Tải bản đầy đủ (.pdf) (32 trang)

Thiết kế và thử nghiệm một số bài giảng sử dụng phương pháp dạy học dự án vào môn công nghệ 10

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.23 MB, 32 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO YÊN BÁI
TRƯỜNG THPT HƯNG KHÁNH
---------------------------

BÁO CÁO SÁNG KIẾN CẤP CƠ SỞ
(Lĩnh vực: Kỹ thuật nông nghiệp)
“THIẾT KẾ VÀ THỰC HIỆN MỘT SỐ TIẾT HỌC SỬ DỤNG PHƯƠNG
PHÁP DẠY HỌC DỰ ÁN TRONG MÔN CÔNG NGHỆ 10”

Tác giả: Nguyễn Thị Thiết
Trình độ chun mơn: Cử nhân Trồng trọt
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường THPT Hưng Khánh

Yên Bái, ngày 28 tháng 01 năm 2022


1
MỤC LỤC
Trang
I. THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN .................................................... .3
1. Tên sáng kiến: ................................................................................................. 3
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: ........................................................................... 3
3. Phạm vi áp dụng sáng kiến: ............................................................................ 3
4. Thời gian áp dụng sáng kiến: .......................................................................... 3
5. Tác giả .............................................................................................................. 3
II. MÔ TẢ SÁNG KIẾN: .................................................................................. . 3
1. Tình trạng giải pháp đã biết: ........................................................................... 3
2. Nội dung giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến: ...................................... 5
3. Khả năng áp dụng của giải pháp: .................................................................... 22
4. Hiệu quả, lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng giải


pháp:……………………………………………………………………………22
5. Những người tham gia tổ chức áp dụng sáng kiến lần đầu (nếu có) .............. 23
6. Các thơng tin cần được bảo mật: . ................................................................... 23
7. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: ................................................ 23
8. Tài liệu gửi kèm: ............................................................................................. 23
III. Cam kết không sao chép hoặc vi phạm bản quyền: ................................23
ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN NGÀNH GIÁO DỤC VÀ ĐÀO
TẠO....................................................................................................................24


2

DANH MỤC CÁC TỪ NGỮ VIẾT TẮT
1. Phương pháp dạy học: PPDH
2. Phương pháp dự án:

PPDA

3. Trung học phổ thông: THPT
4. Sách giáo khoa: SGK


3
I. THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN
1. Tên sáng kiến: “Thiết kế và thực hiện một số tiết học sử dụng
phương pháp dạy học dự án trong môn Công nghệ 10”
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Giáo dục và Đào tạo
3. Phạm vi áp dụng sáng kiến: Trong quá trình giảng dạy mơn Cơng nghệ
THPT.
4. Thời gian áp dụng sáng kiến:

Sáng kiến được áp dụng thử nghiệm với đối tượng học sinh khối 10
THPT tại trường THPT Hưng Khánh trong giờ học môn Công nghệ năm học
2020 - 2021 và học kì I năm học 2021 - 2022
5. Tác giả:
Họ và tên: Nguyễn Thị Thiết
Năm sinh:14/11/1983.
Trình độ chun mơn: Đại học.
Chức vụ công tác: Giáo viên.
Nơi làm việc: Trường THPT Hưng Khánh.
Địa chỉ liên hệ: Trường THPT Hưng Khánh, huyện Trấn Yên- tỉnh Yên
Bái
Điện thoại: 0327983899
II. MÔ TẢ SÁNG KIẾN
1. Tình trạng các giải pháp đã biết
Nhiệm vụ trọng tâm hiện nay của toàn Đảng, toàn dân ta là đẩy mạnh sự
nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Chúng ta biết rằng, cơng nghiệp hóa
và hiện đại hóa khơng phải là mục đích tự thân, mà là một phương thức có tính phổ
biến để thực hiện mục tiêu của mỗi quốc gia. Sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại
hóa ở nước ta tiến triển trước bối cảnh xu thế tồn cầu hóa về nhiều mặt đang gia
tăng. Xu thế đó là khách quan, chúng ta khơng thể tách mình ra khỏi dịng chảy tồn
cầu hóa, mà phải chuẩn bị cho mình đầy đủ những năng lực nội sinh cần thiết để chủ
động hội nhập kinh tế thế giới. Muốn vậy, trước hết phải xây dựng được con người
mới đáp ứng yêu cầu của sự phát triển của xã hội. Điều đó có nghĩa là nhiệm vụ của


4
Giáo dục và đào tạo là hết sức quan trọng trong việc đào tạo ra những con người mới
xã hội chủ nghĩa. Ngành giáo dục và đào tạo phải thực sự rất nỗ lực đổi mới để hoàn
thành nhiệm vụ cao cả đó. Một trong những nỗ lực đó chính là sự đổi mới về phương
pháp, hình thức dạy học, kiểm tra đánh giá để đảm bảo lấy người học làm trọng tâm,

