Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

Skkn nâng cao hiệu quả hoạt động nhóm trong dạy học môn công nghệ tại trường thpt lê quý đôn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (468.6 KB, 11 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO YÊN BÁI
TRƯỜNG THPT LÊ QUÝ ĐÔN

BÁO CÁO SÁNG KIẾN CẤP CƠ SỞ
Lĩnh vực: GD&ĐT-KTCN
NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG NHĨM TRONG
DẠY HỌC CƠNG NGHỆ TẠI TRƯỜNG THPT LÊ Q ĐƠN

Tác giả: Đặng Huy Hùng
Trình độ chuyên môn: Đại học
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường THPT Lê Quý Đôn

Yên Bái, tháng 01 năm 2022


PHỤ LỤC
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ

1.

Lý do chọn đề tài

3

2.

Mục đích, nhiệm vụ của đề tài

3


3.

Đối tượng, phương pháp thực hiện đề tài

3

PHẦN II: NỘI DUNG
1.

Cơ sở lí luận

3

2.

Thực trạng vấn đề dạy học Công Nghệ

4

3.

Các giải pháp thực hiện

5

4.

Giải quyết vấn đề

6


5.

Một số tình huống cụ thể

6

PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

11

2


PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ

1. Lý do chọn đề tài
Việc tổ chức hoạt động dạy học nhằm phát huy tính tích cực của học sinh là một
trong những nhiệm vụ của năm học. Nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới phương pháp dạy
và học, phát huy tư duy sáng tạo và năng lực tự đào tạo của học sinh;
Là một giáo viên Công Nghệ tôi luôn trăn trở làm thế nào để học sinh hiểu và
u thích mơn học, tích cực và hứng thú trong từng tiết học. Và tôi cho rằng, điều
trăn trở đó chỉ được giải tỏa khi người giáo viên tự giác đổi mới cách thức tổ chức
hoạt động học tập của học sinh;
Trong quá trình giảng dạy bản thân tôi đã rút ra kinh nghiệm nhỏ trong việc
tổ chức hoạt động dạy học theo nhóm. Đây không phải là một cách thức mới, tuy
nhiên vấn đề là làm thế nào để nó đạt được hiệu quả tốt nhất.
2. Mục đích, nhiệm vụ của đề tài
Đề tài được thực hiện nhằm mục đích nâng cao sự hiểu biết, vận dụng phương
pháp tổ chức thảo luận nhóm trên lớp, đồng thời cũng đề xuất những ví dụ cụ thể về

quy trình thảo luận nhóm trên lớp trong mơn học sao cho đạt hiệu quả tốt nhất;
Giúp cho việc đổi mới phương pháp dạy học đạt hiệu quả cao hơn. Đồng thời
với việc tìm hiểu kiến thức giúp HS hình thành kĩ năng nhất định thơng qua hoạt
động học tập nhóm;
Tạo ra sự phù hợp nhất định với hoạt động tìm hiểu kiến thức với học sinh
trường THPT Lê Quý Đôn.
3. Đối tượng, phương pháp thực hiện đề tài
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là phương pháp thảo luận nhóm để tạo sự
hứng thú cho học sinh giúp lĩnh hội kiến thức một cách tốt nhất. Đề tài tập trung
nghiên cứu phương pháp hoạt động nhóm để tạo sự hứng thú, tích cực cho người
học nhằm đạt được hiệu quả cao nhất của việc tiếp thu kiến thức trên lớp;
Đề tài áp dụng cho nhiều nội dung dạy học của môn Công nghệ lớp 11 Trường THPT Lê Q Đơn;
Phương pháp: Đổi mới trong hoạt động nhóm của HS theo chương trình hiện
hành của bộ mơn thơng qua áp dụng linh hoạt phương pháp dạy học nhóm để nâng
cao hiệu quả.
PHẦN II: NỘI DUNG
1. Cơ sở lí luận
Để học sinh thực sự tích cực trong học tập thì giáo viên phải giúp họ u
thích cái mà mình đang học hay nói cách khác là tạo hứng thú cho học sinh. Tạo
hứng thú cho người học luôn là một vấn đề quan trọng trong hoạt động dạy học. Bởi vì, như chúng ta biết, dạy - học là một hoạt động phức tạp, trong đó chất
lượng, hiệu quả cơ bản phụ thuộc vào người học. Và điều này lại phụ thuộc vào
nhiều yếu tố như năng lực nhận thức, động cơ học tập, sự quyết tâm...; phụ thuộc
3


