Tải bản đầy đủ (.docx) (26 trang)

Báo cáo cuối kỳ thực hành nghề nghiệp chuyên ngành tâm lý học đh sư phạm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (137.35 KB, 26 trang )

1

BÁO CÁO CUỐI KỲ
MÔN THỰC HÀNH NGHỀ NGHIỆP

Giảng viên phụ trách: TS Lê Duy Hùng
Họ và tên sinh viên:

Đinh Nhật Thiên Thanh

Mã số sinh viên:

46.01.611.110

Mã HP:

PSYC148103

Thành Phố Hồ Chí Minh, ngày 06 tháng 01 năm 2023


2

MỤC LỤC

I.

ĐỊNH HƯỚNG LỰA CHỌN NGHỀ NGHIỆP....................................................3

II. SẢN PHẨM THEO NHĨM THỰC HÀNH.........................................................4
A. Định hình ca...........................................................................................................4


B. Diễn tập: Gặp gỡ lần đầu.....................................................................................16
III.

THU HOẠCH TỪ BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ.................................................21

IV.

LỜI KẾT.............................................................................................................24

xdfsdsfdasdfasdfasdcSAJDaws


3

I. ĐỊNH HƯỚNG LỰA CHỌN NGHỀ NGHIỆP
Qua hai năm theo đuổi ngành Tâm lý học, cuối năm 2, em quyết định lựa chọn định
hướng nghề nghiệp chung là nhóm Tham vấn – trị liệu tâm lý. Qua học phần Lý thuyết
Tham vấn và trị liệu tâm lý, Kỹ năng Tham vấn và trị liệu tâm lý và Tâm lý lâm sàng
của học kỳ I năm 3, em đã xác định cụ thể định hướng nghề nghiệp sau này của em là
Tâm lý lâm sàng, bởi vì em thấy ở nhà tâm lý lâm sàng có sự chun nghiệp, trung tính
nhưng vẫn khơng mất đi sự nâng đỡ cần có của những người theo ngành tâm lý. Hướng
tiếp cận của nhánh lâm sàng là chiết trung nên em có thể tìm hiểu về các định hướng lý
thuyết khác nhau như nhân văn, nhận thức – hành vi,… và kết hợp chúng lại với nhau
trong q trình làm việc mà khơng phải quá phân vân việc nên đi theo trường phái nào,
và em có khơng gian, thời gian để trải nghiệm nhiều thứ với vai trò là nhà tâm lý lâm
sàng.
Để giới thiệu sơ về tâm lý lâm sàng thì em xin trình bày một số kiến thức bản thân
đã tìm hiểu. Năm 1949, Lagache có định nghĩa rằng: “Tâm lý lâm sàng là ngành khoa
học về hành vi con người, chủ yếu dựa vào việc quan sát và phân tích sâu những
trường hợp cá nhân bình thường lẫn bất thường và có thể mở rộng ra các trường hợp

nhóm”. Cịn theo kết luận của Castro và cộng sự vào năm 2015, thì: “Tâm lý lâm sàng
là một nhánh của Tâm lý học, có mục tiêu nghiên cứu sâu xa các quá trình tâm trí của
một cá nhân từ các hành vi bình thường đến bệnh lý; tiến trình này được thực hiện
thông qua việc tiếp cận, gặp gỡ với cá nhân, dựa trên các trường hợp cụ thể, bằng các
phương pháp chuyên biệt”. Gốc của tâm lý lâm sàng là từ y khoa tâm thần. Những
người khơi mào là bác sĩ tâm thần, do nhu cầu thiếu hụt trong nghề nghiệp thiên về tâm
lý hơn chứ không thiên về thuốc. Ý tưởng đầu tiên là từ dưỡng đường tâm thần, nếu chỉ
có điều dưỡng và bác sĩ thì khơng đủ đáp ứng, mà cần lực lượng khác để tìm hiểu, đánh
giá, nâng đỡ và đồng hành tâm lý với bệnh nhân. Người thầy đầu tiên đào tạo về nhà
tâm lý lâm sàng là bác sĩ tâm thần. Chức danh chính thức là từ sau chiến tranh thế giới


