Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

Đề tài " Qui trình sử dụng đồng bộ thiết bị phục vụ nuôi tôm thương phẩm quy mô trang trại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (256.65 KB, 11 trang )


1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THUỶ SẢN
***
CHƯƠNG TRÌNH KHOA HỌC CÔNG NGHỆ
TRỌNG ĐIỂM CẤP NHÀ NƯỚC GIAI ĐỌAN 2001 – 2005
“ Khoa học và công nghệ phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa
nông nghiệp và nông thôn “ ( Mã số KC. 07 )

BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI NHÁNH
QUI TRÌNH SỬ DỤNG HỆ THỐNG ĐỒNG BỘ THIẾT BỊ
PHỤC VỤ MÔ HÌNH NUÔI TÔM THƯƠNG PHẨM THÂM
CANH QUI MÔ TRANG TRẠI
THUỘC ĐỀ TÀI TRỌNG ĐIỂM CẤP NHÀ NƯỚC:
“NGHIÊN CỨU THIẾT KẾ, CHẾ TẠO HỆ THỐNG ĐỒNG BỘ
CÁC THIẾT BỊ PHỤC VỤ MÔ HÌNH NUÔI TÔM THƯƠNG PHẨM
THÂM CANH QUI MÔ TRANG TRẠI”
( Mã số :KC.07.27 )


Chủ nhiệm đề tài : - PGS.TS Phạm Hùng Thắng
Cộng tác viên : - TS Phạm Xuân Thủy
- KS Trình Văn Liễn



6623-12
02/11/2007


Nha Trang, 6 - 2006


2
I. QUI TRÌNH CÔNG NGHỆ NUÔI TÔM
THƯƠNG PHẨM THÂM CANH
Theo các tài liệu chuyên ngành nuôi trồng thuỷ sản đã được công bố, kết hợp với
kết quả khảo sát công nghệ nuôi tôm trên thế giới và Việt Nam đã thực hiện cho thấy :
Qui trình công nghệ nuôi tôm thương phẩm thâm canh bao gồm các công đoạn chính
sau:









Theo qui trình công nghệ trên sẽ có các thiết bị kỹ thuật phục vụ tương ứng:
1. Chuẩn bị ao nuôi:
- Thiết bị đào ao, đắp bờ và xử lý bùn đáy ao.
2. Xử lý và cấp nước nuôi:
- Thiết bị xử lý nước nuôi .
- Bơm cấp nước .
3. Thả giống và chăm sóc tôm nuôi :
-Thiết bị đảo nước - sục khí.
- Thiết bị cho tôm ăn tự động theo nhu cầu.
- Thíết bị
tách chất thải đặc.

- Thiết bị lọc nước tuần hoàn.
4. Kiểm tra và quản lý chất lượng nước nuôi:
- Thiết bị kiểm soát tổng hợp môi trường ao nuôi.
- Thiết bị quản lý chất lượng môi trường ao nuôi.
5. Thu hoạch tôm:
- Thiết bị thu hoạch tôm sống.
6. Xử lý nước và chất thải sau nuôi :
- Thíết bị tách chất thải đặc.
- Thiết bị lọc nước tuần hoàn.
Các thiết b
ị phục vụ công đoạn 1 đã được Viện cơ điện nông nghiệp, đề tài
KC.07.01 thiết kế - chế tạo và đang áp dụng trên thực tế sản xuất .
Chuẩn bị ao nuôi
Xử lý và
cấp nước nuôi
Thả tôm giống và
chăm sóc tôm nuôi
Xử lý nước & chất
thải sau nuôi
Thu hoạch tôm
Kiểm tra & quản lý
chất lượng nước nuôi

