Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Hoạt động đầu tư của tập đoàn công nghiệp viễn thông quân đội viettel tại các nước campuchia lào myanmar (24)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (282.99 KB, 4 trang )

8

yếu tố ảnh hưởng đến đầu tư của Viettel và thực tiễn đầu đầu tư của Viettel tại thị
trường 3 nước CLM.
1.5 Phương pháp nghiên cứu
Trong giới hạn của bài viết, tác giả sử dụng các phương pháp sau để phục vụ cho
việc nghiên cứu đề tài của mình:
Phương pháp nghiên cứu định tính bao gồm phương pháp phỏng vấn với các
chun gia của Viettel để tìm hiểu thơng tin về các hoạt động đầu tư của Viettel tại
các nước trong phạm vi nghiên cứu. Ngoài ra, tác giả cũng nghiên cứu bằng kỹ thuật
phân tích ma trận SWOT và phân tích case study theo tình huống cụ thể.
Phương pháp thu thập số liệu: thu thập và phân tích số liệu thứ cấp bao gồm:
• Tra cứu các văn bản, chính sách của nhà nước ban hành, thu thập các báo cáo
tổng kết và các nguồn số liệu thống kê về hoạt động đầu tư ra nước ngoài của
Việt Nam từ Cục Đầu tư nước ngồi, Bộ Thơng tin- Truyền thơng, Tổng cục
thống kê, phịng thương mại và cơng nghiệp VCCI và các nguồn website thống
kê đáng tin cậy.
• Tra cứu các tài liệu nghiên cứu hiện có về hoạt động đầu tư ra nước ngoài được
đăng tải trên các sách, báo, tạp chí, website…của các nhà khoa học, nhà quản
lý.
• Thống kê số liệu từ các báo cáo nội bộ của Tập đồn Viettel, Viettel Global
Phương pháp phân tích, tổng hợp: Sử dụng các phương pháp phân tích thống kê,
tổng hợp, so sánh mô tả, để xác định mối quan hệ giữa các nội dung nghiên cứu, phân
tích xu hướng biến động của vấn đề nghiên cứu.
Trong khuôn khổ luận văn, tác giả kết hợp các phương pháp trên để phân tích
hoạt động đầu tư của Viettel tại 3 thị trường CLM và đề xuất các giải pháp đầu tư lâu
dài của Viettel tại các thị trường này.


9


1.6 Kết cấu luận văn
Để đạt được mục đích nghiên cứu của luận văn ngoài phần mở đầu, kết luận và danh
mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn được kết cấu thành 3 chương như sau:
Chương 1: Một số lý luận về FDI và hoạt động FDI tại lĩnh vực viễn thơng
Chương 2: Phân tích hoạt động đầu tư của Tập đoàn Viettel tại 3 nước CampuchiaLào- Myanmar giai đoạn 2010-2020
Chương 3: Chiến lược và một số giải pháp đẩy mạnh đầu tư ra nước ngoài của Viettel
tại 3 nước Campuchia- Lào- Myanmar.


10

CHƯƠNG 1- MỘT SỐ LÝ LUẬN VỀ FDI VÀ HOẠT ĐỘNG FDI TẠI LĨNH
VỰC VIỄN THÔNG
1.1 Một số vấn đề về lý luận về đầu tư trực tiếp nước ngoài
1.1.1 Khái niệm và đặc điểm
FDI là chữ viết tắt của cụm từ tiếng Anh “Foreign Direct Investment” và được
dịch sang tiếng Việt là đầu tư trực tiếp nước ngồi. Có nhiều khái niệm về FDI được
định nghĩa như sau:
• Theo Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF):
Theo định nghĩa của Quỹ tiền tệ quốc tế IMF (1993) “FDI nhằm đạt được những
lợi ích lâu dài trong một doanh nghiệp hoạt động trên lãnh thổ của một nền kinh tế
khác nền kinh nước chủ đầu tư, mục đích của chủ đầu tư là giành quyền quản lý thực
sự doanh nghiệp”.
• Theo Tổ chức Hợp tác & phát triển kinh tế (OECD)
FDI – Đầu tư trực tiếp nước được thực hiện nhằm thiết lập các mối quan hệ kinh
tế lâu dài với một doanh nghiệp đặc biệt là những khoản đầu tư mang lại khả năng
tạo ảnh hưởng đối với việc quản lý doanh nghiệp bằng cách: (i) Thành lập hoặc mở
rộng doanh nghiệp hoặc mua một chi nhánh thuộc toàn quyền quản lý của chủ đầu
tư, (ii) Mua lại toàn bộ doanh nghiệp đã có, (iii) Tham gia vào một doanh nghiệp mới;
(iv) Cấp tín dụng dài hạn trên 5 năm.

