Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Hợp tác công tư trong cung ứng dịch vụ y tế tại việt nam thực trạng và giải pháp (3)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (485.85 KB, 5 trang )

14

cơng dân có sức khỏe tốt sẽ rất có lợi cho quá trình phát triển theo hướng thịnh
vượng bền vững của đất nước đó.
Tựu chung lại, do tính đặc thù của dịch vụ y tế, bất kỳ quốc gia nào, bao gồm
cả những quốc gia có nền kinh tế thị trường, dịch vụ y tế không phải lúc nào cũng là
một hàng hóa thuần túy, vận động theo quy luật cung cầu. Nhà nước phải đảm nhận
vai trò quan trọng trong việc cung ứng và quản lý dịch vụ y tế bằng việc đưa ra các
chính sách, chủ trương và văn bản pháp luật hành nghề. Bên cạnh đó, Nhà nước
cũng cần huy động và sử dụng, tối ưu hóa nguồn lực của cộng đồng, của quốc gia,
quốc tế để đảm bảo mọi đối tượng trong cộng động đều có thể được chăm sóc tốt
nhất trong giới hạn khả năng.
Với ngân sách còn nhiều hạn chế, Nhà nước cần giữ vai trò cung ứng với các
dịch vụ y tế thuần túy và dịch vụ dành cho các đối tượng cần ưu tiên, yếu thế; phần
còn lại để cho khu vực ngoài Nhà nước cung ứng. Song song với việc tạo điều kiện
thuận lợi phát triển các loại hình dịch vụ y tế, Nhà nước cần quản lý, kiểm soát giá
cả và chất lượng dịch vụ y tế.
Đối với các chủ thể tham gia cung ứng dịch vụ y tế, khi xã hội càng hiện đại
và phát triển, việc tham gia của nhiều chủ thể cung ứng dịch vụ y tế càng làm cho
xã hội có nhiều lựa chọn về chất lượng và giá cả cung ứng dịch vụ y tế sao cho phù
hợp với điều kiện xã hội nhất. Nhìn chung, trên thế giới hiện nay có cả khu vực
cơng và tư tham gia cung ứng dịch vụ y tế, và gần đây có thêm một hình thức liên
doanh, liên kết giữa các khu vực công – tư cùng tham gia cung ứng (thường được
gọi là hợp tác công – tư, PPP).
1.2. Hợp tác công – tư trong cung ứng dịch vụ y tế
1.2.1. Khái niệm, đặc điểm và tầm quan trọng của hợp tác công tư trong cung
ứng dịch vụ y tế
1.2.1.1. Khái niệm hợp tác công tư
PPP là viết tắt của cụm từ Public Private Partnership, được hiểu là việc mà
Chính phủ và nhà đầu tư cùng nhau phối hợp thực hiện các dự án dựa trên cách thảo
luận và ký kết hợp đồng. Các dự án này hướng tới phát triển kết cấu hạ tầng, cung