3
Các thiết bị còn lại đã được đề tài KC.07.27 nghiên cứu thiết kế - chế tạo.
Công dụng, cấu tạo, qui trình sử dụng các thiết bị riêng lẻ trên đã được trình bày
trong các " Báo cáo thiết kế và qui trình công nghệ chế tạo thiết bị " của Đề tài kèm
theo hồ sơ kỹ thuật của Đề tài.
Tác giả xin trình bày qui trình sử dụng chung các thiết bị trong hệ thống đồng bộ
phục vụ

các mô hình nuôi tôm thương phẩm thâm canh mà đề tài đã đề xuất và xây
dựng.
II. QUI TRÌNH SỬ DỤNG HỆ THỐNG ĐỒNG BỘ
CÁC THIẾT BỊ PHỤC VỤ MÔ HÌNH NUÔI TÔM
THƯƠNG PHẨM THÂM CANH QUI MÔ TRANG TRẠI.
Qua phân tích toàn diện nhiệm vụ nghiên cứu được giao, đề tài đã đề xuất Mô
hình nuôi tôm thương phẩm thâm canh qui mô trang trại ở Việt Nam nên triển khai
theo 03 dạng : Mô hình thâm canh mật độ thấp, Mô hình thâm canh mật độ trung bình
và Mô hình thâm canh mật độ cao.
Các trang trại nuôi tôm Việt Nam có các đặc điểm hoạt động chính :
* Hệ thống cấp và xử lý nước cấp được qui hoạch tập trung đủ khả năng cung cấp
nước cho toàn bộ các ao nuôi.
* Hệ thố
ng xử lý nước thải không có hoặc rất nhỏ. Khi thu hoạch hoặc khi tôm bị
bệnh, nước thải được xả trực tiếp ra biển nên luôn tạo ra áp lực ô nhiễm môi trường lớn
cho khu vực nuôi.
* Các ao nuôi được chăm sóc độc lập theo các chế độ công nghệ riêng phụ thuộc
vào quá trình sinh trưởng của tôm nuôi.
* Quá trình thu tôm được thự hiện độc lập theo từng ao nuôi .
Theo đặc điểm hoạt động trên và quán triệt mục
đích kết hợp hài hoà giữ hiệu quả
kinh tế và bảo vệ bền vững môi trường nuôi, xin trình bày qui trình sử dụng hệ thống
các thiết bị đồng bộ theo các công đoạn nuôi và mô hình nuôi đã được Đề tài đề xuất
và hoàn thiện.
1. Xử lý và cấp nước nuôi.
Trong các trang trại nuôi tôm thương phẩm thâm canh cần có ao chứa & xử lý nước
cấp, ao chứa và xử lý nước thải. Thể tích các ao trên cần đảm bảo chứa & xử lý 100%
nước cấp nuôi và nước thải nuôi. Ở các trại nuôi có khó khăn về diện tích phải có ao xử
lý đủ lớn đề xử lý được khối lượng nước nuôi đủ cho một lần thay bổ xung nước hoặc
một lần thải.

Tuyệt đối không được sử dụng nước biển trực tiếp không qua xử lý để
nuôi tôm hoặc xả nước thải trực tiếp ra biển không xử lý nhằm bảo vệ môi trường ao
nuôi và khu vực nuôi.

