Tải bản đầy đủ (.pdf) (75 trang)

Sổ tay hướng dẫn thực hiện mô hình thúc đẩy sự tham gia của trẻ em trong xây dựng và giám sát các công trình dành cho trẻ em

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.07 MB, 75 trang )

SỔ TAY
HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN MƠ HÌNH
THÚC ĐẨY SỰ THAM GIA CỦA TRẺ EM
TRONG XÂY DỰNG VÀ GIÁM SÁT CÁC
CÔNG TRÌNH DÀNH CHO TRẺ EM
TRUNG TÂM PHÁT TRIỂN NƠNG THƠN MIỀN TRUNG



SỔ TAY
HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN MƠ HÌNH
THÚC ĐẨY SỰ THAM GIA CỦA TRẺ EM
TRONG XÂY DỰNG VÀ GIÁM SÁT CÁC
CÔNG TRÌNH DÀNH CHO TRẺ EM
HUẾ, THÁNG 10 NĂM 2021


MỤC LỤC
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
LỜI GIỚI THIỆU
CÁC THUẬT NGỮ SỬ DỤNG TRONG TÀI LIỆU
PHẦN I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THÚC ĐẨY SỰ THAM
GIA CỦA TRẺ EM VÀO HOẠT ĐỘNG CỦA BAN GIÁM SÁT
ĐẦU TƯ CỦA CỘNG ĐỒNG
I. CƠ SỞ PHÁP LÝ VÀ LỢI ÍCH CỦA VIỆC TRẺ EM
THAM GIA VÀO HOẠT ĐỘNG CỦA BAN GSĐTCCĐ
1. Cơ sở pháp lý để trẻ em tham gia vào hoạt động của
Ban GSĐTCCĐ
2. Lợi ích của việc trẻ em tham gia trong hoạt động của
Ban GSĐTCCĐ


II. PHẠM VI, NỘI DUNG, MỨC ĐỘ VÀ HÌNH THỨC
THAM GIA CỦA TRẺ EM TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA
BAN GSĐTCCĐ
1. Phạm vi và nội dung tham gia
2. Mức độ và hình thức tham gia
III. CÁC YẾU TỐ CẦN THIẾT VÀ NGUYÊN TẮC THÚC
ĐẨY SỰ THAM GIA CỦA TRẺ EM TRONG HOẠT ĐỘNG
CỦA BAN GSĐTCCĐ
1. Các yếu tố cần thiết
2. Các nguyên tắc thúc đẩy sự tham gia của trẻ em
PHẦN 2: QUY TRÌNH THỰC HIỆN MƠ HÌNH THÚC ĐẨY SỰ
THAM GIA CỦA TRẺ EM VÀO HOẠT ĐỘNG CỦA BAN
GSĐTCCĐ
GIAI ĐOẠN 1. CHUẨN BỊ
Bước 1. Lựa chọn địa phương tham gia mơ hình
Bước 2. Xây dựng kế hoạch triển khai mơ hình
GIAI ĐOẠN 2. THỰC HIỆN
Bước 3. Bồi dưỡng năng lực cho trẻ em và cán bộ của các
bên tham gia thực hiện mơ hình
Bước 4. Tổ chức các hoạt động để trẻ tham gia

1

1
3
4
7

9
9

9
9

11
11
12

15
15
17

18
18
18
20
21
21
29


GIAI ĐOẠN 3: GIÁM SÁT, ĐÁNH GIÁ VÀ TÀI LIỆU HÓA
THAM GIA VÀO HOẠT ĐỘNG CỦA BAN GSĐTCCĐ
Bước 5. Giám sát, đánh giá việc triển khai mơ hình
Bước 6. Tài liệu hóa mơ hình
PHẦN 3. HƯỚNG DẪN MỘT SỐ HÌNH THỨC THÚC ĐẨY SỰ
THAM GIA CỦA TRẺ EM VÀO HOẠT ĐỘNG CỦA BAN
GSĐTCCĐ
I. THĂM DÒ Ý KIẾN TRẺ EM
1. Các hình thức thăm dị ý kiến trẻ em
2. Quy trình tổ chức thăm dò ý kiến trẻ em

II. DIỄN ĐÀN TRẺ EM
1. Tiêu chí lựa chọn trẻ em tham gia diễn đàn trẻ em
2. Quy trình chọn, cử đại diện trẻ em tham gia diễn đàn
3. Thành phần tham gia diễn đàn trẻ em
4. Trách nhiệm của trẻ em tham gia diễn đàn
5. Trách nhiệm của Ban tổ chức diễn đàn, người
phụ trách trẻ em và tình nguyện viên
III. THẢO LUẬN NHĨM TẬP TRUNG
1. Mơ tả phương pháp
2. Chuẩn bị cho cuộc thảo luận nhóm
3. Trình tự tiến hành
PHẦN PHỤ LỤC
Phụ lục 1. Mẫu kế hoạch triển khai mơ hình
Phụ lục 2. Gợi ý lựa chọn hình thức và mức độ tham gia
của trẻ em tương ứng với các nội dung giám sát mà trẻ có
thể tham gia
Phụ lục 3. Một số công cụ huy động sự tham gia của trẻ em
Phụ lục 4. Phiếu khảo sát ý kiến của trẻ em về thiết kế khu
vui chơi
Phụ lục 5: Quyết định thành lập Tổ giám sát và Quy chế
hoạt động Tổ giám sát cơng trình khu vui chơi trẻ em
Phụ lục 6: Phiếu khảo sát về mức độ hài lòng của học sinh
đối với cơng trình khu vui chơi dành cho trẻ em
Phụ lục 7: Biên bản đối thoại sự tham gia của trẻ em trong
xây dựng và giám sát cơng trình khu vui chơi dành cho trẻ em
TÀI LIỆU THAM KHẢO

