Tải bản đầy đủ (.doc) (41 trang)

BÁO cáo THỰC tập tốt NGHIỆP CHUYÊN NGÀNH QUẢN lý GIÁO dục tại học VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (251.04 KB, 41 trang )

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP CHUYÊN
NGÀNH QUẢN LÝ GIÁO DỤC TẠI HỌC VIỆN HÀNH
CHÍNH QUỐC GIA


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

MỤC LỤC
II. TỔNG QUAN VỀ ĐỊA ĐIỂM THỰC TẬP.......................................6
III. DANH MỤC CÁC NỘI DUNG THỰC TẬP.....................................14
3.2. Thực hiện nhiệm vụ làm phách...............................................................................14
3.3. Thực hiện nhiệm vụ lập danh sách lớp sau khi phân ngành cho sinh viên K12..........14
1.2. Những vấn đề lý luận.............................................................................................15
a. Kế hoạch đào tạo trong quản lý đào tạo tại các cơ sở giáo dục cao đẳng, đại học........15
1.3. Cơ sở pháp lý liên quan đến nội dung thực tập.......................................................21

2) Kết quả thu được trong quá trình thực tập.......................................22
2.3. Thực hiện nhiệm vụ lập danh sách lớp sau khi phân ngành cho sinh viên K12..........28


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
CT/TW:

Chỉ thị / Trung Ương

GD & ĐT:


Giáo dục và Đào tạo

QLGD:

Quản lý Giáo dục

CP:

Chính phủ

CT:

Chỉ thị

HCQG:

Hành chính Quốc gia

QĐ- Ttg:

Quyết định - Thủ tướng

KĐCL:

Kiểm định chất lượng

KH & ĐT:

Kế hoạch & Đào tạo


ND:

Nhân dân

CB:

Cán bộ

QTTB:

Quản trị thiết bị

VB - CN:

Văn bản - Công nghệ

QLHCNN( XH - ĐT - NT): Quản lý Hành chính Nhà nước( Xã hộiĐô thị - Nông thôn)
TC& QLNS:

Tổ chức & Quản lý Nhân sự

NC KH:

Nghiên cứu Khoa học


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

PHẦN MỞ ĐẦU
I. LỜI MỞ ĐẦU

Quản lý giáo dục có vai trò vô cùng quan trọng đối với công tác nâng
cao chất lượng giáo dục. Và công tác xây dựng, đào tạo phát triển đội ngũ
cán bộ quản lý đang trở thành một nhiệm vụ cấp bách.Trong Chỉ thị số 40
CT/TW về việc xây dựng nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ
quản lý giáo dục đã chỉ rõ: “Xây dựng đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý
giáo dục là nhiệm vụ của các cấp ủy đảng và chính quyền, là một bộ phận
công tác cán bộ của Đảng và Nhà nước, trong đó ngành giáo dục giữ vai trò
chính trong việc tham mưu và tổ chức thực hiện”.
Phù hợp với nhu cầu cần có một đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục được
đào tạo bài bản, chính quy, Học viện Quản lý Giáo dục đã được Bộ GD&ĐT
cho phép mở mã ngành Quản lý Giáo dục từ năm 2007 với tuyển sinh đầu
vào là các học sinh phổ thông trung học (trước đây là cán bộ cử đi học bồi
dưỡng nghiệp vụ quản lý giáo dục).
Được sự dìu dắt tận tình của các giảng viên tại Học viện, chúng tôi
những sinh viên khóa III QLGD đã tích lũy được những kiến thức kĩ năng
cơ bản về công tác quản lý giáo dục. Đặc biệt thực hiện tốt nguyên lý giáo
dục “lý thuyết gắn liền với thực tiễn”, Học viện Quản lý Giáo dục đã tổ
chức đợt thực tập tốt nghiệp từ ngày 20/12/2012 đến 7/2/2013 cho sinh viên
khóa III Khoa Quản lý. Mục đích của đợt thực tập nhằm giúp sinh viên thực
sự được bắt tay vào những công việc liên quan đến công tác quản lý giáo
dục.Từ đó làm cơ sở cho sinh viên đi xin việc tại các cơ quan sau này.


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
Nhằm hoàn thành đợt thực tập và bổ sung khinh nghiệm thực tế, tôi đã
chọn Phòng Đào tạo Học viện Hành chính làm cơ sở thực tập. Trong thời
gian thực tập tại Phòng Đào tạo Học viện Hành chính tôi đã nhận được sự
giúp đỡ nhiệt tình của Ban Giám đốc Học viện Hành Chính, phòng Đào tạo
trong việc trang bị những kiến thức về Quản lý Giáo dục. Để có những thành
quả quan trọng sau đợt thực tập, ngoài những cố gắng của bản thân, qua bản

báo cáo tôi xin trân trọng gửi lời cảm ơn tới Phòng Đào tạo Học viện Hành
chính, đặc biệt là Cô Lý Thị Kim Bình- người hướng dẫn trực tiếp tại phòng.
Xin cảm ơn Thầy Nguyễn Liên Châu - Giảng viên Khoa Quản lý - Học viện
Quản lý Giáo dục là giảng viên hướng dẫn, đã chỉ bảo cho tôi những lời
khuyên bổ ích .
Bản báo cáo thực tập tốt nghiệp của tôi bao gồm những nội dung
chính sau:
Phần I: Phần mở đầu
1) Lời nói đầu
2) Vài nét về Phòng Đào tạo và Học viện Hành chính
3) Danh mục các nội dung thực tập tốt nghiệp
Phần II: Phần nội dung
1) Những kiến thức về QLGD liên quan đến nội dung thực tập
2) Kết quả thu được trong quá trình thực tập
Phần III: Phần kết luận và kiến nghị
Báo cáo là phần tổng hợp lại toàn bộ kết quả trong thời gian thực tập.
Thành quả này là sản phẩm tri tuệ của bản thân và đó cũng là kết quả của sự
hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cô giáo tại Học viện Quản lý Giáo
dục cũng như các thầy cô giáo tại Học viện Hành chính. Tuy nhiên, trong