coi trọng phát triển năng lực của người học, đảm bảo giáo dục một cách toàn diện và
hiệu quả nhất.
Cải cách trong giáo dục và nâng cao chất lượng đòi hỏi phải thực hiện
các nhiệm vụ như: đổi mới nội dung dạy học, đổi mới mục tiêu dạy học, đổi
mới PPDH, tăng cường sử dụng các phương tiện dạy học hiệu quả, nâng cao
trình độ của giáo viên. Một trong những nội dung công cuộc cải cách giáo dục
là đổi mới PPDH, lựa chọn và sử dụng PPDH tích cực mới trong dạy học, phát
huy năng lực người học.
Hiện nay có khá nhiều phương pháp dạy học tích cực được các Giáo viên
sử dụng như: Thảo luận nhóm, Trị chơi, dự án, … Trong đó, phương pháp dạy
học dự án là một trong những PPDH tích cực mới đảm bảo yêu cầu đổi mới
PPDH nâng cao chất lượng dạy học.
Với đặc trưng của môn học Công nghệ 10 là mơn học mang tính kỹ thuật
ứng dụng, với các bài thực hành của môn ở trường THPT là rất quan trọng và
cần thiết, chiếm 27% thời lượng chương trình. Do đó, tính ứng dụng của phương
pháp dự án rất thích hợp đối với Cơng nghệ 10, góp phần đa dạng hóa PPDH
trong trường THPT, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục phổ thông hiện nay.
Xuất phát từ những yêu cầu về đổi mới PPDH trong trường THPT tôi đã
tiến hành đề tài: “Thiết kế và thực hiện một số tiết học sử dụng phương pháp
dạy học dự án trong môn Công nghệ 10” tại trường THPT Hưng Khánh.
1.1. Thực trạng dạy và học môn Công nghệ tại một số trường THPT
trên địa bàn tỉnh Yên Bái.
Hiện nay môn Công nghệ bị học sinh và nhiều giáo viên coi là một môn
học phụ, không thi tốt nghiệp nên học sinh thì khơng có hứng thú học, giáo viên
thì khơng muốn đầu tư vào bài giảng, do đó, đa số các giáo viên mới chỉ dừng
lại ở việc giảng cho hết nội dung cần đạt và hết giờ, khơng có đầu tư về chuyên


5
mơn nhiều, ít khi hoặc thậm chí khơng bao giờ sử dụng các phương pháp dạy

học hiện đại trong quá trình giảng dạy của mình. Nếu có sử dụng thì cũng chỉ
dùng trong các giờ dạy có dự giờ hay kiểm tra. Điều này vơ tình chung đã làm
cho mơn Cơng nghệ vốn khiến cho học sinh khơng thích học giờ lại càng thấy
nhàm chán hơn, ảnh hưởng lớn tới thái độ học tập cũng như kết quả lĩnh hội
kiến thức của học sinh.
1.2. Nguyên nhân của thực trạng trên
1.2.1. Đối với giáo viên
Một số giáo viên chưa thực sự tâm huyết với nghề, do đó cịn ngại tìm
tịi, đổi mới, sáng tạo trong dạy học.
Giáo viên có tâm lý chán nản khi dạy học do học sinh không muốn học
và do một số đồng nghiệp “ coi thường” môn mình dạy.
1.2.2. Đối với học sinh
Do phần đơng học sinh vẫn nghĩ đây là môn học ”phụ” không thi tốt
nghiệp nên có tâm lý coi thường, chưa thực sự đầu tư vào học tập.
Nhận thức của nhiều học sinh còn hạn chế, lười tư duy, thụ động, thường
có xu hướng học thuộc những gì giáo viên dạy nên để các em tư duy độc lập là
rất khó.
* Ưu điểm của sáng kiến
- Sáng kiến đã đưa ra cơ sở lý luận và thực tiễn của phương pháp dạy học
dự án đối với môn công nghệ lớp 10.
- Sáng kiến đã chỉ rõ được việc các giáo viên sử dụng phương pháp dạy
học dự án trong mơn Cơng nghệ 10 có tác dụng đặc biệt quan trọng đối với việc
kích thích sự tư duy tìm tịi sáng tạo của học sinh, giúp học sinh có được hứng
thú khi học tập bộ môn, phát triển được phẩm chất và năng lực theo đúng mục
tiêu của chương trình giáo dục phổ thơng mới đã đặt ra về đổi mới phương pháp
dạy học.
- Sáng kiến đã đưa ra một số ví dụ về sử dụng phương pháp dự án vào
một số tiết học cụ thể trong môn Công nghệ lớp 10.
2. Nội dung giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến



6
2.1. Mục đích của giải pháp
Thơng qua việc thiết kế và thử nghiệm bài giảng bằng phương pháp dạy
học dự án trong mơn Cơng nghệ 10, nhằm phát huy tính tích cực, chủ động và
sáng tạo của học sinh, từ đó nâng cao hiệu quả của việc dạy và học.
2.2. Nội dung giải pháp
2.2.1. Cơ sở lý luận
* Khái niệm phương pháp dạy học:
Theo Đặng Vũ Hoạt (1995) đã đưa ra khái niệm về PPDH: PPDH là cách
thức hoạt động của người dạy và người học nhằm thực hiện tối ưu các nhiệm vụ
dạy học. Đó là sự kết hợp hữu cơ và thống nhất biện chứng giữa hoạt động dạy
và học trong quá trình dạy học.
Phương pháp dạy học bằng dự án là một hình thức, phương pháp dạy học
trong đó người học thực hiện nhiệm vụ học tập phức hợp, có sự kết hợp giữa lí
thuyết và thực tiễn, thực hành. Nhiệm vụ được thực hiện với tính tự lực cao
trong tồn bộ q trình học tập, từ việc xác định mục đích, lập kế hoạch, đến
việc thực hiện dự án, kiểm tra, điều chỉnh, đánh giá quá trình và kết quả học tập.
(Nguyễn Văn Cường – Nguyễn Thị Diệu Thảo, 2004).
Trên cơ sở tìm hiểu những nghiên cứu của các tác giả về PPDA trong dạy
học: Nguyễn Văn Cường – Nguyễn Thị Diệu Thảo, 2004; Nguyễn Văn Tuấn,
1998; người nghiên cứu tổng hợp và đưa ra các bước cơ bản trong khi thực hiện
dạy học bằng PPDA và tiến trình dạy học theo dự án được thực hiện theo 5 bước
Chọn đề tài cho dự án

