Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Hoạt động đầu tư của tập đoàn công nghiệp viễn thông quân đội viettel tại các nước campuchia lào myanmar (8)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (295.45 KB, 4 trang )

68

mạng lớn nhất cả về hạ tầng và kinh doanh. Về mạng lưới, Mytel là mạng di động
đầu tiên và duy nhất ở Myanmar được đầu tư công nghệ hiện đại nhất, cơng nghệ 4G
trên phạm vi tồn quốc ngay khi khai trương. Về kinh doanh, chỉ trong 10 ngày kể từ
khi khai trương, Mytel đã có 1 triệu khách hàng, con số tăng lên 2 triệu và 3 triệu chỉ
trong 2 tháng và 3 tháng sau khi trương. Đến nay, Mytel là nhà mạng có hạ tầng 4G
lớn nhất Myanmar, số khách hàng đạt 5,5 triệu thuê bao, chiếm 14% thị phần di động
và số khách hàng của Mytel sẽ tăng lên 8 triệu tại Myanmar vào cuối năm 2019 (Theo
báo cáo Viettel Global, 2018)
❖ Chiến lược đầu tư: Chiến lược của người đến sau
Để tạo lợi thế trong cuộc cạnh tranh tại Myanmar khi chỉ là người đến sau, Viettel
đã quyết định triển khai công nghệ viễn thông hiện đại nhất cho thị trường này. Trong
năm đầu tiên chính thức kinh doanh, Mytel đã đầu tư mạnh cho hạ tầng viễn thơng,
với hơn 7.000 trạm thu phát sóng băng rộng 4G, biến Mytel trở thành thương hiệu di
động đầu tiên và duy nhất phủ sóng 4G trên phạm vi toàn quốc khi khai trương. Riêng
với 33.000 km cáp quang, Mytel có lợi thế cạnh tranh lớn trong xu thế phát triển
mạnh mẽ của nền tảng di động băng rộng thế hệ mới.
Không chỉ đầu tư vào công nghệ, Viettel còn mang tới Myanmar triết lý bán hàng
đặc biệt của riêng mình. Khơng dừng lại ở việc mở các đại lý cố định ở các thủ phủ,
Mytel là nhà mạng duy nhất tại Myanmar len lỏi tới mọi người dân ở khắp các vùng
xa xôi, hẻo lánh nhất, bằng việc xây dựng đội ngũ bán hàng lưu động sâu đến từng
hộ gia đình.
Sản phẩm của Mytel có đặc trưng công nghệ cao, giá cả thấp và những ưu đãi mới
mẻ giúp người dân có được trải nghiệm cơng nghệ với giá cả ưu đãi hơn so với các
nhà mạng khác. Giá cước Mytel gọi nội mạng chỉ bằng một nửa so với các mạng
khác. Data của Mytel cũng nhiều ưu đãi hơn khi kích hoạt có 1,5 GB trong 3 tháng
và 300 phút.
❖ Thành tựu



69

Mặc dù là thương hiệu đến sau nhưng Mytel đã mang những công nghệ mới nhất
cho người dân Myanmar trải nghiệm. Mới đi vào hoạt động từ năm 2018, chỉ sau 1
năm, Mytel đã có những thành tích đáng kể:
• Tổng vốn đăng ký đầu tư của dự án chiếm 66% vốn đăng ký đầu tư của Việt
Nam vào Myanmar. Với dự án này, Việt Nam, từ vị trí số 10, vươn lên đứng
thứ 7 trong số 49 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Myanmar
• Myanmar là thị trường thứ 10, là thị trường có quy mơ lớn nhất, dân số đông
nhất trong tất cả các thị trường mà Viettel đã đầu tư.
• Là nhà mạng có hạ tầng viễn thông lớn nhất Myanmar và là nhà cung cấp 4G
lớn nhất Myanmar với gần 7.200 trạm phủ sóng di động băng rộng tới 90%
dân số Myanamar và 33.000 km cáp quang (lớn nhất Myanmar, gấp đôi đối
thủ liền kề).
Để đạt được những thành công tại các thị trường ASEAN trên, Viettel ln có
chiến lược đầu tư đúng đắn về hình thức, quy mơ cũng như các kế hoạch đầu tư đúng
đắn để phát huy thế mạnh và hạn chế rủi ro trong đầu tư tại các thị trường nước ngoài.
Mặc dù là thương hiệu đến sau tại các thị trường CLM, Viettel luôn biết chú trọng
đầu tư vào hạ tầng cũng như kinh doanh đa dạng các dịch vụ, không chỉ dừng lại ở
việc kinh doanh thuê bao di động mà cịn phát triển cơng nghệ kết nối Internet và các
dịch vụ giá trị gia tăng để đạt được thị phần trong mọi lĩnh vực CNTT tại các nước
sở tại.
2.3

Thực tiễn đầu tư của Viettel tại thị trường 3 nước CLM

2.3.1 Tình hình đầu tư ra nước ngồi của Viettel tại 3 nước CLM
2.3.1.1 Quy mơ dự án
Khi thị trường viễn thông nội địa gần như bão hoà, việc mở rộng ra thị trường
nước ngoài gần như là điều tất yếu với các doanh nghiệp viễn thông. Lựa chọn Lào,

Campuchia và Myanmar là 3 thị trường thuộc khu vực ASEAN để đầu tư, Viettel đã
có bước đầu tư đúng đắn khi tiến hành đầu tư tại 3 thị trường này.
• Tại thị trường Lào