vào mơi trường học tập, người tổ chức q trình dạy học, sự hứng thú trong học
tập. Các nhà nghiên cứu tâm lý học cho rằng, hứng thú là thái độ đặc biệt của cá
nhân đối với đối tượng nào đó, nó có ý nghĩa đối với cuộc sống và có khả năng
mang lại cá nhân trong q trình hoạt động. Sự hứng thú biểu hiện trước hết ở sự
tập trung chú ý cao độ, sự say mê của chủ thể hoạt động. Sự hứng thú gắn liền với

tình cảm con người. Trong bất cứ cơng việc gì, nếu có hứng thú làm việc, con
người sẽ có cảm giác dễ chịu với hoạt động, làm nẩy sinh khát vọng hành động
một cách có sáng tạo. Ngược lại, nếu khơng có hứng thú, dù là hoạt động gì cũng
sẽ khơng đem lại hiệu quả cao. Đối với các hoạt động nhận thức, sáng tạo, hoạt
động học tập, khi khơng có hứng thú, kết quả sẽ khơng là gì hết, thậm chí xuất hiện
cảm xúc tiêu cực. Việc học có tính chất đối phó, miễn cưỡng, người học may lắm
chỉ tiếp thu được một lượng kiến thức rất ít, khơng sâu, khơng bản chất và vì thế dễ
qn. Khi có hứng thú, say mê trong nghiên cứu, học tập thì việc lĩnh hội tri thức
trở nên dễ dàng hơn; ngược lại, khi nắm bắt được vấn đề, tức là hiểu được bài thì
người học lại có thêm hứng thú. Trên thực tế, những người khơng thích, khơng
hứng thú khi học mơn học nào đó thường là những người khơng học tốt mơn học
đó. Chính vì vậy, việc tạo hứng thú cho học sinh được xem là yêu cầu bắt buộc đối
với bất cứ ai làm công tác giảng dạy, đối với bất cứ bộ môn khoa học nào. Để tạo
được hứng thú cho học sinh thì hãy cho họ được làm chủ vấn đề, cho họ được tự
mình suy nghĩ tìm tịi giải quyết và trình bày kết quả của mình. Khi đó học sinh sẽ
khơng cịn bị thụ động, khơng cảm thấy nhàm chán mà luôn hào hứng. Một
trong những cách thức giúp đạt được điều đó khi giảng dạy trên lớp là giáo viên
tìm cách tổ chức lớp học thành các nhóm và đưa ra yêu cầu cho các nhóm suy nghĩ
rồi trình bày kết quả, đó là phương pháp thảo luận nhóm.
2. Thực trạng vấn đề dạy học Cơng Nghệ
Công Nghệ là một môn học mới so với các môn học khác tại trường Phổ
thông. Hơn nữa đây là một môn học không thi tốt nghiệp và thi đại học nên khơng
ít người cịn xem nhẹ việc học Cơng Nghệ. Những năm trở lại đây, mặc dù Công
Nghệ đã trở nên quen thuộc đối với người học, tuy nhiên việc lĩnh hội kiến thức
môn học trên lớp cũng không phải là một việc dễ dàng đối với học sinh bởi chương
trình học ở ba khối lớp 10, 11 và 12 bao quát nhiều nội dung. Người học không
phải chỉ được học lý thuyết đơn thuần mà cịn được tìm hiểu về nhiều khía cạnh
khác nhau để biết về bản chất và những ứng dụng thực tế. Do đó, việc lĩnh hội nội
dung các tiết Công Nghệ ở trên lớp cũng mang lại khó khăn cho nhiều học sinh. Có
thể vì nhiều ngun nhân khác nhau: kiến thức khó, mới lạ, phương pháp dạy đơn

