Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Hợp tác công tư trong cung ứng dịch vụ y tế tại việt nam thực trạng và giải pháp (8)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (390.54 KB, 5 trang )

39

ODA và các nguồn vốn khác. Kết quả là từ năm 2008 đến nay, đã có 610/760 bệnh
viện từ tuyến trung ương, tuyến tỉnh, tuyến huyện được đầu tư từ nguồn vốn này,
từng bước một đã hoàn thành để đưa vào sử dụng phục vụ nhu cầu chăm sóc sức
khỏe của nhân dân. Mạng lưới y tế cơ sở của Việt Nam được phát triển từ huyện
xuống xã, đội ngũ y tế ở các thôn bản cũng đã và đang được quan tâm phát triển
(Bảng 2.2).
2.1.2. Thực trạng về nâng cao đội ngũ y tế
Có thể nhận thấy, trong những năm gần đây, Nhà nước đã áp dụng rất nhiều
chính sách để đạt được mục tiêu phát triển nguồn nhân lực cho y tế. Trong đó có thể
kể đến Nghị quyết 113/2015/QH13 về “Phát triển đội ngũ nhân viên, cộng tác viên
y tế thôn, bản (YTTB) nhất là ở miền núi, vùng sâu, vùng xa, khu vực biên giới”,
Bộ Y tế đã chú trọng đầu tư cho các thôn bản, từ đó kéo gần hơn sự chênh lệch giữa
các địa phương với nhau và giúp phân bổ hơn đội ngũ y bác sĩ. Bên cạnh đó, rất
nhiều kế hoạch đề ra về mục tiêu phát triển nhân lực y tế và mạng lưới khám, chữa
bệnh đã đạt được.
Bảng 2.2: Một số chỉ tiêu về nhân lực y tế
Chỉ tiêu

2010 2011

2012

2013

2014

2015

2020


(KH)

Số bác sĩ/vạn dân

7,2

7,33

7,46

7,61

7,8

8,0

7,9

Số dược sĩ đại học/vạn dân

1,76

1,9

1,96

2,12

2,15


2,4

2,5

97,5

96,9

96,6

96,0

95,0

96,1

90,0

70,0

71,9

73,5

75,0

78,0

86,9


90,0

95,6

95,3

96,4

96,0

98,0

96,1

>95,0

Tỷ lệ thôn bản có nhân viên y
tế hoạt động (%)
Tỷ lệ trạm y tế có bác sĩ hoạt
động (%)
Tỷ lệ trạm y tế có nữ hộ sinh
hoặc y sĩ sản nhi (%)

Nguồn: [12], [13]
Với số giường bệnh đã tăng lên 37,73/1 vạn dân vào đầu năm 2015, bước đầu
đáp ứng được nhu cầu khám, chữa bệnh của người dân [12]; [13]. Công suất sử


40


dụng giường bệnh của hầu hết bệnh viện tuyến huyện đều tăng 30% so với trước
đây. Điều này giúp giảm tải một phần tình trạng quá tải bệnh viện trên toàn quốc,
đặc biệt đối với bệnh viện ở tuyến Trung ương và tuyến tỉnh. Bên cạnh đó, chất
lượng và số lượng nguồn nhân lực y tế ngày càng được nâng cao. Theo số liệu 2015
trong Báo cáo chung tổng quan ngành y tế năm 2016 của Bộ Y tế và Nhóm đối tác y
tế (2017), cả nước có 8,0 bác sĩ và 2,4 dược sĩ trên một vạn dân; 99% xã/phường có
trạm y tế; 86,9% trạm y tế có bác sĩ làm việc.
Nhìn chung, mặc dù hệ thống y tế nói chung và mạng lưới cung ứng dịch vụ y
tế đã có nhiều cải thiện trong thời gian qua, nhưng vẫn còn tồn tại nhiều bất cập.
Nghị quyết số 20-NQ/TW của Hội nghị lần thứ 6, Ban Chấp hành Trung ương Khóa
XII (ngày 25/10/2017) về tăng cường cơng tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức
khỏe nhân dân trong tình hình mới đã chỉ ra những hạn chế, yếu kém của hệ thống y
tế đó là:
Hệ thống y tế hiện nay ở nước ta khá cồng kềnh, nhiều đầu mối, chưa đồng bộ,
thiếu ổn định, hoạt động chưa hiệu quả và phối hợp công tư chưa chặt chẽ.
Cơ chế tài chính, BHYT cịn tồn đọng nhiều bất cập, chưa phù hợp với thể chế
kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; đổi mới cơ chế hoạt động, quản lý
trong các cơ sở y tế cơng lập cịn nhiều hạn chế, lúng túng trong xử lý; mơ hình
quản lý, cơ chế quản lý y tế tư nhân còn nhiều hạn chế, yếu kém.
Hiện nay, nhu cầu chăm sóc y tế của người dân ngày càng cao, cùng với tình
trạng q tải của các bệnh viện cơng ở tuyến trên và sự phát triển mạnh của các
phòng khám cũng như bệnh viện tư nhân là những điều kiện thuận lợi để có thể huy
động nguồn lực ngồi Nhà nước đầu tư trong lĩnh vực y tế phát triển trong thời gian
tới. Trên thực tế, ngành y tế được thực hiện một số hình thức PPP như liên doanh,
liên kết đặt máy móc thiết bị khám chữa bệnh trong các bệnh viện công.