4
Bơm cấp nước nuôi (HL290-6 )và thiết bị xử lý nước nuôi được lắp đặt trên các ao
chứa nước nuôi. Tại đây 100% nước cấp cần được xử lý bằng chất sinh hoá để diệt các
mầm bệnh gây hại cho tôm nuôi. Các chất sinh hoá sử dụng cụ thể các chủ trại nuôi có
thể tham khảo thông tin trên thị trường, từ trung tâm khuyến ngư hoặc từ cơ sở dữ liệu
của ch
ương trình " phân tích, xử lý và kiểm soát môi trường ao nuôi " do Đề tài xây
dựng. Theo liều lượng sử dụng đã được nhà sản xuất khuyến cáo, ngư dân pha nước và
đổ vào bình định lượng của thiết bị xử lý nước nuôi và thực hiện công nghệ xử lý
nước nuôi như đã hướng dẫn theo thiết bị. Nước sau thiết bị đã được diệt hết mầm bệnh
và mọi vi khuẩn và sinh vật phù du hi
ện có trong nước cấp. Do bị diệt hết mọi vi khuẩn
và sinh vật phù du trong nước nên có thể các sinh vật có lợi cho nuôi tôm cũng bị diệt,
do vậy nước cấp sau xử lý cần được trữ trong ao chứa 5 -7 ngày đề gây lại các tác nhân
có lợi cho nuôi tôm (Tảo ) . Công đoạn gây lại tác nhân có lợi cho nuôi tôm được thực
hiện bằng thiết bị quản lý môi trường ao nuôi và bơm đảo nước - sục khí do Đề tài thiết
kế - chế t
ạo.
Với nước cấp cho ao nuôi lần đầu (ao chưa thả tôm ), nước cấp sau xử lý hoá chất có
thể được bơm thẳng vào ao nuôi và gây lại tảo nhờ bơm tuần hoàn chuyên dụng và
thiết bị quản lý môi trường ao nuôi.
Nước cấp bổ xung cần bơm từ ao chứa để đảm bảo vô hại cho ao nuôi . Trong quá
trình xử lý cần thường xuyên sử dụng các thiết bị kiểm soát tổng hợp môi trường n
ước
nuôi để kiểm tra đánh giá chất lượng nước cấp theo tiêu chuẩn ngành 28 TCN
171/2001 đã ban hành.

Nước sau khi cấp vào ao nuôi sẽ được quản lý theo các nội dung phù hợp với các
mô hình nuôi cụ thể.

Tóm lại, ở công đoạn này, có 03 thiết bị được sử dụng :
1. Thiết bị xử lý nước nuôi liên hợp với bơm cấp nước nuôi dể diệt trừ mọi tác
nhân gây bệnh cho tôm nuôi trong nước cấp bằng các chất sinh hoá .
2. Thiết bị quản lý môi trường ao nuôi liên hợp với bơm đảo nước - sục khí để điều
chỉnh chất lượng nước cấp phù hợp với tiêu chuẩn n
ước nuôi 28 TCN 171-2001.
3. Thiết bị kiểm soát tổng hợp môi trường nước nuôi để kiểm tra đánh giá chất
lượng nước cấp theo tiêu chuẩn ngành 28 TCN 171/2001 đã ban hành.
Qui trình sử dụng từng thiết bị đã được trình bày trong báo cáo thiết kế của thiết bị cụ thể.
2. Các công đoạn khác.
Qui trình sử dụng hệ thống đồng bộ được thực hiện theo từng mô hình nuôi cụ thể sau:
a. Mô hình nuôi tôm thương phẩm thâm canh mật độ thấp
Theo mô hình này, thiết bị đảo nước - sục khí được đặt vừa đủ để đảo nước phá
phân tầng và duy trì nồng độ ôxy hoà tan đủ cho tôm sinh trưởng. Số lượng và vị trí đặt

5
máy đảo nước - sục khí cần thiết cho ao được xác định nhờ chương trình " tính toán
vận tốc dòng chảy ở đáy ao nuôi tôm " được đề tài xây dựng. Vận tốc dòng chảy ở sát
đáy ao phái đạt giá trị > 0,12 m/s để đảm bảo gom được chất thải vào giữa ao và không
thấm xuống đáy ao gây ô nhiễm môi trường ao nuôi.
Các chất thải được gom dần vào giữa ao và hút ra khỏi ao vào cuối mỗi vụ nuôi. Cho
tôm ăn thứ
c ăn viên (đến 80%) bằng thủ công hoặc máy cho tôm ăn cầm tay.
Do nuôi ở mật độ thấp nên lượng thải nhỏ và ít ảnh hưởng đến chất lượng nước nuôi
nên chất lượng nước nuôi thay đổi chậm. Việc kiểm tra và điều chỉnh chất lượng nước
nuôi có thể thực hiện định kỳ (hàng tuần hoặc hàng tháng tuỳ theo tốc độ sinh trưởng
của tôm nuôi )bằng các thiết bị

