Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Hoạt động đầu tư của tập đoàn công nghiệp viễn thông quân đội viettel tại các nước campuchia lào myanmar (23)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (225.44 KB, 4 trang )

4

việc xây dựng và phát triển thương hiệu dịch vụ viễn thông tại thị trường trong nước
mà chưa chỉ ra được cách phát triển thương hiệu của Viettel tại các thị trường nước
ngồi.
Thứ hai, các tác giả có xu hướng nghiên cứu về môi trường đầu tư của các nước
thuộc Hợp tác CLMV, tiêu biểu là Myanmar do Myanmar là nước mới mở cửa nền
kinh tế từ năm 2011 và có thị trường tiềm năng để đầu tư phát triển. TS. Trần Thị
Ngọc Quyên & NCS. Trịnh Quang Hưng (2016) với đề tài "Thu hút dòng vốn Đầu
tư trực tiếp nước ngoài trong bối cảnh đối mới kinh tế tại Myanmar (20112015)" trên Tạp chí Kinh tế đối ngoại đã tập trung phân tích rõ thực tiễn thu hút FDI
và một số nhân tố ảnh hưởng đến thu hút dòng vốn này tại Myanmar trong bối cảnh
đổi mới nền kinh tế do Myanmar là một trong các nước thuộc Hợp tác CLMV được
đánh giá cao với triển vọng phát triển kinh tế. Năm 2011, chính phủ nước này đã
tuyên bố mở cửa nền kinh tế và cũng là mốc đánh dấu tăng trưởng ấn tượng trong thu
hút dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Tác giả cũng nêu ra thực trạng đầu
tư tại Myanmar trên tất cả các lĩnh vực của kinh tế, trong đó có thị trường viễn thông
cũng là một trong những thị trường tiềm năng của Viettel. Tuy nhiên, tác giả mới chỉ
ra được môi trường vĩ mô của Myanmar mà chưa đi sâu vào phân tích các trường hợp
cụ thể về đầu tư của nước này cũng như so sánh được thị trường Myanmar với các
thị trường khác trong các nước thuộc Hợp tác CLMV.
Thứ ba, các tác giả có xu hướng nghiên cứu về hoạt đồng đầu tư trực tiếp của
Viettel nói chung và tại các thị trường cụ thể. Trần Thị Thanh Lan (2013) với đề tài
nghiên cứu “Hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngồi của Tập đồn viễn thơng
qn đội Viettel”, luận văn đã hệ thống hóa cơ sở ly luận về hoạt động đầu tư ra
nước ngồi nói chung và tổng quan về tình hình đầu tư ra nước ngồi của Viettel nói
riêng. Trên cơ sở lý thuyết, tác giả đánh giá sơ lược xem hoạt động đầu tư ra nước
ngồi của Viettel có thực sự hiệu quả hay khơng và lấy ví dụ cụ thể về thị trường
Mozambique để giải quyết vấn đề chiến lược mang đến thành cơng cho Tập đồn
Viettel cũng như đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động đầu tư
ra nước ngoài của Tập đoàn (giải pháp toàn diện đầu tư ra nước ngoai và giải pháp
cụ thể tại thị trường Mozambique). Ngồi ra, tác giả cũng phân tích, đánh giá tình




5

hình, kết quả hoạt động đầu tư ra nước ngồi Viettel và đưa ra những điểm mạnh,
điểm yếu cơ hội, thách thức khi đầu tư ra nước ngoài. Tuy nhiên, đề tài mới chỉ dừng
lại việc nghiên cứu chung về tình hình đầu tư và chỉ lấy một ví dụ cụ thể về đầu tư
của Viettel tại thị trường Mozambique mà khơng so sánh được chiến lược của Tập
đồn Viettel tại thị trường các nước và phân tích về chiến lược đầu tư của Tập đoàn
Viettel tại các thị trường khác nhau.
Nguyễn Mạnh Tùng (2009) với đề tài nghiên cứu “Chiến lược thâm nhập thị
trường quốc tế của Tổng công ty viễn thông quân đội Viettel” thuộc Đại học
GRIGGS, chương trình Thạc sỹ quản trị kinh doanh quốc tế, đã tập trung nghiên cứu
một số vấn đề lý luận về chiến lược thâm nhập thị trường quốc tế cũng như nghiên
cứu thực trạng chiến lược thâm nhập thị trường quốc tế của Tập đoàn Viettel và các
giải pháp nhằm hoàn thiện chiến lược. Mặc dù đã xúc tiến đầu tư vào một số thị
trường nước ngoài như Campuchia, Lào, Myanma, Cu Ba, Triều Tiên, Venezuala,
nhưng Viettel mới chỉ thực sự triển khai nhiều hoạt động tại thị trường Campuchia từ
năm 2006. Với thị trường Lào, do gặp khó khăn về việc xin cấp phép nên hiện nay
chưa có nhiều hoạt động. Còn các thị trường khác Viettel mới bước đầu đàm phán,
nghiên cứu và thành lập dự án. Do đó, trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, tác giả
chỉ tập trung vào chiến lược thâm nhập thị trường viễn thông Campuchia của Viettel.
Với đề tài trên, tác giả chưa thực sự đi sâu vào phân tích chiến lược của Viettel tại
các thị trường cụ thể cũng như chưa giới hạn được phạm vi nghiên cứu về thời gian
của đề tài. Đề tài nghiên cứu mới chỉ ra nghiên cứu về thực trạng lựa chọn phương
thức xâm nhập thị trường quốc tế và quốc gia mục tiêu là Campuchia mà không đưa
ra được việc so sánh chiến lược thâm nhập thị trường của Campuchia so với các quốc
gia cùng khu vực (cụ thể là ASEAN) hoặc các thị trường châu lục khác ( châu Phi,
châu Mỹ Latinh)
Mẫn Mạnh Tuấn (2013), với đề tài "Đầu tư trực tiếp nước ngoài của Tập

