m 55
13 Bảng 3.11 Giá thành Bộ giàn phơi quay 55
14 Bảng 3.12 Giá thành theo phương án 1 56
15 Bảng 3.13 Giá thành theo phương án 2 56
16 Bảng 3.14 Giá thành theo phương án 3 56
17 Bảng 3.15 Cảm quan xếp hạng Mưc khô (chưa nướng) 70
18 Bảng 3.16 Cảm quan xếp hạng Mực khô nướng 70
19 Bảng 3.17 Cảm quan xếp hạng mực xử lý giảm đường 71
20 Bảng 3.18 Cảm quan xếp hạng mực xử lý thêm bước 2 bằng nước
biển
72
21 Bảng 3.19 Cảm quan xếp hạng mực xử lý thêm bước 2 bằng nước
biển + benzoic 0,075%
72
22 Bảng 3.20 Cảm quan xếp hạng mực xử lý bằng các hóa chất khác
nhau theo 2 bước như 3.4.1.3
73
23 Bảng 3.21 Tổng hợp kết quả thu được của đề tài 75
10
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
STT SỐ HÌNH TÊN HÌNH TRANG
1 Hình 1 Một số phương pháp phơi khô mực 12
2 Hình 2 TBS kiểu lều sấy cá sử dụng năng lượng mặt trời ở
Bangladesh
13
3 Hình 3 Thiết bị sấy sử dụng năng lượng mặt trời kiểu mái vòm ở
Yemen và Gambia
13
4 Hình 4 Giàn phơi quay Nhật Bản 14
5 Hình 5 Sơ đồ sấy bằng không khí nóng 15
6 Hình 6 Sơ đồ cân bằng nhiệt của động cơ diesel 19
7 Hình 7 Sơ đồ tận dụng nhiệt khí thải và nước làm mát riêng 20
8 Hình 8 Sơ đồ tận dụng sản xuất hơi quá nhiệt 21
9
Hình 9
Mực xà 25
10 Hình 10 Tàu câu mực xà triển khai thử nghiệm giàn phơi, lò sấy 25
11 Hình 3.1 Bản vẽ mặt bằng, mặt cắt tàu và giàn phơi 37
12 Hình 3.2 Bản vẽ mặt bằng, mặt cắt sàn thao tác, tầng 1 giàn phơi 38
13 Hình 3.3 Bản vẽ mặt bằng, mặt cắt tàu và tầng 2 giàn phơi 39
14 Hình 3.4 Bản vẽ mặt bằng, mặt cắt chi tiết hai tầng phơi mực 40
15 Hình 3.5 Kết cấu giàn phơi quay 43
16 Hình 3.6 Sơ đồ tính khả năng chịu lực của dây thép 44
17 Hình 3.7 Cấu tạo tấm phơi 46
18 Hình 3.8 Sơ đồ tính toán khẳ năng chịu lực của khung 46
19 Hình 3.9 Sơ đồ cấu tạo sàn thao tác 47
20 Hình 3.10 Sơ đồ sự truyền lực xuống khung 48
21 Hình 3.11 Sơ đồ tính toán của khung theo phương l1 48
22 Hình 3.12 Kết cấu bản lề nối tấm phơi với giàn phơi 52
23 Hình 3.13 Cơ cấu quay cả giàn phơi quay 53
24 Hình 3.14 Sơ đồ bố trí chung trên tàu và vị trí hệ thống lò sấy 60
25 Hình 3.15 Sơ đồ hệ thống lò sấy 64
26 Hình 3.16 Đường ống dẫn nhiết tới bộ trao đổi nhiệt buồng sấy 65
27 Hình 3.17 Bộ trao đổi nhiệt buồng sấy 66
28 Hình 3.18 Sơ đồ quy trình CN xử lý mực xà trên tàu phơi khô 73
11
LỜI NÓI ĐẦU
Nghề câu mực xà phát triển mạnh trong những năm gần đây, từ những năm 90
chỉ có một số tàu câu công suất 33 - 66cv, đến nay đã có tới 413 tàu thuyền với tổng
công suất 53.653cv (bình quân 129 cv/tàu) và lực lượng lao động 9.287 người. Tuy
nhiên công nghệ khai thác và chế biến bảo quản mực vẫn thủ công, thô sơ nhất là giàn
phơi mực; giàn phơi mực bằng các tấm phơi tre cồng kề
nh, ngấm nước nhiều, mất vệ
sinh, làm cho tàu có lực cản gió lớn, khi gió bão rất nguy hiểm. Trong cơn bão
Chanchu đã làm cho hàng chục tàu bị chìm và hàng trăm lao động bị chết và mất tích.
Vì vậy việc nghiên cứu thiết kế giàn phơi mực tháo lắp nhanh trên tàu đảm bảo an toàn
cho tàu câu mực là hết sức cấn thiết và rất được ngư dân hưởng ứng.