Lập kế hoạch thực hiện

Tiến hành thực hiện

Thu thập kết quả - công bố sản phẩm


Đánh giá dự án


7
PPDA khi vận dụng thực hiện giảng dạy trong những hồn cảnh, điều
kiện khác nhau đều có những ưu điểm và khuyết điểm cụ thể. Trên cơ sở tổng
hợp ý kiến của các tác giả đã nghiên cứu trước đây về PPDA, ta có thể khái quát
những ưu – khuyết điểm cơ bản sau:
Ưu điểm:
- Sử dụng phương pháp dự án, người học có cơ hội tiếp xúc trực tiếp các
vấn đề thực tế, có sự kết hợp giữa lý thuyết với thực hành, giữa tư duy và hành
động, giữa nhà trường với xã hội.
- Hoạt động nhóm trong dự án giúp người học phát triển kỹ năng làm
việc, tính tích cực, tính trách nhiệm trong tập thể, phát triển khả năng sáng tạo,
tính bền bỉ và kiên nhẫn ở người học.
- Hoạt động của người học trong dự án là một quá trình trọn vẹn từ bắt
đầu đến kết thúc. Vì vậy, ngồi năng lực làm việc thì năng lực đánh giá của
người học, do đó, mức độ nhận thức, tư duy được phát triển cao hơn.
Hạn chế
- Bên cạnh mặt tích cực, dạy học bằng dự án cũng có những hạn chế:
khơng phù hợp trong cơng việc truyền thụ tri thức lý thuyết mang tính trừu
tượng hay hệ thống cũng như rèn luyện hệ thống kỹ năng cơ bản cho người
học. Vì vậy, dạy học dự án khơng thể thay thế cho phương pháp thuyết trình và
luyện tập mà chính là hình thức dạy học bổ sung cần thiết.
- PPDH này cần nhiều thời gian thực hiện, ảnh hưởng đến sinh hoạt
thường nhật của HS, bên cạnh đó một hạn chế nữa của PPDH này là đòi hỏi
phương tiện vật chất và tài chính phù hợp.
Từ các đặc điểm và việc phân tích vai trị của học sinh - giáo viên trong
dạy học bằng phương pháp dạy học dự án, cho thấy dạy học bằng PPDA cũng

có những ưu điểm và hạn chế. Do đó, khi tiến hành giảng dạy bằng phương pháp
dự án trong dạy học tại trường THPT giáo viên cần cân nhắc và phân tích được
ưu, nhược điểm của PP này để đưa ra phương án giải quyết sao cho phù hợp
và mang lại hiệu quả thiết thực.
2.2.1. Cơ sở thực tiễn


8
2.2.2. Nội dung giải pháp
Dựa vào cơ sở thực tiễn và lý luận cũng như cấu trúc chương trình mơn
Cơng nghệ 10, tôi đã thực hiện thiết kế một số tiết học, chủ đề sử dụng phương
pháp dự án như sau:
Nội dung

STT
Chương

Tên dự án
Mục

Bài

Kết hợp hoạt động
1

Bài 13:

2

ngoại khóa mơi


Chăm sóc và bảo tồn

trường

cây rừng ở Hồng Ca

3. Phân vi sinh vật

Chương

Ứng dụng

phân giải chất hữu

1: Nông-

công nghệ vi

cơ (phần II)

Thiết kế giỏ đựng

lâm- ngư

sinh trong sản

Kết hợp với giáo

rác thơng minh ở


nghiệp

xuất phân

dục ngoại khóa:

nơi cơng cộng.

bón.

giáo dục
mơi trường.

Chương 4:

3

Doanh

Bài 52:

Lập kế hoạch kinh

nghiệp và

Thực hành:

doanh ngày 8-3


lựa chọn

lựa chọn cơ

lĩnh vực

hội kinh

kinh doanh.

doanh

Cụ thể nội dung thiết kế dự án như sau:
 Chủ đề 1: “Chăm sóc và bảo tồn cây rừng ở Hồng Ca”


9
Học sinh tự xây dựng kiến thức về động thực vật rừng nói chung và
cụ thể là tìm hiểu về rừng ở xã Hồng Ca- huyện Trấn Yên- Yên Bái.
Tự hình thành ý thức bảo vệ thiên nhiên, mơi trường cây xanh xung
quanh mình.
Mục tiêu

Phát triển kỹ năng sáng tạo độc lập và kỹ năng làm việc nhóm tập
thể.
Tìm hiểu về thực trạng cây rừng hiện nay ở xã Hồng Ca- huyện Trấn
Yên- Yên Bái.Tìm hiểu và đưa ra biện pháp hạn chế thiệt hại cây

Nội dung


rừng.
Giới thiệu các tấm apphich kêu gọi việc giữ gìn tài nguyên cây
rừng.
Dự án tổ chức theo hoạt động nhóm.

