Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Hoạt động đầu tư của tập đoàn công nghiệp viễn thông quân đội viettel tại các nước campuchia lào myanmar (1)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (277.93 KB, 4 trang )

40

Myanmar nhằm tạo ra một thị trường cạnh tranh hơn và thúc đẩy lĩnh vực viễn thông
ngày càng hiện đại hóa bắt kịp xu hướng trên thế giới hơn
Myanmar là thị trường mới nổi của ASEAN với nền kinh tế đang phát triển và
thay đổi nhanh chóng, đặc biệt là về viễn thông khi hầu hết người dân đã dùng di
động. Được xem là “mỏ vàng cuối cùng” của Đông Nam Á chờ đợi khai thác,
Myanmar là thị trường hấp dẫn các nhà đầu tư hàng đầu khu vực và thế giới. Theo
đánh giá của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), Myanmar có thể tăng quy mơ nền kinh tế gấp
4 lần, lên 200 tỷ USD vào năm 2030, đang bứt tốc mạnh mẽ trong lĩnh vực viễn thông
và công nghệ thông tin.
Theo báo cáo từ Bộ Thông tin- Truyền thơng Myanamr, từ một quốc gia có tỷ
lệ sử dụng điện thoại di động thấp nhất thế giới, sau khi mở cửa, tỷ lệ sim di
động/người dân tại Myanmar tăng từ 10% lên gần 90% sau 3 năm, trong đó, tổng số
lượng thuê bao data tăng từ 600.000 lên tới hơn 16 triệu.
Trước khi mạng Mytel của Viettel gia nhập thị trường Myanmar, đến năm
2016, có 3 nhà mạng khai thác viễn thông tại Myanmar bao gồm MPT (Công ty do
Nhà nước Myanmar quản lý), Telenor (công ty vốn đầu tư của Thuỵ Sỹ) và Ooredoor
(công ty của Quatar).


41

Bảng 2.5- Các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông tại thị trường Myanmar (2017)
Tên nhà
mạng

Hình thức đầu tư

Thị phần


Đặc điểm
Từ năm 1993-2012: Công
ty viễn thông thuộc sở hữu
của nhà nước, cung cấp độc
quyền dịch vụ viễn thông
Từ năm 2013: MPT đã
được chính phủ Myanmar

Cơng ty thuộc nhà
MPT

nước Myanmar,
liên danh với nhà
mạng của Nhật Bản

Thị phần:

tái cấu trúc lại và ký hợp

50.5%

đồng liên danh với nhà

Vùng phủ 3G:
90%

mạng KDDI/Sumimoto Nhật
Bản và vẫn giữ nguyên tên
ban đầu là MPT
Cơ sở hạ tầng: cũ, lạc hậu,

chỉ tập trung phát triển ở các
thành phố lớn
Hình thức phân phối: Qua
đại lý
Lợi thế: Nguồn vốn dồi dào

Thị phần: 33%
Doanh nghiệp viễn

Telenor

thuê bao di

thông của Thuỵ Sỹ, động tại
vào thị trường
Myanmar
Myanmar từ tháng
6/2013

và kinh nghiệm đầu tư quốc
tế lâu năm
Chiến lược đầu tư: Triển
khai đồng thời mạng 2G và

Vùng phủ 3G:

3G

34.6%


Hình thức phân phối: Qua
đại lý


42

Lợi thế: nhà mạng xây dựng
hệ thống bán lẻ khi có các
cửa hàng, đại lý có mặt ở
khắp ngõ ngách của
Thị phần:

Ooredo

Myanmar

Công ty của

16.3% thuê bao

Quatar, gia nhập

di động

Điểm yếu: chỉ tập trung vào

thị trường vào

đầu tư mạng 3G trong khi


tháng 6/ 2013

Vùng phủ 3G:

vào thời điểm đó phần lớn

49.6%

nhu cầu của người dân
Myanmar là sử dụng thoại
Hình thức phân phối: Tập
trung bán lẻ.

Nguồn: Báo cáo thị trường Viettel, 2019

Biểu đồ 2.2 - Thị phần các nhà cung cấp di động tại Myanmar năm 2018

16.500%

50.500%
33.00%

MPT

Teleenor

Ooredoo

Nguồn: Báo cáo Bộ TT-TT Myanmar, 2018


Riêng với thương hiệu Mytel của Viettel, mặc dù mới vào thị trường từ năm 2018,
cùng với chiến lược kinh doanh đúng đắn, Viettel đã dành được thị phần nhất định và
những giải thưởng do Chính Phủ Myanmar trao tặng.
2.2.2.2 Khung chính sách quốc tế


43

• Hợp tác CLMV giữa các nước CLM và Việt Nam
Campuchia, Lào, Myanmar và Việt Nam là 4 nước thuộc khối Hợp tác CLMV
(tên tiếng Anh: CLMV Summit) hay Hội nghị cấp cao 4 nước Campuchia- LàoMyanmar- Việt Nam, là hội nghị giữa các nhà lãnh đạo của 4 nước trên để bàn và xúc
tiến việc hợp tác kinh tế giữa 4 nước. Không phải ngẫu nhiên, Viettel lại chọn 3 nước
này trong khối chung ASEAN để tiến hành đầu tư ra nước ngoài. Hợp tác CLMV là
cơ chế hợp tác mở, một mặt phát huy lợi thế, tiềm năng hợp tác sẵn có của các nước
CLMV, nhưng mặt khác là kênh kêu gọi hỗ trợ của các nước ASEAN khác và các
đối tác phát triển dành cho các nước CLMV. Hơn nữa, hợp tác CLMV cũng là diễn
đàn để các nước CLMV phối hợp lập trường góp phần bảo vệ lợi ích của các nước
CLMV trong tiến trình liên kết kinh tế ASEAN cũng như giữa ASEAN với đối tác
khác (Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc…). Sáu lĩnh vực hợp tác của CLMV gồm
thương mại và đầu tư; nông nghiệp; công nghiệp và năng lượng; giao thông; du lịch
và phát triển nguồn nhân lực.
Về cơ chế hợp tác, hội nghị cấp cao CLMV được tổ chức thường niên, quyết
định những vấn đề lớn và định hướng hợp tác. Để triển khai các lĩnh vực hợp tác, các
nước CLMV thành lập 6 nhóm cơng tác tương ứng với 6 lĩnh vực hợp tác, trong đó
Việt Nam điều phối 3 nhóm công tác (thương mại-đầu tư, CNTT, phát triển nguồn
nhân lực)
Ngày 28/11/2004, Hội nghị cấp cao CLMV lần thứ 1 (tại Lào) đã thông qua
Tuyên bố Vientiane về tăng cường hợp tác và hội nhập kinh tế giữa các nước CLMV
khẳng định quyết tâm của các nước CLMV tăng cường hợp tác kinh tế và hội nhập
trong các khuôn khổ hợp tác tiểu vùng Mekong, ASEAN và khu vực; kêu gọi các

nước và các tổ chức quốc tế tăng cường hỗ trợ bốn nước nhằm thu hẹp khoảng cách
phát triển.
Tại Hội nghị cấp cao CLMV lần 2 (Malaysia, tháng 12/2005), Thủ tướng các
nước CLMV đã thơng qua chương trình hành động và nhất trí phối hợp với Thái Lan
nghiên cứu khả năng kết hợp hợp tác CLMV và hợp tác ACMECS nhằm tránh trùng
lặp và nâng cao hiệu quả hợp tác.



×