15

cấp những dịch vụ công của PPP thường là những dự án nhằm thực hiện xây dựng,
cải tiến, vận hành, kinh doanh, quản lý cho các cơng trình hạ tầng, cung cấp những
dịch vụ công trên cơ sở mà hợp đồng đã được các bên ký kết. Dựa trên cơ sở chia sẻ
kinh nghiệm chuyên môn của mỗi bên, mục tiêu của hợp tác PPP chính là đáp ứng
tốt nhất các nhu cầu đã được xác định rõ của xã hội thông qua việc phân bổ hợp lý
các nguồn lực, các kết quả và các rủi ro.
Nói cách khác, PPP có thể nhìn nhận ở nhiều cấp độ khác nhau. Từ đơn thuần
là một dạng chia sẻ rủi ro tài chính đến phức tạp là một cơ chế liên doanh, liên kết
giữa khu vực công và khu vực tư. Mặc dù có rất nhiều góc độ để đánh giá và nhìn
nhận về PPP, nhưng vẫn có những điểm chính được thống nhất về định nghĩa “mối
quan hệ đối tác Nhà nước – tư nhân” này, như sau:
- PPP được thể hiện thông qua quan hệ hợp đồng.
- PPP là cơ chế hợp tác giữa hai tác nhân chính là Nhà nước và khu vực tư nhân.
- PPP được thiết lập với mục tiêu tối đa hóa các ưu thế của cả hai bên: khả năng
sáng tạo, linh hoạt trong kinh doanh của bên tư nhân và thế mạnh của Nhà nước.
- Đáp ứng tốt hơn nhu cầu của người tiêu dùng dịch vụ chính là mục đích cuối
cùng của các chương trình, dự án được thực hiện theo cơ chế PPP.
Do đó, PPP khơng chỉ là quan hệ song phương giữa Nhà nước và khu vực tư
nhân, ngược lại, mức độ đảm bảo về quyền và lợi ích người dân phải được coi là chỉ
số quan trọng nhất thể hiện kết quả hoạt động của hai nhóm tác nhân trên (Hình 1.1).


16

Nhà nước


Trao
quyền

Người
sử dụng
dịch vụ

Các chỉ số
kết quả
Giá cả và chất
lượng dịch vụ

Khu vực
tư nhân

Niềm tin

Hình 1.1: Quan hệ ba bên trong các dự án/ chương trình PPP
Nguồn: [44]
Mặc dù khái niệm PPP đã được dùng rất nhiều trên thế giới trong thời gian
qua, nhưng ở Việt Nam, PPP là khái niệm mà gần đây mới được các nhà nghiên cứu
và quản lý sử dụng. Vào ngày 9 tháng 11 năm 2010, lần đầu tiên có văn bản pháp
quy đề cập đến khái niệm và hình thức PPP. Đó là Quyết định số 71/QĐ-TTG của
Thủ tướng, Chính phủ về việc ban hành Quy chế thí điểm đầu tư theo hình thức đối
tác công – tư và được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 15/NĐ – CP ngày 14 tháng 2
năm 2015 của Chính phủ về đầu tư theo hình thức đối tác công tư. Tuy nhiên phải
đến Nghị định số 63/NĐ-CP ngày 4 tháng 5 năm 2018 (thay thế cho Nghị định 15)
của Thủ tướng, Chính phủ về đầu tư theo hình thức đối tác cơng tư, khái niệm PPP
mới được mở rộng hơn, bao gồm cả lĩnh vực xây dựng, cải tạo và kinh doanh. Cụ
thể, khái niệm mới về PPP được quy định như sau: “Đầu tư theo hình thức đối tác

cơng tư là hình thức đầu tư được thực hiện trên cơ sở hợp đồng dự án giữa cơ quan
nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án để xây dựng, cải tạo,
vận hành, kinh doanh, quản lý cơng trình hạ tầng, cung cấp dịch vụ cơng”.
Bên cạnh đó, có thể thấy ở Việt Nam, chủ trương huy động các nguồn lực và
chuyển giao một số loại hình dịch vụ cơng, trong đó có y tế cho tư nhân đảm nhiệm
đã được Đảng và Nhà nước thực hiện từ những năm 90s của thế kỷ trước. Đây là
một chủ trương lâu dài nhằm phát huy tiềm năng trong nhân dân, huy động nhân