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
quá trình thực hiện báo cáo không thể tránh khỏi những thiếu sót nhất định.
Vì vậy, tôi rất mong nhận được sự quan tâm, đóng góp của thầy cô và các
bạn.
Xin chân thành cảm ơn !
II. TỔNG QUAN VỀ ĐỊA ĐIỂM THỰC TẬP
2.1. Giới thiệu sơ lược về Học viện Hành chính
a. Trường Hành chính (từ tháng 5/1959 - 9/1961)
Ngày 29-5-1959, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phan Kế

Toại kí Nghị định số 214-NV thành lập Trường Hành chính. Trường trực
thuộc Bộ Nội vụ, có nhiệm vụ huấn luyện cán bộ chính quyền cấp huyện.
Đồng chí Tô Quang Đẩu - Thứ trưởng Bộ Nội vụ làm Hiệu trưởng.
Khi mới thành lập, Trường đặt cơ sở ở thôn Phù Lưu, xã Xuân Hồng,
huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh.
b. Trường Hành chính Trung ương (Từ tháng 9/1961 - 5/1980)
Ngày 29-9-1961, theo Nghị định số 130-CP của Chính phủ, Trường
Hành chính đổi tên là Trường Hành chính Trung ương.
Trụ sở của Trường Hành chính Trung ương được xây dựng trên khu
đất rộng 15.000 m2, tại Láng Hạ - Đống Đa - Hà Nội. Ngày 18-5-1961, công
trình được khởi công xây dựng, ngày 25-4-1962 công trình hoàn thành đưa
vào sử dụng.
Học viện Hành chính Quốc gia hiện nay đang làm việc tại cơ sở này.
Từ tháng 9-1965 tới cuối năm 1968, Trường sơ tán về xã Đông Côi,
huyện Thuận Thành, tỉnh Hà Bắc. Tại đây, Trường tiếp tục mở các lớp bồi
dưỡng cán bộ chính quyền cấp huyện, phục vụ cuộc kháng chiến chống Mỹ
cứu nước.


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
Từ giữa năm 1972, Chính phủ chủ trương tách phần chính quyền ra
khỏi Bộ Nội vụ đưa sang Văn phòng Nội chính Phủ Thủ tướng. Bộ Nội vụ
thời gian này chỉ làm công tác thương binh - xã hội, nên Trường chỉ tiến
hành đào tạo, bồi dưỡng cán bộ thương binh - xã hội.
Ngày 30-3-1977, Hội đồng Chính phủ ban hành Quyết định số 81/CP
chuyển Trường Hành chính Trung ương từ trực thuộc Bộ Nội vụ sang trực
thuộc Ban Tổ chức của Chính phủ. Trường Hành chính Trung ương tiếp tục
nhiệm vụ bồi dưỡng cán bộ chính quyền phục vụ công cuộc hoà bình xây
dựng đất nước.
c. Trường Hành chính và Kinh tế Trung ương (từ tháng 5/1980 –

6/1981).
Ngày 12-5-1980, Hội đồng Chính phủ ban hành Quyết định số 142CP sát nhập Trường Hành chính Trung ương và Trường Kinh tế Trung ương
thành Trường Hành chính và Kinh tế Trung ương. Giáo sư Mai Hữu Khuê nguyên Hiệu trưởng Trường Kinh tế - Kế hoạch - được bổ nhiệm làm Hiệu
trưởng.
d. Trường Hành chính Trung ương (từ tháng 6/1981 - 11/1990).
Ngày 08-6-1981, Hội đồng Chính phủ ra Quyết định số 233-CP tách
Trường Hành chính và Kinh tế Trung ương thành hai trường: Trường Hành
chính Trung ương và Trường Quản lý kinh tế Trung ương. Trường Hành
chính Trung ương trực thuộc Chính phủ. Đồng chí Dương Văn Dật - nguyên
Thứ trưởng Bộ Tài chính - được bổ nhiệm làm Hiệu trưởng.
e. Trường Hành chính Quốc gia (từ tháng 11/1990 - 7/1992).
Ngày 01-11-1990, Trường Hành chính Trung ương được đổi tên thành
Trường Hành chính Quốc gia theo Quyết định số 381-CT của Chủ tịch Hội


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ). Trường đã cùng với các cơ quan hữu
quan đề xuất với Chính phủ đề án cải cách nền hành chính quốc gia.
Ngày 01-12-1991, GS.TS Nguyễn Duy Gia - nguyên Tổng Giám đốc
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Phó Hiệu trưởng Trường HCQG - được bổ
nhiệm làm Hiệu trưởng.
f. Học viện Hành chính Quốc gia (từ tháng 7/1992 đến tháng
5/2007).
Ngày 06-7-1992, Trường Hành chính Trung ương được đổi tên thành
Học viện Hành chính Quốc gia theo Nghị định số 253-HĐBT của Hội đồng
Bộ trưởng (nay là Chính phủ).
* Quyết định số 123/2002/QĐ-TTg Ngày 19-9-2002 của Thủ tướng
Chính phủ, Học viện từ cơ quan thuộc Chính phủ được chuyển vào Bộ Nội
vụ.
Ngày 13-11-2003, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số