41

2.2. Hệ thống chính sách của Nhà nước trong việc huy động tham gia đầu tư

của khu vực tư nhân đối với lĩnh vực y tế
2.2.1. Các chính sách y tế chung
Trong giai đoạn vừa qua, Đảng và Nhà nước Việt Nam đã có chủ trương “Việc
đầu tư cho cơng tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân phải dựa vào các nguồn
lực khác nhau, bao gồm: đầu tư của Nhà nước, đầu tư của tư nhân, đóng góp của
cộng đồng và viện trợ quốc tế …, trong đó đầu tư của Nhà nước giữ vai trò chủ
đạo” [16]. Để thực hiện chủ trương này, nhiều biện pháp và chính sách mới được
Chính phủ ban hành nhằm cải thiện khung pháp lý theo hướng khuyến khích phát
triển mạng lưới y tế ngồi cơng lập trong cơng tác khám, chữa bệnh cũng như chăm
sóc sức khỏe (Bảng 2.3).
Bảng 2.3: Đổi mới trong khung luật pháp về cung ứng dịch vụ y tế
Tên văn bản

STT
1
2

Nội dung đổi mới

Luật bảo vệ sức khỏe

Là cơ sở pháp lý quan trọng nhất điều chỉnh hoạt động

nhân dân (1989)

cung ứng dịch vụ y tế

Quyết định số

Điều lệ cơ sở y tế - quy chế tổ chức và hoạt động của


1895/1997/QĐ-BYT

từng loại hình cơ sở y tế khác nhau

ngày 19/9/1997 của Bộ
Y tế
3

Nghị định số 95/CP

Cho phép thu một phần viện phí

ngày 27/8/1994
4
5
6

Pháp lệnh hành nghề y, Cho phép các chủ thể tư nhân hoạt động như nhà cung
dược tư nhân (2003)

ứng dịch vụ trong một số lĩnh vực y tế

Quyết định số

Về việc thu đủ phụ cấp phẫu thuật, thủ thuật trong

155/2003/QĐ-TTg

ngành y tế


Chỉ thị số 29/2004/CT

Chỉ đạo xác định giá dịch vụ y tế cơ sở công lập

-TTG ngày 16/7/2004
7

Nghị quyết số 46-

Về công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân

NQ/TƯ ngày

trong tình hình mới; trong đó, đã xác nhận sự cần thiết

23/2/2005 của Bộ

phải đẩy mạnh phát triển hệ thống y tế tư nhân trong


42

STT
8

Tên văn bản

Nội dung đổi mới


Chính trị

cơng tác khám chữa bệnh của người dân

Nghị quyết

Cho phép thực hiện một số chính sách về xã hội hóa y

05/2005/NQ-CP ngày

tế

18/4/2005
9
10

Nghị định

Khuyến khích phát triển các cơ sở cung ứng dịch vụ

53/2006/NĐ-CP

ngồi cơng lập

Nghị định

Quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực

43/2006/NĐ-CP


hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính
đối với đơn vị cơng lập

11
12

Nghị định

Về chính sách khuyến khích xã hội hóa các hoạt động

69/2008/NĐ-CP

giáo dục, dạy nghề, y tế … môi trường

Luật Khám bệnh, chữa

Quy định quyền và nghĩa vụ của người bệnh, người

bệnh (2009)

hành nghề khám, chữa bệnh và cơ sở khám, chữa
bệnh; điều kiện đối với người hành nghề khám, chữa
bệnh và cơ sở khám bệnh.