2

32

32
33

35
35
35
36
38
38
38
38
39
39
40
40
41
41
43
43

45
49
55
58
64
67
69


DANH MỤC CÁC TỪ ĐƯỢC VIẾT TẮT

BVTE

Bảo vệ trẻ em

CLB

Câu lạc bộ

CRD

Trung tâm Phát triển nông thôn Miền Trung Việt Nam

HĐND

Hội đồng nhân dân

HĐTE

Hội đồng trẻ em

KT-XH

Kinh tế - Xã hội

LĐTB&XH

Lao động, Thương binh và Xã hội

LHPNVN


Liên hiệp phụ nữ Việt Nam

QTE

Quyền trẻ em

SCI

Tổ chức Cứu trợ Trẻ em Quốc tế

THCS

Trung học cơ sở

TNCSHCM

Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh

UBND

Ủy ban nhân dân

UBMTTQVN

Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam

3


LỜI GIỚI THIỆU

Quyền tham gia của trẻ em là một trong bốn nhóm quyền được quy
định trong Cơng ước của Liên hợp quốc về Quyền trẻ em năm
1989 (sống còn, bảo vệ, phát triển, tham gia). Trong đó, quyền
tham gia của trẻ em bao gồm: quyền được tiếp cận thông tin phù
hợp với lứa tuổi, được kiến nghị, bày tỏ ý kiến, quan điểm riêng của
mình về các vấn đề liên quan đến trẻ em; quyền được người lớn
lắng nghe và phản hồi các kiến nghị, ý kiến của mình; quyền được
tham gia vào quá trình ra quyết định; quyền được kết giao, được
thành lập hoặc tham gia các nhóm, hiệp hội và tham gia các hoạt
động xã hội lành mạnh, phù hợp. “Tôn trọng ý kiến của trẻ” cũng là
một trong 4 nguyên tắc thực thi quyền trẻ em được quy định trong
Cơng ước. Theo đó, trẻ em phải được tự do bày tỏ ý kiến của mình
và được tham gia một cách có ý nghĩa trong các quá trình ra quyết
định đối với những vấn đề có liên quan đến trẻ em; trước khi đưa ra
các quyết định có liên quan đến trẻ em cần tham khảo ý kiến của
trẻ.
Ở Việt Nam, Hiến pháp 2013 cũng khẳng định: “Trẻ em được Nhà
nước, gia đình, xã hội bảo vệ, chăm sóc, giáo dục và được tham gia
vào các vấn đề của trẻ em” (Khoản 1, Điều 37). Luật Trẻ em năm
2016 đã dành hẳn một chương (Chương V) quy định về phạm vi,
hình thức trẻ em tham gia vào các vấn đề về trẻ em; bảo đảm sự
tham gia của trẻ em trong gia đình, nhà trường và cơ sở giáo dục
khác; tổ chức đại diện tiếng nói, nguyện vọng của trẻ em; bảo đảm để
trẻ em tham gia vào các vấn đề về trẻ em.
Sự tham gia vừa là quyền cần phải thực hiện, đồng thời cũng là một
công cụ giúp thực hiện tốt các quyền khác của trẻ em. Nhiều nghiên
cứu đã chỉ ra rằng sự tham gia của trẻ em là một trong những yếu tố
tích cực góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả các dịch vụ, các
chương trình, chính sách dành cho trẻ em của địa phương. Tuy
nhiên, trên thực tế, việc thực hiện các quyền tham gia của trẻ em còn

n
4


nhiều hạn chế so với các quyền khác. Trẻ em chưa được khuyến
khích và tạo điều kiện tham gia một cách có chất lượng vào q
trình ra quyết định về các vấn đề liên quan đến bản thân trẻ.
Nhằm thúc đẩy thực thi quyền trẻ em nói chung và tăng cường
sự tham gia của trẻ em vào các vấn đề về trẻ em nói riêng, trong
khn khổ Dự án “Tăng cường năng lực các tổ chức xã hội về
quản trị quyền trẻ em” do tổ chức Cứu trợ Trẻ em Quốc tế (SCI)
tài trợ, Trung tâm Phát triển nông thôn Miền Trung Việt Nam
(CRD) đã thực hiện mơ hình thí điểm về “Thúc đẩy sự tham gia
của trẻ em trong xây dựng và giám sát các cơng trình dành cho
trẻ em” tại trường THCS Thủy Phù, thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa
Thiên Huế. Tài liệu này được biên soạn để tư liệu hóa lại quy
trình thực hiện mơ hình, trong đó trình bày rõ cơ sở lý luận, các
điều kiện cần thiết của việc triển khai mơ hình; đồng thời hướng
dẫn cụ thể các bước trong quy trình, kèm theo các cơng cụ sử
dụng trong từng bước đó và các chỉ số để giám sát, đánh giá quá
trình thực hiện.
Tài liệu gồm có 04 phần chính như sau:
Phần 1. Một số vấn đề chung về thúc đẩy sự tham gia của trẻ
em trong xây dựng và giám sát các công trình dành cho trẻ
em, bao gồm các nội dung sau:
Cơ sở pháp lý và lợi ích của việc trẻ em tham gia vào
hoạt động xây dựng và giám sát các cơng trình dành cho
trẻ em;
Phạm vi, nội dung, mức độ và hình thức tham gia của trẻ
em vào các hoạt động này;

Các yếu tố cần thiết và nguyên tắc thúc đẩy sự tham gia
của trẻ em vào các hoạt động.

