Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Hoạt động đầu tư của tập đoàn công nghiệp viễn thông quân đội viettel tại các nước campuchia lào myanmar (22)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (214.33 KB, 4 trang )

vii

DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Kết quả kinh doanh của Viettel giai đoạn 2010-2019 ......................................... 29
Bảng 2.2 Thống kê thị trường quốc tế Viettel Global (2009-2020) .................................... 32
Bảng 2.3- Các nhà cung cấp viễn thông tại Lào .................................................................. 37
Bảng 2.4- Các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông tại Campuchia ......................................... 39
Bảng 2.5- Các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông tại thị trường Myanmar (2017) ............... 41
Bảng 2.6- Thống kê GDP Lào từ 2014-2017 ....................................................................... 53
Bảng 2.7- GDP Campuchia từ 2014-2017 ........................................................................... 54
Bảng 2.8- Thống kê GDP Myanmar từ 2014-2017 ............................................................. 55
Bảng 2.9- FDI của các DN Việt Nam được cấp phép phân theo ngành kinh tế giai đoạn 20102018 ..................................................................................................................................... 60
Bảng 2.10- Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài được cấp giấy phép phân theo đối tác đầu tư chủ
yếu (2010-2018) ................................................................................................................... 63
Bảng 2.11- Xếp hạng chỉ số GDP bình quân đầu người các nước ASEAN năm 2019 ....... 71
Bảng 2.12- So sánh dự án thử nghiệm 4G, 5G của Viettel vào 3 nước CLM ..................... 79
Bảng 2.13- Dự án triển khai dịch vụ E-money tại 3 nước CLM ......................................... 81
Bảng 2.14- Phân tích mơ hình SWOT của Viettel tại các thị trường CLM ......................... 83

DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1 - Thị phần các nhà cung cấp di động tại Lào năm 2017................................... 38
Biểu đồ 2.2 - Thị phần các nhà cung cấp di động tại Myanmar năm 2018 ......................... 42
Biểu đồ 2.3- Biểu đồ XNK giữa Việt Nam và Lào (triệu USD).......................................... 46
Biểu đồ 2.4 - Biểu đồ XNK giữa Việt Nam và Campuchia (triệu USD) ............................. 47
Biểu đồ 2.5- Biểu đồ XK và NK giữa Việt Nam và Myanamar (tính theo triệu USD) ....... 48
Biểu đồ 2.6 Tỉ lệ phân bổ lao động tại Lào theo ngành từ năm 2014-2017 ........................ 56
Biểu đồ 2.7 Tỉ lệ phân bổ lao động tại Campuchia theo ngành từ năm 2014-2017 ............ 56
Biểu đồ 2.8 Tỉ lệ phân bổ lao động tại Myanmar theo ngành từ năm 2014-2017 ............... 57
Biểu đồ 2.9- Thống kê thuê bao & Thị phần của Viettel tại các quốc gia trên thế giới ...... 86



viii

TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN
Đề tài luận văn: "Hoạt động đầu tư của Tập đồn Cơng nghiệp- Viễn thông
Quân đội Viettel tại các nước Campuchia- Lào- Myanmar" được trình bày theo
3 chương.
Phần mở đầu, tác giả đã đề cập đến tính cấp thiết của đề tài, tổng quan nghiên
cứu liên quan, mục đích nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, phương pháp
nghiên cứu, và cuối cùng là bố cục của luận văn.
Trong chương 1, tác giả đã nêu một số vấn đề về cơ sở lý luận về đầu tư trực
tiếp nước ngoài và thực tiễn các hoạt động đầu tư nước ngoài của các doanh nghiệp
viễn thông trên thế giới để làm cơ sở cho các chương sau của đề tài.
Trong chương 2, tác giả tập trung đi sâu vào phân tích các hoạt động đầu tư
của Tập đoàn Viettel tại 3 thị trường Campuchia- Lào- Myanmar trong giai đoạn
2010-2020; các phương thức thâm nhập thị trường quốc tế của Tập đoàn Viettel tại
các nước CLM; phân tích mơ hình SWOT và các dự án đầu tư của Tập đoàn Viettel
tại 3 thị trường này. Cuối chương này, tác giả cũng đánh giá hiệu quả đầu tư của
Viettel tại các nước CLM.
Từ cơ sở lý luận chương 1 và phân tích thực trạng chương 2, chương 3 tác giả
đóng góp các giải pháp phát triển đầu tư của Viettel tại thị trường 3 nước CLM.
Sau khi hồn thành cơng trình nghiên cứu này, tác giả mong muốn được chỉ ra
sự thành công trong việc đầu tư của Viettel tại 3 thị trường Campuchia- Lào-Myanmar
cũng như đề xuất các giải pháp đầu tư cho Viettel không chỉ ở các thị trường đang
khai thác mà mở rộng ra các thị trường các nước phát triển khác để nâng cao thương
hiệu Viettel trên thị trường quốc tế.