4

thứ 2 do nhu cầu bù đắp về nhân lực là rất lớn và thời cấp. Chức danh được quy định
chính thức ở những bộ luật lao động (từ những năm 60, 70 ở phương Tây).
Giữa giữa tham vấn tâm lý và tâm lý lâm sàng có một số khác biệt: (1) Tâm lý lâm
sàng chuyên về công cụ đánh giá hơn: Đánh giá tâm lý bằng các test tâm lý, các thang
lượng giá (Holland, WISC IV, Raven,...) là đặc trưng của tâm lý lâm sàng. Trong
chương trình đào tạo tham vấn thì khơng nặng về đánh giá. (2) Sức nặng và tầm quan
trọng của tâm bệnh: Tâm lý lâm sàng thì rất cần đến những kiến thức của tâm bệnh.
Tham vấn thì khơng q quan trọng những kiến thức về tâm bệnh, nhưng vẫn có thể
học để tích lũy thêm kiến thức do yêu cầu nghề nghiệp. (3) Tham vấn được rèn nhiều
hơn về kĩ năng (trong tham vấn, người ta chia ra nhiều lĩnh vực như tham vấn sức
khỏe, tham vấn cặp đôi, tham vấn hướng nghiệp và các dạng tham vấn theo chủ đề
khác).
Em cũng đã tìm hiểu về những công việc một tâm lý gia lâm sàng sẽ làm. Những
hoạt động/cơng việc chính trong đời sống một tâm lý gia lâm sàng bao gồm: Gặp gỡ,
trò chuyện với thân chủ, gia đình hoặc nhóm; thiết lập tương quan an toàn, tin cậy;
thiết lập khung làm việc; đánh giá, lượng giá tâm lý; đồng hành, theo dõi trị liệu; cơng

tác cơ quan và hành chính. Em thấy cá nhân em khá ổn với những công việc như vậy,
và em thích làm việc trong mảng tâm bệnh của lâm sàng hơn là phi tâm bệnh của tham
vấn, và sự chiết trung trong lâm sàng thay vì chính chun của trị liệu.
II. SẢN PHẨM THEO NHÓM THỰC HÀNH
A. Định hình ca
Định hình ca bao gồm tình huống cụ thể của thân chủ, thông tin về thân chủ, những
vấn đề thân chủ đang gặp phải, định hướng phương pháp sử dụng trên vấn đề của thân
chủ và kế hoạch khái quát cho các phiên tham vấn, được trình bày dưới dạng bảng báo
cáo.


5

HỌC PHẦN THỰC HÀNH NGHỀ NGHIỆP
GV: TS. LÊ DUY HÙNG


6

SẢN PHẨM THỰC HÀNH THEO NHĨM
ĐỊNH HÌNH CA

THƠNG TIN CƠ BẢN
Họ tên: Trần Thế Phong

Mã hồ sơ: FT251222411

Dân tộc: Kinh

Giới tính: Nam


Năm sinh/tuổi: 1997/25

Trình độ học vấn: 12/12

Trình độ chun môn: Cử nhân Quản trị kinh doanh
Việc làm: Hiện tại thân chủ chưa đi làm.
Địa chỉ: 332 Quang Trung, phường 10, quận Gị Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh.
Điện thoại / Email: 038 304 519
Điện thoại / Email của người thân: 092 407 5869 (Số điện thoại của mẹ)

BỐI CẢNH LẦN ĐẦU GẶP NHÀ THAM VẤN
Ngày gặp đầu tiên: 24/11/2022
Cách thức gặp gỡ (trực tiếp/ điện thoại/ app/ mail/…): Trực tiếp.
Đi một mình / cùng người khác: Đi một mình.
Tự nguyện / được yêu cầu: Tự nguyện.
Lý do đi gặp nhà tham vấn: Muốn cải thiện tình trạng sức khỏe tâm lý của bản thân.
Biết nhà tham vấn từ nguồn nào: Facebook.
Trước đây đã đi thăm khám / can thiệp tâm lý hay chưa: Chưa.


7

ĐỀ NGHỊ GIÚP ĐỠ TỪ PHÍA THÂN CHỦ
Lời than phiền / Lý do đến gặp nhà tham vấn:
● Cảm thấy gượng gạo, lo lắng mỗi khi gặp người lạ
● Không thể kiểm sốt hành vi, lời nói của mình khi nói chuyện với người lạ
● Ln cảm thấy bị soi mói, đánh giá những khiếm khuyết, yếu kém của mình.
Mong muốn của thân chủ: Muốn cải thiện những vấn đề trên và có thể trở nên tự tin hơn
khi gặp người khác.