70

Ngày 07/02/2008, Viettel Global chính thức nhận giấy phép đầu tư ra nước ngồi
của Chính phủ Việt Nam để thực hiện dự án tại Lào, với cơ cấu vốn góp 49% (vốn
bằng thiết bị trong thời gian 1 năm kể từ khi thành lập liên danh). Theo báo cáo tài
chính của Viettel Global năm 2018, tổng mức đầu tư của dự án là 83,7 triệu USD
(tương đương 844.478 triệu Kíp Lào và 1.344.086.067.109,8 VND), bao gồm: (1)
Thiết bị mạng và truyền dẫn đầu tư mới: 61,34 triệu USD, trong đó Viettel đóng góp
15,9 triệu USD; (2) Tài sản thiết bị của Lao Asia Telecom (LAT)- công ty liên danh
của Viettel chuyển sang là 16,55 triệu USD. Về công nghệ sử dụng, dự án tiếp tục
lựa chọn triển khai mạng di động tế bào mặt đất - GMS tại Lào.
• Tại thị trường Campuchia
Campuchia là thị trường đầu tiên Viettel tiến hành đầu tư vào với tên thương hiệu
Metfone; chính thức cung cấp dịch vụ vào ngày 19/02/2009; triển khai tại 25/25 tỉnh
của Campuchia. Đến hết 2018, Metfone đã giúp Viettel hoàn vốn về cổ tức gần 250
triệu USD, gấp gần 6 lần vốn đầu tư. Thị trường này đã hoàn vốn sau 4 năm kinh
doanh. Chỉ sau 4 năm kinh doanh, thương hiệu Metfone đã xếp vị trí số 1 về thị phần,
chiếm gần 50% thị phần viễn thông di động. Tại Campuchia, tổng vốn đầu tư của
Viettel khoảng 40 triệu USD. Tính đến năm 2019, doanh thu luỹ kế tính đến 2019 là
2,245 tỷ USD, lợi nhuận luỹ kế đạt gần 300 triệu USD và ln duy trì tăng trưởng ở
mức trên 40%.
• Tại thị trường Myanmar
Myanmar là thị trường mới nhất và thị trường quốc tế chiến lược của Viettel đầu
tư vào năm 2018 với thương hiệu Mytel. Myanmar là nền kinh tế có tốc độ tăng
trưởng kinh tế cao nhất trong tất cả các thị trường nước ngồi của Viettel tính đến

thời điểm hiện nay (tốc độ tăng trưởng 7%), và cũng là thị trường quốc tế có số dân
đơng nhất (53 triệu người). Nếu như cách đây 13 năm, Viettel chỉ bắt đầu đầu tư vào
thị trường Campuchia với tổng vốn là 1 triệu USD khi sang Campuchia và giờ
Metfone có hơn 5,1 triệu thuê bao sau 10 năm. Khi đầu tư sang Myanmar, Viettel đã
thực hiện dự án với tổng vốn đầu tư 1,5 tỷ USD, và chỉ mất 8 tháng để đạt 5,2 triệu
thuê bao. Mytel là mạng di động duy nhất tại Myanmar cung cấp dịch vụ 4G toàn
quốc ngay khi khai khai trương. Trong khi đó, các nhà cung cấp trước khi Mytel gia


71

nhập vào chỉ phủ sóng ở các thành phố lớn trước, sau đó mới mở rộng ra các thành
phố nhỏ và vùng nông thôn
2.3.1.2 Địa điểm đầu tư
ASEAN là thị trường đầu tiên mà Viettel đặt những bước chân khi tiến hành
đầu tư trực tiếp ra nước ngoài. Tại khu vực ASEAN, Viettel tiến hành đầu tư tại 4
nước Lào- Campuchia- Myanmar- Haiti. Sở dĩ Viettel lựa chọn các điểm đến này mà
không phải các thị trường khác tại Đông Nam Á do một số lý do sau:
Thứ nhất, các nước Lào- Campuchia-Myanmar là các quốc gia có chỉ số kinh
tế kém phát triển hơn so với Việt Nam tại khu vực Đông Nam Á.
Bảng 2.11- Xếp hạng chỉ số GDP bình quân đầu người các nước ASEAN năm
2019
STT

Quốc gia

GDP per capita (USD/người/ năm)

1


Việt Nam

2.750

2

Campuchia

1.509

3

Lào

1.324

4

Myanmar

1.298
Nguồn: Đánh giá chỉ số GDP, Quỹ tiền tệ quốc tế IMF, 2019

Nhìn vào bảng số liệu có thể thấy, Việt Nam xếp trên các nước tiến hành FDI
về chỉ số phát triển kinh tế (GDP); với GDP bình quân đầu người (GDP per capita)
đạt gần 3.000 USD/ người/ năm. Trong khi đó, chỉ số GDP bình quân đầu người của
Lào, Campuchia và Myanmar đều thấp hơn chỉ số của Việt Nam. Việc đầu tư vào các
nước có kém phát triển hơn tại khu vực Châu Á là chiến lược đầu tư đúng đắn giúp
Viettel tận dụng được các chính sách ưu đãi về đầu tư cũng như cơ hội thị trường
chưa khai thác bằng việc hưởng lợi từ các chính sách ưu đãi của các nước do quan hệ

mật thiết giữa Việt Nam và các nước Lào- Campuchia-Myanmar và lợi thế 3 nước
thuộc khu vực Đơng Dương tương đồng về mặt địa lý, chính trị và luật pháp giữa
các nước.
2.3.1.3 Lĩnh vực đầu tư



×