5


Phần 2. Quy trình thực hiện mơ hình thúc đẩy sự tham gia
của trẻ em trong xây dựng và giám sát các cơng trình dành
cho trẻ em, bao gồm 3 giai đoạn tương ứng với 6 bước:
Bước 1: Lựa chọn địa phương tham gia mơ hình;
Bước 2: Xây dựng kế hoạch triển khai mơ hình;
Bước 3: Bồi dưỡng năng lực cho trẻ em và cán bộ của
các bên tham gia thực hiện mơ hình;
Bước 4: Tổ chức các hoạt động để trẻ tham gia;
Bước 5: Giám sát, đánh giá việc triển khai mơ hình;
Bước 6: Tài liệu hóa mơ hình.
Phần 3. Hướng dẫn một số hình thức thúc đẩy sự tham gia
của trẻ em trong xây dựng và giám sát các cơng trình dành
cho trẻ em, bao gồm 3 hình thức: thăm dò ý kiến trẻ em, diễn
đàn trẻ em, thảo luận nhóm tập trung.
Phụ lục 1: Mẫu kế hoạch triển khai mơ hình;
Phụ lục 2: Gợi ý lựa chọn hình thức và mức độ tham gia
của trẻ em tương ứng với các nội dung mà trẻ có thể
tham gia;
Phụ lục 3: Một số công cụ huy động sự tham gia của trẻ
em.
Tài liệu này trước hết dành cho các cán bộ, nhân viên của các cơ
quan, tổ chức tham gia thực hiện mơ hình “Thúc đẩy sự tham gia
của trẻ em trong xây dựng và giám sát các công trình dành cho
trẻ em”. Ngồi ra, nhân viên của các cơ quan, tổ chức hoạt động

trong lĩnh vực quản trị QTE và những ai quan tâm đến việc thúc
đẩy sự tham gia của trẻ em đều có thể sử dụng tài liệu này để
tham khảo, vận dụng trong những bối cảnh phù hợp.

6


CÁC THUẬT NGỮ SỬ DỤNG TRONG TÀI LIỆU
Trẻ em
Theo Công ước của Liên Hợp quốc về Quyền trẻ em (Điều 1), “trẻ
em” là “người dưới 18 tuổi”. Ở Việt Nam, “trẻ em” được hiểu là
“người dưới 16 tuổi” (Điều 1, Luật Trẻ em năm 2016).
Sự tham gia của trẻ em
Sự tham gia của trẻ là việc trẻ được tiếp cận thông tin, được bày tỏ
ý kiến, được lắng nghe, được tơn trọng, được thành lập hoặc tham
gia các nhóm và hiệp hội, được bàn bạc và quyết định trong mọi
vấn đề có liên quan đến bản thân trẻ.
Diễn đàn trẻ em
Diễn đàn trẻ em là hoạt động để trẻ em nói lên ý kiến, nguyện vọng
của trẻ em hoặc để các cơ quan, tổ chức lấy ý kiến của trẻ em về
những vấn đề có liên quan đến trẻ em. (Điểm a, Khoản 3, Mục IV
Quyết định số 1235/QĐ-TTg ngày 03/8/2015 của Thủ tướng Chính
phủ phê duyệt Chương trình thúc đẩy quyền tham gia của trẻ em
vào các vấn đề về trẻ em giai đoạn 2016 - 2020).
Thăm dò ý kiến trẻ em
Thăm dị ý kiến trẻ em là hình thức tham vấn ý kiến trẻ em thông
qua hội nghị, hội thảo, tọa đàm, phiếu hỏi, điện thoại di động, tổng
đài tư vấn, internet và các hình thức phù hợp khác (Điểm b, Khoản
3, Mục IV Quyết định số 1235/QĐ-TTg ngày 03/8/2015 của Thủ
tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình thúc đẩy quyền tham gia

của trẻ em vào các vấn đề về trẻ em giai đoạn 2016 - 2020).
Đầu tư công
Đầu tư công là hoạt động đầu tư của Nhà nước vào các chương
trình, dự án và đối tượng đầu tư công khác theo quy định của Luật
Đầu tư công (Khoản 15, Điều 4, Luật Đầu tư công năm 2019).
7


Giám sát đầu tư của cộng đồng
Giám sát đầu tư của cộng đồng là hoạt động tự nguyện của dân cư
sinh sống trên địa bàn xã, phường, thị trấn nhằm theo dõi, kiểm tra
việc chấp hành các quy định về quản lý đầu tư của cơ quan, đơn vị
liên quan trong quá trình đầu tư; phát hiện, kiến nghị với các cơ
quan nhà nước có thẩm quyền xử lý các vi phạm về đầu tư (trừ các
chương trình, dự án bí mật quốc gia theo quy định của pháp luật).
(Khoản 10, Điều 2 Nghị định số 84/2015/NĐ-CP ngày 30/9/2015
của Chính phủ về giám sát và đánh giá đầu tư).