234/2003/ QĐ-TTg về chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của Học viện
Hành chính Quốc gia. Trong đó, xác định:
- Học viện Hành chính Quốc gia là tổ chức sự nghiệp của Bộ Nội vụ
và chịu sự quản lý nhà nước của Bộ trưởng Bộ Nội vụ.
- Học viện Hành chính Quốc gia là Trung tâm quốc gia, tự chủ và tự
chịu trách nhiệm về tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính theo quy định của
pháp luật; thực hiện các chức năng: đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công
chức, viên chức nhà nước, các chức danh công chức hành chính các cấp, cán
bộ, công chức cơ sở, công chức dự bị, đội ngũ giảng viên, nghiên cứu viên
các chuyên ngành hành chính và quản lý nhà nước; nghiên cứu khoa học
hành chính và tư vấn cho Chính phủ trong lĩnh vực hành chính và quản lý
nhà nước.


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
- Học viện Hành chính Quốc gia có con dấu hình Quốc huy.
- Học viện Hành chính Quốc gia có các hệ đào tạo, bồi dưỡng:
+ Hệ đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về hành chính và quản lý nhà
nước.
+ Hệ đào tạo tiền công vụ.
+ Hệ đào tạo đại học chuyên ngành hành chính chính quy, không
chính quy và sau đại học theo các chuyên ngành hành chính và quản lý nhà
nước.
+ Hệ đào tạo, bồi dưỡng giảng viên, nghiên cứu viên về hành chính và
quản lý nhà nước.
+ Hệ đào tạo, bồi dưỡng chuyên đề.
- Học viện Hành chính Quốc gia có các phân viện tại TP. Hồ Chí
Minh, thành phố Huế và các phân viện khu vực.
g. Học viện Hành chính (từ tháng 5/2007 đến nay).
Từ tháng 5 năm 2007 đến nay hợp nhất Học viện Hành chính Quốc

gia và Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh theo Quyết
định số 60-QĐ/TW ngày 07-5-2007 của Bộ Chính trị. Học viện Hành chính
Quốc gia được đổi tên Học viện Hành chính.


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

CƠ CẨU TỔ CHỨC CỦA HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH
Đảng Ủy
Hội đồng lương
Hội đồng KH & ĐT
Ban Thanh tra ND
Ban Tổ chức CB

Công đoàn
Giám đốc và các
Phó Giám đốc

Thanh tra nhân dân
Hội Cựu chiến binh
Đoàn TNCS Hồ Chí
Minh

Ban Đào tạo
Ban Hợp tác Quốc tế

Khoa đào tạo bồi
dưỡng công chức và
tại chức


Ban Thanh tra
GDĐT

Khoa Sau Đại học

Phòng tư vấn xây
dựng dự án

Khoa Lý luận cơ sở

Tạp chí QLHC NN

Khoa Nhà nước &
Pháp luật

TT Bồi dưỡng PP &
kỹ năng Hành chính
Trung tâm Công nghệ

Khoa Hành chính
học
Khoa VB & CN
Hành chính

Phòng HC tổng hợp
Khoa QLNN Về KT
Phòng KH - TC

Phòng QT- TB
Phòng Khảo thí & KĐCL


Khoa QLNN Về XH
Khoa QL Tài chính
công


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

TT Giới đa ngành
TT Tin học - Thư viện

TT Tin học HC

Khoa TC & QLNS
Viện NC KH
Bộ môn Ngoại ngữ

NHỮNG PHẦN THƯỜNG VÀ DANH HIỆU CAO QUÝ
VỀ TẬP THỂ.
- Học viện được tặng Huân chương Độc lập hạng Ba (1994) và Huân
chương Độc lập hạng Nhì (2002).
- Đảng bộ Học viện được tặng Cờ “Đảng bộ có thành tích trong hoạt động
xây dựng Đảng” (2000-2002); Giấy khen về thành tích “Đạt danh hiệu
Đảng bộ trong sạch vững mạnh tiêu biểu 3 năm liền 2001-2002-2003” (năm
2003); Bằng khen về thành tích “Đạt danh hiệu Đảng bộ trong sạch vững
mạnh tiêu biểu 5 năm liền 2001-2005” (năm 2005).
- 4 đơn vị thuộc Học viện được tặng thưởng Huân chương Lao động hạng
Ba.
- 4 đơn vị được Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen.
- 6 đơn vị được Công đoàn Viên chức Việt Nam tặng Bằng khen.

