Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Hoạt động đầu tư của tập đoàn công nghiệp viễn thông quân đội viettel tại các nước campuchia lào myanmar (26)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (219.39 KB, 4 trang )

16

Theo Imad A. Moosa, giáo trình Foreign Direct Investment: Theory, Evidence
and Practice, Đại học RMIT, 2002, Trang 267-269, các động cơ chính để các doanh
nghiệp tiến hành đầu tư trực tiếp nước ngồi bao gồm:
• Tìm kiếm thị trường (The needs for market)
Khi một doanh nghiệp kinh doanh đạt đến độ bão hoà tại thị trường nội địa,
các doanh nghiệp sẽ có xu hướng tìm kiếm cơ hội để mở rộng tại thị trường nước
ngoài. Trong một số trường hợp, việc mở rộng có thể được tiến hành bằng việc thành
lập cơ sở kinh doanh mới hoặc duy trì thị trường hiện có. Với việc tự do hố kinh tế
hiện nay, tìm kiếm thị trường được coi là động lực chính giúp thúc đẩy doanh nghiệp
tìm kiếm cơ hội đầu tư ra nước ngồi.
• Tìm kiếm hiệu quả sản xuất (The needs for product efficiency)
Việc tìm kiếm hiệu quả sản xuất bằng việc đi tìm những nước có yếu tố đầu
vào giá rẻ là một trong những nhân tố thúc đẩy các doanh nghiệp đầu tư. Ở hầu hết
các quốc gia đang phát triển, nguồn nhân công giá rẻ cũng như các nguyên liệu đầu
vào cho sản xuất ở mức thấp luôn được coi là động lực giúp các doanh nghiệp tiến
hành đổ vốn vào các thị trường nước ngoài với trình độ kinh tế thấp hơn nước đi đầu
tư.
• Nhu cầu về giảm thiểu rủi ro (The needs to minimize or diversify risks)
Yếu tố rủi ro luôn được coi là một trong những yếu tố hàng đầu đặt ra mỗi khi
doanh nghiệp tìm kiếm thị trường đầu tư. Các doanh nghiệp FDI có xu hướng tìm
những nước có tình hình chính trị ổn định và ít rủi ro để đầu tư, thay vì các quốc gia
có chính trị bất ổn.
• Nhu cầu về cơng nghệ (The needs for Information Technology)
Tại các quốc gia đang phát triển, nhu cầu về công nghệ luôn được coi là yếu
tố giúp các nước sở tại mở rộng chính sách thu hút FDI. Điều này được coi là động
lực giúp các doanh nghiệp có nền công nghệ cao thúc đẩy việc chuyển giao công nghệ
và đầu tư về hạ tầng công nghệ tại các quốc gia đang phát triển. Hầu hết các lý thuyết
đầu tư trực tiếp ra nước ngoài đều do nỗ lực khai thác lợi thế riêng của cơng ty đó



