Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Hợp tác công tư trong cung ứng dịch vụ y tế tại việt nam thực trạng và giải pháp (4)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (402.67 KB, 5 trang )

19

1.5 tỷ Euro được đầu tư cho bệnh viện Karolinska với 700 giường bệnh ở
Stockholm, Thụy Điển. Đây được coi là bệnh viện lớn nhất thế giới theo mơ hình
PPP. Bên cạnh đó, một dự án y tế lớn khác là bệnh viện mới ở Vigo, Galicia, Tây
Ban Nha với vốn đầu tư là 375 triệu euro cho 1465 giường.
- Ở Bắc Mỹ: chỉ trong vòng 5 năm, các bang như Britisth Columbia, Ontario
và Quebec đã thu hút 10 tỷ đô la cho các dự án PPP liên quan đến lĩnh vực Y tế.
Năm 2010, dự án Bệnh viện Đại học McGillMontreal là bệnh viện lớn nhất Bắc Mỹ
theo mô hình PPP với số vốn đầu tư 1.3 tỷ đơ la. Ngồi ra, 22 tiểu bang ở Mexico
đã có PPP trong y tế và các tiểu bang còn lại đang trong q trình phê duyệt dự án.
Có thể thấy, PPP đang nhanh chóng mở rộng thị trường cho tư nhân tham gia
trong lĩnh vực y tế và các hình thức PPP trong y tế cũng được mở rộng hơn rất
nhiều (không chỉ tập trung vào riêng cơ sở hạ tầng như trước). Chính phủ các nước
Châu Âu, Châu Á, Châu Phi đã thành lập các cơ quan chuyên trách về PPP. Điều
này giúp tạo khuôn khổ pháp lý để phát triển hơn hình thức hợp tác này cũng như
đẩy nhanh các cuộc đàm phán với khu vực tư nhân bằng cách chuẩn hóa việc mua
sắm và các hợp đồng. Nhìn chung, trong 15 năm tới, hệ thống y tế trên toàn cầu sẽ
phải đối mặt với những thử thách liên quan đến tính khơng bền vững nếu như hệ
thống y tế không thực hiện được một số cải cách quan trọng để cải thiện tính linh
hoạt, năng suất, hiệu quả và sự đổi mới của hệ thống y tế.
1.2.1.3. Vai trị và lợi ích của PPP trong cung ứng dịch vụ y tế
a. Vai trò của PPP trong cung ứng dịch vụ y tế
* Đối với phát triển kinh tế - xã hội
Xét trên phạm vi nền kinh tế, mô hình PPP giúp tăng năng suất và sử dụng các
nguồn lực sẵn có một cách hiệu quả hơn, tối đa hóa giá trị đồng tiền từ đầu tư. Việc
bắt tay giữa Nhà nước và Tư nhân cho phép cộng hưởng tốt nhất thế mạnh của các
bên tham gia, thông qua việc phát huy sức mạnh tổng hợp trong thiết kế, thi cơng,
kinh doanh và quản lý. Mơ hình PPP cũng khuyến khích sáng tạo trong hợp tác và
phổ biến những cách làm tốt nhất.



20

Cải cách y tế thông qua việc phân bổ lại vai trị, động cơ và trách nhiệm.
Chính phủ đơi khi coi mối quan hệ đối tác Nhà nước - Tư nhân là một chất xúc tác
kích thích việc thảo luận và cam kết rộng rãi hơn về chính sách xúc tiến, trong đó
mối quan hệ đối tác Nhà nước - Tư nhân chỉ là một bộ phận cấu thành. Một vấn đề
then chốt là luôn luôn phải tái cơ cấu và làm rõ vai trò của các bên. Đặc biệt, cần
kiểm tra lại và phân bổ lại vai trò của các nhà hoạch định chính sách, nhà quản lý,
nhà cung cấp dịch vụ, đặc biệt nhằm huy động vốn và đạt hiệu quả.
* Đối với Nhà nước
Với vai trò cung ứng các dịch vụ cơng, trong đó có dịch vụ Y tế, Nhà nước
luôn là người chịu trách nhiệm chủ yếu trong việc đảm bảo tài chính để cung ứng các
dịch vụ công. Tuy nhiên, với cách huy động nguồn vốn đầu tư chủ yếu từ nguồn ngân
sách và ODA như hiện nay vẫn chưa đủ đáp ứng. Lý thuyết và kinh nghiệm thực tiễn
chỉ ra rằng không nhất thiết nhà nước phải là người cung cấp trực tiếp các dịch vụ
công đến tận tay người tiêu dùng (Lê Xuân Bá, 2005). Với hình thức huy động nguồn
vốn bằng hình thức BOT, BT, BTO truyền thống (không phải PPP theo đúng nghĩa)
như hiện nay sẽ không thực sự hiệu quả, thường dẫn đến chậm trễ về tiến độ, đâu đó
có dự án phải bỏ dở, do các doanh nghiệp tư nhân tiếp cận nguồn vốn từ thị trường tài
chính gặp khơng ít khó khăn và đẩy tồn bộ rủi ro cho nhà đầu tư tư nhân. Còn nếu là
doanh nghiệp nhà nước đảm nhận các dự án đó, thường dẫn đến tăng chi phí phụ trội,
và khơng hiệu quả do quản lý yếu kém, công nghệ lạc hậu. Kinh nghiệm quốc tế cho
thấy, cùng một dự án, nếu nhà nước cùng đóng góp vốn tham gia thực hiện một dự án
với đối tác tư nhân, dự án sẽ được thực hiện hiệu quả hơn.
Cụ thể với lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, việc áp dụng PPP trong cung ứng dịch
vụ y tế giúp huy động được thêm vốn đầu tư, giảm bớt gánh nặng áp lực cho Nhà
nước. Điều này xuất phát từ thực tế về nhu cầu đầu tư cho các dịch vụ y tế luôn cao,
trong khi nguồn lực tài chính của Nhà nước lại có hạn. Việc có thêm sự tham gia
của khu vực tư nhân sẽ giúp Nhà nước dễ dàng nâng cao chất lượng dịch vụ công