- 8 đơn vị được Bộ Nội vụ, Bộ Văn hóa, Ban Tư tưởng Văn hóa tặng Bằng
khen.
- 12 đơn vị được Bộ Nội vụ tặng Cờ thi đua.
- 9 tập thể được Học viện Chính trị – Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh
tặng Cờ thi đua.
- Hàng trăm lượt tập thể lao động xuất sắc và tập thể lao động tiên tiến được
Giám đốc Học viện khen thưởng.
VỀ CÁ NHÂN.
- 1 nhà giáo được tặng Huân chương Độc lập hạng Nhất
- 1 nhà giáo được tặng Huân chương Độc lập hạng Nhì


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
- 1 nhà giáo được tặng Huân chương Độc lập hạng Ba
- 2 nhà giáo được tặng Huân chương Lao động hạng Nhất
- 6 cán bộ, công chức, viên chức được tặng Huân chương lao động hạng Ba
- 14 cán bộ, công chức, viên chức được Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng
khen
- 2 nhà giáo được phong tặng danh hiệu Nhà giáo nhân dân
- 12 nhà giáo được phong tặng danh hiệu Nhà giáo ưu tú.
- 116 cán bộ, công chức, viên chức được tặng Huy chương vì Sự nghiệp giáo
dục
- 1 cán bộ được tặng Huy chương vì Sự nghiệp văn hóa
- 2 cán bộ được tặng Huy chương vì Sự nghiệp khoa giáo
- 1 cán bộ được tặng Huy chương vì Sự nghiệp báo chí
- 4 cán bộ được tặng Huy chương vì Sự nghiệp công đoàn
- 2 cán bộ được tặng Huy chương vì Sự nghiệp an ninh
- 2 cán bộ được tặng Huy chương vì Sự nghiệp lưu trữ
- 4 cán bộ được tặng Huy chương Thanh niên thế hệ trẻ
- 2 cán bộ được tặng Kỉ niệm chương vì Sự nghiệp bảo vệ Đảng

- 10 cán bộ, công chức, viên chức được tặng Kỉ niệm chương vì Sự nghiệp
tổ chức
- 75 giảng viên được công nhận Giảng viên giỏi cấp Học viện
- 25 cán bộ, công chức, viên chức được công nhận Chiến sĩ thi đua cấp Bộ
- 318 cán bộ, công chức, viên chức được công nhận Chiến sĩ thi đua cấp cơ
sở
- 8 cán bộ, công chức, viên chức được Bộ Nội vụ tặng Bằng khen
- 65 cán bộ, công chức, viên chức công tác tại Học viện từ 15 năm trở lên
được Giám đốc Học viện tặng Bằng khen


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
- 226 cán bộ, công chức, viên chức đạt danh hiệu Lao động giỏi liên tục 5
năm liền được Giám đốc Học viện tặng Bằng khen.
- 15 giảng viên đạt danh hiệu Giảng viên giỏi 3 năm liên tục được Giám đốc
Học viện tặng Bằng khen.

2.2. Vài nét cơ bản về chức năng nhiệsm vụ của phòng đào tạo
Học viện Hành chính.
* Thành lập: Tiền thân của Ban Đào tạo là Ban Giáo vụ, sau chuyển
thành Ban Đào tạo Bồi dưỡng và đến ngày 10-10-2002, được Giám đốc Học
viện quyết định chuyển thành Ban đào tạo.
* Chức năng- Nhiệm vụ:
- Ban Đào tạo là đơn vị trực thuộc Giám đốc Học viện, có chức năng
giúp Giám đốc quản lý công tác đào tạo cử nhân hành chính hệ chính quy;
cử nhân hành chính hệ vừa làm vừa học; cử nhân hành chính văn bằng 2.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc Học viện giao.
* Các hoạt dộng chủ yếu:
- Tham mưu, giúp Giám đốc Học viện tổ chức các đợt thi tuyển sinh
quốc gia đảm bảo hiệu quả, an toàn và đúng Quy chế.

- Xây dựng chương trình đào tạo Trung cấp hành chính được Bộ Giáo
dục và Đào tạo phê duyệt.
- Tổ chức tuyển sinh, quản lý đào tạo các khóa đào tạo Đại học hệ
chính quy, Đại học văn bằng hai và Trung cấp Hành chính đúng Quy chế.
- Tham mưu, giúp Giám đốc Học viện quản lý chương trình, nội dung
đào tạo Đại học hành chính, Trung cấp hành chính.


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
- Thực hiện các báo cáo Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Kế hoạch và Đầu
tư trong phạm vi quản lý và Lãnh đạo Học viện chỉ đạo.

III. DANH MỤC CÁC NỘI DUNG THỰC TẬP
3.1.Thực hiện nhiệm vụ tổ chức thi kết thúc học phần cho sinh viên
các khóa
3.2. Thực hiện nhiệm vụ làm phách
3.3. Thực hiện nhiệm vụ lập danh sách lớp sau khi phân ngành cho
sinh viên K12
3.4. Thực hiện nhiệm vụ vào sổ điểm và quản lý điểm.
3.5. Tiếp nhận đơn xin học lại của sinh viên
3.6. Thực hiện công tác lập thời khóa biểu cho giảng viên và sinh viên
3.7. Xây dựng kế hoạch đào tạo học kỳ 2 năm học 2012 - 2013
3.8. Tổ chức thi lần 2 cho sinh viên có kết quả không đạt trong thi lần
1
3.9. Kết thúc các hoạt động thực tập


