Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Hoạt động đầu tư của tập đoàn công nghiệp viễn thông quân đội viettel tại các nước campuchia lào myanmar (9)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (225.92 KB, 4 trang )

72

Tại 3 thị trường CLM, Viettel tiến hành đầu tư vào lĩnh vực viễn thông; không
chỉ dừng lại ở việc phát triển thuê bao di động mà còn các dịch vụ giá trị gia tăng như
Chính quyền điện tử (e-government), học trực tuyến (e-learning), thanh toán điện tử
(e-money) và các dịch vụ gia tăng khác. Cụ thể hơn:
+ Thị trường Lào: Viettel tiến hành khai thác thị trường Lào bằng việc đầu tư hạ
tầng và cung cấp các dịch vụ viễn thông. Lào là quốc gia rất gần gũi với Việt Nam và
có sự tương đồng về thị trường giữa 2 nước. Không chỉ triển khai các dịch vụ thoại
thông thương, Viettel tại Lào còn cung cấp các dịch vụ như mạng 3G/4G và phát triển
dịch vụ 5G cũng như dịch vụ ví điện tử e-money.
+ Thị trường Campuchia: Campuchia là thị trường đầu tiên Viettel tiến hành đầu
tư quốc tế nên việc tìm hiểu về thị trường và phương thức xâm nhập tại thị trường
này là yếu tố đặt lên hàng đầu. Vào những năm đầu 2008, Campuchia là một thị
trường di động đầy tiềm năng bởi người dân chủ yếu dùng di động (chỉ có 5% dân số
sử dụng điện thoại cố định). Các sản phẩm của Viettel đầu tư tại Campuchia bao gồm:
• Dịch vụ viễn thơng
(i) Thiết lập mạng điện thoại chuyển mạch công cộng nội hạt (PSTN) và kết nối với
các mạng viễn thông công cộng khác để cung cấp các dịch vụ: điện thoại, fax trên
toàn quốc.
(ii) Thiết lập mạng nhắn tin và kết nối với các mạng viễn thông công cộng khác để
cung cấp dịch vụ trung kế vô tuyến nội hạt trên phạm vi toàn quốc.
(iii) Cung cấp dịch vụ điện thoại đường dài trong nước và quốc tế sử dụng công nghệ
VoIP.
• Internet băng thơng rộng
Cung cấp ADSL, FTTH, Wimax và dịch vụ truy cập Internet công cộng (ISP) và kết nối
Internet (IXP).
• Dịch vụ giá trị gia tăng e-money, dự án CNTT cho trường học
Metfone chú trọng phát triển thuê bao Ví điện tử của Metfone, xây dựng tập khách
hàng bền vững để tạo thành hệ sinh thái các dịch vụ số riêng.
+ Thị trường Myanmar:




73

Myanmar là thị trường mới mà Viettel mới tiến hành thâm nhập vào từ năm 2018
sau nhiều năm khảo sát thị trường và lên kế hoạch đầu tư. Tại thị trường Myanmar, Viettel
tập trung nhiều vào việc đầu tư hạ tầng với việc đầu tư hơn 7000 trạm thu phát sóng băng
thơng rộng 4G và hơn 30.000 km cáp quang trên tồn quốc, bao gồm cả nơng thơn & thành
thị. Viettel đầu tư phần lớn vào việc xây dựng hạ tầng để phát triển công nghệ 4G, 5G để
tạo lợi thế cạnh tranh mới so với các hãng đối thủ tại thị trường. Tương tự thị trường
Campuchia, Viettel kinh doanh các sản phẩm về thuê bao di động và dịch vụ ví điện tử Emoney, tập trung vào phân khúc dữ liệu (data) kết hợp dịch vụ số (digital services) kiểu
mới.
2.3.1.4 Hình thức đầu tư
Khi thị trường viễn thơng nội địa gần như bão hoà, việc mở rộng ra thị trường
nước ngoài gần như là điều tất yếu với các doanh nghiệp viễn thông. Lựa chọn Lào,
Campuchia và Myanmar là 3 thị trường thuộc khu vực ASEAN để đầu tư, Viettel đã
có bước đầu tư đúng đắn khi tiến hành đầu tư tại 3 thị trường này.
• Thị trường Campuchia- Đầu tư 100% vốn đầu tư nước ngoài
Campuchia là thị trường đầu tiên Viettel tiến hành đầu tư vào với tên thương hiệu
Metfone; chính thức cung cấp dịch vụ vào ngày 19/02/2009; triển khai tại 25/25 tỉnh
của Campuchia. Đến hết 2018, Metfone đã giúp Viettel hoàn vốn về cổ tức gần 250
triệu USD, gấp gần 6 lần vốn đầu tư. Thị trường này đã hoàn vốn sau 4 năm kinh
doanh. Chỉ sau 4 năm kinh doanh, thương hiệu Metfone đã xếp vị trí số 1 về thị phần,
chiếm gần 50% thị phần viễn thông di động. Tại Campuchia, tổng vốn đầu tư của
Viettel khoảng 40 triệu USD. Tính đến năm 2019, doanh thu luỹ kế tính đến 2019 là
2,245 tỷ USD, lợi nhuận luỹ kế đạt gần 300 triệu USD và ln duy trì tăng trưởng ở
mức trên 40%.
Tại Campuchia, Viettel tiến hành kinh doanh mạng viễn thông với thương hiệu
Metfone. Metfone được hình thành từ phiên âm tiếng Khmer “mette” – có nghĩa là
“người bạn”. Slogan của Metfone: Closer than close friend (dịch nghĩa: Thân hơn cả

bạn thân). Bằng việc thêm vào từ tiếng Anh được sử dụng phổ biến về viễn thông
“fone”, Viettel tạo ra một thương hiệu mang đậm nét Campuchia nhưng vẫn chứa


74

đựng những giá trị hiện đại về viễn thơng tồn cầu. Tình bạn và nâng cao cuộc sống
là 2 giá trị được người Campuchia rất coi trọng. Do vậy, mạng Metfone muốn trở
thành người bạn thân thiết của người dân Campuchia và đem đến cuộc sống tốt đẹp
hơn cho họ.
Sau khi được Bộ Kế hoạch và Đầu tư phê duyệt tại giấy phép số 2563/GP ngày
19/4/2006, Viettel đã thành lập Cơng ty 100% vốn nước ngồi tại Campuchia với tên
gọi Viettel Campuchia Pte, Ltd, với mục tiêu khảo sát và tiếp cận thị trường
Campuchia nhằm khai thác cơ hội đầu tư vào thị trường này. Viettel cũng đã được
Bộ Thương mại Campuchia cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 1255 ngày
08/05/2006
Trên cơ sở công ty đã được thành lập ở Campuchia, Viettel đầu tư 100% vốn để
xây dựng mới mạng di động sử dụng công nghệ GSM tại Campuchia với thương hiệu
Metfone. Có thể nói Campuchia là thị trường đầu tiên mà Viettel lựa chọn để tiến
hành đầu tư ra nước ngồi. Tại Phnơm Pênh, Viettel th một văn phòng làm trụ sở
làm việc, thuê đất để xây dựng một phòng máy trung tâm để đặt các thiết bị mạng lõi.
Ngồi ra, Viettel cũng th 6 vị trí tại các tỉnh khác ngoài Phnompenh để làm cửa
hàng giao dịch, chỗ làm việc cho bộ phận ứng cứu thông tin và các vị trí để đặt thiết
bị BTS. Vào ngày 19/02/2009, Viettel khai trương mạng viễn thông tại Campuchia
với thương hiệu “Metfone”, là thương hiệu đầu tiên của Viettel tiến hành đầu tư ra
thị trường nước ngoài.
Sau khi nghiên cứu kĩ thị trường Campuchia và tiềm lực của mình, Viettel đã
quyết định lựa chọn phương thức đầu tư trực tiếp bằng việc xây dựng công ty tại nước
sở tại. Với một công ty cạnh tranh về công nghệ, kỹ thuật, việc thành lập doanh nghiệp
100% vốn nước ngoài là phương thức thâm nhập thị trường tốt nhất để giảm thiểu rủi