điệu, học sinh thụ động,… việc học không đạt được hiệu quả như mong muốn;
Khi giảng dạy, bất kì giáo viên nào đều mong muốn kết quả đạt được là tốt
nhất và đã áp dụng rất nhiều phương pháp khác nhau trong đó có phương pháp
thảo luận nhóm. Điều đó có nghĩa là phương pháp này đã rất quen thuộc với chúng
ta, tuy nhiên hiệu quả của việc thực hiện thì chưa cao;
Trong quá trình giảng dạy tại trường THPT, tôi đã quan sát dự giờ nhiều
thầy cô và cũng áp dụng phương pháp này trong việc dạy môn học. Tuy nhiên tôi
nhận hấy hiệu quả chưa tốt bởi nhiều nguyên nhân như:
4


- Vấn đề được đưa ra thảo luận quá dễ hoặc kết quả đã có trong SGK khiến
học sinh khơng có gì để thảo luận hay tranh cãi để giải quyết vấn đề;
- Học sinh chưa chuẩn bị trước bài ở nhà nên cịn chậm chạp trong q trình
thảo luận;
- Câu hỏi quá dài, chứa đựng nhiều nội dung khó hiểu nên khi thảo luận học
sinh vẫn còn chưa rõ vấn đề cần thảo luận;
- Học sinh vẫn còn chưa quen với việc thảo luận nhóm, vẫn chưa tự giác học tập.
- Việc chia nhóm chưa hợp lí;
- Trong q trình thảo luận, giáo viên chưa bao quát được lớp, chưa phát hiện
học sinh nào còn thụ động;
- Học sinh làm việc một cách bỡ ngỡ, đối phó, thiếu nhiệt tình,…
-Thời gian dành cho thảo luận khá nhiều, ảnh hưởng đến việc truyền đạt các
nội dung khác. Trên thực tế đó, tơi đã tìm tịi nghiên cứu về phương pháp này.
3. Các giải pháp thực hiện
3.1. Tạo thói quen chuẩn bị nội dung hoạt động theo tài liệu: Cần có phương
án thực hiện tốt tuần học đầu tiên để học sinh hiểu rõ các bước tự học như: Tìm
hiểu, đọc các kí hiệu trong bài, kỹ năng điều hành trong nhóm, tự tìm bạn để kết
nối kiểm tra bài học hay bày tỏ ý kiến của mình khi cịn băn khoăn thắc mắc với
bạn với thầy cơ.

3.2. Chia nhóm theo đối tượng học sinh: Hoạt động nhóm có nhiều ưu điểm
Tuy nhiên, việc này dẫn đến nhiều học sinh có khả năng nhận thức tốt sẽ khơng có
cơ hội phát triển vì các bạn phải chờ đợi các bạn trong nhóm cùng hồn thành nội
dung đang thực hiện. Vậy để HS có thể phát triển hết năng lực cá nhân, phát huy
hết khả năng của mình thì giáo viên cần tơn trọng tiến độ cá nhân, rèn cho các em
thói quen sau khi xong mỗi nội dung sẽ tự chuyển hoạt động để các em có cơ hội
được rèn luyện thêm các bài tập;
- Hiện nay hầu hết các giáo viên khi dạy học khi chia học sinh trong các
nhóm đều thực hiện chia đồng đều để các em có thể hỡ trợ lẫn nhau trong q trình
học tập. Đây là một cách làm tốt HS học tốt sẽ là những hạt nhân thúc đẩy, hỡ trợ
các bạn trong nhóm hoàn thành đúng tiến độ bài học. Tuy nhiên nếu cứ vận dụng
như vậy HS có nhận thức tốt sẽ ít có cơ hội thử sức mình với các nội dung khó
hơn, địi hỏi mức độ tư duy cao hơn. Vì vậy trong quá trình vận dụng giáo viên cần
linh hoạt trong cách chia nhóm cùng trình độ nhận thức ngồi cùng nhóm tạo cơ hội
cho HS làm bài tập nâng cao;
- Giảm tải theo nhóm đối tượng: Khi viết điều chỉnh tài liệu hướng dẫn học
cho học sinh tự học, ngoài việc thêm các chỉ dẫn, các câu hỏi, đôi khi là điều chỉnh
nội dung cho sát với đối tượng học sinh sao cho đảm bảo chuẩn KTKN của bài học
để học sinh năng khiếu được phát triển giáo viên cần đưa vào bài điều chỉnh một số
bài tập mở rộng hơn để HS em tiếp tục thực hiện nhằm nâng cao năng lực học tập
cá nhân;
5