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

PHẦN NỘI DUNG

1) Những kiến thức về QLGD liên quan đến nội dung thực tập
1.1. Kiến thức liên quan đến nội dung thực tập.
Thực tập tốt nghiệp là hoạt động nhằm giúp sinh viên có những kiến
thức thực tế trong thực tiễn xuất phát từ lý thuyết đã được học trên ghế nhà
trường. Điều này đã góp phần thực hiện nguyên lý giáo dục: “lý thuyết gắn
liền với thực tiễn” và thực hiện lời Bác Hồ dạy: “học phải đi đôi với hành.
Học mà không hành thì học vô nghĩa. Hành mà không học thì hành không
trôi”. Như vậy có thể nói kinh nghiệm trong thực tiễn là quan trọng song
những kiến thức lý thuyết trên ghế nhà trường lại chính là nền tảng soi
đường cho thực tiễn.
Trong quá trình thực tập tại phòng đào tạo của trường Học viện Hành
chính, những kiến thức lý thuyết, những vấn đề lý luận, pháp lý có liên quan
đến nội dung thực tập gồm những nội dung sau:
1.2. Những vấn đề lý luận
a. Kế hoạch đào tạo trong quản lý đào tạo tại các cơ sở giáo dục cao
đẳng, đại học
Được thực tập tại bộ phận kế hoạch của phòng đào tạo trường Học
viện Hành chính nên những kiến thức liên quan đến nội dung thực tập chính
là công tác xây dựng kế hoạch đào tạo. Ở phần này kiến thức liên quan cần
nắm được đó là các nguyên tắc chung trong quá trình xây dựng kế hoạch đào


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
tạo, cách thức xây dựng kế họach cho một khóa học, cách thức xây dựng kế
hoạch cho một năm học, cách thức xây dựng kế hoạch cho một học kỳ.
• Nguyên tắc chung khi tiến hành xây dựng kế hoạch đào tạo:
Kế hoạch đào tạo là một bản thiết kế để thi công đào tạo của một cơ
sở đào tạo. Như vậy kế hoạch đào tạo phải đươc thiết kế:
(-) Theo thời gian và cho từng khóa học tương ứng với từng phương
thức đào tạo (chính quy hoặc không chính quy)

Theo chiều thời gian thì kế hoạch phải được thiết kế theo: thời
gian( năm học, theo học kì hay theo khóa học), khóa học (Cao đẳng 3 năm;
Đại học 4 năm)
(-) Theo chiều chương trình đào tạo, kế hoạch đào tạo được thiết kế
theo: chương trình đào tạo hệ chính quy; chương trình đào tạo hệ phi chính
quy, chương trình bồi dưỡng ngắn hạn...
Mặt khác kế hoạch đào tạo cần đảm bảo các yêu cầu sau:
- Đảm bảo tính chính xác: tên từng môn học, từng giờ học, buổi học,
ngày giờ, năm tháng…địa điểm…
- Đảm bảo tính sư phạm:
+ Môn học tiên quyết phải được dạy trước môn học triển khai.
+ Bố trí thời lượng hợp lý theo buổi học, theo học kỳ, theo năm học
- Đảm bảo tính khả thi: về các điều kiện đào tạo như: đội ngũ giảng
viên, phòng thưc hành thực tập..
Trong thiết kế kế hoạch đào tạo có 3 loại kế hoạch chính:
+Kế hoạch cho một khóa học


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
+Kế hoạch cho một năm học
+Kế hoạch cho một học kỳ
Mỗi loại kế hoạch ngoài nguyên tắc chung vừa nêu còn cần lưu ý các
điểm sau:
- Không có mẫu kế hoạch đào tạo nào là vạn năng để dùng cho
mọi khóa học, mọi cơ sở đào tạo.
- Trong thực tế các kế hoạch này thường xuyên được sáng tạo,
phát triển và hoàn thiện mang đặc điểm và phù hợp với từng cơ sở đào tạo
- Tuy nhiên trong bất kì một văn bản nào được đem ra triển khai
thực hiện dều phải có bút phê và dấu của ban giám hiệu.
Tóm lại, việc nắm được những nguyên tắc chung khi thiết kế một bản

kế hoạch đào tạo sẽ giúp cho quá trình xây dựng được diễn ra mọt cách khoa
học và hiệu quả.
• Kế hoạch cho một khóa học
Kế hoạch đào tạo cho một khóa học bao giờ cũng được thiết kế trước
tiên thậm chí là phải có cả ngay khi đệ trình mở khóa đào tạo lên Ban Giám
hiệu
Bản kế hoạch đào tạo cho một khóa học là cơ sở để xây dựng kế
hoạch năm học và kế hoạch học kỳ.
Kế hoạch đào tạo cho một khóa học phải bám sát chương trình đào tạo
và nguồn lực đào tạo (giảng viên, cơ sở vật chất và tài chính)
Thực chất kế hoạch đào tạo cho một khóa học là một bản dự toán triển
khai khóa đào tạo hay bồi dưỡng xác định.