đã thiết kế.
Khi tôm nuôi đã đạt tiêu chuẩn thu hoạch ( đạt cỡ 50 -60 con/kg với tôm sú và 70 -
90 con/kg với tôm he chân trắng ), ngư dân sẽ rút bớt nước trong ao tới độ sâu 0,5 -
0,7m và thực hiện thu hoạch tôm nuôi. Tôm được thu hoạch bằng lưới kéo có sử dụng
xung điện hợp lý để đảm bảo tôm sống theo tiêu chuẩn chế biến xuất khẩu.
Nước thải từ ao sau nuôi được chuyển qua ao chứa thải để xử
lý tự nhiên và xả ra
biển khi cần nếu tôm không mắc bệnh. Khi tôm nuôi mắc bệnh, nước thải sau nuôi cần
được xử lý diệt mầm bệnh triệt để bằng các hoá chất nhờ thiết bị xử lý nước nuôi đã
được thiết kế.
Chất thải đặc tách ra từ ao sẽ được gom vào một vị trí an toàn không gây ô nhiễm
cho vùng nuôi và được chế biến thành phân vi sinh.
Mô hình 1: Mô hình nuôi tôm thâm canh mật độ thấp (mật độ

25 con/m
2
)














Hình II-1. Mô hình nuôi tôm thâm canh mật độ thấp (

25 con/m
2
)


Vùng chứa
chất thải
rắn
•x
Thiết bị đảo
nước và điều
chỉnh môi
trường

6
Quá trình bố trí và sử dụng hệ thống đồng bộ các thiết bị cần linh hoạt để tuân thủ
theo qui trình công nghệ nuôi tôm thâm canh đã được qui định trong tiêu chuẩn ngành
28 TCN 171- 2001.
Mô hình trên phù hợp với trại nuôi có khả năng đầu tư tài chính và kỹ thuật nuôi hạn
chế.
Tóm lại, ở mô hình này, có 06 thiết bị được sử dụng :
1. Thiết bị quản lý môi trường ao nuôi liên hợp với bơm đảo nước - sục khí để
gom
chất thải đặc vào giữa ao và điều chỉnh chất lượng nước nuôi phù hợp với tiêu chuẩn
28 TCN 171-2001.
2. Thiết bị cho tôm ăn tự động theo nhu cầu được sử dụng để cung cấp đủ và đúng
giờ thức ăn cho tôm.
3. Thiết bị kiểm soát tổng hợp môi trường nước nuôi để định kỳ kiểm tra đánh giá

chất lượng nước nuôi theo tiêu chuẩn ngành 28 TCN 171/2001 đã ban hành.
4. Thiết b
ị tách lọc chất thải đặc được sử dụng hút - tách chất thải đặc khỏi đáy ao
sau khi thu hoạch tôm nuôi để tạo ra môi trường đáy ao sạch chuẩn bị cho vụ nuôi sau.
5.
Thiết bị thu hoạch tôm sống dùng để thu hoạch tôm đảm bảo chất lượng xuất khẩu.
6. Thiết bi xử lý nước nuôi được dùng để diệt mầm bệnh trong nước thải sau nuôi.
Qui trình sử dụng từng thiết bị đã được trình bày trong báo cáo thiết kế của thiết bị cụ thể.
b. Mô hình nuôi tôm thâm canh mật độ trung bình ( < 40 con/m
2
)

















Hình II-2. Mô hình nuôi tôm thâm canh mật độ trung bình ( < 40 con/m
2

)