PHÂN LOẠI VẤN ĐỀ
🗆 Gia đình

🗆 Cơng việc, sự nghiệp

🗆 Cảm xúc, tính cách

🗆 Hơn nhân

🗆 Quan hệ xã hội

🗆 Mất mát, khủng hoảng

🗆 Nuôi dạy con

🗆 Sức khỏe tâm lý

🗆 Bị xâm phạm, bạo lực

🗆 Hẹn hò

🗆 Giới tính, tính dục

🗆 Hành vi nguy hại

TƯỜNG THUẬT TĨM TẮT
Phong đến gặp nhà trị liệu để nhờ giải quyết một số vấn đề riêng tư đã từng làm khổ anh
trong mấy năm qua. Anh cho biết hiện vẫn khơng có việc làm và đang ở nhà với cha mẹ.
Phong có hai người anh đều là bộ đội và đang ở xa gia đình. Phong tốt nghiệp đại học bốn

năm ngành quản trị kinh doanh lúc 22 tuổi. Sau đó anh đã từng đi xin việc làm, nhưng qua
nhiều lần được gọi phỏng vấn thì đều bị từ chối. Anh nói anh hiểu được lý do vì sao và


8

thành thật chia sẻ với nhà trị liệu những vấn đề sau:
Phong nói anh khơng hiểu sao cứ mỗi lần đi trong tham dự các cuộc hội họp, tiệc tùng, ăn
uống,… hay gặp một người lạ là anh trở nên rất gượng gạo, rụt rè mất bình tĩnh, hụt hơi và
tim đập hỗn loạn nên tâm trí khơng tập trung được để ăn nói cho lưu lốt và có ý nghĩa.
Trước những lần hẹn phỏng vấn, anh thường bỏ ra rất nhiều thì giờ để chuẩn bị chu đáo
mọi vấn đề, từ ăn mặc đến thần thái và những câu trả lời anh dự đoán là sẽ được hỏi đến.
Thế nhưng lúc đến nơi thì cách hành xử của anh hầu như trái ngược và quên hết mọi
chuyện. Anh luôn có cảm tưởng người ta ai cũng soi mói, đánh giá những yếu kém, khiếm
khuyết, lỗi lầm của mình, vì vậy, anh bắt đầu trở nên lúng túng, tư thái bất ổn và nỗi lo
lắng sợ hãi bắt đầu dâng lên trong tâm trí. Dù đã ăn mặc chỉnh tề anh vẫn thường có cảm
giác quần của mình bị sút chì hay rách toạc ở một chỗ nào đó, nhiều tư thế của anh trở nên
vụng về, hoàn toàn mất tự chủ trước mặt đối tượng.
Phong nói rằng khi mới vào đại học anh đã ao ước sẽ trở thành chuyên viên giao dịch và
quản lý cho một công ty nào đó. Vì thế anh đã chọn đúng mơn học. Anh chăm chỉ học và
các điểm bài thi thường rất tốt, chỉ có các phần thực hành thường là yếu kém. Anh cũng đã
từng thử tập luyện 1 số phương pháp giải cảm, các kỹ thuật tự điều hành cảm xúc, tập thiền
định và yoga… nhưng khơng thấy có gì thay đổi.
Nói về q trình phát triển sức khỏe, Phong cho biết anh chưa từng có trận đau nào được
cha mẹ cho là quá nặng, chỉ có những lần đau vụn vặt trong tuổi trẻ. Phong tiết lộ rằng anh
có 1 gia đình mà trong đó cuộc sống của mọi người hầu như ln khép kín và buồn tẻ. Lúc
nhỏ, Phong thường bị 2 người anh trai cấm cản không cho anh tự ý làm điều gì mà họ
khơng thích, ngay cả các trị chơi, thú vui có tính sáng kiến. Thậm chí cha anh cũng vậy,
ơng ít tiếp xúc với ai và cũng khơng muốn con cái có bạn bè đến nhà trò chuyện, ca hát
huyên náo. Là người nhỏ nhất trong nhà, vị trí của Phong là ln giữ tư thái e dè, khép nép

và co rút trong mọi sinh hoạt.