Cách thức Các nhóm học tập đóng vai trị.nhân viên giữ rừng, do đó cần tìm
tổ chức dự hiểu hiện trạng cây rừng ở nước ta hiện nay và cụ thể tại rừng Hồng
án

Ca- huyện Trấn Yên- Yên Bái.Tổ chức làm việc nhóm tạo sản phẩm
cuối cùng là những tấm apphich kêu gọi bảo vệ cây rừng và môi
trường sống của chúng ta.

Sản phẩm Hiểu biết của HS đối với vấn đề bảo vệ cây rừng ở nước ta, bên cạnh
cuối cùng đó sản phẩm vật chất là những tấm apphich kêu gọi mọi người ý
thức bảo vệ cây rừng.
Khi tham gia dự án, các nhóm được đánh giá giữa các nhóm với
Phương

nhau và giáo viên hướng dẫn, dựa trên các phiếu theo dõi và nhận

pháp đánh xét theo các tiêu chí sau: về chất lượng nội dung báo cáo, chất lượng
giá

sản phẩm, phát triển kỹ năng làm việc nhóm.


10
- Thuận lợi:
+ Hoạt động trong dự án HS sẽ đóng các vai trị khác nhau và ý

nghĩa của sản phẩm cuối cùng phục vụ cho xã hội nên dễ dàng thu hút
quan tâm chú ý của HS.
+ Vấn đề thực trạng và bảo vệ cây rừng có nhiều tài liệu và thơng tin
Dự kiến

để tìm hiểu tham khảo.

thuận lợi và + Sản phẩm dễ làm, khơng tốn kém.
khó khăn

- Khó khăn: Bố trí thời gian tiến hành dễ ảnh hưởng đến những sinh
hoạt bình thường của đối tượng tham gia. HS chưa có nhiều kinh
nghiệm học tập theo PPDA , điều đó có thể dẫn đến việc khơng phối
hợp tốt của GV hướng dẫn và HS.

 Chủ đề 2: “Thiết kế giỏ đựng rác thông minh ở nơi công cộng”

- Kiến thức chế biến rác hữu cơ thành phân bón cho cây trồng.
- Học sinh hiểu được tác hại của ơ nhiễm mơi trường từ rác, qua đó có
ý thức bảo vệ mơi trường sống.
Mục

- Phát huy tính sáng tạo và kinh nghiệm bảo vệ môi trường rồi sau đó

tiêu:

có thể tun truyền cho người thân trong gia đình.
Nội dung của dự án về tìm hiểu tình trạng ơ nhiễm rác thải sinh hoạt
hiện nay, tái chế và biện pháp xử lý rác thải. Thiết kế giỏ rác có tính


Nội

năng phân loại rác hữu cơ, vơ cơ tại gia đình.

dung
- Dự án tổ chức theo hoạt động nhóm.

Cách thức

- Các nhóm học tập tổ chức hội thảo tìm hiểu tình trạng ơ nhiễm rác

tổ chức

thải hiện nay, đưa ra các biện pháp xử lí và chế biến rác thải.
- Tổ chức tiến hành thiết kế và chế tạo sản phẩm, sau đó giới thiệu sản


11
phẩm theo nhóm.

- Thuận lợi:
Dự kiến

+ Dự án với chủ đề này phù hợp với tâm lý lứa tuổi HS.

thuận lợi

+ Có nhiều thơng tin tìm hiểu về thị trường trong các ngày lễ.




khó

khăn

+ u cầu sản phẩm khơng tốn kém, đơn giản và dễ làm.
- Khó khăn: Bố trí thời gian thường ảnh hưởng đến hoạt động học
tập của các em nếu khơng có kế hoạch tốt.

 Chủ đề 3: “Cơ hội kinh doanh ngày 8/3”.
- Hoàn thiện kỹ năng làm việc nhóm, tập thể và kỹ năng thuyết trình

trình diễn trước tập thể.
Mục
tiêu

- Có kinh nghiệm thực tế về lựa chọn lĩnh vực kinh doanh, hình

thành
kỹ năng sáng tạo và tự tạo sản phẩm cho bản thân mình.
Đưa ra cơ hội kinh doanh trong các dịp lễ hội, mà đặc biệt trong

Nội

ngày Quốc tế phụ nữ 8/3.

dung
- Hoạt động trong dự án được tổ chức với hình thức tham gia giữa các

nhóm học tập

Cách thức- Với hình thức tổ chức thuyết trình về ý tưởng kinh doanh trong các
tổ chức

ngày lễ mà đặc biệt là ngày quốc tế phụ nữ 8/3.
- Giới thiệu sản phẩm kinh doanh trong ngày 8/3.

Sản phẩm - Tài liệu tìm hiểu thị trường các ngày lễ hội.
- Sản phẩm vật chất là những mặt hàng quà tặng.