2

LỜI MỞ ĐẦU

1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Q trình tồn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng trở nên sâu rộng,
đã tác động mạnh mẽ đến tất cả các quốc gia đặc biệt là các nước đang phát triển. Hội
nhập kinh tế quốc tế không chỉ tác động đến tăng trưởng và phát triển kinh tế mà còn
tác động mạnh mẽ đến nhiều lĩnh vực trong đó có đầu tư quốc tế và các lĩnh vực liên
quan đến đầu tư. Việt Nam là một quốc gia đang trong quá trình hội nhập kinh tế
quốc tế; vì thế bên cạnh việc thu hút đầu tư trong nước, các doanh nghiệp Việt Nam,
đặc biệt là những doanh nghiệp lớn muốn vươn mình ra tầm quốc tế, đã tiến hành
thực hiện việc đầu tư ra nước ngoài, đặc biệt là các nước đang phát triển & kém phát
triển.
Tập đồn Cơng nghiệp- Viễn thơng Qn đội (Viettel) là một trong những
doanh nghiệp viễn thơng điển hình về việc tiến hành đầu tư ra thị trường nước ngoài
và đạt được những thành tựu to lớn về doanh thu cũng như mở rộng tên tuổi ra thị
trường quốc tế. Theo xếp hạng của tổ chức thương hiệu thế giới Brand Finance,
Viettel là doanh nghiệp đi đầu trong ngành viễn thông tại Việt Nam; với vị trí Top 1
tại ASEAN, Top 7 tại Châu Á và Top 30 trên thế giới. Hiện nay, Viettel đang tiến
hành đầu tư tại 10 thị trường nước ngoài ở 3 châu lục gồm Châu Á, Châu Phi, Châu
Mỹ và được đánh giá là một trong những cơng ty viễn thơng có tốc độ phát triển
nhanh nhất thế giới.
Hơn thế nữa, trong những năm gần đây Việt Nam ln khuyến khích các doanh
nghiệp Việt Nam tiến hành đẩy mạnh đầu tư ra nước ngoài bằng cách hỗ trợ các chính
sách về thuế và hải quan cũng như ban hành một số chính sách hỗ trợ, thúc đẩy doanh
nghiệp đầu tư ra nước ngoài nhằm mở rộng hoạt động đầu tư, kinh doanh, nâng cao
năng lực cạnh tranh, tăng khả năng hội nhập quốc tế. Cùng với đó là việc chuẩn hóa
thủ tục đầu tư và việc hồn thiện hành lang pháp lý phù hợp bối cảnh mới của cơ quan
quản lý, tạo sự thơng thống và giúp cơ quan quản lý nhà nước tăng cường hiệu lực
quản lý với các dự án ngoài lãnh thổ Việt Nam. Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc
tế, Việt Nam có ký nhiều các bản cam kết cũng như tham gia vào các BTA, FTA với



3

các nước; đặc biệt là các nước ASEAN, trong đó có hợp tác CLMV giữa 4 nước
Campuchia- Lào- Myanmar- Việt Nam.
Trong giới hạn bài nghiên cứu, tác giả sẽ phân tích về các hoạt động đầu tư của
Tập đồn Viettel tại các nước Lào, Campuchia & Myanmar – 3 nước thuộc Hợp tác
CLMV giữa Việt Nam và các nước còn lại trong khu vực ASEAN, trong giai đoạn từ
2010-2020 và chỉ ra nguyên nhân thành công của Viettel tại các thị trường trên cũng
như bài học cho các doanh nghiệp Việt Nam khi muốn vươn tầm ra thị trường thế
giới.
1.2 Tổng quan tình hình nghiên cứu
Trên thực tế, các đề tài nghiên cứu về Tập đoàn Viettel và các vấn đề xoay quanh
đến các hoạt động đầu tư ra nước ngồi ln được lựa chọn vào trong các đề tài nghiên
cứu. Các đề tài nghiên cứu thường được đi theo các hướng chính sau:
Thứ nhất, các tác giả có xu hướng nghiên cứu về các hoạt động kinh doanh, phát
triển thương hiệu của Viettel không chỉ tại thị trường nội địa mà còn trên thế giới.
Nguyễn Thị Nhung (2019) với luận án Tiến sỹ "Xây dựng và phát triển thương
hiệu Viettel", trên cơ sở xác định khung lý thuyết về xây dựng và phát triển thương
hiệu sản phẩm dịch vụ viễn thơng của doanh nghiệp, tiến hành phân tích điển hình
Viettel nhằm luận giải các nội dung cơ bản mà doanh nghiệp cần thực hiện để xây
dựng và phát triển thương hiệu sản phẩm dịch vụ viễn thông thành công. Từ đó, đề
xuất các giải pháp nâng cao giá trị thương hiệu Viettel trong nước và ngoài nước.
Luận án đã nghiên cứu lý luận về thương hiệu, xây dựng và phát triển thương hiệu
nói chung để từ đó hệ thống hóa lý luận về xây dựng và phát triển thương hiệu dịch
vụ viễn thông và kinh nghiệm xây dựng và phát triển thương hiệu dịch vụ viễn thông
của các doanh nghiệp thành công trên thế giới cũng như rút ra bài học kinh nghiệm
cho thương hiệu Viettel. Tác giả cũng nghiên cứu thực trạng xây dựng và phát triển
thương hiệu Viettel trong thời gian qua nhằm đánh giá đúng thực trạng hoạt động xây
dựng và phát triển thương hiệu Viettel, chỉ ra những thành công và tồn tại trong xây
dựng và phát triển thương hiệu cũng như các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động xây

dựng và phát triển thương hiệu Viettel. Tuy nhiên, luận án tiến sỹ mới chỉ đi sâu vào



×