9

TRIỆU CHỨNG & DIỄN TIẾN
TRIỆU CHỨNG NHẬN THỨC
Luôn nghĩ rằng bản thân bị người ngồi đánh giá: Anh ln có cảm tưởng người ta ai cũng
soi mói, đánh giá những yếu kém, khiếm khuyết, lỗi lầm của mình.
Khơng thể ăn nói lưu lốt và có nghĩa trong một hồn cảnh xã hội có đơng người/có người
lạ: Mỗi lần đi trong tham dự các cuộc hội họp, tiệc tùng, ăn uống, vv.. hay , gặp một người
lạ là anh trở nên rất gượng gạo, rụt rè mất bình tĩnh, hụt hơi và tim đập hỗn loạn nên tâm trí
khơng tập trung được để ăn nói cho lưu lốt và có ý nghĩa.
Không tập trung: Mỗi lần đi trong tham dự các cuộc hội họp, tiệc tùng, ăn uống, vv.. hay ,
gặp một người lạ là anh trở nên rất gượng gạo, rụt rè mất bình tĩnh, hụt hơi và tim đập hỗn
loạn nên tâm trí khơng tập trung được để ăn nói cho lưu lốt và có ý nghĩa.
Thường có cảm giác hình ảnh bản thân thấp: Dù đã ăn mặc chỉnh tề anh vẫn thường có cảm
giác quần của mình bị sút chỉ hay rách toạc ở một chỗ nào đó, nhiều tư thế của anh trở nên
vụng về, hồn toàn mất tự chủ trước mặt đối tượng.
Hiện tượng quên: Trước những có hẹn phỏng vấn anh thường bỏ ra rất nhiều thì giờ để
chuẩn bị chu đáo mọi vấn đề, từ ăn mặc đến thần thái và những câu trả lời tiên đoán là sẽ
được hỏi đến. Thế nhưng lúc đến nơi thì cách hành xử của anh hầu như trái ngược và quên
hết mọi chuyện.
TRIỆU CHỨNG CẢM XÚC
Lo lắng, bồn chồn: Anh ln có cảm tưởng người ta ai cũng soi mói, đánh giá những yếu
kém, khiếm khuyết, lỗi lầm của mình nên anh bắt đầu trở nên lúng túng, tư thái bất ổn và
nỗi lo lắng sợ hãi bắt đầu dâng lên trong tâm trí… Trước những có hẹn phỏng vấn anh
thường bỏ ra rất nhiều thì giờ để chuẩn bị chu đáo mọi vấn đề, từ ăn mặc đến thần thái và



10

những câu trả lời tiên đoán là sẽ được hỏi đến.
Lúng túng, mất bình tĩnh: “anh bắt đầu trở nên lúng túng, tư thái bất ổn và nỗi lo lắng sợ
hãi bắt đầu dâng lên trong tâm trí... Mỗi lần đi trong tham dự các cuộc hội họp, tiệc tùng,
ăn uống, vv.. hay , gặp một người lạ là anh trở nên rất gượng gạo, rụt rè mất bình tĩnh, hụt
hơi.”
Sợ hãi: anh bắt đầu trở nên lúng túng, tư thái bất ổn và nỗi lo lắng sợ hãi bắt đầu dâng lên
trong tâm trí.
TRIỆU CHỨNG HÀNH VI – HOẠT ĐỘNG
Gượng gạo, rụt rè mất bình tĩnh, hụt hơi và tim đập hỗn loạn:
Dành nhiều thời gian để chuẩn bị nhưng vì quá căng thẳng, lo lắng mà xảy ra hiện tượng
quên: Trước những có hẹn phỏng vấn anh thường bỏ ra rất nhiều thì giờ để chuẩn bị chu
đáo mọi vấn đề, từ ăn mặc đến thần thái và những câu trả lời tiên đoán là sẽ được hỏi đến.
Thế nhưng lúc đến nơi thì cách hành xử của anh hầu như trái ngược và quên hết mọi
chuyện.
Yếu kém trong các phần thi thực hành: Anh chăm chỉ học và các điểm bài thi thường rất
tốt, chỉ có các phần thực hành thường là yếu kém.
Luôn giữ tư thái e dè, khép nép và co rút trong mọi sinh hoạt: Là người nhỏ nhất trong nhà,
vị trí của Phong là luôn giữ tư thái e dè, khép nép và co rút trong mọi sinh hoạt.
DIỄN TIẾN – ĐIỀU TRỊ
Anh cũng đã từng thử tập luyện 1 số phương pháp giải cảm, các kỹ thuật tự điều hành cảm
xúc, tập thiền định và yoga… Nhưng khơng thấy có gì thay đổi.
Chưa có thơng tin về việc thân chủ đã từng đi điều trị tâm lý hay chưa và được hướng dẫn


11

các phương pháp kể trên ở đâu.


