Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Hoạt động đầu tư của tập đoàn công nghiệp viễn thông quân đội viettel tại các nước campuchia lào myanmar (5)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (325.64 KB, 4 trang )

56

Có thể thấy rằng, hầu hết các thị trường đầu tư của Viettel là các thị trường tại các
nước đang và kém phát triển nên việc thiếu hụt nguồn nhân lực chất lượng cao là điều
phải kể đến. Điều này thể hiện ở việc phân bổ nguồn lao động theo ngành tại 3 nước
CLM.
Biểu đồ 2.6 Tỉ lệ phân bổ lao động tại Lào theo ngành từ năm 2014-2017

21%
6%

73%

Nông nghiệp

Công nghiệp

Dịch vụ

Nguồn: Phịng Thương mại & cơng nghiệp VCCI, 2018

Biểu đồ 2.7 Tỉ lệ phân bổ lao động tại Campuchia theo ngành từ năm
2014-2017

31.5%
48.7%

19.9%

Nơng nghiệp


Cơng nghiệp

Dịch vụ

Nguồn: VCCI, phịng Thương mại & công nghiệp, 2018


57

Biểu đồ 2.8 Tỉ lệ phân bổ lao động tại Myanmar theo ngành từ năm 2014-2017

23%
7%
70%

Nông nghiệp

Công nghiệp

Dịch vụ

Nguồn: VCCI, phịng Thương mại & cơng nghiệp, 2019
Có thể nhận thấy, điểm chung của 3 nước CLM đều có tỉ lệ nơng nghiệp chiếm
50% tỉ trọng lao động của tồn quốc gia; trong khi đó tỉ trọng lao động trong lĩnh vực
dịch vụ của cả 3 quốc gia đều nằm trong khoảng 20-30%. Điều này là một thách thức
đối với Viettel trong việc tuyển dụng và lựa chọn nhân sự đầu não để phát triển kinh
doanh ở đây do trình độ lao động cịn thấp, số lượng lao động phổ thơng còn nhiều
và hệ thống quản trị đánh giá chất lượng chưa được phát huy hiệu quả tối đa
2.2.2.5 Các yếu tố hỗ trợ kinh doanh
Cả 3 nước Lào- Campuchia- Myanmar hiện tại đều theo xu thế mở cửa thị trường

và có những chính sách thơng thống khuyến khích đầu tư FDI vào 3 nước.
Tại thị trường Campuchia, Chính phủ áp dụng biện pháp khuyến khích đầu tư với
các ngành cơng nghiệp tiên phong và/ hoặc công nghệ cao. (Điều 12, Luật đầu tư) và
thuế thu nhập doanh nghiệp là 20%; doanh nghiệp được miễn thuế kể từ năm đầu tiên
có lợi nhuận. Thời hạn miễn thuế là 3 năm sau khi có lợi nhuận; thời gian miễn thuế
tối đa là 8 năm và doanh nghiệp được phép lỗ 5 năm. Tương tự thế, thị trường Lào
và Myanmar cũng có những chính sách khuyến khích FDI như giảm thuế nhập khẩu
đối với các mặt hàng khuyến khích đầu tư; giảm thủ tục hành chính khi nhập khẩu;
tiến hành khai thủ tục hải quan điện tử để giảm bớt thời gian chờ hàng, …
Có thể thấy rằng, tại thị trường 3 nước CLM, Viettel có được lợi thế lớn khơng
chỉ bởi sự tương đồng về mơi trường kinh tế, chính trị mà còn bởi việc mở rộng về
giao lưu kinh tế, văn hố giữa Việt Nam và 3 nước cịn lại. Việc Viettel mở rộng kinh


58

doanh tại các thị trường trên không chỉ giúp phát triển thị trường viễn thơng các nước
mà cịn giúp góp phần thắt chặt mối quan hệ hữu nghị truyền thống, tình đồn kết đặc
biệt giữa Việt Nam và các nước cịn lại thêm gắn bó, phát triển. Trong 3 thị trường
trên, Lào là quốc gia có quan hệ gắn bó hơn cả. Việt Nam và Lào cùng ký kết với
nhau rất nhiều các hiệp định song phương, các Nghị định, thoả thuận hợp tác như
Hiệp định miễn thị thực cho cơng dân mang hộ chiếu phổ thơng (ký ngày 05/4/2004
có hiệu lực từ ngày 01/7/2004); Hiệp định về Hợp tác Kinh tế, Văn hóa, Khoa học
Kỹ thuật giữa Chính phủ CHXHCN Việt Nam và Chính phủ CHDCND Lào giai đoạn
2006-2010 (04/ 01/2006); hiệp định Thương mại Việt Nam- Lào (03/2015),… Ngồi
ra, Việt Nam và Lào cũng có tổ chức nhiều những buổi xúc tiến thương mại, các hội
chợ, triển lãm xuyên biên giới nhằm giao lưu kinh tế giữa 2 nước và mở rộng hợp tác
ở các lĩnh vực kinh tế. Tương tự như Lào, Việt Nam và Campuchia, Myanmar đều có
những hoạt động xúc tiến thương mại như tổ chức các buổi giao lưu kinh tế, văn hoá,
các hoạt động marketing thúc đẩy FDI giữa các bên.