17

trên các thị trường nước ngoài và mở rộng thị trường kinh doanh để tìm kiếm lợi
nhuận. Các nghiên cứu thực nghiệm về đầu tư trực tiếp ra nước ngoài ở một số quốc
gia cho thấy, cả các nước phát triển lẫn các nước đang phát triển, đã góp phần củng
cố cho những kết luận của dòng lý thuyết đầu tư trực tiếp ra nước ngồi truyền thống,
đồng thời có những phát hiện mới về các yếu tố ảnh hưởng, thúc đẩy cũng như những
lợi thế của doanh nghiệp khi tiến hành hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài.
1.2 Cơ sở lý luận liên quan đến lĩnh vực viễn thông
1.2.1 Cơ sở lý thuyết về viễn thông
Viễn thông là một hạ tầng cơ sở quan trọng của nền kinh tế và là công cụ đắc
lực cho việc quản lí, điều hành đất nước, bảo vệ an ninh quốc gia, góp phần nâng cao
đời sống văn hóa xã hội của nhân dân cũng đồng thời là ngành kinh doanh dịch vụ có
lãi. Dịch vụ viễn thơng là dịch vụ truyền ký hiệu, tín hiện, số liệu, chữ viết, âm thanh,
hình ảnh hoặc các dạng khác của thơng tin giữa các điểm kết cuối thơng qua mạng
viễn thơng. Nói cách khác, dịch vụ viễn thông là dịch vụ cung cấp cho khách hàng
khả năng trao đổi thông tin với nhau hoặc thu nhận thông tin qua mạng viễn thông
(thường là mạng công cộng như mạng điện thoại chuyển mạch công cộng, mạng điện
thoại di động, mạng internet, mạng truyền hình cáp…) của các nhà cung cấp dịch vụ
và cung cấp hạ tầng mạng.
Tuy nhiên, dịch vụ viễn thông không chỉ đơn thuần là các dịch vụ thoại mà
còn nhiều loại hình từ đơn giản đến phức tạp, là các dịch vụ âm thanh, hình ảnh,
truyền số liệu, ... Phát triển mạng lưới viễn thông không phải chỉ với tư cách là một
ngành khai thác dịch vụ mà thực sự là một trong những hạ tầng cơ sở quan trọng nhất
của nền kinh tế và nó đặt ra những yêu cầu về chọn lựa công nghệ, vốn và hiệu quả
đầu tư, nhất là ở các nước đang phát triển bắt đầu xây dựng cơ sở hạ tầng.
Với mỗi quốc gia, yếu tố quyết định đến chính sách và phương hướng phát
triển của ngành dịch vụ Viễn thông là nền tảng kinh tế quốc dân và xã hội. Các nước
lớn, đông dân có sự hấp dẫn về thị trường và qua đó có lợi thế trong lựa chọn các

hình thức hợp tác đảm bảo quyền làm chủ mạng lưới chuyển giao công nghệ tiên tiến
hơn các nước nhỏ.


18

Tại Điều 1, Pháp lệnh Bưu chính viễn thơng số 43/2002/PL-UBTVQH ký ngày
25/05/2002, Chính Phủ xác định Bưu chính Viễn thông là ngành kinh tế, kỹ thuật,
dịch vụ thuộc kết cấu hạ tầng của nền kinh tế quốc dân. Phát triển viễn thông nhằm
đáp ứng nhu cầu phát triển nền kinh tế xã hội, góp phần nâng cao chất lượng cuộc
sống của nhân dân và đảm bảo quốc phòng an ninh. Bưu chính Viễn thơng được gọi
là cơ sở hạ tầng quan trọng của đất nước, cần phải phát triển nhanh, vững chắc hiện
đại và bao phủ khắp cả nước, kể cả vùng sâu, vùng xa, biên giới hải đảo đồng thời
góp phần đảm bảo an ninh quốc phịng.
1.1.2 Phân loại dịch vụ viễn thông
Tại Điều 3, thông tư số 05/2012/TT-BTTTT của Bộ Thông tin-truyền thông
ban hành ngày 18/05/2012, các dịch vụ viễn thông bao gồm:
-

Dịch vụ viễn thông cố định bao gồm dịch vụ viễn thông cố định mặt đất, dịch
vụ viễn thông cố định vệ tinh.

-

Dịch vụ viễn thông di động bao gồm dịch vụ viễn thông di động mặt đất, dịch
vụ viễn thông di động vệ tinh, dịch vụ viễn thông di động hàng hải, dịch vụ
viễn thơng di động hàng khơng
Ngồi ra, Bộ Thơng tin-truyền thơng cũng phân loại dịch vụ viễn thông thành

2 loại bao gồm dịch vụ viễn thông cơ bản và dịch vụ viễn thông giá trị gia tăng (Điều