- Tự đánh giá mức độ hoàn thành nội dung học tập: Các nhóm tự kiểm tra,
đối chiếu kết quả của mình so với tài liệu và yêu cầu: Đây là vấn đề mấu chốt để
học sinh có thể tự học, tự nâng cao năng khả năng của mình mà kết quả vẫn hồn
tồn chính xác khi HS đã tự kiểm chứng được kết quả bài làm
4. Giải quyết vấn đề
Làm thế nào để đạt được hiệu quả dạy học tức là giúp học sinh lĩnh hội kiến

thức nhanh nhất và nhiều nhất có thể? Đây là một vấn đề khó, khơng có một cách
thức, con đường chung cho mọi người. Qua q trình giảng dạy trên lớp tơi ln
kết hợp các phương pháp khác nhau tùy từng nội dung bài dạy. Và tơi nhận thấy
rằng để kích thích tư duy và tính tích cực của người học thì tốt nhất là cho các em
tự suy nghĩ và trình bày kết quả của mình trước bạn bè và thầy cơ. Do đó tơi
thường cho các em thảo luận nhóm ngay trên lớp.
a. Các hình thức thảo luận nhóm;
Nhóm nhỏ thơng thường: GV chia lớp học thành các nhóm 6HS để thảo
luận một vấn đề cụ thể và nhanh chóng đưa ra kết luận của tập thể về vấn đề đó.
Hình thức này thường được sử dụng kết hợp với các phương pháp dạy học khác
trong một bài học, một tiết học, nội dung thảo luận của một nhóm nhỏ thơng
thường là các vấn đề ngắn, thời lượng ít (từ 10 đến 15 phút).
b. Ưu điểm của phương pháp làm việc theo nhóm;
- Kiến thức của HS sẽ giảm bớt tính chủ quan, phiến diện làm tăng tính khách
quan khoa học;
- Kiến thức trở nên sâu sắc, bền vững dễ nhớ và nhớ nhanh hơn do được giao
lưu học hỏi giữa các thành viên trong nhóm. HS được rèn luyện kĩ năng diễn đạt,
phương pháp tư duy;
- Nhờ khơng khí thảo luận sôi nổi, cởi mở, HS thoải mái, tự tin hơn trong
việc trình bày ý kiến của mình và biết lắng nghe có phê phán ý kiến của những
thành viên khác; Tạo yếu tố kích thích thi đua giữa các thành viên trong nhóm và
giữa các nhóm với nhau, đặc biệt là trong những chủ đề có tính sáng tạo cao;
- Tạo điều kiện cho GV nhận được nhiều thông tin phản hồi từ HS, thu được
những tri thức kinh nghiệm qua các ý kiến phát biểu có suy nghĩ và sáng tạo của HS;
- Phương pháp thảo luận nhóm giúp các thành viên trong nhóm chia sẻ các
băn khoăn, kinh nghiệm của bản thân, cùng nhau xây dựng nhận thức mới. Bằng
cách nói ra điều mình nghĩ, mỡi người có thể nhận rõ trình độ hiểu biết của mình
về chủ đề nêu ra, thấy mình cần học hỏi thêm những gì. Bài học trở thành quá trình
học hỏi lẫn nhau chứ không phải là sự tiếp nhận thụ động từ GV. Thành công của
bài học phụ thuộc vào sự tham gia nhiệt tình của các thành viên. Vì vậy phương

pháp này còn gọi là phương pháp cùng tham gia;
- Thảo luận nhóm được thực hiện tốt sẽ tăng cường tính tích cực, chủ động
của HS, giúp HS tập trung vào bài học, phát triển được kĩ năng tư duy, óc phê
phán, kĩ năng giao tiếp xã hội quan trọng khác;
6