Không chỉ vậy, Viettel được hưởng điều kiện thuận lợi về tự nhiên giữa 3 nước
CLM do cùng nằm trong khu vực Đông Nam Á. Ngoài ra, Việt Nam- Lào- Campuchia
là 3 nước giáp nhau và cùng nằm trong khu vực Đông Dương nên việc di chuyển
thuận tiện và có nét tương đồng về văn hố- chính trị- xã hội giữa các nước.
Về thói quen tiêu dùng viễn thơng của người dân 3 nước CLM, người dân các
nước này đều có thói quen tiêu dùng giống người Việt Nam khi đều mong muốn được
tìm hiểu và học hỏi về xu hướng cơng nghệ hiện đại cũng như bắt nhịp với công nghệ
viễn thông trên thế giới.
2.2.3 Các yếu tố liên quan đến chính sách khuyến khích FDI của Việt Nam
Để thúc đẩy hoạt động đầu tư ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam,
chính phủ Việt Nam ln có những chính sách khuyến khích các doanh nghiệp tiến
hành đầu tư ra nước ngoài bằng cách hỗ trợ cho vay vốn doanh nghiệp với mức lãi
suất ưu đãi và áp dụng mức thuế xuất khẩu 0% đối với các mặt hàng khi xuất khẩu ra
thị trường nước ngồi. Theo đó, Bộ kế hoạch- Đầu tư đã đưa ra những giải pháp thúc
đẩy đầu tư ra nước ngoài như sau


59

• Định hướng về địa bàn đầu tư ra nước ngồi
Nhà nước khuyến khích các doanh nghiệp tiếp tục khai thác và phát huy thế mạnh
của các thành phần kinh tế Việt Nam trong việc đầu tư vào các thị trường truyền
thống như Lào, Campuchia, các nước trong khu vực ASEAN, Liên bang Nga, … và
từng bước mở rộng thị trường đầu tư sang các nước Mỹ Latinh, Đông Âu, Châu
Phi,… dựa trên cơ sở lợi thế so sánh và thực lực các thành phần kinh tế của Việt Nam.
Điều này được coi là định hướng đúng đắn mà Viettel đã áp dụng khi bước đầu phát
triển thị trường ở Lào, Campuchia và mở rộng dần sang các nước thuộc châu lục khác
• Lĩnh vực ưu tiên đầu tư ra nước ngồi
Chính Phủ hỗ trợ các dự án đầu tư ra nước ngoài trong các lĩnh vực về năng lượng,
khai thác tài ngun thiên nhiên, thăm dị dầu khí, điện tử- viễn thơng.

• Giải pháp hỗ trợ thúc đẩy đầu tư ra nước ngoài
Các Bộ, ban, ngành tiếp tục và xây dựng, hồn thiện khung pháp lý, chính sách đầu
tư ra nước ngoài nhằm tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp xuất khẩu; cải tiến thủ tục
đầu tư ra nước ngoài theo hướng thuận tiện, mở rộng các dự án thuộc diện đăng ký,
giảm bớt can thiệp bằng các biện pháp hành chính; đồng bộ các biện pháp khuyến
khích đầu tư một cách cụ thể, trong đó hỗ trợ các doanh nghiệp bằng cách cung cấp
thông tin môi trường, cơ hội đầu tư tại các nước sở tại, bảo hộ quyền lợi doanh nghiệp
trong quá trình kinh doanh tại nước ngồi.
Nhìn chung, các quy định liên quan đến việc khuyến khích đầu tư nước ngồi
được quy định trong các điều khoản Luật và nghị định như: Luật đầu tư năm 2014,
tập trung vào Chương V- Hoạt động đầu tư ra nước ngoài; Luật của nước tiếp nhận
đầu tư (cụ thể là Luật đầu tư của các nước Lào- Campuchia- Myanmar); Nghị định
số 108/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn
thi hành một số điều của Luật Đầu tư; Quyết định số 1088/2006/QĐ-BKH ngày
18/10/2006 của Bộ kế hoạch va Đầu tư về việc ban hành các mẫu văn bản thực hiện
thủ tục đầu tư tại Việt Nam; Nghị định số 78/2006/NĐ-CP ngay 9/8/2006 quy định
về ĐTRNN và các thông tư ngành, liên ngành của các Bộ, ban, ngành liên quan đến
đầu tư.



×