Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

Chú ý khi làm bài đọc hiểu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (55.81 KB, 3 trang )

Nguyễn Thị Thu Hường – 036 6639 846

NHỮNG LƯU Ý KHI LÀM BÀI ĐỌC HIỂU, ĐOẠN VĂN NLXH
I/ BỐ CỤC BÀI ĐỌC HIỂU
- Thang điểm: 3.0/10
- Gồm 4 câu hỏi lần lượt từ dễ đến khó:
+ Câu 1: Nhận biết (phương thức biểu đạt, phong cách ngôn ngữ, thể thơ, đặt
tên cho đoạn trích,…)
+ Câu 2: Thơng hiểu (liệt kê các chi tiết trong văn bản…)
+ Câu 3: Vận dụng (nêu cách hiểu về câu thơ/câu văn, xác định biện pháp tu
từ và nêu tác dụng,…)
+ Câu 4: Vận dụng cao (giải thích nhận định, nêu cảm nghĩ về câu thơ/câu
văn). Yêu cầu: viết đoạn văn ngắn từ 3 – 5 câu, giải thích ý kiến, liên hệ
ngắn gọn đến bản thân.
II/ CÁC NỘI DUNG ĐỌC HIỂU THƯỜNG HỎI.
1.
-

Phương thức biểu đạt.
Tự sự: truyện, kể, thuật lại một câu chuyện nào đó.
Biểu cảm: thơ, thể hiện tình cảm, cảm xúc.
Nghị luận: báo, văn bản nhật dụng, trình bày quan điểm.
Miêu tả: thường kết hợp với các phương thức trên
Thuyết minh: văn bản khoa học.
Hành chính – cơng vụ: ít dùng.

2.
-

Phong cách ngôn ngữ.
Sinh hoạt: nhật ký, thư từ, thể hiện lời ăn tiếng nói của con người


Nghệ thuật: tác phẩm nghệ thuật, ngơn từ có tính thẩm mỹ.
Báo chí: các bài báo (xác định bằng nguồn dẫn ở cuối đoạn trích), có tiêu đề
lạ gây chú ý, đề cập đến những vấn đề nóng hổi, có tính thời sự.
- Chính luận: lời kêu gọi, bài phát biểu, bàn luận về vấn đề chính trị xã hội.
- Khoa học: trong các bài nghiên cứu, có các số liệu, thuật ngữ khoa học.
- Hành chính – cơng vụ: ít dùng.
3. Xác định biện pháp tu từ.
3.1. Các biện pháp tu từ hay gặp.
Trên bước đường thành cơng khơng có dấu chân kẻ lười biếng. Chúc các em học tốt ^^


Nguyễn Thị Thu Hường – 036 6639 846

a. So sánh:
- Đối chiếu sự vật này với sự vật kia dựa trên các đặc điểm tương đồng.
- Các kiểu so sánh:
+ So sánh ngang bằng: A như B
+ So sánh hơn kém: A hơn B
b. Nhân hóa
- Gọi tên đồ vật, con vật bằng cách gọi người.
- Lấy những hành động, tình cảm cảm xúc của con người gán cho vật.
c. Ẩn dụ.
- So sánh ngầm (làm mất đi từ so sánh)
- A như B
VD: Mắt phượng mày ngài: đôi mắt của người con gái sắc sảo như mắt phượng,
đôi lông mày cong như con ngài.
d. Hoán dụ:
- Lấy 1 sự vật này để gọi tên sự vật kia
- Có quan hệ sở hữu: A € B
VD: Áo nâu là trang phục của người nông dân  áo nâu chỉ người nông dân

e. Liệt kê: kể tên hàng loạt các sự vật, hiện tượng.
f. Câu hỏi tu từ: câu hỏi không nhằm mục đích để hỏi, trong câu hỏi đã có
hàm ý trả lời.
g. Nói quá
h. Nói giảm nói tránh.
3.2. Xác định tác dụng của biện pháp tu từ:
- Tác dụng với cách diễn đạt: làm tăng sức gợi hình, gợi cảm, gây ấn tượng.
- Tác dụng với tác giả: thể hiện thơng điệp gì?
- Tác dụng với bạn đọc: lĩnh hội được bài học gì qua chi tiết đó?
III/ VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI (2 điểm).
1.
2.

Một số dạng đề.
Bàn luận về vấn đề tư tưởng đạo lý
Bàn luận về hiện tượng đời sống.
Bàn luận về vấn đề được nêu ra từ phần đọc hiểu.
Cách viết đoạn văn nghị luận xã hội.

Trên bước đường thành cơng khơng có dấu chân kẻ lười biếng. Chúc các em học tốt ^^


Nguyễn Thị Thu Hường – 036 6639 846

* Hình thức:
- Đoạn văn: lùi đầu dòng, viết hoa chữ cái đầu tiên. Khơng được xuống dịng.
- Dung lượng: ~ 200 chữ (khoảng 25 – 27 dòng)
* Nội dung.
1) Mở đoạn: Giới thiệu khái quát vấn đề nghị luận (không nhắc lại đề bài, cần
biến đổi và dẫn dắt vấn đề)

VD: Viết đoạn văn 200 chữ, suy nghĩ về tác động tiêu cực của lối sống vô cảm.
Như vậy, ngay trong câu mở đoạn cần nhắc đến “lối sống vô cảm” và “tác
động tiêu cực” của nó.
2) Thân đoạn
a. Giải thích:
- Giải nghĩa những từ khóa, khái niệm xuất hiện trong đề bài (dùng những từ
đồng nghĩa, trái nghĩa,…)
b. Phân tích chứng minh.
- Cần sắp xếp các luận điểm theo trật tự
- Ở mỗi luận điểm, cần có sự phân tích, so sánh.
- Sử dụng những dẫn chứng thực tiễn, mới mẻ, có tính thời sự (hạn chế nhắc
lại những dẫn chứng đã cũ, lối mịn)
c. Bình luận.
- Khẳng định lại vấn đề.
- Phản biện: vấn đề A
+ A- sẽ như thế nào?
+ A+ sẽ như thế nào?
- Bài học cho bản thân: cần cụ thể, không viết chung chung.
+ Bài học nhận thức?
+ Bài học hành động?

Trên bước đường thành công khơng có dấu chân kẻ lười biếng. Chúc các em học tốt ^^



×