9, Nghị định 25/2011/NĐ-CP). Các dịch vụ viễn thông cơ bản bao gồm dịch vụ thoại,
dịch vụ fax, dịch vụ truyền số liệu, dịch vụ truyền hình ảnh, nhắn tin, hội nghị truyền
hình, dịch vụ thuê kênh riêng, kết nối Internet và các dịch vụ cơ bản khác theo quy
định của Bộ TT-TT. Các dịch vụ gia tăng bao gồm dịch vụ điện tử, thư thoại, dịch vụ
fax gia tăng giá trị, dịch vụ truy cập Internet & các dịch vụ giá trị gia tăng khác theo
quy định.
1.3 Những nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động FDI
1.3.1 Các nhân tố liên quan đến nước nhận đầu tư
Theo WIR 1998 (World Investment Report 1998) của Hội nghị Liên Hợp
Quốc về Thương mại và phát triển (UNCTAD), những nhân tố ảnh hưởng đến các


19

hoạt động FDI tại môi trường đầu tư của nước nhận đầu tư bao gồm: khung chính
sách, các yếu tố kinh tế và các nhân tố tạo thuận lợi cho kinh doanh.
1.3.1.1 Khung chính sách liên quan đến FDI
Theo định nghĩa của UNCTAD, khái niệm khung chính sách bao gồm hệ thống
các quy định hành chính, luật pháp và chiến lược của nhà nước để trên cơ sở đó, chính
phủ, các cơ quan thuộc chính phủ và địa phương điều hành hoạt động của nền kinh
tế nhằm đạt được mục tiêu phát triển trong từng giai đoạn lịch sử nhất định. Khung
chính sách bao gồm 2 cấp độ: khung chính sách quốc tế (bao gồm các nhân tố thuộc
Hiệp định đầu tư song phương và đa phương, các hiệp hội, các liên kết kinh tế quốc
tế, các quy tắc Đối xử quốc gia, quy tắc Tối huệ quốc, …) và khung chính sách quốc
gia. Khung chính sách quốc gia được chia làm 2 nhóm bao gồm khung chính sách
vịng trong (những quy định về việc thành lập và hoạt động của doanh nghiệp, các
quy tắc trong Luật đầu tư, Luật doanh nghiệp) và khung chính sách vịng ngồi (chính
sách liên quan gián tiếp đến FDI như chính sách thương mại, chính sách tư nhân hóa,
chính sách M&A, chính sách thuế, tài chính)
• Chính trị, xã hội

Sự ổn định chính trị xã hội đóng vai trị quyết định đối với việc thu hút vốn
đầu tư. Ổn định chính trị ln là yếu tố hấp dẫn hàng đầu đối với các nhà đầu tư nước
ngồi. Vì có ổn định chính trị thì các cam kết của chính phủ nước chủ nhà với các
nhà đầu tư về sở hữu vốn, các chính sách ưu tiên định hướng phát triển mới được
thực hiện. Đây là những vấn đề có thể nói được nhà đầu tư quan tâm nhất vì nó tác
động mạnh mẽ đến cấc yếu tố rủi ro trong đầu tư. Trong hoạt động đầu tư, nhất là
hoạt động đầu tư nước ngoài, việc chấp nhận mạo hiểm và độ rủi ro thường đi liền
với một tỷ suất lợi nhuận cao. Ảnh hưởng của mơi trường chính trị- xã hội thể hiện
rõ ở các nước có nền chính trị ổn định đã thu hút lượng vốn đầu tư nước ngoài ngày
càng tăng như: Singapore, Malaysia,… Trong hai thập kỷ cuối thế kỷ 20 nhiều hơn
hẳn vào Thái Lan và Philippines, tình hình đầu tư nước ngoài vào Trung Quốc, Việt
Nam trong những năm gần đây cũng tăng lên với tốc độ cao. Điều đó tiếp tục khẳng
định giữ ổn định chính trị ngày càng trở nên quan trọng hàng đầu trong thu hút đầu



×