mà vẫn đủ ngân sách để quản lý các lĩnh vực khác.


21

Không chỉ vậy, việc áp dụng các cơ chế PPP giúp nâng cao tính minh bạch
trong chi tiêu của Nhà nước, làm rõ tiền bạc của dân được chi tiêu như thế nào, tiêu
vào đâu.
* Đối với khu vực tư nhân
Khi PPP được áp dụng vào trong dịch vụ công nói chung và lĩnh vực y tế nói
riêng đã mở ra một cơ hội cho khu vực tư nhân phát huy được thế mạnh của mình.
Trước hết, khu vực tư nhân thể hiện vai trò sử dụng hiệu quả đồng vốn tốt hơn
so với khu vực công thông qua các khía cạnh sau đây: Có cơ chế giám sát tài chính
chặt chẽ trong q trình triển khai, vận hành dự án, giảm thiểu thất thốt vốn, giảm
tối đa chi phí vận hành, duy trì dự án.
Bên cạnh đó, khu vực tư nhân có thể sử dụng cơ chế thưởng phạt rõ ràng hơn.
Khu vực tư nhân thường chủ động xây dựng cơ chế khuyến khích tốt nhất cho các
nhà thầu xây dựng, nhà thầu và/hoặc bộ phận vận hành dự án thông qua cơ chế
thưởng, phạt.
Không chỉ vậy, do cùng một công ty chịu trách nhiệm từ thiết kế, xây dựng và
vận hành nên chi phí trong suốt vịng đời dự án sẽ được tối ưu hóa.
Ngồi ra, việc thanh toán cho các nhà thầu tư nhân được ràng buộc với dịch vụ
hoặc sản phẩm thực sự được cung ứng.
Hơn thế nữa, khu vực tư nhân khi tham gia vào PPP trong lĩnh vực y tế sẽ tiết
giảm được đến mức tối đa các cấp quản lý từ đó góp phần giảm đáng kể thời gian
và chi phí quản lý, nâng cao hiệu quả hoạt động của dự án.
b. Lợi ích của PPP trong cung ứng dịch vụ y tế
Hình thức hợp tác cơng-tư mang lại lợi ích cho cả nhà nước và người dân vì
tận dụng được nguồn lực tài chính và năng lực quản lý từ phía tư nhân, giảm gánh
nặng đầu tư của nhà nước trong khi vẫn bảo đảm lợi ích cho người dân và xã hội.

Mặc dù đầu tư vào các dự án PPP thường lâu thu hồi vốn và lợi nhuận có thể thấp
hơn so với nhiều hình thức đầu tư khác nhưng việc đầu tư theo hình thức PPP thu