17

dân tham gia vào sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc sức khỏe toàn dân và tạo điều kiện để
toàn xã hội được tiếp cận và sử dụng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe ngày một tốt
hơn. Dựa vào cách tiếp cận này, có thể hiểu PPP trong lĩnh vực y tế chính là sự mở
rộng trách nhiệm. Trước đây hoạt động chăm sóc sức khỏe nhân dân là nhiệm vụ
của Nhà nước, tuy nhiên hiện tại đây là trách nhiệm của các ngành, đoàn thể, các tổ
chức xã hội, cộng đồng, gia đình, cá nhân, của cả hệ thống y tế công lẫn y tế tư.
Tựu chung lại, PPP trong y tế bao gồm các nội dung chính sau:
- Huy động các nguồn nhân lực: huy động toàn nhân dân, mọi tầng lớp cùng
tham gia.
- Đa dạng hóa các hoạt động cung ứng dịch vụ y tế, bao gồm đa dạng hóa các
hình thức hoạt động và hình thức cung cấp nguồn tài chính.
Theo cách tiếp cận này, thu hút đầu tư khu vực tư nhân vào lĩnh vực y tế chính
là một trong những nội dung của PPP trong cung ứng dịch vụ y tế và cũng là hướng
tiếp cận của luận văn.
1.2.1.2. Đặc điểm và xu hướng của PPP trong cung ứng dịch vụ y tế
a. Đặc điểm của hợp tác công tư trong cung ứng dịch vụ y tế
Với mức độ tham gia khác nhau, khu vực tư nhân có thể tham gia hợp tác với
khu vực công ở các phần trong dự án. Cụ thể:
- Thiết kế dự án

- Cấp tài chính dự án
- Xây dựng
- Vận hành/bảo dưỡng
Bên cạnh cân nhắc đến tính hiệu quả chuyên môn khi tham gia vào hợp tác
công tư của khu vực tư nhân, việc các dịch vụ công này cần chú trọng đến các hệ
giá trị xã hội khác, như: trách nhiệm xã hội, tính cơng bằng, bình đẳng, ... Mặc dù
mức độ tham gia của tư nhân là khác nhau, nhưng về bản chất, hợp tác công-tư là
một hình thức hợp tác giữa Nhà nước và doanh nghiệp tư nhân, với mục đích nhằm


18

tích hợp được những điểm lợi thế nhất của cả hai khu vực này trong việc thực hiện
một dự án. Trong thời kỳ đầu mới xuất hiện, PPP thường tập trung phát triển trong
lĩnh vực khá truyền thống là cơ sở hạ tầng. Đến hiện nay, PPP đã được mở rộng hơn
sang các lĩnh vực khác như y tế, giáo dục, ...
Bảng 1.1: Mức độ tham gia của tư nhân trong PPP
Xác định

Đề xuất Thiết kế Cấp tài

Xây

nhu cầu

giải pháp

dựng bảo dưỡng

dự án


CSHT
Đấu thầu/ Xây
dựng

dựng/ Cấp tài chính

án
KV tư KV cơng

KV cơng

Thiết kế/ Xây dựng KV cơng
Thiết kế/ Xây

chính dự

Vận hành/ Sở hữu

KV tư

KV công KV tư KV công

KV công

KV tư

KV cơng

KV cơng


KV tư

Thiết kế/ Xây
dựng/ Cấp tài
chính/ Vận hành/

KV công

Bảo dưỡng
Nguồn: [47]
b. Xu hướng phát triển PPP trong lĩnh vực y tế
Tiềm năng phát triển của hợp tác công-tư trong lĩnh vực y tế là rất lớn. Năm
2010 là năm đánh dấu sự bùng nổ về tăng trưởng của các hợp đồng theo PPP trên ba
lục địa. Điều này đã chứng minh cho nhu cầu của các nguồn vốn tư nhân khi đầu tư
vào các cơ sở bệnh viện là khá lớn. Cụ thể:
- Ở Châu Phi: Chính phủ Nam Phi vừa phê duyệt dự án PPP trong y tế lớn
nhất trên thế giới, đó là: bệnh viện Chris Hani Baragwanath với quy mô lên đến
2.964 giường bệnh nội trú.
- Ở Châu Âu: Trong nửa đầu năm 2010, mức đầu tư vào các bệnh viện ở châu
Âu dưới hình thức PPP này đã lên đến 4 tỷ đô la. Trong đó, hợp đồng lớn nhất là



×