8


PHẦN 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THÚC ĐẨY SỰ
THAM GIA CỦA TRẺ EM
I. Cơ sở pháp lý và lợi ích của việc trẻ em tham gia trong xây
dựng và giám sát các cơng trình dành cho trẻ em
1. Cơ sở pháp lý để trẻ em tham gia vào hoạt động
Công ước của Liên hợp quốc về QTE (các Điều 12, 13, 15, 17);
Hiến pháp năm 2013 (Điều 28, Khoản 1 Điều 37);
Luật Trẻ em năm 2016 (các Điều 33, 34; Chương V “Trẻ em
tham gia vào các vấn đề về trẻ em” từ Điều 74 đến Điều 78);

Nghị định số 56/2017/NĐ-CP ngày 09/5/2017 của Chính phủ quy
định chi tiết một số điều của Luật Trẻ em (Chương VI, từ Điều 49
đến Điều 56);
Nghị định số 84/2015/NĐ-CP ngày 30/9/2015 của Chính phủ về
giám sát và đánh giá đầu tư (Khoản 1, Điều 49);
Quyết định số 06/QĐ-TTg ngày 03/01/2019 của Thủ tướng
Chính phủ ban hành Quy định về tiêu chuẩn, trình tự đánh giá và
cơng nhận xã, phường, thị trấn phù hợp với trẻ em (các tiêu chí
số 11, 12, và 13).
2. Lợi ích của việc trẻ em tham gia trong xây dựng và giám sát
các cơng trình dành cho trẻ em
Việc trẻ em tham gia trong xây dựng và giám sát các cơng trình dành
cho trẻ em mang lại nhiều lợi ích tích cực cho người thực hiện các
cơng trình, cho bản thân trẻ em cũng như cho cộng đồng và xã hội
nói chung, cụ thể như sau:

9


2.1. Lợi ích cho chủ đầu tư cơng trình xây dựng
Sự tham gia của trẻ em trong trong xây dựng và giám sát các
cơng trình dành cho trẻ em sẽ giúp tăng cường hiệu quả của
cơng trình. Hoạt động giám sát, góp phần tăng cao tính dân chủ,
đặc biệt là các cơng trình thuộc đầu tư của nhà nước.
Đối với những cơng trình đầu tư mà trẻ là người hưởng lợi trực
tiếp, nếu trẻ được tham gia từ giai đoạn khảo sát, thiết kế và lập
kế hoạch thì sẽ giúp cho chủ đầu tư đưa ra được phương án
thiết kế và xây dựng phù hợp với tình hình thực tế, đáp ứng
được nhu cầu, nguyện vọng của trẻ em, bảo đảm yếu tố thân
thiện với trẻ em và vì lợi ích tốt nhất của trẻ em.

Trong giai đoạn triển khai dự án, trẻ có thể đóng vai trị là người
giám sát thi cơng cơng trình, bảo đảm các hạng mục được thi
công đúng theo quy hoạch, thiết kế ban đầu, đồng thời có sự
điều chỉnh hợp lý để đạt được mục tiêu đề ra.
Khi cơng trình hồn thành, trẻ có thể tham gia vào quá trình vận
hành, sử dụng, bảo quản cơng trình, bảo đảm tính bền vững của
dự án đầu tư và hiệu quả sử dụng cơng trình.
2.2. Lợi ích cho trẻ em
Trẻ có cơ hội phát huy những thế mạnh của bản thân, có điều
kiện tiếp cận thơng tin, gia tăng được kiến thức, chủ động, tự tin,
năng động, sáng tạo hơn.
Trẻ được khuyến khích bày tỏ ý kiến và tham gia vào quá trình ra
quyết định, qua đó giúp trẻ phát triển lịng tự trọng, nhận thức
được năng lực bản thân, phát triển các kỹ năng xã hội và tôn
trọng người khác.
Trẻ hiểu rõ hơn về khả năng cũng như những cản trở thực tế và
học cách cân bằng những nhu cầu, mong muốn của mình với
những nhu cầu, mong muốn của người khác; học được cách
đóng góp xây dựng cộng đồng nơi các em sinh sống.
10


Trẻ hiểu những khái niệm về đoàn kết, pháp luật và hình thành ý
thức trách nhiệm của một cơng dân đối với đất nước, cộng đồng
của mình.
2.3. Lợi ích cho cộng đồng, xã hội
Góp phần tạo ra một văn hóa tôn trọng, hợp tác, dân chủ, công
bằng, văn minh, trong đó việc ra quyết định được thực hiện thơng
qua đối thoại và thương lượng hơn là xung đột.
Giúp xây dựng trách nhiệm giải trình và thúc đẩy quản trị tốt, góp

một phần quan trọng trong việc xây dựng một chính quyền cởi
mở và minh bạch hơn.