Đề tài: “Nghiên cứu thiết kế giàn phơi mực xà tháo lắp nhanh và cải tiế
n công
nghệ xử lý mực xà trên tàu khai thác đảm bảo chất lượng sản phẩm và an toàn trong
sản xuất”
Với mục tiêu: Nâng cao hiệu quả và an toàn nghề khai thác mực xà.
Đề tài đã tập trung nghiên cứu 3 nội dung chính sau:
1, Thiết kế giàn phơi mực xà tháo lắp nhanh trên tàu câu mực xà
2, Thiết kế lò sấy tận dụng nhiệt thải của máy thủy để sấy mực
3, Cải tiến công nghệ xử lý mực để nâng cao chất l
ượng sản phẩm mực phơi khô
Đề tài dự tính thực hiện trong 18 tháng nhưng do tàu đi biển dài ngày (khoảng 2
tháng/chuyến) thời gian nghỉ giữa mỗi chuyến chỉ 5 - 7 ngày nên việc ứng dụng lắp đặt
giàn phơi, lò sấy trên tàu thử nghiệm gặp nhiều khó khăn nên đã được Vụ Khoa học,
Công nghệ - Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cho phép kéo dài đến tháng
12/2008 nghiệm thu cấp bộ.
Tổng kinh phí được duyệt là 973,0 triệu
đồng. Tổng kinh phí thực hiện đề tài là
955,0 triệu đồng (do tiết kiệm chi năm 2008:10% là 18,0 triệu đồng) Trong đó kinh phí
thực hiện chế tạo giàn phơi, lò sấy là 192,0 triệu đồng, kinh phí hỗ trợ xăng dầu và
người lao động trên tàu là 422,354 triệu đồng, kinh phí thu hồi nộp ngân sách là 50,04
triệu đồng
12
1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
1.1. Tình hình nghiên cứu ngoài nước
Công nghệ chế biến các sản phẩm khô từ thủy sản nói chung và mực nói riêng
được tiến hành sớm và áp dụng ở nhiều nước với hiệu quả cao, bao gồm : nghiên cứu
về quá trình động học, công nghệ, thiết bị, trong đó trước hết là nghiên cứu về quá
trình tách ẩm làm khô nguyên liệu. Có 3 phương pháp được áp dụng là:
- Phương pháp cơ học: Người ta dùng cách nén, ép, ly tâm, để tách ẩm ra kh
ỏi
nguyên liệu. Phương pháp này chỉ tách được một phần nước chứa trong nguyên liệu
mà trước hết là nước tự do, Phương pháp này thường dùng phối hợp với các phương
pháp khác.
- Phương pháp hoá học: Người ta dùng một số hoá chất có khả năng hút ẩm để
tách ẩm ra khỏi nguyên liệu. Ví dụ như:
H2SO4 , CaCl2, Phương pháp này thường
dùng để bảo quản khô, chống hiện tượng hút ẩm của nguyên liệu.
- Phương pháp vật lý: Chủ yếu dùng nhiệt để làm bay hơi nước với 2 quá trình là:
phơi khô và sấy khô. Đây là phương pháp làm khô triệt để nhất và được sử dụng rất
rộng rãi.
Phơi khô: là phương pháp sử dụng nắng, gió thiên nhiên để làm khô nguyên liệu.
Phương pháp này đơn giản nhưng rất hiệu quả.
S
ấy: là quá trình làm khô nguyên liệu nhờ vào tác nhân và thiết bị sấy. Tác nhân
sấy khá phong phú như: Không khí nóng, khói lò, nhiệt bức xạ, sóng âm,
Sấy xảy ra các quá trình trao đổi nhiệt và trao đổi chất, cụ thể là quá trình truyền
nhiệt từ chất tải nhiệt cho vật sấy. Quá trình khuếch tán ẩm từ trong vật sấy vào môi
trường. Các quá trình trên xảy ra đồng thời trong vật sấy, chúng có ảnh hưởng qua lại
lẫn nhau.
Sự khuếch tán của nước từ nguyên li
ệu ra môi trường có 2 quá trình:
- Khuếch tán ngoại:
Là sự dịch chuyển của hơi nước trên bề mặt vào không khí. Lượng nước bay hơi
trong quá trình khuếch tán ngoại thực hiện được dưới điều kiện áp suất hơi nước trên
bề mặt nguyên liệu lớn hơn áp suất riêng phần của hơi nước trong môi trường [8]
- Khuếch tán nội:
Là quá trình chuyển động của nước trong nguyên liệu từ lớp này sang lớ
p khác để
tạo độ cân bằng ẩm trong bản thân nguyên liệu. Động lực của quá trình khuếch tán nội
là sự chênh lệch về độ ẩm giữa các lớp bên trong và bên ngoài. Nếu sự chênh lệch ẩm
càng lớn tức là gradien độ ẩm càng lớn thì tốc độ khuếch tán nội càng nhanh.
13
Mối quan hệ giữa khuếch tán nội và khuếch tán ngoại.
