Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Hoạt động đầu tư của tập đoàn công nghiệp viễn thông quân đội viettel tại các nước campuchia lào myanmar (3)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (289.3 KB, 4 trang )

48

+ Quan hệ kinh tế giữa Việt Nam- Myanmar
Từ khi thiết lập quan hệ Đối tác hợp tác toàn diện vào tháng 8/2017, hợp tác
kinh tế, thương mại và đầu tư giữa Việt Nam và Myanmar ngày càng tăng trưởng tích
cực. Đến nay, Việt Nam hiện là một trong 10 đối tác thương mại lớn của Myanmar.
Theo thống kê từ Tổng Vụ đầu tư và quản lý doanh nghiệp Myanmar cho thấy, tính
đến nay Việt Nam đứng thứ 7 trong số 50 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư
tại Myanmar với tổng vốn đăng ký trên 2,16 tỷ USD cho 25 dự án. Trong đó 16 dự
án sản xuất, 01 dự án dầu khí, 01 dự án khách sạn và du lịch; 01 dự án khai khống,
01 dự án chăn ni và thủy sản, 03 dự án giao thông và truyền thông, 02 dự án khác.
Đến nay, đã có hơn 200 DN Việt Nam đang kinh doanh và đầu tư tại Myanmar dưới
nhiều hình thức
Biểu đồ 2.5- Biểu đồ XK và NK giữa Việt Nam và Myanamar
(tính theo triệu USD)
900

792

800
700
600
462

500
345

400
300

227



200
100

378

75

33 64

102
49

82 84

117109

2008

2009

2010

2011

2012

32

134


123

56

86

2015

2016

125

0

Việt Nam XK

2013

2014

2017

Việt Nam NK

Nguồn: Báo cáo phịng thương mại & cơng nghiệp, 2018
Nhìn vào biểu đồ trên có thể thấy sự chênh lệch rõ rệt giữa Việt Nam và
Myanmar, với tỉ lệ Việt Nam xuất khẩu ln lớn hơn tỉ lệ hàng hố Việt Nam nhập
khẩu vào Myanmar. Sự khác biệt lớn nhất vào năm 2017 khi tỉ lệ xuất khẩu từ Việt
Nam sang Myanmar là 792 triệu USD, gấp hơn 6 lần tỉ lệ nhập khẩu. Việc này tạo lợi

thế cho các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu sang Myanmar khi chính sách
Myanmar ngày càng mở cửa để đón nhận nguồn đầu tư từ nước ngồi vào.
2.2.2.3 Khung chính sách quốc gia
• Mơi trường pháp lý, chính trị của các nước CLM


49

+ Mơi trường pháp lý, chính trị Lào
Lào là quốc gia có nền chính trị, pháp luật ổn định. Hiện nay, Lào thiết lập quan
hệ ngoại giao với 13 nước, đặt đại sứ quán ở 25 nước, 5 tổng lãnh sự quán, hai cơ
quan đại diện ở Niu Oóc, Giơnevơ và có quan hệ với gần 1 chính đảng ở các nước;
đồng thời là thành viên của nhiều tổ chức khu vực và quốc tế quan trọng (Liên hợp
quốc, ASEAN, ASEM, WTO…). Như Việt Nam, nước Lào yêu chuộng hoà bình, có
mối quan hệ tốt với các nước láng giềng, các nước ASEAN, đặc biệt là mối quan hệ
và hợp tác toàn diện với nước CHXHCN Việt Nam. Đây là yếu tố thuận lợi tạo sức
hấp dẫn thu hút các doanh nghiệp nước ngồi trong đó có Việt Nam vào đầu tư tại
Lào.
Về thể chế nhà nước, Lào có thể chế Cộng hoà Nhân dân; quốc hội Lào được bầu
bằng tuyển cử phổ thông đầu phiếu. Chủ tịch nước, Thủ tướng và Nội các chịu trách
nhiệm trước Ban chấp hành Trung ương Đảng Nhân dân Cách mạng Lào- là chính
đảng duy nhất tại Lào được thành lập vào ngày 22/03/1955. Ở Lào khơng có Đảng
đối lập. Người đứng đầu Nhà nước là Chủ tịch nước do Quốc hội bầu, nhiệm kỳ 5
năm. Người đứng đầu Chính Phủ là Thủ tướng do Chủ tịch nước đề cử và Quộc hội
thông qua, nhiệm kỳ 5 năm. Các chính sách quan trọng của Chính Phủ do Hội đồng
Bộ trưởng biểu quyết thơng qua. Chính phủ có tất cả 15 Bộ và cơ quan ngang bộ.
Về hệ thống pháp lý, hiến pháp Cộng hoà Dân chủ Nhân dân lào được thông qua
vào ngày 14 tháng 8 năm 1991 là văn bản pháp luật có giá trị cao nhất trong hệ thống
pháp luật của Lào. Hệ thống pháp luật của Lào được biết đến dựa theo quy tắc pháp
luật dân luật (Civil Laws). Đây là hệ thống phổ biến nhất trên thế giới, được áp dụng

ở hầu hết các quốc gia trong đó có Việt Nam.
Có thể nói, Lào và Việt Nam có nhiều điểm tương đồng về mơi trường chính trị
và hệ thống pháp lý và cùng nằm trong khu vực Đông Dương; là mặt lợi thế để Viettel
tiến hành đầu tư và thích ứng với môi trường kinh doanh tại Lào. Không chỉ vậy,
thương hiệu Unitel là sự kết hợp giữa hai doanh nghiệp của Bộ quốc phòng Lào và
Việt Nam; là mặt lợi thế rất lớn để Unitel được phát triển trên đất nước Lào
+ Mơi trường pháp lý, chính trị Campuchia


