Tải bản đầy đủ (.pdf) (2 trang)

Giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ thanh toán quốc tế (11)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (240.75 KB, 2 trang )

28

Năm 2002, ngay từ khi bắt đầu triển khai Dự án Hiện đại hóa ngân hàng và hệ
thống thanh tốn, với tầm nhìn chiến lược về vai trị hệ thống thanh toán quốc tế và
tài trợ thương mại theo chuẩn mực quốc tế, VietinBank đã đưa ra yêu cầu xây dựng
hệ thống kỹ thuật cho việc tập trung hóa hoạt động thanh toán quốc tế và tài trợ
thương mại. 6 năm sau đó, vào năm 2008, với việc thành lập Sở giao dịch III trên cơ
sở sáp nhập các phòng Thanh tốn xuất nhập khẩu (trước đó là phịng Thanh toán
quốc tế), Chuyển tiền ngoại tệ, Swift&Test Key và nâng cấp thành một trung tâm
xử lý tập trung nghiệp vụ thanh toán quốc tế và tài trợ thương mại của cả hệ thống,
VietinBank là ngân hàng thương mại đầu tiên và duy nhất ở Việt Nam có hệ thống
xử lý tập trung thanh toán quốc tế và tài trợ thương mại theo đúng chuẩn mực quốc
tế, đánh dấu một mốc phát triển quan trọng trong hoạt động thanh toán quốc tế và
tài trợ thương mại, mang lại cho VietinBank nhiều lợi thế cạnh tranh so với ngân
hàng khác, nâng cao uy tín trên trường quốc tế. Ngày 05/08/2009, Sở giao dịch III
chuyển đổi tên thành Sở giao dịch.
Và từ ngày 20/10/2015, Sở giao dịch VietinBank chính thức chuyển đổi mơ hình
thành Trung tâm tài trợ thương mại VietinBank, là đơn vị sự nghiệp có con dấu
riêng, thực hiện chức năng hỗ trợ hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực thanh toán
quốc tế và tài trợ thương mại, quản lý và tổ chức vận hành tập trung các hoạt động
thanh toán quốc tế tài trợ thương mại toàn hệ thống Ngân Hàng TMCP Cơng
Thương Việt Nam.
Chức năng chính của Trung tâm tài trợ thương mại:
Trung tâm tài trợ thương mại là đầu mối xử lý tập trung tất cả các giao dịch
thanh toán quốc tế và tài trợ thương mại của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt
Nam. Phạm vi áp dụng của các nghiệp vụ: khách hàng cá nhân, các tổ chức kinh tế
và các định chế tài chính trong và ngoài nước, thực hiện xử lý các giao dịch liên
quan đến việc sử dụng hạn mức tài trợ thương mại của các định chế tài chính cấp
cho VietinBank.



29

Trung tâm cũng thường xuyên đề xuất và tham gia phát triển các sản phẩm
thanh toán quốc tế và tài trợ thương mại mới, xây dựng và ban hành các quy trình
xử lý nghiệp vụ áp dụng cho các nghiệp vụ thanh toán quốc tế và tài trợ thương mại
trong hệ thống ngân hàng Cơng thương Việt Nam.
Ngồi ra, sẽ thực hiện công tác hướng dẫn và cảnh báo về phòng chống rửa
tiền (AML), tuân thủ (compliance) và quản lý rủi ro tác nghiệp trong thanh toán
quốc tế và tài trợ thương mại, thực hiện công tác tư vấn, đào tạo, hỗ trợ bán sản
phẩm thanh toán quốc tế và tài trợ thương mại cho các chi nhánh, khách hàng của
ngân hàng Công thương Việt Nam.
Cuối cùng, Trung tâm TTTM có chức năng quản trị và vận hành hệ thống
SWIFT, hệ thống tài trợ thương mại, hệ thống chuyển tiền ngoại tệ và các hệ thống
kỹ thuật khác phục vụ cho hoạt động thanh toán quốc tế và tài trợ thương mại. Thiết
lập, quản lý và sử dụng khóa bảo mật (test key), Swift key theo quy định của Ngân
hàng Công thương Việt Nam, và thực hiện các nhiệm vụ khác do ban lãnh đạo Ngân
hàng Công thương Việt Nam giao.
Cơ cấu tổ chức Trung tâm tài trợ thương mại
Trung tâm Tài trợ Thương mại – Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam
có trụ sở tại 34 Cửa Nam, quận Hồn Kiếm, Hà Nội và phịng Xuất nhập khẩu phía
Nam tại Thành phố Hồ Chí Minh kiểm tra chứng từ theo LC xuất khẩu và LC nhập
khẩu của các khách hàng thuộc các chi nhánh Ngân hàng Công thương Việt Nam ở
phía Nam.
Cơ cấu Trung tâm bao gồm 9 phịng ban chức năng phụ trách tác nghiệp các
giao dịch thanh toán quốc tế và tài trợ thương mại bao gồm: thư tín dụng (L/C), nhờ
thu, bảo lãnh, chuyển tiền ngoại tệ, bao thanh toán, sản phẩm tài trợ ngân hàng quốc
tế, dịch vụ Insourcing, huy động vốn ngoại tệ phục vụ tài trợ thương mại cho Trụ
Sở Chính, 155 chi nhánh trong hệ thống Ngân hàng Công thương và các định chế
tài chính khác ở trong nước. Các Trưởng phịng, Phó Trưởng Phịng báo cáo trực




×