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
Kế hoạch đào tạo cho một khóa học càng chi tiết càng chính xác thì
càng an toàn và hiệu quả (chất lượng và hiệu xuất) trong hoạt động đào tạo
của cơ sở đào tạo.
• Kế hoạch đào tạo cho một năm học
Kế hoạch đào tạo cho một năm học luôn phải được thiết kế trước ít
nhất 3 tháng của một năm học mới. Như vậy mới đủ thời gian thông báo, để
các đơn vị trực thuộc lập kế hoạch đào tạo riêng cho mình và để hiệu chỉnh
khi có nhưng phản hồi về sai sót, về thiếu giáo viên và thiếu nguồn lực.
Kế hoạch đào tạo của một năm học thực chất là kế hoạch hoạt động
của cơ sở đào tạo trong năm học đó
Kế hoạch đào tạo của một năm học bao gồm các nội dung chính sau
đây:
- Trách nhiệm của các bộ phận: trong và ngoài (nếu là liên kết thực
hiện) của cơ sở đào tạo
- Một kế hoạch đào tạo của năm học tót là một kế hoạch đầy đủ, chi

tiết đén cả nguồn lực được điều động như thế nào, ai phụ trách có khả năng
theo dõi tiến độ thực hiện của từng công việc trước và sau hoàn thành .
- Trình tự thời gian về các hoạt động đào tạo: nhập học, sinh hoạt
chính trị đầu năm, khai giảng cho khóa học mới kèm theo tổng kết khen
thưởng năm học cũ , thời gian bắt đầu và kết thúc học của mỗi học kì,thời
gian thi học kì và thi lại,thời điểm bảo vệ khóa luận tốt nghiệp, thời điểm thi
tuyển và chấm thi, thời gian nghỉ hè... Ngoài ra còn thời điểm diễn ra các hội
nghị, hội thảo về đào tạo và nghiên cứu khoa học…
• Kế hoạch cho một học kỳ:


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
Kế hoạch cho một học kỳ là cụ thể hóa kế hoạch cho một năm học và
của một khóa học
Nhờ kế hoạch này chúng ta tổ chức triển khai các hoạt động đào tạo
được đúng tiến độ, đầy đủ nội dung và khối lượng đào tạo của một khóa học
và năm học.
Kế hoạch học kì cũng thường xuyên phải được thiết kế sớm trước ít
nhất hai tháng kể từ thời điểm bắt đầu học kỳ, có như vậy mới đủ thời gian
để phổ biến, điều cỉnh và hoàn thiện. Đặc biệt là các bộ phận trong cơ sở đào
tạo mới đủ thời gian và dữ liệu để xây dựng kế hoạch học kì cho mình và
chuẩn bị nguồn lực để triển khai tốt ch học kì mới
Kế hoạch cho một học kì luôn luôn phải đạt được các yêu cầu chính
sau:
- Đảm bảo tính chính xác: tên từng môn hoc, từng giờ học, buổi học,
ngày giờ, năm tháng địa điểm…
- Đảm bảo tuân theo đúng: kế hoạch đào tạo của khóa học, hay
chương trình đào tạo, phù hợp với kế hoạch năm học đã được thiết kế.
- Đảm bảo khả năng kiểm tra, thanh tra, thực hiện triển khai
Các bản kế hoạch học kì và bản kế hoạch năm học tốt là các bản kế

hoạch không chỉ đảm bảo các yêu cầu đã nêu mà còn thể hiện ở mỗi giáo
viên, sinh viên, học sinh và mọi cán bộ đều cần đến nó, tìm thấy nó một cách
dễ dàng trên trang web hay trong sổ tay năm học của cơ sở đào tạo.
Như vậy, đối với mỗi bản kế hoạch đào tạo đều có những cách thức
nguyên tắc xây dựng riêng song đều có những nguyên tắc chung. Việc thực
hiện các nguyên tắc này sẽ giúp cho công tác xây dựng kế hoạch đào tạo đạt
hiệu quả đặc biệt là đối với từng loại kế hoạch cụ thể.


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
b. Đào tạo theo niên chế( học phần và đơn vị học trình)
(1) Học phần là khối lượng kiến thức tương đối trọn vẹn, thuận tiện
cho người học tích luỹ trong quá trình học tập. Phần lớn học phần có khối
lượng từ 2 đến 5 đơn vị học trình, được bố trí giảng dạy trọn vẹn và phân bố
đều trong một học kỳ.
Kiến thức trong mỗi học phần phải gắn với một mức trình độ theo
năm học thiết kế và được kết cấu riêng như một phần của môn học hoặc
được kết cấu dưới dạng tổ hợp từ nhiều môn học. Từng học phần phải được
ký hiệu bằng một mã riêng do trường quy định.
(2) Học phần bắt buộc là học phần chứa đựng những nội dung kiến
thức chính yếu của mỗi chương trình và bắt buộc sinh viên phải tích lũy.
- Học phần tự chọn là học phần chứa đựng những nội dung kiến thức
cần thiết nhưng sinh viên được tự chọn theo hướng dẫn của trường nhằm đa
dạng hoá hướng chuyên môn hoặc được tự chọn tuỳ ý để tích luỹđủ số học
phần quy định cho mỗi chương trình.
(3) Đơn vị học trình được sử dụng để tính khối lượng học tập của
sinh viên.
Một đơn vị học trình được quy định bằng 15 tiết học lý thuyết; bằng
30-45 tiết thực hành, thí nghiệm hay thảo luận; bằng 45-90 giờ thực tập tại
cơ sở; hoặc bằng 45-60 giờ làm tiểu luận, đồ án, khoá luận tốt nghiệp.

Đối với những học phần lý thuyết hoặc thực hành, thí nghiệm, để tiếp
thu được một đơn vị học trình sinh viên phải dành ít nhất 15 giờ chuẩn bị cá
nhân.
Hiệu trưởng các trường quy định cụ thể số tiết, số giờđối với từng
học phần cho phù hợp với đặc điểm của trường mình.