Vùng gom
chất thải


Thiết bị đảo
nước và điều
chỉnh môi
trường


Thiết bị tách chất thải rắn

7
Theo mô hình này, thiết bị đảo nước - sục khí được đặt đủ để đảo nước phá phân
tầng, gom chất thải đặc tồn tại trong ao vào khu vực giữa ao và duy trì nồng độ ôxy hoà
tan đủ cho tôm sinh trưởng. Số lượng và vị trí đặt máy đảo nước - sục khí cần thiết cho
ao được xác định nhờ chương trình " tính toán vận tốc dòng chảy ở đáy ao nuôi tôm "
được đề tài xây dựng. Vận tốc dòng chả
y ở sát đáy ao phái đạt giá trị > 0,12 m/s để
đảm bảo gom được chất thải vào giữa ao và không thấm xuống đáy ao gây ô nhiễm
môi trường ao nuôi.
Cho tôm ăn thức ăn viên công nghiệp ( đến 90% )bằng máy cho tôm ăn tự động
theo thời gian. Các chất thải được gom thường xuyên vào giữa ao và định kỳ hút ra
khỏi ao để tách và xử lý riêng. Ở các trang trại với khả năng đầu tư hạn chế có thể chỉ
sử
dụng bộ rải thức ăn viên công nghiệp (do đề tài thiết kế) đặt giữa ao. Công nhân
theo kinh nghiệm có thể chủ động cho tôm ăn bằng máy rải này.
Các thông số môi trường ao nuôi được thường xuyên kiểm tra và điều chỉnh phù hợp

TCN 171-2001 ( thường hàng ngày )
Khi tôm nuôi đã đạt tiêu chuẩn thu hoạch ( đạt cỡ 50 -60 con/kg với tôm sú và 70 -
90 con/kg với tôm he chân trắng ), ngư dân sẽ rút bớt nước trong ao tới độ sâu 0,5 -
0,7m và thực hiện thu hoạch tôm nuôi. Tôm được thu ho
ạch bằng lưới kéo có sử dụng
xung điện hợp lý để đảm bảo tôm sống theo tiêu chuẩn chế biến xuất khẩu.
Nước thải từ ao sau nuôi được chuyển qua ao chứa thải để xử lý tự nhiên và xả ra
biển khi cần nếu tôm không mắc bệnh. Khi tôm nuôi mắc bệnh, nước thải sau nuôi cần
được xử lý diệt mầm bệnh triệt để bằng các hoá chất nhờ thiết b
ị xử lý nước nuôi đã
được thiết kế.
Chất thải đặc được tách định kỳ từ ao nuôi sẽ được gom vào một vị trí an toàn không
gây ô nhiễm cho vùng nuôi và được chế biến thành phân vi sinh.
Quá trình bố trí và sử dụng hệ thống đồng bộ các thiết bị cần linh hoạt để tuân thủ
theo qui trình công nghệ nuôi tôm thâm canh đã được qui định trong tiêu chuẩn ngành
28 TCN 171- 2001.

Mô hình phù hợp với trại nuôi có khả năng đầu tư tài chính và kỹ thu
ật nuôi ở mức
độ khá.
Tóm lại, ở mô hình này, có 06 thiết bị được sử dụng :
1. Thiết bị quản lý môi trường ao nuôi liên hợp với bơm đảo nước - sục khí để gom
chất thải đặc vào giữa ao và điều chỉnh chất lượng nước nuôi phù hợp với tiêu chuẩn
28 TCN 171-2001.
2. Thiết bị cho tôm ăn tự động theo nhu cầu được sử dụng để cung cấp đủ và đúng
gi
ờ thức ăn cho tôm.

8
3. Thiết bị kiểm soát tổng hợp môi trường nước nuôi để định kỳ kiểm tra đánh giá

chất lượng nước nuôi theo tiêu chuẩn ngành 28 TCN 171/2001 đã ban hành.
4. Thiết bị tách lọc chất thải đặc được sử dụng định kỳ để hút - tách chất thải đặc
khỏi đáy ao nhằm tạo ra môi trường đáy ao sạch cho tôm sinh trưởng tốt.
5. Thiết bị thu hoạch tôm sống dùng để thu hoạch tôm
đảm bảo chất lượng xuất
khẩu.
6. Thiết bi xử lý nước nuôi được dùng để diệt mầm bệnh trong nước thải sau nuôi
( nếu tôm nuôi bị nhiễm bệnh ).
Qui trình sử dụng từng thiết bị cụ thể đã được trình bày trong báo cáo thiết kế của
thiết bị .