12
- Thuận lợi:
Dự kiến

+ Dự án với chủ đề này phù hợp với tâm lý lứa tuổi HS.

thuận lợi

+ Có nhiều thơng tin tìm hiểu về thị trường trong các ngày lễ.



khó

khăn

+ u cầu sản phẩm khơng tốn kém, đơn giản và dễ làm.
- Khó khăn: Bố trí thời gian thường ảnh hưởng đến hoạt động học
tập của các em nếu khơng có kế hoạch tốt.


Ví dụ cụ thể về thiết kế bài giảng sử dụng PPDH dự án để thử nghiệm:
“Bài 52: thực hành: Chăm sóc và bảo tồn rừng ở Hồng Ca”
Căn cứ lựa chọn sử dụng phương pháp dự án ở nội dung bài học như sau:
- Nội dung bài học này là thực hành, học sinh phải tiếp cận với các tình
huống kinh doanh thực tế.
- Mục tiêu của bài học giúp học sinh:
Củng cố lại một số kiến thức chăm sóc và bảo tồn rừng mà các em đã
được học.
Hình thành kinh nghiệm từ việc quan sát các khâu trồng rừng, từ đó đưa
ra những phương án bảo tồn rừng.
Rèn luyện kỹ năng sáng tạo trong việc lựa chọn phương án bảo tồn cây
rừng ở Hồng Ca.
Rèn luyện kỹ năng làm việc nhóm và kỹ năng thuyết trình trước tập thể.
Trên cơ sở xác định rõ nội dung và mục tiêu của bài học rất phù hợp với
cách thức thực hiện dạy học bằng PP dự án.
Cách thiết kế dự án.
Dựa trên các căn cứ để quyết định lựa chọn PP dự án đối với bài dạy, tôi
nghiên cứu tiến hành thiết kế dự án với hình thức tổ chức cuộc thi mang tên
“Thiết kế các khẩu hiệu kêu gọi bảo tồn rừng” như sau:
- Tìm hiểu tài liệu tham khảo liên quan đến lĩnh vực bảo tồn cây rừng.
Tìm hiểu thơng tin về bảo tồn và chăm sóc cây rừng và mối quan tâm của học
sinh về lĩnh vực này.


13
- Tìm ý tưởng cho dự án.
- Tiến hành viết kế hoạch thực hiện cho dự án.
- Phổ biến và thảo luận với HS về kế hoạch thực hiện cuộc thi.
- Tiến hành thực hiện dự án bằng hình thức theo dõi, giải đáp những thắc
mắc và tư vấn cho công việc của HS.

Cách thiết kế các hoạt động trong giáo án sử dụng phương pháp dự án.
Giáo án thực hiện dạy học được thiết kế với 2 tiết dạy và các hoạt động
chính trong các tiết học cụ thể như sau:
- Tiết 1: Tổ chức buổi thảo luận và trình bày ý tưởng bảo tồn rừng cho
mỗi nhóm. Phổ biến kế hoạch thực hiện của tiết học tiếp theo.
- Tiết 2: Tổ chức thực hiện buổi báo cáo và giới thiệu sản phẩm của
nhóm để tham gia
Cách thiết kế các hoạt động trong dự án.
- Cách thiết kế các hoạt động trong dự án dựa trên hoạt động theo nhóm
học tập. Dự án được thiết kế với ý tưởng là cuộc thi giữa các nhóm trong đơn vị
lớp học. Với các hoạt động cho những đối tượng tham gia:
- Học sinh: Hoạt động trong nhóm với vai trị các nhà thiết kế băng rôn
khẩu hiệu kêu gọi bảo vệ rừng tham gia và thực hiện nội dung của cuộc thi.
- Giáo viên: Hoạt động chủ yếu là phổ biến thơng tin, hướng dẫn theo dõi
và cùng các nhóm đánh giá q trình thực hiện của mỗi nhóm
- Thử nghiệm bài giảng sử dụng PPDA vào dạy học.
Thời gian thử nghiệm.
Tác giả thử nghiệm trên lớp 10B1 theo phân phối chương trình.
Nội dung và tiến trình bài giảng
Tiến trình bài thử nghiệm được tiến hành theo các bước thực hiện của
PPDH dự án như đã trình bày ở cơ sở lý luận.
Kết quả:
Sau khi thực hiện xong dự án, tôi đã cho học sinh hoàn thiện câu hỏi sau:


14
Qua tiết học cơng nghệ 10 có sử dụng phương pháp dự án Chăm sóc và
bảo tồn cây rừng ở Hồng Ca, các em có cảm thấy hứng thú học tập hay
không?
Mức độ hứng thú của học sinh sau khi được học tiết học cơng nghệ có sử

dụng phương pháp dự án.
Lựa chọn

Số lựa chọn

Tỷ lệ(%)

Rất thích

40

88,9

Thích

05

11,1

Bình thường

0

0

Khơng thích

0

0


Qua bảng trên cho thấy đa số HS được khảo sát (88,9%) cho rằng rất hứng
thú khi được học tiết học bằng dự án. Chỉ khi HS cảm thấy hứng thú với tiết học
thì mới tham gia tích cực vào bài giảng của GV, HS sẽ tiếp thu bài rất hiệu quả.
Lý do HS hứng thú với tiết học bằng PPDA là gì? Kết quả khảo sát như sau:
Lý do HS thích học với dự án

SLC

Tỷ
lệ(%)