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
(4) Một tiết học được tính bằng 45 phút.
1.3. Cơ sở pháp lý liên quan đến nội dung thực tập
- Luật giáo dục 2005
- Điều lệ trường Đại học
- Quyết định số 31 QĐ – BGD&ĐT của Bộ giáo dục và đào tạo
về việc thí điểm tổ chức đào tạo, kiểm tra, thi và công nhận tốt nghiệp đại
học, cao đẳng hệ chính qui theo học chế tín chỉ
- Quyết định số 43/2007/QĐ- BGD&ĐT ngày 15/8/2007 của
Bộ giáo dục và đào tạo về ban hành quy chế đào tạo đại học và cao đẳng hệ
chính quy theo hệ thống tín chỉ.
Ngoài những kiến thức trọng tâm liên quan thì tất cả những
kiến thức trong quá trình đào tạo hệ cử nhân đều được vận dụng để giải
quyết vấn đề. Chẳng hạn như các chức năng quản lý: kế hoạch, tổ chức, chỉ
đạo, kiểm tra vận dụng vào trong công tác quản lý của bản thân nhằm hoàn
thành tốt đợt thực tập, hay các kỹ năng hành chính văn phòng trong sọan
thảo các loại văn bản…hay kĩ năng giao tiếp công sở…Như vậy có thể nói
qua đợt thưc tập này, sinh viên khoa quản lý đã có những kĩ năng làm việc
trong thực tế nhờ nền tảng kiến thức vững chắc mà nhà trường đã trang bị.


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP


2) Kết quả thu được trong quá trình thực tập
Thực tập tại phòng Đào tạo - Học viện Hành chính với một số nội
dung công việc được mô hình hóa theo sơ đồ sau:
Xây dựng kế
hoạch tại cơ sở
thực tập

Hỗ trợ công tác quản lý
đào tạo ở phòng Đào tạo
- Học viện Hành chính

Thực

-

Thực

Thực

Tiếp

hiện

T

hiện

hiện

nhận


nhiệm

Thực

nhiệm

nhiệm

đơn

vụ tổ

hiện

vụ lập

vụ vào

xin

chức

nhiệm

danh

sổ

học lại


thi kết

vụ làm

sách

điểm

của

thúc

phách

lớp



sinh

học

sau

quản

viên

phần


khi



cho

phân

điểm.

sinh

ngành

viên

cho

các

sinh

Nghiên cứu hệ thống
các văn bản quy định
về công tác quản lý
đào tạo

Thực
hiện

công
tác lập
thời
khóa
biểu
cho
giảng
viên

sinh
viên

Xây
dựng
kế
hoạch
đào
tạo
học kỳ
2 năm
học
2012 -

Tổ
chức
thi lần
2 cho
sinh
viên
có kết

quả
không
đạt
trong
thi lần
1

2013

SƠ ĐỒ CÁC NỘI DUNG THAM GIA THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
NĂM HỌC 2012-2013

2.1. Thực hiện nhiệm vụ tổ chức thi kết thúc học phần cho sinh
viên các khóa.
Tổ chức thi kết thúc học phần sinh viên các khóa là công việc thường
niên của phòng Đào tạo tổ chức hàng năm cho sinh viên, thi kết thúc học


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
phần là một trong những tiêu chí đánh giá kết quả học tập và rèn luyện của
sinh viên sau một học kỳ, đồng thời đó cũng là tiêu chí đánh giá chất lượng
giáo dục đào tạo của Học viện qua từng học kỳ, trên cơ sở dựa vào kết quả
thi kết thúc học phần mà Học viện kểm tra đối chiếu khả thi của mục tiêu, kế
hoạch đào tạo tạo của Học viện cho từng năm học và kịp thời điều chỉnh cho
phù hợp với tình hình thực tiễn.
Việc tiến hành tổ chức thi kết thúc học phần cho sinh viên được áp
dụng theo quy chế tuyển sinh ban hành năm 2012. Bao gồm các bước sau:
1. Trước ngày thi, cán bộ phòng đào tạo hoàn thành danh sách thí sinh của
từng phòng thi để dán trước mỗi phòng thi.
2. Tổ chức thi.

Cán bộ coi thi không được mang điện thoại di động trong khi làm
nhiệm vụ; không được giúp đỡ thí sinh làm bài thi dưới bất kỳ hình thức
nào; không được làm việc riêng, không được hút thuốc, uống bia, rượu, phải
có mặt đúng giờ và thường xuyên tại phòng thi để làm các nhiệm vụ theo
trình tự sau đây:
a) Khi có hiệu lệnh, cán bộ coi thi thứ nhất gọi tên thí sinh vào phòng
thi; cán bộ coi thi thứ hai kiểm tra các vật dụng thí sinh mang vào phòng thi,
hướng dẫn thí sinh ngồi đúng chỗ quy định, tuyệt đối không để thí sinh
mang vào phòng thi mọi tài liệu và vật dụng đã bị cấm theo quy định về
trách nhiệm của thí sinh trong kỳ thi tại Điều 25 của Quy chế tuyển sinh, sử
dụng thẻ sinh viên và danh sách để đối chiếu, nhận diện thí sinh;
b) cán bộ coi thi nhắc nhở thí sinh những điều cần thiết về kỷ luật
phòng thi, ghi rõ họ tên và ký tên vào tất cả các tờ giấy thi và giấy nháp của
thí sinh; hướng dẫn và kiểm tra thí sinh gấp giấy thi đúng quy cách, ghi số
báo danh và điền đủ vào các mục cần thiết của giấy thi trước khi làm bài;