• Theo Tổ chức thương mại thế giới (WTO):
Đầu tư trực tiếp nước ngoài xảy ra khi một nhà đầu tư từ một nước (nước chủ đầu
tư) có được một tài sản ở một nước khác (nước thu hút đầu tư) cùng với quyền quản
lý tài sản đó. Phương diện quản lý là thứ để phân biệt FDI với các công cụ tài chính
khác


Theo Luật Đầu tư Việt Nam (2020)

Luật đầu tư 2020 vừa được Quốc Hội thông qua vào ngày 17/06/2020. Theo khoản
13, Điều 3, “Hoạt động đầu tư ra nước ngoài” là việc nhà đầu tư chuyển vốn đầu tư
từ Việt Nam ra nước ngoài, sử dụng lợi nhuận thu được từ nguồn vốn đầu tư này để
thực hiện hoạt động kinh doanh nước ngồi.
Từ các khái niệm trên, có thể rút ra kết luận: “Đầu tư trực tiếp nước ngồi FDI
là một hình thức đầu tư quốc tế trong đó chủ đầu tư của một nước đầu tư tồn bộ hay


11

phần đủ lớn vốn đầu tư cho một dự án ở nước khác nhằm giành quyền kiểm soát hoặc
tham gia kiểm sốt dự án đó” (Vũ Thị Kim Oanh & Nguyễn Thị Việt Hoa, Kinh tế
đầu tư, Đại học Ngoại thương, 2016). Có thể nói, đầu tư nước ngồi nhấn mạnh vào
địa điểm thực hiện hoạt động này là ở quốc gia khác với quốc gia của nhà đầu tư.
Về đặc điểm của FDI, đầu tư trực tiếp ra nước ngồi có những đặc điểm chính sau:
Một là, đây là hình thức đầu tư bằng nguồn vốn của tư nhân, nhà đầu tư có
tồn quyền quyết định đầu tư và tự gánh chịu trách nhiệm về kết quả đầu tư. Hình
thức đầu tư này ít chịu ảnh hưởng và những ràng buộc về chính trị do kết quả kinh
doanh do tư nhân chịu trách nhiệm.
Hai là, nhà đầu tư tự mình điều hành tồn bộ dự án đầu tư hoặc tham gia điều
hành dự án tại nước tiếp nhận đầu tư.

Ba là, thông qua hoạt động đầu tư trực tiếp, nước tiệp nhận đầu tư có cơ hội
được tiếp thu cơng nghệ tiên tiến, kinh nghiệm, trình độ quản lý của nhà đầu tư.
Để tiến hành FDI ra nước ngoài, nhà đầu tư đưa vốn bằng tiền và các tài sản
hợp khác ra nước ngoài để tiến hành hoạt động đầu tư. Nhà đầu tư ra nước ngoài phải
tuân thủ theo quy định của pháp luật của nước mình và nước tiếp nhận đầu tư. Để
triển khai được đầu tư ra nước ngồi theo hình thức trực tiếp, nhà đầu tư phải có các
điều kiện sau đây: (i) có dự án đầu tư ra nước ngoài; (ii) Thực hiện đầy đủ các nghĩa
vụ tài chính đối với Nhà nước Việt Nam; (iii) Được cơ quan nhà nước quản lý đầu tư
cấp Giấy chứng nhận đầu tư.
1.1.2 Phân loại đầu tư trực tiếp ra nước ngồi
1.1.2.1 Hình thức thâm nhập
Dựa vào hình thức thâm nhập thị trường, FDI được chia thành các loại sau:
• Đầu tư mới
Theo định nghĩa của Từ điển thuật ngữ Saga, đầu tư mới (Greenfield Investment)
là một dạng của đầu tư trực tiếp nước ngoài nhằm mua trang thiết bị mới hoặc nhằm
mở rộng những trang thiết bị hiện có. Đây là mục tiêu chính của các quốc gia nhận
đầu tư bởi vì đầu tư theo hình thức này tạo ra nhà máy sản xuất mới, tạo thêm việc



×