Tạo sự tự tin, mạnh dạn trong trình bày và đặt câu hỏi

45

100

45

100

45

100

45

100


0

0

trước lớp
Tạo tính chủ động, khả năng sáng tạo ý tưởng trong bài
học
Với dự án có thể nhìn thấy, nghe thấy và thực hiện được
những điều có ích cho bản thân và xã hội.
Dự án giúp các em chủ động thu thập được nhiều
kiến thức khoa học và bổ ích
Ý kiến khác:

Qua bảng trên cho thấy HS hứng thú với tiết học công nghệ được sử dụng
bằng PPDA là do dự án đã tạo cho học sinh mạnh dạn hơn trong trình bày trước
lớp, tự tin đặt câu hỏi và giải đáp thắc mắc. Ngoài ra, HS còn bị cuốn hút vào


15
tiết học với dự án vì dự án đã giúp các em chủ động đi tìm kiến thức mới, thu
thập được nhiều kiến thức khoa học và bổ ích cho bản thân, với dự án sẽ giúp
HS nhìn thấy, nghe thấy, thực hiện được những điều có ích cho bản thân và xã
hội.
Bên cạnh đó, HS cịn đưa ra nhiều lý do thích học với dự án như: Dự án
mới lạ khi được học trong trường phổ thông, hơn nữa các em có thể tự tay làm
ra được sản phẩm để tặng cho người thân yêu của mình, học với dự án thật thích
vì khơng gây buồn chán, tiếp thu bài nhanh và rất dễ nhớ, dễ hình dung lại kiến
thức đã được học ở các bài học trước đó…
Một số hình ảnh các nhóm trong q trình đi tìm hiểu thực tiễn để lấy
kiến thức hoàn thiện các dự án đã ghi lại:


Người dân xã Hồng Ca chuẩn bị giống cây trồng cho vụ năm 2021


16

Học sinh các nhóm tham gia trồng cây bảo vệ môi trường

Một goc rừng thuộc xã Hồng Ca, Trấn Yên, Yên Bái


17

Tranh vẽ kêu gọi bảo vệ rừng
Báo cáo của một nhóm học sinh sau khi thực hiện dự án: Tạo lập doanh
nghiệp:


18
BÁO CÁO THỰC HÀNH LẬP KẾ HOẠCH THÀNH LẬP DOANH
NGHIỆP ( TỔ 1 -10B1 )
Phần Mở đầu:
Sau khi được học các kiến thức môn Công nghệ và được sự gợi ý của cô giáo
môn Công nghệ, chúng em đã bàn bạc và quyết định mở một quán ăn vặt cho
học sinh.
Phần Nội dung:
Sau quá trình thống nhất và thảo luận, nhóm chúng em quyết định thành lập
doanh nghiệp với lĩnh vực kinh doanh đồ ăn vặt cho học sinh. Doanh nghiệp có
tên THẾ GIỚI ĐỒ ĂN VẶT, tổ chức kinh doanh theo hình thức trực tuyến song
song trực tiếp, tại thôn 4- Hưng Khánh. Doanh nghiệp được thành lập dựa trên ý

tưởng kinh doanh xuất phát từ hai lí do chính: Thử sức trên thị trường với mong
muốn kiếm chút lợi nhuận và đem lại kinh nghiệm thực tiễn.
Theo quan sát của nhóm, thị trường kinh doanh gần trường học bao gồm nhiều
lĩnh vực kinh doanh khác nhau. Tuy nhiên, nếu xét về tính phổ biến, sự cạnh
tranh trên thị trường, lợi nhuận thu được, khả năng hoàn vốn, mang lại lời nhuận
cao, kinh doanh đồ ăn, đồ uống đem lại lợi nhuận cũng như thu nhập ổn định
nhất. Bởi học sinh trường cấp 2 và cấp 3 thường xuyên phải ở lại học buổi chiều
( 3 buổi/tuần), Do đó, việc mở một cửa hàng kinh doanh đồ ăn vặt cho học sinh
hiện nay là xu hướng, là hình thức kinh doanh được ưu tiên lựa chọn nhất.
Qua nghiên cứu, nhóm em thấy rằng khách hàng hiện tại và khách hàng tiềm
năng chiếm phần lớn là học sinh. Hiện nay, với tỉ lệ chiếm hơn 95%, học sinh
chính là đối tượng tiêu thụ nhiều nhất các mặt hàng ăn vặt. Đồng thời, đó cũng
là đối tượng chính mà doanh nghiệp nhắm đến.
Kinh doanh đồ ăn vặt cho học sinh mở ra tiềm năng lớn và đem lại lợi nhuận
cao nếu biết kinh doanh và khai thác tiềm năng hợp lý. Tuy nhiên, nếu thanh lập
doanh nghiệp ở thời điểm hiện tại cũng mang lại nhiều khó khăn về cơ hội của