13

Nghị định

Về cơ chế hoạt động, cơ chế tài chính đối với các đơn


85/2012/NĐ-CP

vị sự nghiệp y tế công lập và giá dịch vụ khám bệnh,
chữa bệnh của các cơ sở khám, chữa bệnh công lập.

14

Nghị quyết số

Về một số cơ chế, chính sách phát triển y tế

93/2014/NQ-CP
15

Nghị định số

Về đầu tư theo hình thức đối tác cơng tư

15/2015/NĐ-CP
16

Nghị định số

Quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực

16/2015/NĐ-CP

hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính
đối với đơn vị sự cơng lập


17

Nghị định số

Về đầu tư theo hình thức đối tác cơng tư (thay thế cho

63/2018/NĐ-CP

Nghị định 15/2015/NĐ-CP)
Nguồn: Tác giả tổng hợp

Chủ yếu những đổi mới về pháp lý và chính sách nêu trên tập trung vào các
quy định cho phép thực hiện những “cải cách” trong việc cung cấp các dịch vụ
chăm sóc y tế, sức khỏe, bao gồm: (i) cho phép hành nghề y dược tư nhân, bao gồm


43

việc cho phép các cán bộ y tế công được làm tư ngồi giờ và thu viện phí; (ii) tổ
chức và phát triển Bảo hiểm Y tế; và (iii) cho phép bệnh viện công được mở các
khoa “phục vụ theo u cầu” hoặc khoa bán cơng.
Gần đây, Nhà nước có ban hành nhiều chính sách đổi mới trong lĩnh vực cải
cách giao quyền tự chủ cho các cơ sở y tế công lập, như: Nghị định số 85/2012/NĐCP ngày 15/10/2012 của Chính phủ về cơ chế hoạt động, cơ chế tài chính đối với
các đơn vị sự nghiệp (ĐVSN) y tế công lập và giá dịch vụ khám, chữa bệnh của các
cơ sở khám, chữa bệnh công lập. Nghị định này được ban hành nhằm tăng cường
thêm khả năng tự chủ về tài chính trong ĐVSN cơng lập thơng qua việc thực hiện lộ
trình tính đúng tính đủ chi phí đối với giá dịch vụ y tế. Bên cạnh đó, Nghị định 85
cũng đã cung cấp nền tảng cơ sở pháp lý cho các cơ sở y tế công lập tiến tới cơ chế
hạch toán tương tự như doanh nghiệp và có quyền tự chủ tồn bộ. Mục đích cuối
cùng là để Ngân sách Nhà nước có thể tập trung vào những dự án, địa bàn trọng

điểm và những chính sách an sinh xã hội khác của Nhà nước.
Ngoài ra, những thay đổi trong cơ chế tài chính được áp dụng cho các đơn vị
sự nghiệp, khuyến khích nguồn thu sự nghiệp ngoài ngân sách và nới lỏng các quy
định về định giá dịch vụ y tế, quyền tự chủ các đơn vị sự nghiệp, như:
- Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ (thay thế
Nghị định số 43/2006/NĐ-CP) quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực
hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với ĐVSN trong từng lĩnh
vực. Theo đó, Chính phủ cho phép các ĐVSN cơng lập có thể tự chủ về nhân lực, tổ
chức bộ máy và thực hiện nhiệm vụ.
- Nghị quyết số 93/NQ-CP ngày 15/12/2014 về một số cơ chế, chính sách phát
triển y tế. Trong đó, có nhiều chính sách khuyến khích các cơ sở khám, chữa bệnh
công được hợp tác và đầu tư để thực hiện dự án bằng vay vốn, liên doanh, liên kết
và được vay vốn tín dụng đầu tư của ngân hàng.



×