II. Phạm vi, nội dung, mức độ và hình thức tham gia của trẻ em
trong xây dựng và giám sát các cơng trình dành cho trẻ em
1. Phạm vi và nội dung tham gia
Trẻ em cần được tạo điều kiện tham gia vào tất cả tiến trình xây
dựng các cơng trình có liên quan/ảnh hưởng trực tiếp đến trẻ em, cụ
thể:
Đánh giá sự phù hợp của quyết định chủ trương đầu tư, quyết
định đầu tư với việc bảo đảm thực hiện các quyền của trẻ em và
các nguyên tắc thực thi QTE theo quy định của pháp luật;
Tham gia vào các hoạt động thiết kế, xây dựng và tổ chức hoạt
động của các cơng trình dành cho trẻ em;
Theo dõi, kiểm tra việc chủ đầu tư chấp hành các quy định về:
chỉ giới đất đai và sử dụng đất; quy hoạch mặt bằng chi tiết,
phương án kiến trúc, xây dựng; xử lý chất thải, bảo vệ mơi
trường; đền bù, giải phóng mặt bằng và phương án tái định cư;
tiến độ, kế hoạch đầu tư;

11


Phát hiện những việc làm xâm hại đến lợi ích của cộng đồng;
những tác động tiêu cực của dự án đến mơi trường sinh sống
của cộng đồng nói chung và trẻ em nói riêng trong q trình thực
hiện đầu tư, vận hành dự án;
Phát hiện những việc làm gây lãng phí, thất thốt vốn, tài sản
thuộc dự án;
Việc thực hiện cơng khai, minh bạch trong q trình đầu tư;

Theo dõi, kiểm tra việc tuân thủ các quy trình, quy phạm kỹ thuật,
định mức và chủng loại vật tư theo quy định; theo dõi, kiểm tra
kết quả nghiệm thu và quyết tốn cơng trình;
Theo dõi, đánh giá hiệu quả của các dự án tác động đến trẻ em.
2. Mức độ và hình thức tham gia
2.1. Mức độ tham gia
Mức độ tham gia của trẻ em phụ thuộc vào tính chất cơng việc cũng
như năng lực tham gia của trẻ. Có ba cấp độ tham gia của trẻ em
bao gồm: 1) tham vấn, 2) hợp tác và 3) trẻ em lãnh đạo [1]
Đối với các cơng trình dành cho trẻ em, trẻ có thể tham gia ở cả ba
cấp độ này, cụ thể:
Cấp độ 1: Tham gia tham vấn là khi người thực hiện muốn biết ý
kiến, quan điểm, kiến thức, hiểu biết, trải nghiệm của trẻ em để
lập thiết kế, kế hoạch triển khai xây dựng và giám sát các cơng
trình dành cho trẻ em.

[1] Nguồn: Bộ Công cụ giám sát và đánh giá sự tham gia của trẻ em, Tập 3 - Phương pháp
đánh giá phạm vi, chất lượng và kết quả sự tham gia của trẻ em, Save the Children, World
Vision, Unicef, Plan, The Concerned for Working Children.

12


Cấp độ 2: Tham gia hợp tác là khi người thực hiện đã xác định
được một vấn đề cần được giải quyết, đã xây dựng được kế
hoạch chi tiết, mời trẻ em tham gia để giúp xác định cần phải làm
những gì và làm như thế nào. Ở mức độ tham gia này, trẻ em
được trao quyền để cùng tham gia vào thực hiện các hoạt động
của cơng trình.
Cấp độ 3: Tham gia do trẻ em lãnh đạo là khi trẻ em tập hợp

nhau lại để cùng nhau thực hiện các hoạt động liên quan đến xây
dựng và giám sát. Ở mức độ tham gia này, trẻ sẽ xác định các
vấn đề mà chính trẻ quan tâm, trẻ có đủ năng lực để từ đó chủ
động xây dựng kế hoạch và triển khai các hoạt động tham gia
trong quá trình xây dựng và giám sát, từ đó cung cấp cho người
thực hiện những thơng tin, bằng chứng từ góc nhìn của trẻ. Trẻ
cũng có thể tham gia đối thoại, chất vấn chủ chương trình, chủ
đầu tư, Ban Quản lý dự án thông qua các kênh như: diễn đàn,
hội thảo, hội nghị, tọa đàm, cổng thông tin điện tử của Dự án đầu
tư, v.v… để trình bày ý kiến, quan điểm của trẻ đối với những vấn
đề có liên quan tới trẻ trong chương trình, dự án đầu tư đó, đồng
thời “hiến kế” giải quyết vấn đề theo tinh thần “Trẻ em lên tiếng Trẻ em khởi xướng - Trẻ em cùng hành động”.
2.2. Hình thức tham gia
Trẻ em có thể tham gia vào các hoạt động thơng qua các hình thức
sau đây:
Trẻ tham gia với tư cách là thành viên Ban quản lý các cơng
trình xây dựng:
Khi thành lập Ban quản lý cho từng chương trình, dự án, chủ
đầu tư có thể mời 01 đại diện trẻ em tham gia Ban với tư
cách là đại diện người hưởng lợi. Thành viên “nhí” này có thể
là Liên đội trưởng trường THCS trên địa bàn hoặc Chủ
nhiệm CLB trẻ em nòng cốt, sẽ tham gia các hoạt động của
Ban theo sự phân công của Trưởng ban.
13


Nhóm trẻ nịng cốt là cộng tác viên của Ban quản lý:
Nếu địa phương đã xây dựng được Nhóm trẻ nịng cốt,
HĐTE, CLB phóng viên nhỏ hay CLB QTE, thành viên của
các nhóm/HĐTE/CLB này hồn tồn có thể tham gia làm