Khuếch tán nội và khuếch tán ngoại có một mối quan hệ chặt chẽ với nhau, tức là
khi khuếch tán ngoại được tiến hành thì khuếch tán nội mới có thể được tiếp tục và
như thế độ ẩm của nguyên liệu mới được giảm dần. Nếu khuếch tán nội lớn hơn
khuếch tán ngoại thì quá trình bốc hơi s
ẽ nhanh hơn, nhưng điều này hiếm có. Khuếch
tán nội của nước trong nguyên liệu thường nhỏ hơn khuếch tán ngoại. Khi khuếch tán
nội nhỏ hơn khuếch tán ngoại thì quá trình bay hơi sẽ bị gián đoạn.
Trong quá trình làm khô, ở giai đoạn hàm ẩm trong nguyên liệu cao thì sự chênh
lệch về độ ẩm lớn. Vì vậy, khuếch tán nội thường phù hợp với khuếch tán ngoại do đó
tốc độ làm khô sẽ nhanh. Nhưng ở giai đoạn cuối thì lượng nước còn lại trong nguyên
liệu thấp, tốc độ bay hơi ở bề mặt ngoài nhanh mà tốc độ khuếch tán nội lại chậm. Do
đó tốc độ khô ở
bề mặt ngoài nhanh, hình thành một lớp màng cứng làm ảnh hưởng
lớn tới quá trình khuếch tán nội. Vì vậy, ảnh hưởng tới quá trình làm khô nguyên liệu
và sản phẩm thu được bị cứng ngoài và mọng nước ở bên trong.
Về nghiên cứu và áp dụng các thiết bi làm khô: Người ta đã nghiên cứu sấy bằng
các cách gia nhiệt khác nhau, bằng cách vận chuyển hơi ẩm từ bề mặt nguyên liệu vào
môi trường khác nhau, hay cách bố trí sắp xếp khác nhau củ
a vật liệu sấy và tác nhân
sấy Tương ứng với các điều đó có các thiết bị sấy khác nhau:
- Thiết bị sấy kiểu phòng,
- Thiết bị kiểu đường hầm,
- Thiết bị kiểu băng chuyền,
- Sấy khô bằng chân không,
- Thiết bị sấy khô thăng hoa,
- Sấy tầng sôi,
- Sấy phun,
- Sấy siêu âm,
- Sấy lạnh, đông khô,
- Sấy thùng quay,
- Sấy bức x
ạ ,
Tuy nhiên, đối với nguyên liệu và sản phẩm thuỷ sản (vật liệu sấy) có bản chất
là các vật liệu dạng keo xốp, kích thước không đồng đều, chứa nhiều nước nên quá
trình tách ẩm ra khỏi vật liệu sấy rất khó khăn. Do đó, chỉ có một số thiết bị và tác
nhân sấy đáp ứng được các đặc thù trên của thuỷ sản trong quá trình làm khô mới được
áp dụng.
Trong thự
c tế sản xuất một số nước đã sử dụng các phương pháp và thiết bị đó
như sau:
14
- Phơi nắng tự nhiên: Đây là phương pháp đơn giản có thể áp dụng rộng rãi,
mọi nơi, cho nhiều đối tượng. Trong phơi khô cá, mực người ta thường treo cá, mực
trên dây hoặc găm vào đinh đóng cố định trên dàn (hình 1).
Hình 1. Một số phương pháp phơi khô mực
15
Đáng chú ý nhất là các giàn phơi dựa trên nguyên lý hiệu ứng nhà kính như: TBS kiểu
lều sấy cá sử dụng năng lượng mặt trời ở Bangladesh hay kiểu mái vòm Yemen và
Gambia
Hình 2. TBS kiểu lều sấy cá sử dụng năng lượng mặt trời ở Bangladesh
Hình 3. Thiết bị sấy sử dụng năng lượng mặt trời kiểu mái vòm ở Yemen và Gambia
16
Đặc biệt Nhật Bản đã thiết kế giàn phơi quay, kết hợp sử dụng nắng, gió thiên nhiên
với lực quay ly tâm để làm khô sản phẩm. Khi phơi, gấp mực lại rồi treo lên giàn,
dựng que tre đâm xuyên qua thân để giữ chúng. Nhờ ly tâm, nên mực ráo nước nhanh
ở giai đọan đầu, làm cho côn trùng khó có thể xâm nhập. Trên bề mặt sản phẩm luôn
luôn khô ráo, nên tốc độ thoát nước từ trong thân mực ra ngoài càng nhanh, rút ngắn
thời gian làm khô. Sau 2 - 5 giờ, mực, cá đ
ã khô được quá nửa, đưa vào sấy tiếp cho
tới khi đạt yêu cầu thành phẩm. Do được làm khô nhanh nên chất lượng thành phẩm
nâng lên rõ rệt.
