Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Hoạt động đầu tư của tập đoàn công nghiệp viễn thông quân đội viettel tại các nước campuchia lào myanmar (14)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (225.13 KB, 4 trang )

92

Thứ ba, xu hướng điện toán đám mây (cloud computing) được nhắc đến như một
thành tựu công nghệ hiện nay; khi mọi dữ liệu đều được cho phép lưu trên ứng dụng
cloud; cho phép lưu trữ dữ liệu một cách tối đa. Các nhà mạng ngày càng coi trọng
việc phát triển cloud; cho phép lưu trữ lớn thông tin khách hàng và phát triển các ứng
dụng công nghệ trên cloud. Lợi ích mở rộng của điện tốn đám mây phù hợp với khả
năng mở rộng, phát triển nhanh của dữ liệu các ứng dụng Trí tuệ nhân tạo (AI) và
Internet vạn vật (IoT- Internet of Things). Vì thế, việc đầu tư vào hạ tầng công nghệ
là một điều kiện thiết yếu để mở rộng đầu tư.
Thứ tư, xu hướng e-SIM sẽ thay đổi hình thái dịch vụ điện thoại địi hỏi các doanh
nghiệp viễn thông phải nghiên cứu công nghệ này thay thế các SIM điện thoại truyền
thống. Những con chip e-SIM được gắn sẵn vào trong các thiết bị, từ điện thoại thơng
minh đến máy tính xách tay hay máy tính bảng nhằm bảo đảm sự kết nối di động liên
tục giữa các thiết bị, bất kể ở đâu và vào lúc nào.
Thứ năm, bên cạnh các xu hướng chung về công nghệ trên thế giới, tại Việt Nam
xu hướng Make in Vietnam do chỉ đạo từ Bộ TT-TT cũng là một xu hướng rất được
quan tâm. Xu hướng này đang nhận được sự quan tâm đầu tư lớn từ các Tập đoàn về
CNTT lớn như Viettel, FPT, VNPT, MISA… Theo quan điểm trên, các sản phẩm và
dịch vụ về công nghệ sẽ được nghiên cứu và sản xuất tại Việt Nam để phát triển về
cơng nghệ thay vì nhập khẩu hoặc OEM thiết bị. “Make in Vietnam” là xu hướng một
bước đi cần thiết giúp Việt Nam phát triển bền vững cũng là cơ hội và động lực phát
triển của Việt Nam trong cuộc Cách mạng công nghệ 4.0.
3.2 Chiến lược đầu tư của Viettel tại các thị trường quốc tế giai đoạn 2020-2030
3.2.1 Chiến lược phát triển của Viettel tại các thị trường quốc tế từ 2020-2030
Chiến lược từ năm 2018- 2030, Viettel duy trì tốc độ tăng trưởng 10-15%, trở
thành Tập đồn cơng nghệ kinh doanh tồn cầu, tiếp tục duy trì vị thế dẫn dắt số 1
Việt Nam về Viễn thông và Công nghiệp công nghệ cao, trở thành top 150 doanh
nghiệp lớn nhất thế giới vào năm 2030, trong đó top 10 về Viễn thông và CNTT; Top
20 về Công nghiệp Điện tử Viễn thơng; Top 50 về Cơng nghiệp an tồn, an ninh
mạng. Cơ cấu doanh thu viễn thông và công nghệ thông tin chiếm 55%; công nghiệp