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
c) Sau khi đã ổn định trật tự phòng thi và ổn định danh sách dự thi cán
bộ coi thi thứ nhất giơ cao phong bì đề thi để thí sinh thấy rõ cả mặt trước và
mặt sau còn nguyên nhãn niêm phong; bóc phong bì đựng đề thi và phát đề
thi cho từng thí sinh (trước khi phát đề thi cần kiểm tra số lượng đề thi, nếu
thừa, thiếu hoặc lẫn đề khác, cần báo ngay cho cán bộ phụ trách để xử lý);
d) Khi thí sinh bắt đầu làm bài, cán bộ coi thi thứ nhất đối chiếu rà soát
lại danh sách thí sinh, ghi rõ họ tên và ký vào tất cả giấy thi, giấy nháp của
thí sinh. Cán bộ coi thi thứ hai bao quát chung .Trong giờ làm bài, một cán
bộ coi thi bao quát từ đầu phòng đến cuối phòng, còn người kia bao quát từ
cuối phòng đến đầu phòng cho đến hết giờ thi. Cán bộ coi thi không đứng
gần thí sinh khi họ làm bài. Khi thí sinh hỏi điều gì, cán bộ coi thi chỉ được
trả lời công khai trong phạm vi quy định.

Việc ký và ghi họ tên vào các tờ giấy thi, giấy nháp được phát bổ sung
cho thí sinh, cán bộ coi thi thực hiện theo quy trình quy định tại điểm b,
điểm d khoản 1 điều 25 Quy chế tuyển sinh;
đ) Chỉ cho thí sinh ra khỏi phòng thi sớm nhất là sau 2/3 thời gian làm
bài, sau khi thí sinh đã nộp bài làm và đề thi. Nếu có thí sinh bị đau ốm bất
thường hoặc có nhu cầu chính đáng nhất thiết phải tạm thời ra khỏi phòng
thi thì cán bộ coi thi phải báo cho cán bộ giám sát phòng thi để kịp thời báo
cáo cán bộ phụ trách giải quyết;
e) Nếu có thí sinh vi phạm kỷ luật thì cán bộ coi thi phải lập biên bản
xử lý theo đúng quy định. Nếu có tình huống bất thường phải báo cáo ngay
cán bộ phụ trách;
g) Mười lăm phút trước khi hết giờ làm bài, thông báo thời gian còn lại
cho thí sinh biết;
h) Khi có hiệu lệnh kết thúc buổi thi phải yêu cầu thí sinh ngừng làm
bài và thu bài của tất cả thí sinh, kể cả thí sinh đã bị thi hành kỷ luật. Cán bộ
coi thi thứ 2 duy trì trật tự và kỷ luật phòng thi. Cán bộ coi thi thứ nhất vừa


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
gọi tên từng thí sinh lên nộp bài, vừa nhận bài thi của thí sinh. Khi nhận bài
phải đếm đủ số tờ giấy thi của thí sinh đã nộp, yêu cầu thí sinh tự ghi đúng
số tờ và ký tên vào bản danh sách theo dõi thí sinh. Khi nào thu xong toàn
bộ bài thi mới cho phép các thí sinh rời phòng thi;
i) Các cán bộ coi thi kiểm tra sắp xếp bài thi theo thứ tự số báo danh.
Các biên bản xử lý kỷ luật (nếu có) phải kèm theo bài thi của thí sinh. Cán
bộ coi thi thứ nhất trực tiếp mang túi bài thi và cùng cán bộ coi thi thứ hai
đến bàn giao bài thi cho cán bộ phụ trách thuộc phòng đào tạo của trường
ngay sau mỗi buổi thi. Mỗi túi bài thi phải được kiểm tra công khai và đối
chiếu số bài và số tờ của từng bài kèm theo bản theo dõi thí sinh và các biên
bản xử lý kỷ luật cùng tang vật (nếu có);

k) Sau khi bàn giao xong bài thi, từng túi đựng bài thi được các cán bộ
phụ trách niêm phong tại chỗ. Mỗi túi bài thi dán 3 nhãn niêm phong vào
chính giữa 3 mép dán. Trên mỗi nhãn phải đóng dấu niêm phong vào bên
phải và bên trái của nhãn (một nửa dấu in trên nhãn, một nửa dấu in trên túi
bài thi). Cán bộ phụ trách và hai cán bộ coi thi ghi rõ họ tên và ký vào biên
bản bàn giao.
Tuyệt đối không được để nhầm lẫn, mất mát bài thi;
l) Sau giờ thi đầu tiên của mỗi môn, cán bộ coi thi thứ nhất báo cáo tình
hình phòng thi cho cán bộ phụ trách;
m) Các cán bộ coi thi phải bảo vệ đề thi trong khi thi, không để lọt đề
thi ra ngoài phòng thi. Cán bộ coi thi thứ nhất nộp các đề thi thừa cho cán bộ
phụ trách để niêm phong tại phòng thi và giao cho Phòng Đào tạo. Các cán
bộ coi thi và những người làm nhiệm vụ phục vụ kỳ thi không được thảo
luận, sao chép, giải đề, mang đề ra ngoài hoặc giải thích đề thi cho thí sinh.
n) Đối với môn thi trắc nghiệm, ngoài trách nhiệm được quy định tại
khoản 1 Điều 25 Quy chế tuyển sinh, cán bộ coi thi phải thực hiện các công
việc sau:


×