Dạng giàn phơi này có thuận tiện là sử dụng mạng lưới điện dân dụng, không phải
dùng điện 3 pha. Khung giàn phơi và giá đỡ bằng thép sơn chống gỉ. Nhờ có bánh xe,
có thể di chuyển chúng tới nơi có nhiều nắng, gió. Giàn phơi này rất đơn giản, bà con
ngư dân có th
ể tự làm được. Xem kết cấu và các thông số kỹ thuật như sau:
Bảng 1. Các thông số kỹ thuật của giàn phơi quay Nhật Bản
Danh mục Dàn lớn Dàn nhỏ
Chiều cao toàn phần (cm) 155 118
Ðường kính, (cm) 93 70
Trọng lượng, (kg) 43 32
Công suất động cơ, (W) 200 65
Tốc độ quay, (vòng/phút) 70 70
Số mực, cá phơi được, (con) 160-200 70
Thời gian phơi, (giờ) 2-5 2-5
Hình 4. Giàn phơi quay Nhật Bản
17
- Các phương pháp sấy bằng không khí nóng.
Nguồn không khí nóng thường được lấy từ các lò than, lò hơi, khói lò, bếp gas,
giàn nóng của thiết bị lạnh, nhiệt thải của động cơ, các thanh điện trở.
Kết cấu cơ bản của chúng như sau:
Hình
5. Sơ đồ sấy bằng không khí nóng
Ghi chú:
1) Các Calorife (buồng đốt, giàn nhiệt)
2) Các giá để vật liệu sấy
3)
Không khí mới đưa vào.
4) Không khí hồi lưu.
5) Quạt thổi.
6) Quạt hút.
- Nguyên lý hoạt động: Vật liệu được đặt trên các giá đỡ, nhiệt từ các Calorife sẽ
truyền cho vật liệu làm vật liệu nóng lên, nước trong vật liệu sẽ bay hơi và vật liệu
được sấy khô, nước sau khi tách khỏi vật liệu sẽ được quạt hút đẩy ra ngoài. Một phần
không khí ẩm trong buồng sẽ được sử dụng lại nhờ quạt hồi. Trong quá trình sấy thì
không khí sấy thường xuyên được cung cấ
p bổ sung bằng không khí mới.
- Calorife cung cấp nhiệt cho lò sấy có thể sử dụng nhiều nguồn năng lượng khác
nhau như: than, điện,… hay nhiệt thải của lò hơi, khói lò,…đặc biệt là nhiệt thải của
động cơ đốt trong cũng rất được quan tâm nghiên cứu.
Như chúng ta đã biết, chiếc động cơ đốt trong đầu tiên được ra đời từ năm 1860,
cho đến nay đã trải qua hàng hơn 100 n
ăm, ngành động cơ đốt trong ngày càng phát
6
1
2
3
4
5
1
1
2 2
6
1
2
3
4
5
1
1
2 2
18
triển lớn mạnh, ngày nay động cơ đốt trong đã trở thành nguồn động lực chủ chốt của
nhiều lĩnh vực công nghiệp không chỉ ở nước ta mà cả trên thế giới. Trong những năm
90 của thế kỷ 20 sản lượng bình quân của động đốt trong đạt khoảng 35-40 triệu chiếc
một năm, trong khoảng 50 năm trở lại đây ngành động cơ đốt trong đượ
c phát triển
mạnh mẽ và đã sáng tạo ra nhiều chủng loại mới hết sức tiên tiến.
Mặc dù, có những ưu thế như trên song tổn thất nhiệt của động cơ hiện nay còn
lớn và đang còn là vấn đề cần phải nghiên cứu và giải quyết để nhằm nâng cao hiệu
suất nhiệt và tăng tính kinh tế sử dụng động cơ cao hơn, vấn đề chủ y
ếu là những khả
năng tận dụng nhiệt thất thoát của động cơ để chuyển hóa nhiệt năng đó thành công có
ích cho các thiết bị tận dụng, ta có thể tận dụng nhiệt của nước làm mát động cơ và
nhiệt của khí thải phục vụ sinh hoạt và kỹ thuật như chưng cất nước mặn, sưởi ấm
phòng làm việc, sấy dầu trong các tầu chở dầ
u, dùng hơi cung cấp cho các tuabin phát
điện
Tận dụng nhiệt của nước làm mát để cấp nhiệt cho nồi hơi. Tận dụng năng lượng
của khí xả để quay tuabin khí nén tăng áp cho động cơ. Tận dụng đồng thời năng
lượng nhiệt của nước làm mát động cơ và năng lượng nhiệt của khí thải bằng những
thiết bị tận dụng một cách hợp lý ta s
ẽ tăng được hiệu quả kinh tế sử dụng động cơ một
cách đáng kể.