TÂM LÝ
PHÁT TRIỂN TÂM LÝ
Khơng có bất thường nghiêm trọng trong q trình phát triển tâm lý của thân chủ.
KHỦNG HOẢNG, SANG CHẤN
Lúc nhỏ, thân chủ thường bị 2 người anh trai cấm cản khơng cho anh tự ý làm điều gì mà
họ khơng thích, ngay cả các trị chơi, thú vui có tính sáng kiến.
Có một lần, Phong bị té trên trường, vơ tình làm rách một mảng quần nhưng anh khơng hề
hay biết. Khi bạn bè và hai anh trai của Phong thấy, họ chọc ghẹo anh rất nhiều và từ đó
hay gọi anh là cậu bé quần rách. Từ đó, Phong luôn kiểm tra chỉnh tề áo quần và dù vậy
anh vẫn thường có cảm giác quần của mình bị sút chỉ hay rách toạc ở một chỗ nào đó.
KIỂU ỨNG PHÓ CĂNG THẲNG
Né tránh, chiều theo ý người khác.
ĐẶC ĐIỂM TÂM LÝ CÁ NHÂN
Thân chủ có tính cách hướng nội, rụt rè. Thân chủ có kiểu khí chất ưu tư, thường giao tiếp
theo kiểu nhường nhịn người khác. Thân chủ có nỗi lo sợ lớn về hình ảnh bản thân trong
mắt người khác.
Ước mơ của thân chủ là trở thành chuyên viên giao dịch và quản lý. Thân chủ chăm chỉ và
thường có điểm tốt trong các bài thi lý thuyết, nhưng bài thi thực hành lại thất bại do sợ
giao tiếp (thực hành thường phải giao tiếp với giáo viên, bạn bè hoặc người lạ,...)


12

MỐI QUAN HỆ / MƠI TRƯỜNG
GIA ĐÌNH
Anh có 1 gia đình mà trong đó cuộc sống của mọi người hầu như ln khép kín và buồn tẻ.
Lúc nhỏ Phong thường bị 2 người anh trai cấm cản không cho anh tự ý làm điều gì mà họ
khơng thích, ngay cả các trị chơi, thú vui có tính sáng kiến.
Cha anh cũng vậy, ơng ít tiếp xúc với ai và cũng khơng muốn con cái có bạn bè đến nhà
trị chuyện, ca hát huyên náo. Là người nhỏ nhất trong nhà, vị trí của Phong là ln giữ tư

thái e dè, khép nép và co rút trong mọi sinh hoạt.
Ở trong nhà, mẹ thương anh nhưng khơng có tiếng nói, và khơng thể hiện tình thương đó
khi có người khác trong gia đình. Người nắm kinh tế chính là cha của anh.
HƠN NHÂN / CẶP ĐƠI
Độc thân, chưa kết hơn.
CƠNG VIỆC – MÔI TRƯỜNG LÀM VIỆC
Hiện tại thân chủ chưa đi làm.
QUAN HỆ XÃ HỘI KHÁC
Thân chủ có một ít bạn bè trên mạng nhưng khơng thân. Bạn ngồi đời thì thân chủ chỉ có
một người bạn sống gần nhà nhưng không quá thân thiết.

THỂ LÝ
TRƯỚC 18 TUỔI


13

Thể trạng của thân chủ khơng có gì bất thường. Chưa từng có trận đau nào được cha mẹ
cho là quá nặng, chỉ có những lần đau vụn vặt trong tuổi trẻ.
TỔNG QUÁT THỂ TRẠNG HIỆN TẠI
Thể trạng của thân chủ khơng có gì bất thường.
BỆNH NỘI KHOA / MÃN TÍNH
Khơng có ghi nhận.
PHẪU THUẬT – TAI NẠN
Khơng có ghi nhận.

CHIẾN LƯỢC CAN THIỆP
NHẬN ĐỊNH – ĐÁNH GIÁ
Đánh giá tình trạng tâm lý:
▪ Rối loạn tâm lý / tâm thần đang được nghi ngờ: Rối loạn lo âu xã hội

▪ Rối loạn tâm lý / tâm thần đã được chẩn đốn từ bs tâm thần: Khơng có
▪ Kết quả test nếu có: Khơng có
▪ Các bất thường (nếu khơng mắc RLTL): Khơng có
▪ Điểm mạnh: Chăm chỉ, nỗ lực
▪ Điểm yếu: Tự ti, trầm buồn.
Các yếu tố môi trường:
▪ Yếu tố gây hại: 2 người anh trai cấm cản không cho Phong tự ý làm điều gì mà họ


