Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Giải pháp tăng cường chiến lược xuất khẩu nông sản của các doanh nghiệp lào sang thị trường việt nam (8)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (506.94 KB, 3 trang )

49

Với sự gia tăng của các doanh nghiệp XK hàng nơng sản, gia tăng thị trường,
hàng hóa đa dạng, sức hấp dẫn của thị trường nông sản Việt Nam là rất lớn. Hứa hẹn
một tương lai sáng cho các doanh nghiệp XK hàng nông sản Lào.
Hiệu quả XK nông sản của các doanh nghiệp Lào được thể hiện rõ nét qua
doanh thu, thị phần hàng hóa, quy mơ XK ngày càng tăng.
Theo các số liệu nêu trên, kim ngạch XK hàng nông sản của Lào liên tục tăng
trong các năm 2014-2019. Gỗ và các sản phẩm từ gỗ đóng một vai trị quan trọng
trong kim ngạch XK hàng nơng sản Lào.
* Hiệu quả kinh tế của hoạt động XK hàng nông sản Lào sang Việt Nam:
Từ những số liệu của Bảng 2.5: Tổng giá trị doanh thu của hàng XK nông sản
Lào sang Việt Nam trong các năm 2014-2019 do Cục Hải quan Lào cung cấp, ta thấy
hiệu quả kinh tế rõ rệt của hoạt động kinh doanh này. Các năm sau đều có mức doanh
thu cao hơn những năm trước, và tăng theo cấp số nhân.
* Hiệu quả với xã hội của hoạt động XK hàng nông sản Lào sang Việt Nam:
Hoạt động XK hàng nông sản Lào sang Việt Nam tạo công ăn việc làm cho
hàng nghìn người dân tri thức và dân lao động phổ thông của Lào.
Hơn 20 nghìn người dân Lào tham gia vào lĩnh vực nơng sản, trong đó khoảng
40% tham gia vào các hoạt động trồng trọt xuất khẩu nông sản.
Hơn 5,786 người dân lao động trí thức tham gia vào các doanh nghiệp XNK
hàng nơng sản.
Do đó, ta thấy hiệu quả xã hội, giải quyết công ăn việc làm, hướng tới đời sống
văn minh của hoạt động XK hàng nông sản là rất to lớn.
* Hoạt động XK hàng nông sản Lào sang Việt Nam đảm bảo môi trường:
Hoạt động XK hàng nông sản sẽ thôi thúc việc sản xuất hàng nông sản, làm gia
tăng hệ sinh thái môi trường của Lào. Đồng thời, yêu cầu chất lượng sản phẩm ngày
càng cao, nên việc sản xuất hàng nông sản được quy mô hóa, chun nghiệp và có
quy trình bảo đảm chất lượng, và đảm bảo môi trường.



50

2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến tăng cường chiến lược xuất khẩu nông sản của
các doanh nghiệp Lào sang thị trường Việt Nam
2.2.1. Quan hệ giữa hai nước Lào- Việt Nam
2.2.1.1. Quan hệ chính trị, ngoại giao giữa 2 nước Lào- Việt Nam
Ngày thiết lập quan hệ ngoại giao chính thức: 06/8/1976
Quan hệ đặc biệt, gắn bó và tin cậy Việt Nam – Lào tiếp tục được củng cố và có
những bước phát triển tốt đẹp, ngày càng mở rộng và đi vào chiều sâu và có hiệu quả
Hiện nay, hai nước đang triển khai thực hiện Hiệp định về hợp tác kinh tế, văn
hóa, khoa học, kỹ thuật giữa hai nước năm 2009. Hai bên tăng cường cơ chế tiếp xúc
trao đổi thường xuyên giữa Lãnh đạo cấp cao hai Đảng, hai Nhà nước để thống nhất
và định hướng cho việc thúc đẩy phát triển quan hệ hữu nghị truyền thống, đoàn kết
đặc biệt và hợp tác toàn diện hai nước.
Về biên giới, hai bên đang xúc tiến triển khai Dự án tăng dày và tôn tạo mốc
quốc giới trên toàn tuyến. Trên thực địa, hai bên đã phối hợp xây dựng và khánh
thành mốc đôi 605 tại cửa khẩu quốc tế Lao Bảo – Đen-xa-vẳn và cột mốc đại số 528
tại cửa khẩu quốc tế Cha Lo – Na-phàu. Hai bên cũng đã phối hợp với Campuchia
hoàn thành cắm mốc tại ngã ba biên giới Việt Nam-Lào-Campuchia và đã ký Hiệp
ước xác định giao điểm đường biên giới ba nước Việt Nam-Lào-Campuchia. Hợp tác
về an ninh, quốc phòng là lĩnh vực hợp tác chặt chẽ. Dự án về hợp tác phát triển và ổn
định vùng biên giới cũng như quản lý xuất nhập cảnh hai nước tiếp tục được thực
hiện. Hợp tác giữa hai Bộ Ngoại giao Việt Nam và Lào được duy trì chặt chẽ. Tới
nay, hai bên đã tiến hành 5 kỳ giao lưu hàng năm với hiệu quả thiết thực.
Hai bên đã phối hợp tổ chức tốt các chuyến thăm, tiếp xúc giữa lãnh đạo cấp
cao hai nước, đã thành lập cơ chế trao đổi thường niên giữa hai Bộ trưởng Ngoại giao,
hai Trưởng Ban Đối ngoại Trung ương hai nước. Hai bên phối hợp tổ chức thành
cơng “Năm đồn kết hữu nghị Việt Nam- Lào 2016” và các hoạt động kỷ niệm các
ngày lễ trọng đại của mỗi nước trong năm 2019 như 85 năm thành lập Đảng cộng sản
Việt Nam ; 60 năm thành lập Đảng nhân dân cách mạng Lào; 70 năm Quốc khánh