19
doanh nghiệp. Đặc biệt, hiện đang có vài đối thủ cạnh tranh chính đối với doanh
nghiệp: Quán cà phê Ý Tưgà rán chị Linh, quán tạp hóa chị Hậu, quán chè và trà
sữa chị Phúc…so với các doanh nghiệp trên, doanh nghiệp chúng em còn thêm
phần yếu thế hơn và khó có thể cạnh tranh được. Như vậy, câu hỏi được đặt ra:
Phần thị trường nào dành cho doanh nghiệp Thế giới đồ ăn vặt? Giải đáp cho
câu hỏi này dựa trên nhu cầu, mặt hàng kinh doanh và thực tiễn của 3 doanh
nghiệp trên mà ta tìm được cơ hội kinh doanh phù hợp với khả năng của doanh
nghiệp chúng em.
Mặt khác, qua thảo luận và nghiên cứu, đã xác định khả năng của doanh nghiệp
dựa trên ba yếu tố cơ bản: Nguồn lực doanh nghiệp, lợi thế doanh nghiệp và khả
năng tổ chức quản lí doanh nghiệp. Về nguồn lực doanh nghiệp, nhân sự hiện tại

gồm 10 thành viên ( 1 nhóm trưởng và 9 thành viên), tuy nhiên thành viên có thể
mở rộng và tuyển dụng thêm. Cơ sở vật chất của doanh nghiệp chủ yếu là thuê
quán gần trường học. Vốn ban đầu mà doanh nghiệp thảo luận đưa ra là mỗi
thành viên 200 000 đ ( doanh nghiệp sẽ tiến hành kêu gọi các bạn khác đầu tư
vào doanh nghiệp); dựa trên tình hình thực tế sẽ có sự thay đổi và quyết định
phù hợp như vay mượn,… Về lợi thế của doanh nghiệp đó là thị trường và
khách hàng và chính doanh nghiệp: Thị trường của doạnh nghiệp là trường nội
trú mang lại những tiện lợi không nhỏ cho việc kinh doanh, khách hàng và cả
các thành viên trong doanh nghiệp đều là học sinh đang học tại trường và chính
doanh nghiệp cũng được thành lập ngay trong chính ngơi trường này. Về khả
năng tổ chức quản lí doanh nghiệp, nhóm trưởng sẽ điều hành và phân phối các
cơng việc chính, các thành viên khác sẽ hỗ trợ và tiến hành kinh doanh. Tuy
nhiên, khả năng quản lí của doanh nghiệp khơng cao do các lí do: tổ chức doanh
nghiệp là học sinh, thiếu kinh nghiệm. Để khắc phục vấn đề quản lí, doanh
nghiệp sẽ nhờ đến sự hỗ trợ tư vấn của cô Nguyễn Thị Thiết – GV dạy lớp môn
Công Nghệ; đồng thời sẽ học hỏi một số doanh nghiệp xung quanh.
Thông qua việc nghiên cứu thị trường và xác định khả năng kinh doanh, doanh
nghiệp đã thống nhất đưa ra phương hướng xây dựng & phát triển và công việc


20
Marketing (Quảng cáo tiếp thị) cũng như kế hoạch sử dụng vốn. Đầu tiên, do
vốn ít cũng như chưa có kinh nghiệm cụ thể, doanh nghiệp lựa chọn mở cửa
hàng kinh doanh theo mơ hình nhỏ. Doanh nghiệp sẽ chính thức khai trương
vào ngày 30/12, hoạt động vào thời gian 16h15 -17h25 chiều mỗi ngày trong
tuần, riêng ngày Chủ nhật sẽ mở cửa thêm vào thời gian 8h -13h. Địa điểm kinh
doanh sẽ thuê ở cổng trường và tiến hành trang trí cửa hàng vừa thêm tính thẩm
mỹ vừa thu hút khách hàng và thỏa mãn nhu cầu “ Chụp ảnh – Check in” của
khách hàng. Về hình thức kinh doanh online, doanh nghiệp sẽ lập một page trên
mạng xã hội để khách hàng có thể order. Đồng thời, doanh nghiệp sẽ mở rộng

thêm dịch vụ Ship, khách hàng có thể lựa chọn hình thức thanh tốn trực tuyến
hoặc thanh toán COD. Về hoạt động Marketing, doanh nghiệp sẽ kết hợp hình
thức quảng cáo trực tuyến thơng qua các trang mạng xã hội (Instagram, Zalo,
Facebook, Confession của trường và Page của doanh nghiệp ) và hình thức
quảng cáo trực tiếp ( in phát tờ rơi, quảng cáo thông qua bạn bè,…) cũng như
hình thức đánh giá doanh nghiệp online. Bên cạnh đó, sẽ mở rộng thêm các dịch
vụ giảm giá, khuyến mãi khác ( Giảm giá khai trương, Sale Off, Voucher.Qua
đó, dựa vào kế hoạch đã thảo luận sẵn, doanh nghiệp sẽ đưa ra mức chi tiêu hợp
lý.
Phần Kết luận:
Trên đây là bản báo cáo thực hành lập kế hoạch kinh doanh doanh nghiệp của
Doanh nghiệp THẾ GIỚI ĐỒ ĂN VẶT. Xét vào điều kiện và tình hình thực
tiễn, doanh nghiệp sẽ có ựu thay đổi và điều chỉnh hợp lý.
Giới thiệu giáo án một bài học theo phương pháp dự án do tôi thiết kế và đã
thực hiện tại trường THPT Hưng Khánh:
Bài 52. Thực hành. LỰA CHỌN CƠ HỘI KINH DOANH
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Về kiến thức
- Lựa chọn và xác định lĩnh vực kinh doanh phù hợp.