Phân tích các thành phần của phương trình cân bằng nhiệt động cơ cho thấy
phương trình cân bằng nhiệt khi đốt cháy nhiên liệu có dạng như sau:
H
p
Q
=
dudNKTe
QQQQQ
+
+
+
+
Trong đó:
H
p
Q - Nhiệt trị thấp của 1 kg nhiên liệu (J/kg)
e
Q
- Nhiệt chuyển thành công có ích(J/kg)
KT
Q - Nhiệt đem theo khí thải (J/kg)
N
Q
- Nhiệt đem theo nước làm mát (J/kg)
d
Q - Nhiệt đem theo dầu bôi trơn (J/kg)
du
Q - Nhiệt dư (J/kg)
du
Q thể hiện phần còn lại của các tổn thất nhiệt chưa được tính trong các thành
phần nhiệt dùng trong động cơ gồm: Nhiệt bức xạ từ động cơ cho môi trường, nhiệt
lượng tương đương động năng khí xả, một phần nhiệt tương đương với một phần của
tổn thất cơ khí, một phần không tính được trong nhiên liệu chưa cháy hết…
Trong các loạ
i nhiệt thải trên, nhiệt thải theo khí xả và nước làm mát động cơ là
khá lớn và có nhiều khả năng tận dụng
19
- Nhiệt thải qua khí xả của động cơ phụ thuộc vào nhiệt độ khí thải và tổng hệ số
dư lượng không khí α. Hệ số này là 2-2,7 của động cơ 4 kỳ, từ 3-3,5 của động cơ 2 kỳ.
Để xác định số nhiệt lượng của khí thải có thể sử dụng khi động cơ chạy ở các
phụ tải bộ phận cần phải biế
t tính chất thay đổi của tổn thất này. Giá trị tương đối của
tổn thất này tính theo công thức:
(
)
p
H
B
B
pKT
KT
p
KT
Q
tCLtCL
q
−−
−+
=
minmin
1
αα
Đối với động cơ điezen 4 kỳ không tăng áp nhiệt độ của khí thải ở chế độ làm
việc cục bộ tính theo công thức:
KT
t =
H
KT
t
1m
H
n
n
⎟
⎟
⎠
⎞
⎜
⎜
⎝
⎛
Trong đó : m
1
là một hằng số và bằng 2,05
Hệ số không khí dư trong chế độ làm việc cực bộ tính theo công thức:
α = α
H
2
m
H
n
n
⎟
⎟
⎠
⎞
⎜
⎜
⎝
⎛
Trong đó m
2
là hằng số và bằng -2,3
KT
q
=
B
B
p
m
H
H
KT
p
m
H
H
KT
m
H
H
tCL
n
n
C
n
n
tL
n
n
minmin
212
⎟
⎟
⎠
⎞
⎜
⎜
⎝
⎛
−
⎟
⎟
⎠
⎞
⎜
⎜
⎝
⎛
⎥
⎦
⎤
⎢
⎣
⎡
⎟
⎟
⎠
⎞
⎜
⎜
⎝
⎛
αα
Động cơ Điêzen 4 kỳ tăng áp, nhiệt độ khí thải tính theo công thức:
H
KT
H
KT
t
N
N
bat .
⎟
⎟
⎠
⎞
⎜
⎜
⎝
⎛
+=
;
m
H
H
N
N
⎟
⎟
⎠
⎞
⎜
⎜
⎝
⎛
=
αα
Động cơ 2 kỳ Điêzen khi làm việc ở chế độ định mức được xác định theo công thức
thực nghiệm:
48560
11,1
−=
−
α
α
KT
t
Đại lượng tương đối về tổn thất nhiệt trong khí thải, trong chế độ sử dụng, xác định
theo công thức:
H
peKT
KT
N
Qgqq =
Trị tuyệt đối của tổn thất nhiệt của khí thải trong chế độ làm việc tính theo công thức:
e
KT
NKT
NqQ =
Hệ số sử dụng nhiệt cực đại của khí thải tính theo công thức
∑
∑
∑
ΧΧ
−
=
−
=
KT
yKT
KT
yKT
vct
ctvvct
i
ii
minmin
max
.
ϕ
Trong đó
Χy
t - nhiệt độ khí thải rời khỏi nồi hơi tiết kiệm
20
Như vậy hệ số sử dụng nhiệt khi thải phụ thuộc vào nhiệt độ khí phía sau động
cơ. Nhiệt độ khí thải phụ thuộc vào hệ số dư không khí, giảm hệ số này sẽ làm tăng hệ
số sử dụng nhiệt và hiệu suất của động cơ. Hệ số sử dụng nhiệt của khí thải khi động
cơ làm việc theo đặc tính chân vị
t có dạng:
1
1
m
H
H
KT
y
n
n
t
t
⎟
⎠
⎞
⎜
⎝
⎛
−=
Χ
ϕ
Lượng nhiệt có thể tính theo công thức:
NqQ
KT
N
ϕ
=
- Nhiệt thải qua nước làm mát
Thất thoát nhiệt trong nước làm mát là thất thoát lớn thứ hai của động cơ. Số
lượng của thất thoát này phụ thuộc vào cấu trúc và chế độ làm việc của động cơ, mức
độ tăng áp, nhiệt độ trung bình của nước làm mát và hàng loạt các yếu tố khác. Tổn
thất nhiệt trong hệ thống làm mát bằng nước có thể đạt tới 37%.