công nghệ cao chiếm 25%, lĩnh vực đầu tư vào đổi mới, sáng tạo chiếm 10% và lĩnh


93

vực truyền thống là 10%. Trong chiến lược giai đoạn 4 của mình, Viettel cũng xác
định phải đi đầu trong cuộc cách mạng 4.0 cho nền kinh tế với vai trị dẫn dắt và lan
tỏa cả về cơng nghệ, dịch vụ, mơ hình kinh doanh, nghiên cứu sản xuất, sản phẩm.
Trong đó tập trung vào các dự án 4.0 cho Chính phủ điện tử, giáo dục, nơng nghiệp,
thành phố thơng minh, … từ cấp Trung ương đến cấp địa phương, tới từng lĩnh vực
cuộc sống.
Trong chiến lược này, cơ cấu doanh thu viễn thông và công nghệ thông tin
chiếm 55%; công nghiệp công nghệ cao chiếm 25%, lĩnh vực đầu tư vào đổi mới,
sáng tạo chiếm 10% và lĩnh vực truyền thống là 10%. Viettel cũng xác định phải đi
đầu trong cuộc cách mạng 4.0 cho nền kinh tế với vai trị dẫn dắt và lan tỏa cả về
cơng nghệ, dịch vụ, mơ hình kinh doanh, nghiên cứu sản xuất, sản phẩm. Trong đó
tập trung vào các dự án 4.0 cho Chính phủ điện tử, giáo dục, nơng nghiệp, thành phố
thông minh, … từ cấp Trung ương đến cấp địa phương, tới từng lĩnh vực cuộc sống.
Trong giai đoạn ngắn hạn từ 2020-2024, Viettel đề ra 5 mục tiêu cần đạt được
để duy trì tốc độ tăng trưởng như hiện tại. Thứ nhất, Viettel sẽ tiếp tục giữ vững, nâng
tầm vị trí Tập đồn kinh tế số 1 của quốc gia, duy trì tốc độ tăng trưởng từ 10%/năm
trở lên, trong đó cơng nghiệp cơng nghệ cao đóng góp 50% tỷ trọng doanh thu và lợi
nhuận. Thứ hai, Viettel nâng cao hiệu quả đầu tư quốc tế để trở thành Tập đồn tồn
cầu nằm trong 20 doanh nghiệp viễn thơng lớn nhất thế giới. Thứ ba, Viettel sẽ tiến
hành phát triển chiến lược nghiên cứu, sản xuất thiết bị, hiện thực hóa xây dựng Tổ
hợp cơng nghiệp cơng nghệ cao, cơng nghiệp quốc phịng, tiến tới là doanh nghiệp
sản xuất các thiết bị viễn thông công nghệ cao. Thứ tư, Viettel sẽ đi tiên phong thực
hiện cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 bằng cách nhanh chóng triển khai cơng nghệ
5G và các hạ tầng đáp ứng cơ hội phát triển trong cuộc CMCN 4.0; đẩy mạnh 3 ngành
công nghiệp công nghệ cao gồm Công nghiệp điện tử viễn thông, Công nghiệp quốc

phịng và Cơng nghiệp an ninh mạng. Thứ năm, Viettel tiếp tục xây dựng đạo đức và
khát vọng của người Viettel, trở thành mẫu mực của con người mới, hội nhập quốc
tế và bắt kịp xu hướng công nghệ toàn cầu.


94

3.2.2 Chiến lược đầu tư của Viettel tại thị trường 3 nước CLM từ 2020-2030
Có một đặc điểm chung nhất ở hầu hết các nước mà Viettel đầu tư đến là: có
nền kinh tế chậm phát triển, mức thu nhập bình quân vào dạng thấp của thế giới; là
những quốc gia có địa hình khơng thuận lợi, nhiều đồi núi; nhiều thiên tai, hạn hán
hoặc bất ổn về chính trị. Tuy nhiên, Viettel vẫn tiến hành đầu tư vào các thị trường
này với vai trò là người tiên phong, tận dụng được tiềm năng của các nước này. Trong
chiến lược kinh doanh tại các quốc gia ASEAN, Viettel đang tiến tới mục tiêu tăng
cường và phát triển hạ tầng viễn thông tại nước này để chuẩn bị cho chiến lược kinh
doanh công nghệ 5G trong thời gian tới. Tại 3 thị trường này, Viettel ưu tiên phát
triển nâng cao hạ tầng và ưu tiên ứng dụng triển khai công nghệ 5G.
Ngồi ra, có một chiến lược vơ cùng thơng minh của Viettel trong việc phát
triển ở 3 thị trường này là áp dụng gói chuyển vùng quốc tế mới cho các quốc gia
thuộc khu vực Đông Dương với giá rất ưu đãi để có thể sử dụng SIM Việt Nam tại
các quốc gia ASEAN mà không cần quan tâm đến chi phí. Theo đó, giá cước thoại
giảm hơn 13 lần từ 27.500 đồng xuống còn 2000 đồng/phút, cước tin nhắn còn 500
đồng/SMS (4.840 đồng/SMS) và đặc biệt là cước thoại chỉ còn 200.000 cho mỗi GB
dữ liệu, thấp hơn 160 lần so với mức 32.200.000 triệu đồng trước kia)
3.3 Đề xuất giải pháp hoàn thiện đầu tư ra nước ngoài của Viettel tại các nước
CLM
3.3.1.1 Giải pháp duy trì tăng trưởng của Viettel tại các quốc gia CLM
• Duy trì chất lượng hạ tầng mạng lưới, mở rộng vùng phủ
Viettel có lợi thế so với các đối thủ khác đó là đầu tư hạ tầng tốt, đồng nghĩa với việc
bắt sóng mạng tốt và kết nối mạng nhanh. Các mạng tại 3 thị trường CLM cũng triển