21
2. Về kỹ năng
Vận dụng kiến thức đã học để có thể lựa chọn một số lĩnh vực hay cơ hội
kinh doanh tốt và cùng gia đình kinh doanh đạt hiệu quả cao.
3. Về thái độ
- Có hứng thú tìm hiểu hoạt động KD
- Có ý thức vận dụng kiến thức, kĩ năng vào thực tiễn.
4. Định hướng phát triển năng lực
- Năng lực tự học, sáng tạo, phát hiện và giải quyết vấn đề

- Năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ
- Năng lực lựa chọn
II. THIẾT BỊ TÀI LIỆU DẠY – HỌC
1, Đối với giáo viên:
- Chuẩn bị các tình huống trong sách giáo khoa theo phiếu học tập
- Tranh ảnh, vi deo và các video liên quan đến hoạt động kinh doanh...
- Đọc thêm tài liệu tham khảo liên quan đến công tác kinh doanh.
2, Đối với học sinh:
- Tài liệu học tập (SGK)
- Tham gia sưu tầm một số tranh ảnh, các video về các doanh nghiệp, công
ty, thị trường kinh doanh...
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
A. HOẠT ĐỘNG TẠO TÌNH HUỐNG HỌC TẬP (HĐ KHỞI ĐỘNG)
1, Mục tiêu


22
+ Tạo hứng thú cho học sinh với nội dung kiến thức sẽ tìm hiểu trong tiết
học
+ Giới thiệu cho học sinh nội dung kiến thức sẽ tìm hiểu trong tiết học
2, Phương thức hoạt động
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
GV dẫn dắt vào bài mới:
- Giáo viên nêu mục tiêu bài thực hành
- Nêu một số khái niệm về khởi nghiệp và hiệu quả kinh doanh
Từ đó hướng dẫn học sinh tìm hiểu các tình huống kinh doanh trong sách
giáo khoa
Bước 2: Tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ
Học sinh lắng nghe gv dẫn vào bài
Bước 3: Thảo luận, trao đổi, báo cáo.

Học sinh lắng nghe gv dẫn vào bài
Bước 4: Kiểm tra đánh giá.
GV dẫn dắt vào bài mới.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
(Hoạt động nhóm, GV chia lớp thành 4 nhóm , mỗi nhóm 8-10 học sinh)
Hoạt động 1: I.Tổ chức tiết học:
1, Mục tiêu
- Ổn định tổ chức lớp, phân chia công việc cho các nhóm.
- Nêu u cầu đối với các nhóm: Tìm hiểu, phân tích thị trường từ đó tìm cơ hội
kinh doanh ( Tạo lập doanh nghiệp)


23
- Nhắc nhở ý thức tổ chức kỉ luật, vệ sinh lớp học.
2, Phương thức thực hiện
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- GV: Nêu các nhiệm vụ học sinh cần thực hiện: chia lớp làm 4 nhóm: Mỗi tổ 1
nhóm trưởng , nhóm trưởng có nhiệm vụ phân chia cơng việc cho các thành viên
trong nhóm, nhắc nhở, theo dõi thực hành và báo cáo kết quả.
- GV yêu cầu mỗi nhóm lựa cọn một mặt hàng kinh doanh khác nhau, phân tích
những thuận lợi và khó khăn trong khi thực hiện dự án kinh doanh đó.
- GV nhắc nhở ý thức tổ chức kỉ luật, vệ sinh trong quá trình thực hành.
Bước 2: Tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ
- HS ngồi theo nhóm sự hướng dẫn của GV
- Nhận u cầu từ GV
- Nhóm trưởng phân chia cơng việc cho các thành viên trong nhóm
Bước 3: Thảo luận, trao đổi, báo cáo
- Các nhóm thảo luận và rút ra kết luận cuối cùng của nhóm mình ( Dự định
kinh doanh mặt hàng gì? Kế hoạch như thế nào?)
Bước 4: Kiểm tra đánh giá

Gv kiểm tra phần chuẩn bị của các nhóm
Hoạt động 2:II. Quy trình thực hành
1, Mục tiêu
- HS nêu được các bước chính của q trình phân tích tình huống kinh doanh
2, Phương thức thực hiện
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ


24
GV yêu cầu HS đọc các tình huống kinh doanh trong sách giáo khoa
- Về nhà tìm hiểu thị trường kinh doanh trong thực tế
Bước 2: Tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ
Học sinh
- Nhận nhiệm vụ.
- Thực hiện, hoàn thành câu hỏi.
Giáo viên
- Quan sát học sinh thực hiện, nhắc nhở những học sinh không tập trung
Bước 3: Thảo luận, trao đổi, báo cáo.( Thực hiện sau đó một tuần)
- Gọi từng nhóm lên trình bày ý tưởng kinh doanh của nhóm. ( có báo cáo
chi tiết)
Bước 4: Kiểm tra đánh giá.
- Các nhóm nhận xét
- Giáo viên điều chỉnh, nhận xét, đánh giá cho điểm các nhóm.
Hoạt động 3:III. Tiến hành thực hành
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- Yêu cầu các nhóm lựa chọn một mặt hàng và loại hình kinh doanh, làm báo
cáo chi tiết về kế hoạch kinh doanh đó sau 1 tuần.
Bước 2: Tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ
Học sinh
- Nhận nhiệm vụ.

- Thực hiện, hoàn thành yêu cầu của giáo viên trong 1 tuần.


×