51

Việt Nam; 40 năm Quốc khánh Lào.... Hai bên cũng thường xuyên phối hợp chặt chẽ
lại các diễn đàn quốc tế và khu vực.
Xuất khẩu hàng nông sản Lào sang Việt Nam chủ yếu qua các cửa khẩu biên
giới giữa hai nước. Do vậy quan hệ chính trị giữa hai nước, và các cặp khẩu biên giới
đóng vai trị quan trọng trong việc lưu thơng hàng hóa.
Tuyến biên giới Việt Nam- Lào có tổng chiều dài khoảng 2069 km, trải dài suốt
10 tỉnh biên giới của Việt Nam là: Lai Châu, Sơn La, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh,
Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Kon Tum và giáp với 10 tỉnh
biên giới của Lào là: Phong xa lỳ, Luông Pha băng, Hủa phăn, Xiêng khoảng, Bo ly
khăm xay, Khăm muộn, Sa van na khệt, Sa la van, Sê kong, cà Ăttapư. Với 7 cặp cửa
khẩu quốc tế, 7 cặp cửa khẩu chính ( quốc gia) và các cặp cửa khẩu phụ, bao gồm:
Bảng 2.9: Các cặp cửa khẩu Lào – Việt Nam
Loại cửa
khẩu

Cửa khẩu
quốc tế

Cửa khẩu
chính

Cửa khẩu phụ

STT

Việt Nam


Lào

1
2
3
4
5
6
7
1
2
3
4
5
6
7
1
2
3
4

Tây Trang (Điện Biên)
Na Mèo (Thanh Hóa)
Nậm Cắn (Nghệ An)
Cầu Treo (Hà Tĩnh)
Cha Lo (Quảng Bình)
Lao Bảo (Quảng Trị)
Bờ Y (Kon Tum)
Huổi Puốc (Điện Biên)

Chiềng Khương (Sơn La)
Lóng Sập (Sơn La)
La Lay (Quảng Trị)
Hồng Vân (Thừa Thiên Huế)
A Đớt (Thừa Thiên Huế)
Nam Giang (Quảng Nam)
Si Pa Phìn (Điện Biên)
Khẹo (Thanh Hóa)
Ta Đo (Nghệ An)
Tam Hợp (Nghệ An)

Pang Hốc (Phỏng Sả Lỳ)
Nậm Xôi (Hủa Phăn)
Nặm Cắn (Xiêng Khoảng)
Nặm Phao (Bô Ly Khăm Xay)
Na Phàu (Khăm Muồn)
Đen Sạ Vẳn (Sa Vắn Nạ Khệt)
Phu Cưa (Ắt Tạ Pư)
Na Son (Luổng Pha Băng)
Bán Đán (Hủa Phăn)
Pa Háng (Hủa Phăn)
La Lay (Sả Lạ Văn)
Cu Tai (Sả Lạ Văn)
Tà Vàng (Sê Kơng)
Đắc Ta c (Sê Kông)
Huổi Lả (Phoong Sa Ly)
Ta Lấu (Hủa Phăn)
Tha Đo (Xiêng Khoảng)
Nậm Xăng (Bô Ly Khăm Xay)




×