- Làm việc theo nhóm thỏa mãn nhu cầu học tập cá nhân, phù hợp với việc
học hướng tới người học; khuyến khích sự độc lập tự chủ, người học có thể đưa ra
những giải pháp, cách biểu đạt riêng cho vấn đề nào đó. Nếu trong phương pháp
thuyết trình, người học chỉ có thể trao đổi với nhau được rất ít thì trong làm việc
theo nhóm các thành viên tham gia có cơ hội đưa ra quan điểm của mình đối với
chủ đề thảo luận, mặt khác ở đó cũng đòi hỏi tăng cường tư duy độc lập và trao đổi
lẫn nhau trong nhóm;
- Trong khi thực hiện phương pháp làm việc theo nhóm, giáo viên đóng vai
trị là người chuyển giao kiến thức và hiểu biết, chuẩn bị, tổ chức, theo dõi việc
thực hiện và đánh giá tổng kết kết quả làm việc của các nhóm. Như vậy cơng việc
của giáo viên trong làm việc theo nhóm khơng bao giờ là thừa, trái lại đó là một sự
rất cần thiết để giúp cho các nhóm đạt được kết quả trong việc tìm ra những giải
pháp, câu trả lời cho vấn đề được đưa ra.
c. Phương pháp thực hiện;
* Trước khi lên lớp cả giáo viên và học sinh đều phải chuẩn bị tốt
Giáo viên:
- Lập kế hoạch bài dạy:
+ Đọc kỹ bài dạy nắm mục tiêu cần đạt.
+ Kịch bản sư phạm.
+ Dự kiến các tình huống xảy ra trong khi thảo luận nhóm.
- Dự kiến:
+ Cách chia nhóm, số lượng nhóm.
+ Nhiệm vụ của các nhóm.

+ Thời gian thảo luận, trình bày.
- Thiết kế bài giảng: Chuẩn bị hệ thống câu hỏi nhằm khuyến khích học sinh
tích cực, hào hứng suy nghĩ ở mức độ cao và sâu hơn.
- Chuẩn bị: chuẩn bị chu đáo đồ dùng và thiết bị dạy học.
- Thực hiện kế hoạch dạy học.
Học sinh:
- Chuẩn bị những thứ cần thiết mà giáo viên đã dặn dò.
- Thuộc bài cũ và chuẩn bị bài mới (xem SGK).
- Làm những bài tập của giờ học lần trước…
- Chuẩn bị bài thuyết trình về vấn đề mà giáo viên đã dặn trước (đối với
trưởng nhóm)
- học sinh làm việc này chỉ khi nội dung thảo luận xoay quanh vấn đề lớn cần
nhiều thời gian.
* Các bước tổ chức:
7


- Bước 1: Giáo viên giao nhiệm vụ
+ Nêu và giải thích rõ ràng mục tiêu làm việc, giao nhiệm vụ một cách rõ
ràng cho từng nhóm làm việc để mỡi thành viên trong nhóm hiểu được cơng việc
cần phải làm và mô tả một cách cụ thể cách thực hiện các nhiệm vụ đó. Cần lưu ý
là nếu khơng đề ra nhiệm vụ rõ ràng thì khơng có được kết quả thuyết phục. Những
mục tiêu, nhiệm vụ, nội dung làm việc theo nhóm có thể được viết ra giấy và phát
cho mỡi nhóm.
+ Định thời gian làm việc của mỡi nhóm kể cả giờ giải lao.
+ Ấn định thời gian họp lại sau khi thảo luận nhóm (để báo cáo kết quả làm
việc ở nhóm).
+ Nêu cách thức làm việc của nhóm.
+ Cung cấp các thơng tin liên quan với chủ đề.
+ Thông báo công việc của giáo viên trong thời gian các nhóm làm việc.