“cộng tác viên” cho ban quản lý các cơng trình xây dựng
dành cho trẻ em để cùng thực hiện các hoạt động của Ban.
Nhóm trẻ nịng cốt sẽ trực tiếp trao đổi, đối thoại với đại diện
chính quyền, chủ các chương trình, dự án, đại diện các nhà
thầu, các đơn vị thi công, … về các vấn đề liên quan đến trẻ
em tại địa phương.
Tham vấn, thăm dò ý kiến trẻ em:
Ban quản lý các cơng trình có thể tiến hành tham vấn trẻ em
về những nội dung có liên quan đến trẻ em làm căn cứ xây
dựng và triển khai các kế hoạch thiết kế, thi công và giám sát
của Ban.
Các hình thức tham vấn: phỏng vấn trực tiếp, phát phiếu hỏi,
thảo luận nhóm trẻ em, qua điện thoại, qua mạng xã hội, mời
đại diện trẻ em tham dự các hội nghị, hội thảo, tọa đàm, hoặc
tổ chức sự kiện, … để giới thiệu, trao đổi, bàn bạc về việc
xây dựng các cơng trình có liên quan trực tiếp tới trẻ em.
Việc tham vấn ý kiến trẻ em là cơ hội để các Ban quản lý
cơng trình và các bên liên quan tìm hiểu những tâm tư,
nguyện vọng, mong muốn của trẻ, tiếp nhận những ý kiến đề
xuất, kiến nghị từ góc nhìn của trẻ để bảo đảm việc đầu tư
xây dựng các cơng trình sẽ thực sự đáp ứng được mong đợi
và vì lợi ích tốt nhất của trẻ em.

14


Diễn đàn trẻ em:
Chủ đầu tư các cơng trình dành cho trẻ em có thể phối hợp với
Trường Tiểu học, THCS, Đoàn TNCSHCM của xã tổ chức
diễn đàn trẻ em để tạo cơ hội cho trẻ nói lên ý kiến, nguyện

vọng của mình hoặc lấy ý kiến trẻ em về những vấn đề có liên
quan đến trẻ em trong các cơng trình sẽ tiến hành xây dựng.
Diễn đàn cũng chính là kênh đối thoại trực tiếp giữa trẻ em với
đại diện chính quyền, các đồn thể, các tổ chức và chủ chương
trình, dự án đầu tư. Thơng qua đó, các bên sẽ cùng phân tích
thực trạng, nêu vấn đề và thảo luận, tìm giải pháp giải quyết
những vấn đề có liên quan đến trẻ em trong các cơng trình đầu
tư cơng trên địa bàn, đặc biệt là các cơng trình có liên quan trực
tiếp tới trẻ em.
(Các hình thức huy động sự tham gia của trẻ em nêu trên sẽ
được hướng dẫn cụ thể tại Phần III của tài liệu này).

III. Các yếu tố cần thiết và nguyên tắc thúc đẩy sự tham gia
của trẻ em trong xây dựng và giám sát các cơng trình dành
cho trẻ em
1. Các yếu tố cần thiết
1.1. Từ phía người lớn
Lãnh đạo Đảng ủy, HĐND, UBND, UB MTTQVN và các đồn thể
chính trị - xã hội trên địa bàn xã ủng hộ và tạo điều kiện cho trẻ em
tham gia vào các hoạt động; bố trí thời gian và ngân sách hợp lý để
tổ chức các hoạt động huy động sự tham gia của trẻ.
Các cán bộ làm việc trực tiếp với trẻ em được trang bị các kiến
thức về đặc điểm phát triển của trẻ em, QTE, sự tham gia của trẻ
em, các mơ hình thúc đẩy sự tham gia của trẻ em, các nguyên tắc
BVTE, …; có kỹ năng làm việc với trẻ em và thúc đẩy sự tham gia
của trẻ; tích cực, nhiệt tình, chủ động tạo điều kiện, cơ hội và hỗ trợ
trẻ em tham gia.
15



Ban Giám hiệu nhà trường, giáo viên Tổng phụ trách, giáo viên
Chủ nhiệm của trẻ; phụ huynh, người chăm sóc trẻ hiểu, ủng hộ,
khuyến khích, động viên, tạo điều kiện và hỗ trợ trẻ tham gia các
hoạt động.
Tạo cơ hội cho trẻ cùng tham gia vào các hoạt động; thông báo
cho trẻ về những dự kiến, mục đích và quyết định khi trẻ tham
gia; thực sự cầu thị, tôn trọng, lắng nghe trẻ bày tỏ ý kiến, quan
điểm về những vấn đề liên quan đến phạm vi và nội dung mà các
em được tham gia; cân nhắc một cách nghiêm túc những ý kiến,
đề xuất của trẻ để tiếp thu một cách phù hợp, hài hòa, bảo đảm
các nguyên tắc thực thi QTE trong quá trình triển khai các hoạt
động, đặc biệt là nguyên tắc “tôn trọng ý kiến của trẻ” và “vì lợi
ích tốt nhất của trẻ”; có theo dõi, đánh giá kết quả tham gia của
trẻ.
1.2. Từ phía trẻ em
Cá nhân mỗi trẻ em cần chủ động học hỏi, trau dồi các kiến thức
về QTE, sự tham gia của trẻ em; rèn luyện các kỹ năng tham gia
(lắng nghe tích cực, thuyết trình, tìm kiếm và chia sẻ thơng tin,
chọn lựa và phân tích thơng tin, phát hiện và phân tích vấn đề,
làm việc nhóm, hợp tác, phản biện, đối thoại, sử dụng câu hỏi,
kiểm soát thời gian, v.v…).
Chủ động bố trí lịch học tập, vui chơi, nghỉ ngơi một cách hợp lý
để có đủ sức khỏe, thời gian tham gia các hoạt động xã hội nói
chung và các hoạt động xây dựng và giám sát các công trình
dành cho trẻ em nói riêng tại địa phương.
Chủ động đề xuất cha mẹ, thầy cô tạo điều kiện cho mình tham
gia các hoạt động xã hội; nắm bắt các cơ hội tham gia; mạnh dạn
chia sẻ ý kiến, tự tin đưa ra quan điểm của mình khi được tham
vấn, hỏi ý kiến.