Trong động cơ th
ủy 4 kỳ thông thường người ta sử dụng hệ thống làm mát một
vòng (Với hệ thống không tăng áp) hoặc 2 vòng. Trong hệ thống một vòng, nước mặn
làm mát xilanh, nắp máy, ống góp khí thải. Thất thoát nhiệt cùng với nước làm mát,
trong động cơ này dao động trong khoảng 27-31%, còn nhiệt độ nước ở đầu ra của hệ
thống là 65-80
o
C. Động cơ tăng áp dùng hệ thống làm mát 2 vòng tuần hoàn.
Sự tăng của hiệu suất có ích của động cơ khi tăng chế độ nhiệt độ, được giải
thích bằng sự giảm ma sát làm việc trong bộ xylanh pittôn, còn đồng thời bằng giảm
thất thoát nhiệt lượng cùng với nước làm mát và dầu làm mát. Trong chế độ tải từng
phần, chế độ nhiệt độ còn ảnh hưởng lớ
n đến hiệu suất có ích của động cơ và suất tiêu
hao nhiên liệu. Nhiên liệu sunfua cháy trong xylanh, cùng với chế độ làm mát giảm
làm tăng lên rõ rệt sự mài mòn của bộ xylanh pittông.
Chúng ta không dừng lại tìm nguyên nhân của sự mài mòn, mài mòn này có thể
tìm được ở trong các công trình chuyên môn. Chúng ta chỉ cần thấy rằng khi tăng nhiệt
độ làm mát từ 40
o
C lên 80
o
C thì sự mài mòn xylanh của động cơ giảm từ 8÷12 lần,.
Bằng cách này cùng với tăng nhiệt độ nước làm mát lên 80
o
C÷90
o
C sẽ cải thiện đồng
thời điều kiện làm việc cũng như các chỉ số kỹ thuật của động cơ. Đồng thời mức nhiệt
độ của phần lớn thất thoát nhiệt lượng cùng với nước làm mát được nâng cao, cho
phép sử dụng hoàn hảo số nhiệt lượng trong điều kiện thủy,vào hệ thống cấp nhiệt,các
bộ bốc hơ
i chân không, sấy nhiên liệu, thiết bị làm lạnh sử dụng nhiệt và các thiết bị
khác.
Sử dụng nhiệt độ cao của nước làm mát trong động cơ lên tới 140
o
C÷150
o
C cho
phép đạt được mức cực đại tận dụng nhiệt nước làm mát động cơ chính. Trong trường
hợp này nhiệt lượng nước làm mát có thể sử dụng trong tuabin tận dụng nhiệt. Thất
21
thoát nhiên liệu cùng với nước làm mát phụ thuộc đồng thời với cơ cấu động cơ, kích
thước cơ bản của nó và loại nhiên liệu sử dụng. Cùng với tăng kích thước cơ bản của
động cơ đại lượng tương đối thất thoát này giảm đi. Ví dụ trong động cơ hai kỳ tần số
quay thấp công suất lớn, thất thoát này ít hơn 15
÷20% so với động cơ 4 kỳ. Trong
nhiệt độ nước làm mát 60
÷65
o
C và áp suất không khí quét 0,12÷0,16 MPa, thất thoát
nhiệt lượng riêng cùng với nước làm mát của động cơ thủy 2 kỳ nằm vào khoảng 1750
÷ 2300 KJ/KWh (giá trị lớn liên quan đến động cơ không tăng áp, các giá trị nhỏ liên
quan đến động cơ tăng áp). Hệ số lý thuyết sử dụng thất thoát nhiệt lượng cùng với
nước làm mát trong thiết bị thu hồi có thể nhận được bằng một đơn vị. Cùng với sự
thay đổi chế độ làm việc của động cơ sẽ làm thay đổi đồng thời đại lượng tương đố
i
thất thoát nhiệt lượng cùng với nước làm mát cũng như đại lượng tương đối quy về 1
KWh.
Theo nghiên cứu của YANMAR DIESEL ENGINE CO.LTD. [21], Hiệu suất
nhiệt của các động cơ như bảng số 2 sau:
Bảng 2. Hiệu suất nhiệt của động cơ nhiệt (%)
Loại động
cơ
Động cơ
diesel
Động cơ
xăng
Động
cơ khí
Tuabin
khí
Động cơ
h
ơi
Tuabin
hơi
Hiệu suất
nhiệt
35-45
20-26
20-25
15-18
10-16
18-24
Hình 6. Sơ đồ cân bằng nhiệt của động cơ diesel và động cơ xăng [21]
22
A. So sánh giữa sự cân bằng nhiệt của các động cơ diesel và xăng [21]
Động cơ diesel
Tổng năng lượng cung cấp
1. Năng lượng biến thành công suất thắng
2. Tổn thất cơ học
3. Tổn thất nhiệt thải do làm mát
4. Tổn thất khí xả
Động cơ xăng
Tổng năng lượng cung cấp
1. Năng lượng biến thành công suất thắ
ng
2. Tổn thất cơ học
3. Tổn thất nhiệt làm mát
4. Tổn thất khí xả
Do nhiệt thải của động cơ lớn như vậy nên chúng đã được nghiên cứu tận dụng
khá thành công trong nhiều lĩnh vực, sau đây chúng tôi giới thiệu một số mô hình tận
dụng nhiệt khí thải và nước làm mát
Sơ đồ hệ thống tận dụng riêng biệt nhi
ệt thải độc lập của nước làm mát và khí
thải (hình 8)
1 - Động cơ
2 - Thùng điều hòa (giãn nở).