+ Giáo viên hướng dẫn học sinh cách thảo luận.
- Bước 2: Chia nhóm
+ Xác định số lượng người của mỡi nhóm phù hợp với yêu cầu làm việc.
Thực hiện việc chia nhóm theo những cách: ngẫu nhiên (phát bìa, thẻ, điểm số…),
theo sự chỉ định của giáo viên hoặc theo sở thích của người học.
+ Cung cấp những câu hỏi định hướng quá trình làm việc của nhóm.
- Bước 3: Thảo luận nhóm
+ Các nhóm tiến hành làm việc theo nhóm.
+ Giáo viên tham gia quản lý và định hướng làm việc cùng các nhóm, hỡ trợ
cho các nhóm khi cần thiết.
+ Giáo viên tổ chức hướng dẫn các hoạt động, gợi mở, khuyến khích học sinh
tích cực hoạt động.
+ Giáo viên quản lí, giám sát học sinh thảo luận nhóm
Trong q trình học sinh thảo luận giáo viên theo dõi, quan sát và bổ sung
khi cần.
+ Phát hiện các nhóm hoạt động khơng có hiệu quả, uốn nắn điều chỉnh
+ Nắm chắc đặc điểm tâm lý của từng học sinh để kịp thời động viên khuyến
khích nhằm tạo khơng khí phấn khởi tự tin trong học tập.
+ Ln có ý thức trách nhiệm trợ giúp tránh can thiệp sâu làm hạn chế khả
năng độc lập, sáng tạo của học sinh.
+ Xây dựng mối quan hệ thân thiện giữa thầy và trò, giữa trị với trị
- Bước 4: Tiếp nhận thơng tin phản hồi từ phía học sinh
+ Học sinh đại diện nhóm trình bày kết quả, thành viên nhóm bổ sung.
8


+ Nhóm khác đặt câu hỏi với sự gợi mở của giáo viên để các nhóm có cơ hội
trao đổi, tranh cãi, cải chính kiến thức của mình, đồng tình kiến thức đúng, sửa
chữa kiến thức sai, bổ sung kiến thức cịn thiếu từ đó làm nảy sinh ý thức vươn lên
trước bạn bè của mỡi thành viên trong nhóm nhằm phát huy tính tích cực, chủ động

trong học tập của học sinh.
+ Giáo viên tổng kết ngắn gọn theo từng nội dung thảo luận.
- Bước 5: Tổng kết rút kinh nghiệm thảo luận nhóm
Khen thưởng các nhóm, các thành viên hoạt động tích cực, sáng tạo, nhắc
nhở tinh thần, thái độ cộng tác trong việc thảo luận nhóm.
5. Một số tình huống cụ thể
Qua quá trình giảng dạy trên lớp tơi đã áp dụng phương pháp thảo luận nhóm
trong nhiều trường hợp nhằm phát huy tính tích cực của người học. Tuy nhiên hiện
nay, không nên cho rằng bất cứ bài nào cũng cần phải có thảo luận nhóm để chứng
tỏ là có quan tâm đến đổi mới phương pháp giảng dạy. Trên thực tế, chỉ những bài
mà có phần có tình huống cần thảo luận thì mới nên chia nhóm thảo luận. Nếu
khơng, khơng nhất thiết phải có thảo luận nhóm.
Sau đây tơi xin trình bày một số trường hợp cụ thể:
Nội dung 1: Tìm hiểu Phương pháp vẽ hình chiếu phối cảnh
GV: Chia nhóm 6HS
Giao nhiệm vụ: chỉ định hướng khơng giải thích nhiều về nội dung
- Gợi ý tiến trình tìm hiểu về PP vẽ hình chiếu phối cảnh
- Yêu cầu các HS trong nhóm:
+ Tự đọc các bước vẽ SGK T39-40
+ Thảo luận về phương pháp vẽ phác HCPC
+ Thống nhất cách làm
+ Tự chọn một bài tập để mơ tả cách làm của nhóm
Điều hành báo cáo kết quả: GV chỉ định 1 HS bất kì trong nhóm, khơng nhất
thiết chọn nhóm trưởng
HS: Phải tự tìm hiểu, trao đổi vấn đề liên quan đến nội dung và tự tìm bài tập để
minh chứng
- HS1: Nêu bước vẽ
1. Vẽ 1 đường nằm ngang tt làm đường chân trời.
2. Chọn một điểm F’ trên tt làm điểm tụ.
3. Vẽ hình chiếu đứng của vật thể.