C. Mô hình nuôi tôm thâm canh mật độ cao ( > 70 con/m
2
)



















Theo mô hình này, thiết bị đảo nước - sục khí được đặt đủ để đảo nước phá phân
tầng, gom chất thải đặc tồn tại trong ao vào khu vực giữa ao và duy trì nồng độ ôxy hoà
tan đủ cho tôm sinh trưởng. Số lượng và vị trí đặt máy đảo nước - sục khí cần thiết cho
ao được xác định nhờ chương trình " tính toán vận tốc dòng chảy ở đáy ao nuôi tôm "
được đề tài xây dựng. Vận tốc dòng chảy ở
sát đáy ao phái đạt giá trị > 0,12 m/s để
Hình II-3: Mô hình nuôi tôm thâm canh mật độ cao (mật độ > 70 con/m
2
)

Vùng
gom chất
thải rắn
•x
Thiết bi đảo
nước- sục
khí và điều
chỉnh môi
trường







Bộ tăng
cường ô xy

Lọc sinh
học tuần
hoàn
Bơm cấp
tuần hoàn
Bộ lọc
thô



Thiết bị tách chất thải rắn

9
đảm bảo gom được chất thải vào giữa ao và không thấm xuống đáy ao gây ô nhiễm
môi trường ao nuôi.
Các chất thải được thường xuyên gom vào giữa ao và hút ra khỏi ao để tách lọc và
xử lý riêng. Nước thải sau khi tách chất thải đặc được đưa qua lọc sinh học để lọc đi
các chất độc hại cho tôm nuôi và sau đó đưa về ao nuôi .
Cho tôm ăn thức ăn viên công nghiệp ( đến 100% )bằng máy cho tôm ăn tự động
theo nhu cầu. Các thông số môi trường ao nuôi được thường xuyên kiểm tra và điều
chỉnh ( không ít hơn 02 lần / ngày )
Khi tôm nuôi đã đạt tiêu chuẩn thu hoạch ( đạt cỡ 50 -60 con/kg với tôm sú và 70 -90
con/kg với tôm he chân trắng ), ngư dân sẽ rút bớt nước trong ao tới độ sâu 0,5 -0,7m
và thực hiện thu hoạch tôm nuôi. Tôm được thu hoạch bằng lưới kéo có sử dụng xung
điện hợp lý để đảm bảo tôm sống theo tiêu chuẩn chế biến xuất khẩu.
Nướ
c thải từ ao sau nuôi được chuyển qua ao chứa thải để xử lý tự nhiên và xả ra
biển khi cần nếu tôm không mắc bệnh. Khi tôm nuôi mắc bệnh, nước thải sau nuôi cần
được xử lý diệt mầm bệnh triệt để bằng các hoá chất nhờ thiết bị xử lý nước nuôi đã
được thiết kế.

Chất thải đặc được tách định kỳ từ ao nuôi sẽ được gom vào một vị trí an toàn không
gây ô nhiễm cho vùng nuôi và được chế biến thành phân vi sinh'
Quá trình bố trí và sử dụng hệ thống đồng bộ các thiết bị cần linh hoạt để tuân thủ
theo qui trình công nghệ nuôi tôm thâm canh đã được qui định trong tiêu chuẩn ngành
28 TCN 171- 2001.
Mô hình phù hợp với trại nuôi có khả năng đầu tư tài chính và kỹ thuật nuôi ở mức
độ cao.
Tóm lại, ở công đoạn này, có 7 thiết bị được sử dụng :
1. Thiết bị quản lý môi trường ao nuôi liên hợ
p với bơm đảo nước - sục khí để gom
chất thải đặc vào giữa ao và điều chỉnh chất lượng nước nuôi phù hợp với tiêu chuẩn
28 TCN 171-2001.
2. Thiết bị cho tôm ăn tự động theo nhu cầu được sử dụng để cung cấp đủ và đúng
giờ thức ăn cho tôm.
3. Thiết bị kiểm soát tổng hợp môi trường nước nuôi để định kỳ kiểm tra đánh giá
chấ
t lượng nước nuôi theo tiêu chuẩn ngành 28 TCN 171/2001 đã ban hành.
4. Thiết bị tách lọc chất thải đặc được thường xuyên sử dụng để hút - tách chất thải
đặc khỏi đáy ao nhằm tạo ra môi trường đáy ao sạch cho tôm sinh trưởng tốt.
5. Lọc sinh học nước nuôi dùng để lọc bớt các chất độc hại cho tôm nuôi và tái sử
dụng nước nuôi sau lọc đủ tiêu chuẩn.