3 - Nồi hơi tận dụng nhiệt khí thải.
4 - Thiết bị hấp thụ nhiệt của nước làm mát.
5 - Bơm nạp nồi tận dụng nhiệt thải.
6 - Két thu hơi nước ngưng tụ.
7 - Van hằng nhiệt.
8 - Thiết bị ngưng tụ.
9 - Bơm tuần hoàn hệ th
ống làm mát.
Hình 7. Sơ đồ tận dụng nhiệt khí thải và nước làm mát riêng biệt
1
2
4
3
5
6
7
8
9
23
Phương án tận dụng kết hợp nhiệt nước làm mát và khí thải để sản xuất hơi quá
nhiệt:
1 - Động cơ.
2 – Vỏ bình tận dụng 2
3 - Ống tận dụng nhiệt
4 – Vỏ bình tận dụng 3
5 - Ống tận dụng nhiệt
6 - Hơi
7 – Bao hơi
8 – Đường nước cấp cho bình tận dụng 2
9 - Bình tận dụng 1
10 - Bơm cấp nước vòng hở
11- Đường cấ
p nước cho hệ thống tận dụng nhiệt
12 - Bơm nước làm mát động cơ
Hình 8. Sơ đồ tận dụng sản xuất hơi quá nhiệt
2
3
5
4
6
7
8
9
11
10
10
1
2
3
5
4
6
7
8
9
11
10
10
24
1.2. Nghiên cứu trong nước
Việt Nam là nước nhiệt đới, nắng gần như quanh năm, việc làm khô chủ yếu là
phơi nắng tự nhiên, theo kinh nghiệm hàng ngàn đời nay. Phương pháp, hình thức phơi
muôn màu muôn vẻ tuỳ thuộc vào điều kiện mỗi nơi. Nghề khai thác mực xà ở nước ta
chủ yếu là câu tay, mực khai thác được mổ xẻ bỏ nội tạng, rửa sạch rồi phơi khô ngay
trên tàu, sản ph
ẩm đưa về bờ chỉ toàn là mực xà khô chất lượng kém: màu đen, vị chát.
Việc phơi khô trên tàu câu mực xà thường người ta đóng một sàn cố định cách mặt
boong 1,8 - 2,0 m (cao bằng nóc cabin) Trên sàn là giàn phơi mực bằng các cột, thanh
ngang, dây buộc chằng chịt mỗi người một kiểu với tất cả những gì họ có, độ cao cỡ
1,5- 2m (cao vừa tầm tay với). Trên các thanh ngang người ta đóng đinh vào và để nhô
ra 2- 3 cm để găm m
ực treo vào đó. Giàn phơi mực kiểu này rất cồng kềnh, không an
toàn, lực cản rất lớn đặc biệt rất nguy hiểm khi gió to, bão.
Các công trình nghiên cứu về phơi cũng như giàn phơi gần như chưa có, phơi
trên tàu khai thác càng không có. Tuy nhiên, sấy khô lại được quan tâm khá nhiều.
Nhiều nhất là các hướng mà Việt Nam có ưu thế, đó là sấy bằng than và năng lượng
mặt trời. Sấy bằng than là dùng than đốt làm nguồn nhiệ
t, nhiệt này được phân phối
đều vào các ống tỏa nhiệt đặt trong phòng sấy làm cho buồng sấy nóng lên. Việc đối
lưu không khí trong buồng sấy có thể để đối lưu tự nhiên hay đối lưu cưỡng bức bằng
cách dùng quạt thổi. Tạ Quang Ngọc, Đỗ Văn Nam - thiết kế, chế tạo lò sấy than đối
lưu tự nhiên để sấy bã mắm tại công ty thuỷ sản Phú Viên - 1987, Sấy cá tạp làm bộ
t
cá tại Quý Kim - 1988,… Lò sấy sử dụng nguyên liệu bằng than tương đối đơn giản,
chi phi đầu tư thấp, nhưng ô nhiễm môi trường, điều chỉnh nhiệt khó. Sấy bằng năng
lượng mặt trời rất hiệu quả, đây là công nghệ sạch, nhưng chi phi đầu tư ban đầu cao.
Tuy nhiên khi trời mưa thì hiệu quả sử dụng rất kém. Sấy bằng năng lượng mặt tr
ời là
dùng các bộ thu nhận năng lượng từ mặt trời rồi dẫn năng lượng thu nhận được vào
buồng sấy. Vấn đề của sấy năng lượng mặt trời là hiệu số thu nhiệt của bộ phận thu
nhận năng lượng mặt trời nó phụ thuộc nhiều vào vật liệu chế tạo.