16


Trẻ là thành viên Ban Chủ nhiệm CLB, HĐTE, là đại diện Nhóm
trẻ nịng cốt, Liên đội trưởng, Chi đội trưởng, Ban cán sự lớp cần
chủ động điều phối các bạn tham gia vào các hoạt động; thu thập
thông tin, tập hợp các ý kiến, đề xuất, mong đợi của các bạn để
đại diện cho trẻ em tại địa phương tham gia các hoạt động trong
xây dựng và giám sát các cơng trình dành cho trẻ em.
2. Các ngun tắc thúc đẩy sự tham gia của trẻ em
Khi tổ chức các hoạt động có sự tham gia của trẻ em phải bảo đảm
các nguyên tắc sau:
Sự tham gia của trẻ em là hồn tồn tự nguyện;
Việc tham gia phải vì lợi ích tốt nhất của trẻ em;
Trẻ em được bảo vệ an tồn khi tham gia hoặc quyết định khơng
tham gia;
Bình đẳng cơ hội tham gia giữa trẻ em với trẻ em và giữa trẻ em
với người lớn;
Mức độ tham gia của trẻ em phải phù hợp;
Môi trường thân thiện và khuyến khích trẻ em tham gia;
Phương pháp tiếp cận đạo đức và có trách nhiệm.

17


PHẦN 2: QUY TRÌNH THỰC HIỆN MƠ HÌNH THÚC ĐẨY
SỰ THAM GIA CỦA TRẺ EM TRONG CÁC HOẠT ĐỘNG
XÂY DỰNG VÀ GIÁM SÁT CÁC CƠNG TRÌNH DÀNH
CHO TRẺ EM
Giai đoạn 1

Chuẩn bị

- Lựa chọn địa
phương tham
gia mơ hình.
- Xây dựng kế
hoạch triển
khai mơ hình.

Giai đoạn 2
Thực hiện

Giai đoạn 3
Giám sát, đánh
giá, tài liệu hóa

- Bồi dưỡng
năng lực cho trẻ
em và cán bộ
của các bên
tham gia thực
hiện mơ hình.

- Giám sát, đánh
giá việc triển khai
mơ hình.
- Tài liệu hóa

- Tổ chức các
hoạt động để trẻ

tham gia.

Giai đoạn 1: Chuẩn bị
Bước 1. Lựa chọn địa phương, đơn vị tham gia mơ hình
Có thể căn cứ vào một số tiêu chí sau đây để lựa chọn địa phương,
đơn vị tham gia mơ hình:
Lãnh đạo đơn vị, địa phương quan tâm, ủng hộ và cam kết bố trí
cán bộ, huy động nguồn lực thực hiện mơ hình;
Đội ngũ cán bộ làm cơng tác trẻ em của đơn vị, địa phương ổn
định, có năng lực, nhiệt tình, tâm huyết, đã được trang bị các
kiến thức cơ bản về trẻ em, QTE, sự tham gia của trẻ em và kỹ
năng thúc đẩy sự tham gia của trẻ em;
18


Đơn vị, địa phương đã có mơ hình Nhóm trẻ nịng cốt, CLB QTE,
HĐTE;
Đơn vị, địa phương đã có kinh nghiệm tổ chức các hoạt động và
mơ hình thúc đẩy sự tham gia của trẻ em như: diễn đàn trẻ em,
CLB trẻ em, tổ chức lấy ý kiến trẻ em về các vấn đề về trẻ em/có
liên quan đến trẻ em, …
Ví dụ 1: Qua các hoạt động đã tổ chức trong khuôn khổ dự án,
Trung tâm Phát triển nông thơn miền Trung (CRD) đã phối hợp với
huyện đồn thị xã Hương Thủy lựa chọn trường THCS Thủy Phù, thị
xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế thực hiện thí điểm mơ hình vì
đạt được các tiêu chí sau đây:
Câu lạc bộ trẻ em nòng cốt của trường đã hoạt động được nhiều
(5) năm, được trang bị khá đầy đủ các kiến thức và kỹ năng về
quyền trẻ em (QTE) và sự tham gia của trẻ em;
Trường đã có kinh nghiệm và thực hành tốt tổ chức các hoạt

động tăng cường sự tham gia của học sinh như truyền thông về
QTE và đối thoại học đường;
Tại buổi đối thoại học đường năm học 2020 - 2021, đã có đề xuất
của học sinh về việc học sinh được tham gia vào công tác quản
lý và xây dựng trường học, cụ thể là xây dựng nội quy và đóng
góp ý kiến cho hoạt động xây dựng sân chơi sắp triển khai tại
trường và nhận được sự đồng ý của Ban giám hiệu;
Ban Giám hiệu quan tâm, ủng hộ và cam kết bố trí cán bộ có
kinh nghiệm và kỹ năng phù hợp, đồng thời huy động nguồn lực
phối hợp thực hiện mơ hình.