22

hút sự quan tâm của các nhà đầu tư tư nhân vì mức độ rủi ro lại thấp hơn khi có một
khung pháp lý ổn định và do có sự tham gia của Nhà nước.
Khi áp dụng hình thức hợp tác công - tư, cả nhà nước và doanh nghiệp cùng
có lợi. Hợp tác cơng - tư trước hết nhằm huy động các nguồn vốn của tư nhân tham
gia vào cùng với nhà nước trong cung cấp các dịch vụ đáp ứng các yêu cầu của xã
hội, giúp Chính phủ giảm bớt gánh nặng chi ngân sách cho việc trực tiếp cung cấp
dịch vụ, qua đó giảm bớt thâm hụt ngân sách nhà nước, tập trung nguồn ngân sách
vào các hoạt động bảo đảm công bằng và an sinh xã hội, trợ giúp những đối tượng
thiệt thòi như người nghèo. Tuy nhiên, lợi ích của hợp tác cơng - tư khơng chỉ dừng
lại ở đó mà thơng qua việc hợp tác cơng - tư, Nhà nước cịn được nâng cao khả năng
tiếp cận các thành tựu khoa học - công nghệ tiên tiến và tăng cường hiệu quả sử
dụng nguồn vốn ngân sách.
Hình thức PPP được thực hiện cần có điều kiện đảm bảo việc thu hồi vốn đầu
tư, và người sử dụng dịch vụ cần phải trả phí sử dụng để thu hồi các khoản đầu tư
ban đầu và duy trì bảo dưỡng cơng trình sau này. Trên thực tế, các khoản phí trực
tiếp thu từ người sử dụng (như phí sử dụng đường) thường là nguồn thu chủ yếu để
hoàn vốn đầu tư ban đầu. Số lượng người sử dụng tăng lên có thể giúp tăng cường
khả năng tồn tại và chi trả dịch vụ, theo đúng quy luật kinh tế quy mơ lớn. Người sử
dụng ngồi việc có trách nhiệm chi trả phí sử dụng dịch vụ cịn có quyền lợi: (i)
tham gia vào q trình trao đổi về khả năng và sự sẵn sàng thanh toán dịch vụ của
mình nhằm đảm bảo có được giá cả hợp lý, (ii) nêu ra yêu cầu về chất lượng và mức
độ của dịch vụ để đảm bảo chất lượng dịch vụ được phục vụ và yêu cầu tăng trách
nhiệm giải trình và khả năng phản hồi nhanh.
Chuyển gánh nặng thanh toán từ người chịu thuế sang người tiêu dùng là một

lợi thế rất lớn của mơ hình PPP, nó tạo ra sự công bằng hơn trong xã hội. Nếu lấy
thuế (của toàn dân) để đầu tư cho dự án phục vụ cho một cộng đồng nhỏ hơn trong
khi những người đóng thuế khác khơng được hưởng lợi ích từ dự án theo mơ hình
truyền thống thì sẽ bất hợp lý. Các nhà cung cấp tư nhân dường như thúc đẩy sự
dịch chuyển việc thanh toán sang cho người sử dụng dịch vụ bởi vì mục đích của họ
là doanh thu và bù đắp chi phí.


23

Bảng 1.2: Những lợi ích nổi bật PPP cho các thành phần trong nền kinh tế
Lợi ích đối với khu vực Lợi ích đối với khu
cơng

vực tư

Lợi ích đối với

Lợi ích đối với

người lao động

người tiêu dùng

+ Tối đa hóa nguồn lực

+ Đảm bảo phân bổ

+ Đảm bảo đối xử


+ Cung cấp khả năng

tài sản và tái cơ cấu

công bằng với người hợp lý

tiếp cận dịch vụ y tế cơ

tổ chức nhằm đem lại lao động hiện tại

+ Cải thiện chất

bản

hoạt động hiệu quả

lượng và độ tin cậy

+ Đảm bảo các dịch vụ

+ Cung cấp nhân lực hội việc làm

cơ bản có giá cả hợp lý

đã được đào tạo

+ Thúc đẩy cạnh tranh

+ Tạo ra nhiều cơ hội hiệu quả và đời sống giải trình và khả năng


lành mạnh

đầu tư hơn

+ Cung cấp các cơ

+ Đảm bảo giá cả

của dịch vụ

+ Cải thiện năng suất, + Tăng trách nhiệm
tinh thần

phản hồi nhanh

+ Thu hút các nhà đầu tư
+ Cải thiện phúc lợi
cơng cộng
Nguồn: [43]
Từ những lợi ích trên, Chính phủ cần phải tìm nguồn ngân sách bổ sung để
đáp ứng nhu cầu gia tăng trong khi Ngân sách Nhà nước lại có hạn chế trong việc
cung cấp được một dịch vụ y tế tốt cho mọi công dân. Đặc biệt đối với Việt Nam
hiện nay, trong bối cảnh nền kinh tế vẫn gặp nhiều khó khăn, ngân sách phải tập
trung cho đầu tư phát triển, xây dựng cơ sở hạ tầng, từ đó dẫn đến nguồn lực đầu tư
vào các ngành phục vụ phát triển con người như Y tế chưa thực sự được chú trọng.
Mặc khác, nguồn vốn ODA và nguồn vốn vay ưu đãi nước ngoài lại đang có xu
hướng giảm do nước ta đã bước chân vào nhóm nước có thu nhập trung bình. Đây
chính là những thách thức to lớn đối với mục tiêu tăng đầu tư cho y tế hướng tới
một hệ thống y tế hiệu quả, công bằng và bền vững ở Việt Nam.
Do vậy, Chính phủ cần tìm kiếm nguồn bổ sung từ khu vực tư nhân và PPP

như là một giải pháp hiệu quả để giải quyết những thách thức này. Khi thực hiện tốt,
PPP có thể: (i) giúp giải quyết thiếu hụt ngân sách; (ii) cải thiện hiệu quả trong
nguồn lực y tế hiện có; (iii) tăng cường tiếp cận và cải thiện sự cơng bằng; (iv) đóng
góp để đạt được các mục tiêu về sức khỏe/y tế. Tuy nhiên để khắc phục được hết sự



×