Từ những năm 70, 80 Nguyễn Đình Thức, Nguy
ễn Thế Hương - Viện nghiên
cứu Hải sản đã nghiên cứu sấy bằng năng lượng mặt trời và đã ứng dụng sấy hải sản
tại Bình Trị Thiên.
Gần đây có nhiều công trình nghiên cứu và ứng dụng sấy bằng năng lượng mặt
trời thành công trong việc sấy vải, nhãn,… rất hiệu quả.
Các chuyên gia thuộc trường đại học Nông nghiệp I (Hà Nội) đã ch
ế tạo thành
công máy sấy hạt nông sản bằng năng lượng mặt trời. Bộ phận thu nhiệt được lắp trên
mái nhà tại trường đại học Nông nghiệp I, theo đường ống luồng khí nóng được đưa
xuống buồng sấy. Loại máy này có thể sấy lúa, ngô, đậu, lạc, cà phê, hành, tỏi, v.v.
25
Theo PGS Bùi Hải Triều, chủ nhiệm đề tài, cho biết máy đã được sấy thử nghiệm lúa
vào những ngày có nắng trong mùa đông, khi nhiệt độ ngoài trời là 19
÷20
o
C. Trong
điều kiện đó, không khí trong buồng sấy vẫn lên tới 50
o
C và mỗi mẻ sấy kéo dài 8÷10
giờ.
Ngoài 2 hướng trên hiện nay có một số công trình sấy bằng khí gas rất hiệu quả
đang được áp dụng trong các xí nghiệp chế biến thuỷ sản, do giá gas rẻ, sấy gas sạch,
dễ điều chỉnh nhiệt, đầu tư cũng hết sức đơn giản.
Việc nghiên cứu tận dụng nhiệt thải nói chung và nhiệt thải của động cơ diesel
cũng đã quan tâm nghiên cứu và
ứng dụng: Vào những năm cuối của thế kỷ 20 đã có
một số công trình nghiên cứu và đưa vào sử dụng những nồi hơi tận dụng nhiệt khí
thải, như công trình tận dụng nhiệt khí thải lắp đặt sau lò đốt than hoạt tính ở nhà máy
đường Vạn Điểm năm 1988, ở nhà máy chế biến nông sản Đông Anh – Hà Nội do nhà
máy thiết bị áp lực Đông Anh chế tạo,
đến nay vẫn đang sử dụng. Một lò hơi tận dụng
nhiệt khí thải được lắp đặt ở nhà máy Đường Quảng Ngãi năm 1994 do công ty công
nghệ môi trường nghiên cứu và chế tạo. Một lò hơi được lắp đặt ở công ty du lịch
Vĩnh Phúc đặt tại khu nhà nghỉ Tam Đảo để phục vụ tắm nước nóng và xông hơi.
Ở tỉnh Hà Tây trong nhưng năm 1998 và năm 2000 cũng đã l
ắp đạt một lò hơi
tận dụng nhiệt khí thải. Những nồi hơi kiểu này rất có thể ứng dụng để lắp đặt tận dụng
nhiệt khí thải của động cơ đốt trong.
Nguyễn Hữu Huệ, Chu Mai Vinh – Trường trung học Thủy sản Thanh hóa và
Nguyễn Lê Châu Thành - Trường cao đẳng công nghệ – Đại học Đà Nẵng – Nghiên
cứu tận dụng nhiệt từ khí thải
động cơ để chạy hệ thống lạnh bảo quản thủy sản, đã
đưa ra 3 mô hình tận dụng nhiệt thải máy thủy để chạy máy lạnh nén khí, máy lạnh
Ejector và máy lạnh hấp thụ, Vũ Huy Đương - Đại học Bách khoa Hà Nội – 2000, tận
dụng nhiệt thải để nâng cao hiệu quả sử dụng của động cơ diesel, đã đưa ra một số mô
hình tận dụng nhiệt th
ải của khí xả và nước làm mát để sản xuất hơi quá nhiệt.
Tất cả các công trình nghiên cứu về sấy trong và ngoài nước đều đặt trong điều
kiện trên bờ, chưa có công trình nào nghiên cứu sấy trên tàu. Tận dụng nhiệt thải của
máy thủy để sấy thủy sản trên tàu cũng chưa có công trình nào nghiên cứu. Việc
nghiên cứu thiết kế sấy trên tàu phải thêm các yếu tố: diện tích thao tác chật hẹp, sóng
gió,…
Tóm lại:
Qua các tài liệu tổng quan tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước đã trình bày
trên cho thấy:
- Nguyên liệu mực nói chung và đặc biệt là mực xà do nghề khai thác xa bờ đi
biển dài ngày, không có bảo quản lạnh trên tàu, sản phẩm mang về bờ chỉ có