4. Nối các điểm của hình chiếu đứng với điểm tụ.
5. Lấy 1 điểm trên đường nối của 1 cạnh đến điểm tụ để thể hiện chiều rộng.
9


6. Từ điểm vừa chọn vẽ các đường thẳng lần lượt // với các cạnh của hình
chiếu đứng.
7. Tơ đậm các cạnh thấy của vật thể.
- HS2: Bổ sung nếu HS1 khơng thể trình bày đầy đủ
- HS3: Trình bày bài tập tự chọn của nhóm để chứng minh cho quy trình vẽ
mình đưa ra
Ví dụ: Vẽ HCPC cho vật thể có hình dạng chữ I

HS4: Bổ sung bài tập của nhóm khi HS3 vẽ xong nếu
HS5,6 có nhiệm vụ trả lời các câu hỏi trao đổi nội dung với các nhóm khác
Nội dung 2: Thực hành: Tìm hiểu về cấu tạo động cơ đốt trong
GV: Lựa chọn phương án tổ chức thực hành tại nhà xe học sinh nhà trường
và với động cơ đốt trong dùng trên xe máy
- Chia nhóm 4HS
- Giao nhiệm vụ:
+ HS tự chọn một loại xe để tìm hiểu về động cơ của xe đó
+ HS dựa vào các bộ phận, chi tiết của các cơ cấu và hệ thống trong động cơ
Tìm hiểu cấu tạo, đưa ra dấu hiệu nhận biết cơ cấu và hệ thống trong động cơ
+ Phần báo cáo bài thực hành được thực hiện vào tiết sau, Gv chỉ định một
học sinh của nhóm báo cáo trước khi nhóm thảo luận thống nhất nội dung
HS:
- Thống nhất các nội dung trước khi xuống vị trí thực hành
- Trên cơ sở kiến thức đã học tìm hiểu cấu tạo động cơ xe máy
Ví dụ:
- Loại động cơ có dung tích 50cm3

- Vị trí đặt động cơ: giữa xe, chỡ có chân số, chân phanh
- Làm mát bằng khơng khí: có cánh tản nhiệt bên dưới yếm xe
- Hộp dầu bôi trơn cùng với hộp trục khuỷu: ĐC bôi trơn bằng vung té
10


- Hệ thống nhiên liệu dụng chế hịa khí; khơng có bơm xăng; bình xăng đặt
dưới n cao hơn chế hịa khí nên xăng tự chảy vào chế hịa khí
- Hệ thơng khởi động: có thể đề hoặc dùng bàn đạp
- Hệ thống đánh lửa: Dùng bugi….
Như vậy nếu nội dung là lý thuyết hay thực hành thì khi thảo luận nhóm học sinh
tự tìm hiểu kiến thức GV khơng can thiệp vào quá trình học tập của HS mà giao
nhiệm vụ và nhận xét, chốt kiến thức sau mỗi nội dung
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Để thực hiện đề tài hiệu quả bản thân giáo viên cần phải kiên trì bền bỉ,
khơng ngại khó khăn; Cần nghiên cứu kỹ bài hướng dẫn học để đưa các nội dung
nâng cao vào bài điều chỉnh cho phù hợp; Cần lựa chọn nội dung giao bài cho HS
để phù hợp, vừa sức với HS và đạt hiệu quả cao hơn
Trong quá trình thực hiện, mặc dù rất cẩn trọng song đề tài khơng tránh khỏi
những sơ sót. Kính mong nhận được sự góp ý của bạn bè đồng nghiệp để sáng kiến
kinh nghiệm của tơi được hồn thiện hơn.
Tơi xin chân thành cảm ơn!
Yên Bái, ngày 07 tháng 01 năm 2022
NGƯỜI THỰC HIỆN

Đặng Huy Hùng

11




×