10
6. Thiết bị thu hoạch tôm sống dùng để thu hoạch tôm đảm bảo chất lượng xuất
khẩu.
7. Thiết bi xử lý nước nuôi được dùng để diệt mầm bệnh trong nước thải sau nuôi
( nếu tôm nuôi bị nhiễm bệnh ).
Qui trình sử dụng từng thiết bị đã được trình bày trong báo cáo thiết kế của thiết bị
cụ thể.
Theo các mô hình trên, nước trong ao nuôi luôn luôn chảy tuần hoàn để phá sự

phân tầng, tăng ô xy và gom chất thải vào một vị trí xác định nhằm tạo cho tôm nuôi có
một môi trường sạch lớn nhất có thể để sinh trưởng. Đây chính là mô hình nuôi tôm "
kiểu nước chảy" mà đề tài đã xây dựng được.
Riêng bơm cấp - thải nước nuôi, Đề tài đã tính toán, thiết kế và hợp đồng với nhà
máy bơm Hải Dương chế tạo hoàn chỉnh bằng gang hợp kim chịu nướ
c biển. Sau trên
02 năm sử dụng tại trại nuôi tôm Cam Ranh, Bơm họat động tốt và cho độ tin cậy sử
dụng cao. Tuy nhiên, khi so sánh với các bơm hiện có, với mục đích giảm chi phí và
tăng mức độ chuyên môn hoá cho ngành, Chủ nhiệm đề tài quyết định kiến nghị Nhà
máy chế tạo bơm Hải Dương chế tạo lọai bơm trên bằng vật liệu chịu nước biển và
khuyến cáo ngư
dân chọn mua bơm hỗn lưu do nhà máy bơm Hải dương sản xuất có
các thông số kỹ thuật cơ bản sau:
Ký hiệu Bơm : HL 290 - 6 .
- Năng suất: 290 m
3
/h,
- Cột áp đẩy : 6m
- Dẫn động từ động cơ điện (7,5 KW) hoặc từ động cơ điezen (12 HP)

III. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT
Kết luận:
Qui trình công nghệ trên đã được khảo nghiệm tại Trung tâm nuôi trồng thuỷ sản tại
Cam Ranh qua hai đợt nuôi. Theo qui trình sử dụng chung nêu trên và kết hợp với qui
trình sử dụng riêng các thiết bị, hệ thống đồng bộ các thiết bị đã thể hiện nhiều ưu việt
trong phục vụ các mô hình nuôi tôm thương phẩm thâm canh đã đề xuất. từ thực tế
khảo nghiệm có thể k
ết luận :
- Các thiết bị hoạt động ổn định, dễ vận hành, sửa chữa và thay thế,
- Thiết bị hoạt động theo đúng yêu cầu thiết kế góp phần vào sự thành công của mô

hình nuôi tôm thâm canh qui mô trang trại.

Đề xuất :

11
- Các thiết bị cần khảo nghiệm thêm để tăng độ tin cậy trong sử dụng hệ thống các
thiết bị đồng bộ
- Cần có kế hoạch tuyên truyền quảng bá để ngư dân làm quen và sẵn sàng sử dụng
hệ thống đồng bộ các thiết bị kỹ thuật trên.

×