Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

Cấu trúc chương trình bồi dưỡng chức danh phó chủ tịch ủy ban nhân dân xã ở các xã nghèo

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (101.74 KB, 5 trang )

Phụ lục số 4
CẤU TRÚC CHƯƠNG TRÌNH
Bồi dưỡng chức danh Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã ở các xã nghèo
(Kèm theo Dự án thí điểm tuyển chọn 600 trí thức trẻ ưu tú, có trình độ đại học tăng cường
về làm Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã thuộc 62 huyện nghèo)
I. Tên Chương trình
“Chương trình thí điểm bồi dưỡng chức danh Phó Chủ tịch Ủy ban nhân
dân xã ở các xã nghèo”
II. Thời lượng của Chương trình
Tổng thời gian bồi dưỡng kiến thức cơ bản và đi thực tế ở cơ sở đối với
các học viên của Dự án là 03 tháng. Cụ thể như sau:
1. Phần bồi dưỡng lý thuyết cơ bản về quản lý nhà nước ở xã và các kỹ
năng cần thiết đối với Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã (theo khung chương
trình đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng quản lý nhà nước đối với chức danh Chủ
tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã đã được cấp có thẩm quyền phê
duyệt). Thời gian là 02 tháng (08 tuần).
2. Sau khi hoàn thành phần lý thuyết (08 tuần) tổ chức cho học viên đi
thực tiễn ở cơ sở, viết báo cáo thu hoạch (theo Bản mô tả công việc và đề
cương kèm theo) và bảo vệ trước Hội đồng đánh giá do cơ quan chủ trì thực
hiện Dự án thành lập. Thời gian 01 tháng (04 tuần).
III. Đối tượng học viên
Đối tượng học viên tham dự Chương trình thí điểm “Bồi dưỡng chức
danh Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân ở các xã nghèo” là những trí thức trẻ ưu
tú, có trình độ đại học được tuyển chọn để bồi dưỡng trước khi bổ nhiệm
chức danh Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã để tăng cường về các xã thuộc
62 huyện nghèo trong cả nước.
IV. Mục đích của Chương trình
Mục đích của Chương trình thí điểm bồi dưỡng đối với chức danh Phó
Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã ở các xác nghèo là cung cấp những kiến thức,
kỹ năng cơ bản cho các học viên để đủ điều kiện chức danh Phó Chủ tịch Ủy
ban nhân dân xã trước khi đưa các đội viên Dự án về công tác tại các xã


nghèo làm việc.
V. Yêu cầu sau khi học xong chương trình
1. Trang bị cho học viên những kiến thức cơ bản về quản lý nhà nước,
quản lý kinh tế - xã hội ở xã và những kỹ năng cần thiết để các học viên nắm
bắt được công việc của Phó Chủ tịch UBND xã ở các xã nghèo.
2. Cung cấp cho học viên những hiểu biết cơ bản về điều kiện phát triển
kinh tế, xã hội, phong tục tập quán canh tác và sinh hoạt của người dân ở các
xã nghèo.
3. Thông qua hoạt động thực tế tại các xã nghèo học viên có điều kiện
củng cố những kiến thức, kỹ năng đã được trang bị; đồng thời có thêm kinh
nghiệm thực tiễn giúp cho việc hoàn thành báo cáo thu hoạch toàn khóa học
để trình bày trước Hội đồng đánh giá tiêu chuẩn, điều kiện bổ nhiệm chức
danh Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã.
VI. Nội dung chương trình thí điểm bồi dưỡng chức danh Phó Chủ
tịch Uỷ ban nhân dân xã ở các xã nghèo
Nội dung của Chương trình thí điểm bồi dưỡng đối với chức danh Phó
Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã ở các xác nghèo được kết cấu thành 3 phần:
1. Phần 1: “Một số vấn đề chung về quản lý nhà nước, chức năng,
nhiệm vụ, quyền hạn, điều kiện và tiêu chuẩn cụ thể của chức danh Phó Chủ
tịch Ủy ban nhân dân xã”. Phần này bao gồm 2 nội dung sau:
a) Một số vấn đề chung về quản lý nhà nước.
b) Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, điều kiện và tiêu chuẩn cụ thể của
chức danh Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã gồm:
- Vị trí, chức năng của Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã.
- Nhiệm vụ, quyền hạn của Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã.
- Điều kiện, tiêu chuẩn cụ thể của chức danh Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân
dân xã.
2. Phần 2: “Hoạt động quản lý nhà nước trên các lĩnh vực ở xã”. Phần
này gồm các nội dung sau:
a) Quản lý ngân sách xã gồm: Lập dự toán ngân sách xã, duyệt và quyết