14

khơng thích, cha khơng muốn con có bạn bè đến nhà trị chuyện, ca hát hun náo;
mẹ khơng bảo vệ con trước mặt các thành viên khác trong gia đình.
▪ Yếu tố bảo vệ: 2 người anh đều là bộ đội và đang ở xa gia đình, Phong học ngành
mình u thích đó chính là ngành quản trị kinh doanh. Phong có ước mơ trở thành
chuyên viên giao dịch và quản lý. Mẹ có yêu thương và quan tâm đến Phong mỗi khi
ở riêng 2 người.
▪ Yếu tố cản trở: Khí chất ưu tư; ln giữ tư thái e dè, khép nép và co rút trong gia
đình.
Lý giải triệu chứng
Phong gặp phải những vấn đề khiến anh bận tâm khi gặp những người lạ như: gượng gạo,
rụt rè mất bình tĩnh, hụt hơi và tim đập hỗn loạn, tâm trí khơng tập trung, ăn nói khơng lưu
lốt và khơng có ý nghĩa, bỏ ra nhiều thời gian để chuẩn bị chu đáo mọi vấn đề từ ăn mặc
đến các câu hỏi có thể sẽ được hỏi nhưng khi gặp phải các vấn đề đã chuẩn bị thì cách hành
xử của Phong lại trái ngược với những gì đã chuẩn bị, Bên cạnh đó Phong cũng ln có
cảm tưởng rằng người ta ai cũng soi mói, đánh giá những yếu kém, khiếm khuyết, lỗi lầm
của mình nên anh ta bắt đầu trở nên lúng túng, tư thái bất ổn và nỗi lo lắng, sợ hãi bắt đầu
dâng lên tâm trí. Phong cũng thường hay có cảm giác quần của mình sút chỉ hay rách toạc
ở một chỗ nào đó mặc dù anh ăn mặc rất chỉnh tề điều đó cũng khiến Phong trở nên vụng
về và hoàn toàn mất tự chủ trước các đối tượng. Có thể thấy điểm chung của các vấn đề

này đó là nó xảy ra trong bối cảnh Phong gặp một người lạ mặt, hay nói cách khác ở đây là
sự tiếp xúc xã hội, từ đó khiến anh có những biểu hiện của sự thu rúc và gượng gạo trong
cử chỉ, hành vi và lời nói mà khơng thể kiểm sốt được chúng. Đi kèm với đó là một sự lo
lắng được nảy sinh từ nhận thức từ việc cho rằng ai cũng đang soi mói, đánh giá những yếu
kém, khiếm khuyết, lỗi lầm của mình cũng như anh luôn cho rằng quần áo mà bản thân
đang mặc thật sự đang bị rách. Để những sự lo lắng và các hành vi, cử chỉ không kiểm soát


15

diễn ra một cách phóng đại như vậy cũng như sự xuất hiện của các suy nghĩ tự động như
cho rằng ai cũng đang soi mói, đánh giá những yếu kém, khiếm khuyết từ lỗi lầm của mình
và hình ảnh bản thân bị chưa hoàn chỉnh và đủ đầy (quần áo rách, khơng chỉn chu) thì
Phong có thể đang có một niềm tin cốt lõi không phù hợp về bản thân của mình - cụ thể có
thể ở đây là một niềm tin cốt lõi rằng bản thân luôn là người tạo ra những lỗi lầm và luôn
phải làm theo ý người khác để không mắc phải các lỗi lầm ấy. Niềm tin này được củng cố
bởi việc anh thường bi anh trai cấm cản không cho anh tự ý làm điều gì mà họ khơng thích,
ngay cả các trị chơi, thú vui có tính sáng kiến. Bên cạnh đó vì là người nhỏ nhất trong nhà,
Phong ln giữ tư thái e dè, khép nép, và co rút trọng mọi sinh hoạt, nhường nhịn các
thành viên khác nên anh luôn thực hiện theo những gì mà người khác yêu cầu, có thể vì thế
nên anh cảm thấy khi mình thật sự làm theo ý người khác thì anh sẽ được n và khơng bị
cấm cản. Ngược lại thì anh sẽ luôn bị cấm cản trước những hành vi mà người khác khơng
mong muốn. Chính vì thế anh ln cảm thấy mọi người đang soi mói mình và tìm lỗi,
khiếm khuyết ở nơi anh. Vì Phong sống trong một gia đình khép kín và hầu như buồn tẻ,
nên có thể với Phong, những người thân trong gia đình anh cũng như những người lạ ở
ngồi xã hội, những người ấy ln soi mói và tìm lỗi ở anh và anh khơng được phép làm
những điều mà họ khơng thích. Chính vì thế mặc dù Phong có thể hiểu được những điều
người thân trong gia đình thích để có thể làm theo nhưng do không được tiếp xúc với nhiều
người lạ trong khoảng thời gian anh ở nhà cũng như bị cha anh cấm đốn việc tụ tập bạn bè
nên anh ít có cơ hội để tiếp xúc với người khác đã dẫn đến việc khi anh gặp phải người lạ

thì anh có thể cảm thấy lạ lẫm và khơng biết họ thích hay khơng thích gì ở anh và ln tìm
cách soi mói anh để đánh giá và khơng cho phép anh làm bất kì điều gì mà họ khơng thích
như cách mà 2 anh trai đã làm ở anh.
DANH SÁCH VẤN ĐỀ
Hoạt động chức năng: Khơng thể tìm được việc làm.