khai giải pháp tích hợp trạm 3G-4G chung trạm BTS truyền thống nhằm đảm bảo
sóng 3G-4G cũng có vùng phủ rộng khắp và chất lượng vượt trội. Đồng thời trong
quá trình vận hành mạng lưới, luôn cần phải kiểm tra giám sát chất lượng thường
xuyên nhằm đảm bảo hệ thống ổn định và tối ưu được chất lượng đối với với vùng
phủ
• Nâng cao năng lực quản lý và điều hành của Viettel tại thị trường quốc
tế


95

Trong giai đoạn tới, Viettel cần xây dựng hệ thống cơ chế quản lý và điều hành theo
cơ chế thị trường, lấy khách hàng là trung tâm, đáp ứng tốt nhất về chất lượng dịch
vụ và thoả mãn tối đa các nhu cầu của khách hàng và sử dụng dịch vụ viễn thông.
Trong quản lý nội bộ, cần đặc biệt quan tâm tới các cơ chế phối hợp kinh doanh giữa
các công ty con nhằm tăng sức mạnh chung của cả Tập đoàn, đảm bảo gắn kết giữa
các thị trường. Ngoài ra, Viettel cũng cần hoạch định các mảng đầu tư, kế hoạch kinh
doanh, công nghê, thương hiệu để quản lý, điều hành hiệu quả hoạt động sản xuất
kinh doanh, nhanh chóng xây dựng và hồn thiện hệ thống thơn tin quản lý, đồng bộ
trên tồn Viettel, trong đó có hệ thống tính cước và quản lý khách hàng tập trung, xây
dựng bài tốn quản lý cơng nợ, quản lý dịng tiền, tiến hành hạch tốn theo dịch vụ,
tăng cường công tác kiểm tra, giảm sát nội bộ, đặc biệt là vấn đề tài chính nhằm nâng
cao hiệu quả của công việc kinh doanh. Việc cải thiện hiệu quả quản lý sẽ giúp cơng
ty giảm được chi phí hồi hiệu ứng kinh nghiệm.
• Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao tại các nước sở tại
Tại các thị trường CLM, nguồn nhân lực của các nước sở tại còn thấp. Vì vậy,
ngồi việc cử nhân sự Viettel từ Việt Nam sang các nước sở tại để làm việc, Viettel
cũng cần chú trọng việc đào tạo nhân sự là người bản địa. Nguồn nhân lực tại các
nước này chưa theo kịp tốc độ phát triển mạnh mẽ của công ty nên lực lượng nhân sự
chưa đáp ứng được khối lượng công việc và chưa tuyển dụng được lực lượng chuyên

gia đầu ngành ngay tại đất nước sở tại. Ở các nước này, rào cản khó nhất cho Viettel
là mặt ngơn ngữ khi hệ thống ngữ pháp của các nước trên khác hệ thống chữ Latinh
của Việt Nam; gây cản trở cho việc trao đổi thông tin giữa cán bộ 2 nước.
Để xây dựng cho mình một nguồn nhân lực chất lượng cao, việc Viettel cần
làm là xây dựng văn hoá doanh nghiệp, có chính sách nhân sự để tuyển dụng các
chun viên kỹ sư giỏi, đẩy mạnh công tác đào tạo vào chuyển giao tri thức cho nguồn
nhân lực của nước sở tại, giảm bớt lực lượng lao động người Việt Nam tại các chi
nhánh để giảm chi phí nhân sự và chi phí đi lại. Ngồi ra, Viettel cũng cần có cơng
tác truyền thơng nội bộ tốt để cả nhân viên bản địa cũng thấm nhuần được tư tưởng,
văn hóa của Viettel. Từ đó có thể vận hành được bộ máy một cách trơn tru, không
vấp phải những xung đột giữa văn hóa địa phương và văn hóa doanh nghiệp.



×