đồn viễn thơng Qn đội Viettel tại Mozambique" đã nêu cơ sở lý luận về quá
trình đầu tư dự án FDI của Viettel tại Mozambique, thực trạng về đầu tư và thị trường
viễn thơng Mozambique; tóm tắt q trình thâm nhập thị trường và sự ra đời của công
ty Movitel; đánh giá q trình triển khai dự án viễn thơng của Viettel tại Mozambique


6

giai đoạn từ 2011-2013 cũng như đề xuất mục tiêu, chiến lược kinh doanh của Viettel
giai đoạn 2014-2020. Với đề tài trên, tác giả Mẫn Mạnh Tuấn đã nghiên cứu sâu về
đầu tư của Viettel tại thị trường Mozambique và có thời gian nghiên cứu rõ ràng; tuy
nhiên tác giả chưa nêu được sự khác biệt về đầu tư FDI của Mozambique so với các
thị trường khác cũng như sử dụng số liệu khá cũ để phục vụ cho việc nghiên cứu của
mình.
Đề tài nghiên cứu về Tập đồn Viettel đã được thực hiện khá nhiều nhưng để
nghiên cứu về hoạt động đầu tư của Viettel tại các nước thuộc Hợp tác CLMV thì hầu
như chưa được đề cập đến. Cho đến nay, chưa có đề tài nào đi sâu vào nghiên cứu
hoạt động đầu tư của Viettel tại các nước CLMV và so sánh chiến lược đầu tư của
Tập đồn Viettel tại các thị trường này. Chính vì thế, việc nghiên cứu đề tài này là
điều cần thiết phải thực hiện.
Các nghiên cứu trong và ngồi nước đều có mức độ liên quan khác nhau, hỗ trợ
trong quá trình nghiên cứu. Tuy nhiên đề tài của tác giả đi sâu nghiên cứu về chiến
lược và hoạt động đầu tư của một doanh nghiệp lớn trong một lĩnh vực viễn thơng tại
thị trường nước ngồi. Cơ sở thực hiện của nghiên cứu là thông qua việc tham khảo
những lý luận từ nhiều nguồn, từ nhiều nghiên cứu, bổ sung, hoàn thiện chúng phù
hợp với lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp cụ thể là Tập đồn Viettel.
1.3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
1.3.1 Mục đích nghiên cứu của luận văn
Luận văn tập trung nghiên cứu một số vấn đề về lý luận và thực tiễn về đầu tư
của Viettel trong giai đoạn 2010-2020; cụ thể là phân tích hoạt động FDI của Viettel

tại 3 thị trường 3 thị trường Lào- Campuchia- Myanmar cũng như các yếu tố ảnh
hưởng đến hoạt động đầu tư của Viettel tại các thị trường này và đề xuất phương án
phát triển thị trường.
1.3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Trong khuôn khổ của luận văn, tác giả đã sử dụng cơ sở lý luận về FDI và
phân tích hiệu quả đầu tư của Viettel trong Chương I và chương II của luận văn, từ
đó đề xuất các phương án phát triển tại thị trường 3 nước CLM trong chương III.


7

• Hệ thống hố cơ sở lý luận về đầu tư, tìm hiểu về đầu tư dịch vụ viễn thơng di
động ra thị trường nước ngồi.
• Phân tích mơi trường kinh doanh và các yếu tố ảnh hưởng đến FDI của Viettel.
• Phân tích hiệu quả đầu tư của Viettel tại 3 nước thuộc Hợp tác CLMV
• Đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư ra nước ngoài của Tập
đoàn và cụ thể tại thị trường 3 nước CLMV
1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.4.1 Đối tượng nghiên cứu của luận văn
Hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) của Tập đoàn Viettel tại 3 thị
trường Lào- Campuchia- Myanmar.
1.4.2 Phạm vi nghiên cứu
• Phạm vi không gian
Tại 3 thị trường viễn thông Đông Nam Á bao gồm Lào, Campuchia & Myanmar
thuộc Hợp tác 4 nước CLMV; bao gồm các dịch vụ về hạ tầng viễn thông và các dịch
vụ giá trị gia tăng Viettel triển khai tại 3 thị trường này.
• Phạm vi thời gian
Giai đoạn 10 năm từ 2010-2020. Đây là giai đoạn bùng nổ của Công nghệ- thông
tin và chuyển giao cơng nghệ; chuyển đổi các dịch vụ lên hình thức số hố. Ngồi ra,
tác giả cũng nêu ra chiến lược của Viettel trong giai đoạn 2020-2030.

• Về nội dung nghiên cứu:
Trong hơn 10 năm đầu tư ra nước ngoài, Viettel không chỉ mang về hiệu quả kinh
doanh, thể hiện trách nhiệm xã hội ở nước sở tại, mà còn nâng tầm vị thế, thể hiện
vai trò dẫn dắt, lan tỏa bằng tư duy và tầm nhìn vượt trội. Đến thời điểm hiện tại,
Viettel đã đầu tư vào 10 thị trường nước bao gồm Lào, Campuchia, Myanmar, Đông
Timor (châu Á); Tanzania, Cameroon, Burundi, Mozambique (châu Phi) và Pê-ru,
Haiti (châu Mỹ). Trong đó, 7 thị trường kinh doanh trên 3 năm đã có lãi là
Campuchia, Lào, Đơng Timor, Mozambique, Burundi, Haiti, Pê-ru và dẫn đầu về thị
trường tại một số nước. Trong khuôn khổ bài viết, tác giả sẽ đi sâu vào phân tích các



×