16

Mối quan hệ: Gặp khó khăn trong MQH gia đình (khơng có tiếng nói trong gia đình).
Sức khỏe tâm thần: Các triệu chứng của ám sợ xã hội (gồm các biểu hiện lo âu quá mức,
bồn chồn, sợ hãi, căng thẳng trong các tình huống xã hội); biểu hiện lịng tự trọng thấp,
thiếu tự tin, đánh giá thấp bản thân.
MỤC TIÊU CAN THIỆP
Mục tiêu tối ưu đối với thân chủ: Giảm sự lo âu, lo sợ và né tránh, khi đối mặt tình huống
xã hội
Chọn can thiệp: Ngắn hạn, với ước lượng quãng thời gian: 30 phiên.
Dự kiến thời gian can thiệp: 3 - 4 tháng
Tần suất làm việc: 1 phiên/tuần, 4 phiên cuối 2 tuần/phiên
Sau khi được trợ giúp, thân chủ đạt được:
Mục tiêu dài hạn (30 phiên)
Giảm các triệu chứng của ám sợ xã hội.

Mục tiêu ngắn hạn (30 phiên)
Giảm lo âu trong các tình huống xã hội.
Giảm sợ hãi trong các tình huống xã hội.
Giảm căng thẳng trong các tình huống xã hội.

Nâng cao lịng tự trọng.


Thân chủ có những nhận thức hợp lý về giá
trị bản thân.
Nâng cao sự tự tin về giá trị bản thân (trong
gia đình, trong năng lực cá nhân).
LIỆU PHÁP – LỊCH TRÌNH

Liệu pháp chính: ACT


17

Liệu pháp bổ trợ: Liệu pháp phơi nhiễm
Lịch trình:
● Xây dựng khung: 2 phiên.
● Tìm hiểu vấn đề, đánh giá tình trạng tâm lý: 3 phiên.
● Xây dựng chiến lược: 12h.
● Thực hiện chiến lược:8 phiên.
● Lượng giá: Mỗi 3 phiên.
● Theo dõi: 3 tháng, gặp 1 lần/tháng.
CÁC BÊN PHỐI HỢP
Thuộc lĩnh vực chun mơn: Bác sĩ tâm thần.
Ngồi lĩnh vực chun mơn: Khơng có.

B. Diễn tập: Gặp gỡ lần đầu.
Chú thích
NTV: Nhà tham vấn
TC: Thân chủ
Cần lưu ý về 7 bước trong gặp gỡ lần đầu
7 bước trong cuộc gặp đầu tiên giữa NTV và TC



18

1.

Hỏi thăm ngắn. Xác định ai có nhu cầu tham vấn (nếu có nhiều hơn 1 người

cùng đến).
2.

Thống nhất thời lượng trao đổi trong buổi này.

3.

Tự giới thiệu.

4.

Mời TC tự giới thiệu.

5.

TC biết về NTV từ đâu?

6.

TC đã từng làm việc với NTV nào khác trước đây chưa? Nếu có, vì sao thay

đổi? Nếu chưa, điều gì dẫn đến quyết định đi gặp một nhà tâm lý chuyên nghiệp.
7.


Thỏa thuận cơ bản ban đầu - khung làm việc. TC đồng ý: đi vào câu chuyện của

TC. TC chưa đồng ý: để cho TC có thời gian suy nghĩ.
KỊCH BẢN DIỄN TẬP VỀ PHIÊN ĐẦU TIÊN: GẶP GỠ LẦN ĐẦU
TC gõ cửa, NTV mở cửa, cười mỉm mời TC vào.
NTV *cười mỉm*: Anh Phong phải khơng ạ? Chào anh.
TC liếc nhìn NTV, gật đầu, “Dạ đúng rồi. Em chào anh.” rồi quay mặt sang hướng
khác.
NTV: Vâng. Mời anh vào.
TC đi theo NTV vào phịng. TC nhìn xuống quần áo của mình, phủi bụi dù quần áo rất
phẳng phiu. TC ngó nghiêng xung quanh phòng tham vấn.
NTV: Anh ngồi đi. Trên bàn có kẹo và nước, anh có thể dùng nếu muốn.
TC: Dạ em cảm ơn.
Nhận thấy TC vẫn rụt rè trong việc giao tiếp bằng mắt, và quan sát xung quanh phịng
nhiều hơn bình thường, NTV đặt câu hỏi.