19


Bước 2. Xây dựng kế hoạch triển khai mơ hình
Kế hoạch bao gồm các nội dung sau:
Bối cảnh địa phương, đơn vị (tình hình chính trị, kinh tế - xã
hội, văn hóa - giáo dục, đặc điểm dân cư, tình hình cơng tác
trẻ em, đặc biệt là việc thực hiện quyền tham gia của trẻ em
trên địa bàn xã, những thuận lợi và khó khăn đối với việc
triển khai mơ hình,v.v...);
Mục đích, mục tiêu, kết quả mong đợi khi triển khai mơ hình;
Các thành phần tham gia thực hiện mơ hình: Đơn vị chủ trì
thực hiện mơ hình (Có thể là UBND xã, đoàn TNCSHCM
hoặc đơn vị chủ đầu tư cơng trình) và các cơ quan, đơn vị,
cá nhân phối hợp, nhóm cán bộ điều phối việc triển khai mơ
hình tại địa phương, đơn vị;
Các tiêu chí và chỉ số giám sát, đánh giá việc triển khai mơ
hình (tham khảo các tiêu chí và chỉ số giám sát tại Bước 5).
Thời gian dự kiến triển khai mơ hình.

Các nội dung sẽ huy động sự tham gia của trẻ em và xác
định mức độ, phạm vi, hình thức tham gia của trẻ em vào các
nội dung này;
Các hoạt động cụ thể cần thực hiện và tiến độ hoàn thành;
Nhiệm vụ cho các bên liên quan;
Kinh phí (dự kiến), nguồn huy động.
Cách thức thực hiện:
Cơ quan chủ trì dự thảo bản kế hoạch triển khai mơ hình với
các nội dung như đã gợi ý ở trên.
Cơ quan chủ trì tổ chức họp với các bên liên quan để trao
đổi, thống nhất các nội dung trong kế hoạch, phân công trách
nhiệm triển khai các hoạt động trong kế hoạch.
20


Thành phần dự họp: Tất cả thành viên tham gia vào mơ hình như
đã gợi ý ở trên. Thời gian họp: 2 - 3 giờ.
Kết quả mong đợi:
Kế hoạch triển khai mơ hình được ký ban hành;
Các bên tham gia mơ hình hiểu rõ nội dung kế hoạch (nội
dung cơng việc, kết quả cần đạt được, tiến độ hoàn thành,
trách nhiệm của từng người, ...);
Cơ chế phối hợp giữa các bên liên quan được thảo luận,
thống nhất (bao gồm: các hoạt động cần phối hợp, hình thức
phối hợp, cách thức phối hợp, ...);
Các nguồn lực cần thiết được bố trí, huy động đầy đủ để
triển khai các hoạt động đã đề ra trong kế hoạch;
Các bên liên quan cam kết hỗ trợ và thực hiện mơ hình.
Ví dụ 2: Bản kế hoạch triển khai mơ hình “Thúc đẩy sự tham gia của
học sinh trong xây dựng và giám sát công trình sân chơi dành cho trẻ

em” tại trường THCS Thủy Phù, thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên
Huế (Phụ lục 1a).

Giai đoạn 2: Thực hiện
Bước 3. Bồi dưỡng năng lực cho trẻ em và cán bộ của các bên
tham gia thực hiện mơ hình
Các đối tượng cần được nâng cao năng lực bao gồm:
Thành viên tham gia thực hiện mô hình như: Cán bộ, nhân
viên của UBMTTQVN, UBND, Đồn TNCS, Hội LHPN,
Trường Tiểu học và THCS trên địa bàn được cử tham gia
triển khai mơ hình;

21


Nhóm trẻ nịng cốt được lựa chọn tham gia mơ hình: khoảng
20 - 30 trẻ đại diện cho trẻ em tại địa phương, đơn vị triển
khai mơ hình, bảo đảm cơ cấu hợp lý về giới tính, dân tộc, độ
tuổi, khối lớp. Thành phần tham gia có thể lựa chọn từ: Cán
bộ chỉ huy liên - chi đội, thành viên các đội tuyên truyền măng
non, phát thanh măng non; Ban Chủ nhiệm CLB trẻ em, Hội
đồng trẻ em, CLB Phóng viên nhỏ (nếu có); trẻ em có hồn
cảnh đặc biệt có thành tích tiêu biểu trong học tập, thực hiện
các QTE, hoạt động Đội và công tác xã hội; trẻ em tài năng
trong các lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật, có ảnh hưởng tích
cực trong trẻ em tại địa phương;
Đại diện Ban Phụ huynh trường Tiểu học, THCS của xã.
Nội dung nâng cao năng lực:
Đối với người lớn, cần bồi dưỡng các nội dung sau:
Các nội dung liên quan đến sự tham gia của trẻ em;

Phạm vi, hình thức, mức độ tham gia của trẻ em vào xây
dựng và giám sát cơng trình;
Cách thức tổ chức các hoạt động thúc đẩy sự tham gia
của trẻ em và sử dụng các công cụ huy động sự tham
gia của trẻ.
Đối với trẻ em, cần bồi dưỡng các nội dung sau:
Các nội dung liên quan đến sự tham gia của trẻ em;
Các kỹ năng tham gia: tìm kiếm và chia sẻ thơng tin,
chọn lựa và phân tích thơng tin, phát hiện và phân tích
vấn đề, làm việc nhóm, hợp tác, phản biện, đối thoại, sử
dụng câu hỏi, v.v…

22


×