ro do việc mất khả năng kiểm soát và giám sát công nghệ trong cạnh tranh. Hơn nữa,
việc thành lập cơng ty con cịn giúp cho Tổng cơng ty Viettel có thể tự chủ động
hoạch định mọi chiến lược, kiểm soát chặt chẽ các hoạt động ở các thị trường khác
nhau do đó, thực hiện lợi thế quy mơ, lợi thế vị trí, tác động kinh nghiệm và hỗ trợ
cạnh tranh giữa các thị trường.


75

Việc đầu tư trực tiếp cũng tạo cho Tổng công ty Viettel những bất lợi: trước hết,
đây là phương thức tốn kém nhất vì cơng ty phải đầu tư 100% vốn xây dựng hạ tầng,
mạng lưới…, phục vụ thị trường nước ngồi. Tiếp đến, cơng ty mẹ phải chịu tồn bộ
rủi ro của việc thành lập công ty con ở nước ngoài do sự biến động của các điều kiện
kinh tế, chính trị, xã hội.…Tuy nhiên, vượt qua những khó khăn đó, Viettel đã đạt
được những thành tựu rất đáng kể và trở thành thương hiệu viễn thông số 1 tại
Campuchia.
• Thị trường Lào- thành lập cơng ty liên danh với doanh nghiệp nhà nước
Ngày 07/02/2008, Viettel Global chính thức nhận giấy phép đầu tư ra nước ngồi
của Chính phủ Việt Nam để thực hiện dự án tại Lào, với cơ cấu vốn góp 49% (vốn
bằng thiết bị trong thời gian 1 năm kể từ khi thành lập liên danh) và là thị trường thứ
hai Viettel tiến hành đầu tư FDI sau thị trường Campuchia.
Viettel thâm nhập vào thị trường Lào với thương hiệu Unitel. Từ Uni trong nghĩa
từ United- Đoàn kết. Đây được coi là giá trị cốt lõi dân tộc của Lào. Với slogan “Make
life better” (dịch nghĩa: Làm cho cuộc sống tốt đẹp hơn), thương hiệu Unitel được
Viettel kỳ vọng trở thành mạng viễn thông kết nối dân tộc Lào và cùng nhau đem đến
ý nghĩa tốt đẹp hơn.
Căn cứ vào khả năng của Tập đoàn và tình hình thị trường viễn thơng Lào, cùng
với sự ủng hộ khuyến khích của Chính phủ hai nước Việt Nam- Lào, BQP Việt Nam
và BQP Lào, Viettel Global đã tiến hành đầu tư sang Lào theo phương thức liên danh
với công ty Viễn thông quân đội Lào (Lao Asia Telecom, viết tắt là L.A.T), là doanh

nghiệp trực thuộc BQP Lào. Kết quả là sự ra đời của Công ty liên danh Star Telecom
(viết tắt STL). Theo đó, ngày 07/02/2008, Viettel Global chính thức nhận giấy phép
đầu tư ra nước ngồi của Chính phủ Việt Nam để thực hiện dự án tại Lào. Ngày
21/02/2008, doanh nghiệp nhận giấy phép đầu tư và thành lập công ty Star Telecom
tại Đường Nongbone, phường Phonesay, quận Saysettha, thành phố Vientiane,
CHDCND Lào. Hình thức đầu tư tại Lào là liên doanh với công ty nước sở tại thuộc
Bộ Quốc Phòng Lào; theo cơ cấu vốn góp Viettel Global đóng góp 49% (vốn bằng
thiết bị trong thời gian 1 năm kể từ khi thành lập liên doanh); cơng ty LAT góp 51%



×