19

NTV: Nhiệt độ, ánh sáng, bài trí của căn phịng này đã ổn với anh chưa? Khơng biết tơi
có thể giúp gì cho anh khơng?
TC: Dạ khơng sao, em hơi lo lắng thôi bác sĩ.
TC đan chặt 2 tay vào nhau, khơng nhìn vào mắt NTV. Tầm 3 giây, NTV tiếp tục câu
chuyện.
NTV: Từ nhà anh đến trung tâm có xa lắm không?
TC: Cũng không xa lắm, nhà em cũng gần đây thôi bác sĩ.
NTV: Um. Vậy cũng đỡ vất vả cho anh mỗi khi đến trung tâm. Trước khi đi sâu hơn
vào những chia sẻ của đơi bên thì tôi xin được phép nhắc lại một chút về thông tin
chung của buổi làm việc. Khơng biết anh có sẵn sàng để bắt đầu chưa?

TC im lặng vài giây, sau đó trả lời lại bằng thái độ ấp úng, ngập ngừng, “Dạ cũng
được ạ.”
NTV: Tơi nhận thấy anh đang có sự ngập ngừng trong câu trả lời và có biểu hiện của
sự lo lắng như thở gấp, hai tay liên tục cọ sát vào nhau. Khơng biết là anh có cần chút
thời gian để ổn định trước khi chúng ta tiếp tục buổi làm việc này hay không biết tôi có
thể hỗ trợ gì để làm giảm bớt cảm giác lo lắng hiện tại của anh?
TC: Dạ không sao đâu ạ, em ổn. Mình cứ bắt đầu đi ạ.
NTV: Vậy thì giờ tơi sẽ chia sẻ lại một số thơng tin chung về buổi làm việc. Một buổi
làm việc tại trung tâm sẽ kéo dài trong khoảng thời gian 60 phút. Và một buổi như thế
sẽ được gọi là một phiên làm việc. Chi phí của một phiên làm việc hiện nay theo trung
tâm là 500 ngàn. Trong trường hợp vấn đề gặp phải của anh cần nhiều phiên làm việc
thì tơi sẽ trao đổi trước với anh để chúng ta có thể có một kế hoạch hợp lý. Khơng biết
về những thơng tin tơi vừa chia sẻ, anh có thắc mắc gì khơng?


20

TC: Dạ em không ạ.
NTV: Ừ, vậy tôi xin tự giới thiệu một chút về bản thân mình để anh có thể nắm thêm
được thơng tin về tơi. Tơi tên là Hoa, hiện đang là nhà tham vấn tại Trung tâm tham
vấn Peaceful Mind, hiện tại tôi đang là Thạc sĩ và đã có 5 năm kinh nghiệm làm việc
trong lĩnh vực Tâm lý lâm sàng. Không biết là với những thơng tin mà tơi vừa chia sẻ,
anh có thắc mắc gì khơng?
TC: Dạ khơng.
NTV: Ừm, theo thơng tin từ bộ phận tiếp nhận, tôi biết anh tên là Phong, năm nay 25
tuổi. Anh có thể tự giới thiệu thêm một chút về mình khơng?
TC: Dạ, tên đầy đủ của em là Trần Thế Phong, 25 tuổi. Em tốt nghiệp Đại học Công
nghiệp TP.HCM chuyên ngành Quản trị Kinh doanh.
NTV: Vậy thì khơng biết là trước đây anh đã từng đến trung tâm tham vấn hoặc sử
dụng dịch vụ chăm sóc sức khỏe tâm thần nào chưa anh?

TC: Dạ, em chưa ạ.
NTV: Vậy theo tôi hiểu, đây là lần đầu anh Phong đi tham vấn tâm lý đúng không ạ?
TC: Dạ đúng rồi bác sĩ.
NTV: Không biết anh biết đến trung tâm cũng như tôi thông qua đâu nhỉ?
TC: Trong lúc lướt facebook thì em có thấy quảng cáo. Sau đó, em vào trang của trung
tâm, đọc một số bài giới thiệu. Em thấy cũng khá ổn nên em đến thử ạ.
NTV: Vậy thì anh có thể chia sẻ một chút lý do vì sao anh lại chọn tơi?
TC: Dạ trong trang của trung tâm có đăng profile của bác sĩ, em thấy khá uy tín nên em
mới đến ạ.



×