định dự toán ngân sách xã, chấp hành ngân sách xã, quyết toán và kiểm toán
tài chính - ngân sách xã; báo cáo tài chính, ngân sách xã
2
b) Quản lý kinh tế xã gồm: sử dụng các công vụ vật chất thuần túy (đất
đai, núi rừng, sông hồ, nguồn nước, tài nguyên thiên nhiên,...) và các công cụ
quản lý nhà nước về kinh tế để phát triển kinh tế xã.
b) Quản lý nhà nước về Văn hóa - Giáo dục - Y tế và thực hiện chính
sách xã hội ở xã
c) Quản lý nhà nước về Quốc phòng - An ninh ở xã.
d) Quản lý nhà nước về Văn phòng - Thống kê ở xã.
đ) Quản lý nhà nước về Tư pháp - Hộ tịch ở xã.
e) Quản lý nhà nước về Tài chính - Kế toán ở xã.
g) Quản lý nhà nước Địa chính - Xây dựng ở xã.
3. Phần 3: “Kỹ năng quản lý, điều hành của Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân
xã”, bao gồm các nội dung sau:
1. Kỹ năng lập kế hoạch và tổ chức triển khai, thực hiện kế hoạch (lập
kế hoach, tổ chức thực hiện, theo dõi, kiểm tra, giám sát, sơ kết, tổng kết,
đánh giá việc thực hiện kế hoạch công tác).
2. Kỹ năng lãnh đạo, điều hành công việc chuyên môn.
3. Kỹ năng chủ trì các cuộc họp, hội nghị.
4. Kỹ năng tổng hợp, phân tích trong quá trình quản lý, điều hành công
việc và phát hiện vấn đề.
5. Kỹ năng làm công tác dân vận, giao tiếp và ứng xử.
6. Kỹ năng xử lý các tình huống.
VII. Phương pháp giảng dạy
Về kỹ thuật trình bày: sau mỗi chuyên đề các giảng viên hoặc báo cáo
viên cần có sơ đồ tóm lược các ý chính, diễn tả quy trình thực hiện để học
viên dễ hiểu, dễ nhớ, dễ áp dụng vào thực tiễn ở cơ sở.
VIII. Phương pháp kiểm tra, đánh giá học viên
1. Kết thúc mỗi chuyên đề đều được ban tổ chức khóa học kiểm tra,

đánh giá kết quả, học viên nào không đạt sẽ được tổ chức ôn tập và kiểm lại.
2. Kết thúc khóa học học viên viết báo cáo thu hoạch và bảo vệ trước
Hội đồng kiểm tra, đánh giá.
3
3. Hội đồng kiểm tra, đánh giá có trách nhiệm tổng hợp, báo cáo với cơ
sở đào tạo để tổng hợp và nhận xét đối với của từng học viên gửi cơ quan có
thẩm quyền làm căn cứ bổ nhiệm chức danh Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã.
IX. Tài liệu, phương tiện và trang thiết bị giảng dạy
a) Về chương trình, giáo trình:
- Các chuyên đề bồi dưỡng đặt ra đối với các học viên cần cụ thể, thiết
thực đối với công việc của chức danh Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân xã. Trong
đó, chú trọng tới việc cung cấp các kỹ năng, tình huống xử lý, giải quyết công
việc để sau khi kết thúc khoá học, học viên có điều kiện bắt tay ngay vào
công việc của xã. Do vậy, chương trình bồi dưỡng phải cô đọng, cụ thể (theo
hướng cầm tay chỉ việc), tránh mang tính lý luận chung chung song phải bảo
đảm trang bị cho học viên được 3 nội dung:
- Kiến thức cơ bản về quản lý nhà nước và quản lý kinh tế - xã hội ở xã.
- Kỹ năng quản lý, điều hành của Phó chủ tịch xã.
- Kỹ năng giao tiếp, ứng xử và phương pháp dân vận
Trên cơ sở đó chương trình đào tạo, bồi dưỡng cần biên soạn thành 2
loại tài liệu sau:
- Tài liệu dành cho giảng viên và học viên trong quá trình bồi dưỡng
(chi tiết, cụ thể).
- Cẩm nang (hoặc sổ tay nghiệp vụ) của Phó chủ tịch Uỷ ban nhân dân
xã để các học viên có cơ sở để tra cứu trong quá trình thực hành công việc ở
xã (ngắn ngọn theo hướng hỏi và trả lời).
b) Các trang thiết bị cần thiết phục vụ giảng dạy được chuẩn bị đầy đủ
theo yêu cầu của giảng viên theo phương pháp lấy trò làm trung tâm, giảng
viên đóng vai trò là người hướng dẫn.
X. Yêu cầu đối với học viên và giảng viên

1. Đối với học viên
- Nắm bắt được vị trí, chức năng, chức trách, nhiệm vụ và những yêu
cầu hiểu biết cụ thể đối với chức danh Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã.
- Nắm vững những nội dung công việc cơ bản của chức danh Phó Chủ
tịch Uỷ ban nhân dân x ã quy định tại Điều 111 đến Điều 118 của Luật tổ
chức Hội đồng nhân dân (năm 2003) và Điều 116, 117 của Luật Tổ chức Uỷ
4
ban nhân dân (năm 2003); Điều 27 Nghị định số 114/2003/NĐ-CP ngày 10
tháng 10 năm 2003 của Chính phủ về cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn.
- Khi kết thúc khoá học học viên phải nắm được các kỹ năng làm việc
cần thiết, tác phong, phương pháp công tác, quy trình giải quyết công việc,
những khó khăn, thách thức để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
- Viết báo cáo thu hoạch toàn khoá học nộp cho cơ quan có thẩm quyền
chủ trì thực hiện dự án.
2. Đối với giảng viên
- Giảng viên là những chuyên gia am hiểu về lý thuyết và có nhiều kinh
nghiệm trong quản lý nhà nước và quản lý kinh tế - xã hội ở xã; kết hợp với
việc mời các báo cáo viên là những người có kinh nghiệm trong tổ chức triển
khai các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội ở xã.
- Giảng viên và báo cáo viên cần đầu tư nghiên cứu, biên soạn tài liệu
sưu tầm, tập hợp các tình huống điển hình trong thực tiễn để trang bị cho học
viên những kiến thức cơ bản, thiết thực sát với công việc của Phó Chủ tịch
Ủy ban nhân dân xã.
-------------------
5

×