50

Theo Hiến pháp năm 1993 qui định Campuchia là quốc gia Quân chủ lập hiến. Hệ
thống quyền lực được phân định rõ giữa lập pháp, hành pháp và tư pháp gồm: Vua,
Hội đồng ngơi Vua, Thượng viện, Quốc hội, Chính phủ, Toà án, Hội đồng Hiến pháp
và các cơ quan hành chính các cấp. Về các đảng chính trị: ở Campuchia có 57 đảng
chính trị, trong đó có các Đảng lớn là: Đảng Nhân dân Campuchia (CPP), Đảng Xam
Rên-xy (SRP) của Xam Rên-xy, Đảng Mặt trận đoàn kết dân tộc vì một nước
Campuchia độc lập, trung lập, hồ bình và thống nhất (FUNCINPEC), Đảng Nơ-rơđơm Ra-na-rit (NRP) của Hồng thân Nô-rô-đôm Ra-na-rit tách ra từ Đảng
FUNCINPEC. Campuchia là nước nông nghiệp (70% dân số làm nghề nông) sống
phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên, có nhiều tài nguyên quý hiếm như đá quý,
hồng ngọc, vàng, gỗ…
+ Môi trường pháp lý, chính trị Myanmar
Myanmar theo thể chế chính Liên bang với 7 bang và 7 khu hành chính (tương
đương bang). Đến năm 2015 là cột mốc lịch sử đánh dấu chính thức việc Myanmar
chuyển giao từ chế độ độc tài (do quân đội nắm toàn bộ quyền hành) sang chế độ dân
chủ với chiến thắng của Liên đoàn quốc gia vì Dân chủ (NLD). Kể từ đây, diễn biến
chính trị ngày càng được ổn định và hịa bình.
Cùng với Lào và Campuchia, Myanmar cùng là thành viên của ASEAN, sản phẩm
nhập khẩu ưu đãi về thuế trong nội khối và với các đối tác ASEAN và có những nét
tương đồng về văn hóa và q trình, điều kiện để phát triển đất nước. Đặc biệt, đến

nay những thương hiệu hàng hóa Việt Nam đi tiên phong tại thị trường Myanmar đều
có những sản phẩm chất lượng tốt, chiếm trọn niềm tin người tiêu dùng Myanmar
như Lioa, Hanvico, Hoàng Anh Gia Lai, BIDV, Vietnam Airlines… góp phần tạo
tâm lý ưa chuộng, có thiện cảm với sản phẩm Việt Nam
• Luật đầu tư của các nước
Các nhà đầu tư nước ngồi có xu hướng thích đầu tư vào những nước có hành
lang pháp lý, cơ chế chính sách đầy đủ, đồng bộ, thơng thống, minh bạch và có thể
dự đốn được. Trọng phạm vi nghiên cứu của đề tài, tác giả nghiên cứu các luật đầu
tư tại các nước Lào- Campuchia- Myanmar như sau:


51

+ Luật đầu tư tại Campuchia
Là một trong các quốc gia đang trong giai đoạn phát triển, sự hỗ trợ của cộng
đồng quốc tế là một trong những yếu tố sống còn đối với sự phát triển của Campuchia
và thành phần kinh tế tư nhân đang đảm nhận vị trí đầu tàu với sự tăng trưởng của
Campuchia. Chính phủ Hồng gia Campuchia coi đầu tư tư nhân là một bộ phận gắn
liền với sự phát triển của nền dân chủ toàn diện và thịnh vượng ở Campuchia trong
những năm tới. Vì thế, Chính phủ ln có những cải tiến nhằm tạo ra mơi trường có
lợi cho đầu tư tư nhân. Năm 1994, Luật đầu tư của Campuchia được ban hành với
mục tiêu tạo ra khuôn khổ pháp lý cho đầu tư nước ngoài. Luật đầu tư cho ra đời Hội
đồng phát triển Campuchia (Council for the Development of Cambodia- CDC); cơ
quan thực hiện cơ chế một cửa phục vụ cho hoạt động đầu tư ở Campuchia, với cơ
quan chấp hành là Ban đầu tư Campuchia (Cambodian Invesment Board-CIB). Luật
đầu tư sau đó được sửa đổi và bổ sung vào ngày 03/02/2003 (Chương IX, giáo trình
Luật đầu tư, Đại học Luật Hà Nội)
Thứ nhất, Các nhà đầu tư được hưởng sự không phân biệt đối xử theo quy định
của Pháp luật, ngoại trừ điều quyền sở hữu đất theo quy định của Hiến pháp
Campuchia (Điều 8, Luật đầu tư)

Thứ hai, Chính phủ cam kết khơng thực hiện chính sách quốc hữu hoá gây tổn hại
đến sở hữu tư nhân của nhà đầu tư (Điều 9, Luật đầu tư)
Thứ ba, không áp đặt việc kiểm soát giá đối với hàng hoá, dịch vụ của các nhà
đầu tư có phê chuẩn từ trước của Chính phủ (Điều 10, Luật đầu tư)
+ Luật đầu tư tại Lào
Luật đầu tư nước ngoài đầu tiên của Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào được ban
hành vào năm 1988 và được thay bằng Luật khuyến khích và quản lý đầu tư nước
ngồi được Quốc hội thơng qua ngày 14/03/1994. Theo điều 4 Luật đầu tư, nhà đầu
tư nước ngồi được phép đầu tư theo hai hình thức: Liên doanh với một hoặc nhiều
nhà đầu tư Lào; doanh nghiệp 100% vốn nước ngồi. Với hình thức liên danh, vốn
góp tối thiểu là 30% tổng đầu tư liên danh.



×