Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Hoạt động marketing của chuỗi các cửa hàng tiện lợi tại việt nam (19)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (459.54 KB, 3 trang )

81

4.0 cũng như nâng cao công tác bảo vệ môi trường trong hoạt động kinh doanh bán
lẻ.
- Xây dựng chiến lược phát triển thị trường bán lẻ bền vững nói riêng và
thương mại nói chung gắn liền với xây dựng hệ thống chính sách thực thi, hỗ trợ
hiệu quả cho các doanh nghiệp bán lẻ và các doanh nghiệp trong nước nâng cao
năng lực tham gia thị trường một cách vững chắc, ổn định, lâu dài.
- Phát triển thị trường bán lẻ bền vững trên cơ sở đa dạng hóa các phương thức
bán lẻ, đẩy mạnh phát triển cơ sở hạ tầng thương mại bán lẻ và hạ tầng xã hội để
tăng tính hấp dẫn của môi trường kinh doanh, tích cực hỗ trợ các doanh nghiệp bán
lẻ trong nước, tăng thu nhập cho người dân và doanh nghiệp, góp phần giải quyết
việc làm, đảm bảo an sinh cho xã hội.
Quy hoạch hệ thống kết cấu hạ tầng thương mại bán lẻ
- Tiếp tục thực hiện quy hoạch chợ bán lẻ, chợ dân sinh theo Quyết định số
012/QĐ-BCT ngày 26 tháng 12 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Công Thương phê
duyệt Quy hoạch mạng lưới chợ toàn quốc và quy hoạch phát triển chợ của các địa
phương.
- Các cửa hàng, cửa hiệu truyền thống, cửa hàng tiện lợi, cửa hàng nhượng
quyền thương mại sẽ phát triển tại tất cả các đô thị, cụm dân cư trên địa bàn cả
nước, bao gồm: 574 đơ thị có quy mơ từ loại V đến loại I và đô thị đặc biệt; khoảng
10 ngàn điểm dân cư nông thôn và khoảng 200 khu công nghiệp tập trung.
- Siêu thị sẽ được phát triển phù hợp giữa hạng siêu thị và quy mô đô thị, trong
đó: Các siêu thị chuyên doanh, siêu thị hạng III sẽ được phát triển tại tất cả các đơ
thị có quy mô từ loại V trở lên; Các siêu thị hạng II sẽ được phát triển tại tất cả các
đô thị có quy mơ từ loại III trở lên; Các siêu thị hạng I sẽ được phát triển tại tất cả
các đơ thị có quy mơ từ loại II trở lên. Tổng số siêu thị hạng I được phát triển trong
giai đoạn 2011-2020 là 14.
- Trung tâm thương mại sẽ phát triển tại các đơ thị có quy mơ từ loại II trở lên.
Đối với khu vực nội thị, do hạn chế về quỹ đất, có thể xây dựng các trung tâm
thương mại trên diện tích đất thấp hơn so với quy định tại Quy chế siêu thị, trung




82

tâm thương mại, nhưng phải từ 1000 m2 trở lên. Đối với khu vực ngoại vi đô thị,
các trung tâm thương mại phải xây dựng trên diện tích đất phù hợp với quy định tại
Quy chế siêu thị, trung tâm thương mại, trong đó: Các trung tâm thương mại hạng
III sẽ được phát triển tại tất cả các đô thị có quy mơ từ loại II trở lên; Trung tâm
thương mại hạng II sẽ được phát triển tại tất cả các đơ thị có quy mơ từ loại I trở
lên; Trung tâm thương mại hạng I sẽ được phát triển tại các đô thị đặc biệt. Tổng số
trung tâm thương mại tại khu vực ngoại vi của các đô thị từ loại II trở lên được quy
hoạch trong giai đoạn 2011-2020 là 170.
Nguồn: Quyết định số 3098/QĐ-BCT ngày 24/6/2011 của Bộ Công thương về
phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển thương mại Việt Nam giai đoạn 2011 –
2020 và định hướng đến 2030.
3.3 Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động marketing của các chuỗi cửa
hàng tiện lợi tại Việt Nam
3.3.1 Sản phẩm
Đối với các chuỗi cửa hàng tiện lợi, do chưa bở sung kịp thời hàng hóa theo
yêu cầu của khách hàng, thông tin hàng hóa chưa được cập nhật, đặc biệt hạn chế về
chất lượng hàng hóa,... nên việc đề xuất các giải pháp về hàng hóa là cần thiết.
Quản lý chặt chẽ hơn đầu vào để đảm bảo an tồn vệ sinh thực phẩm
hàng hóa tại chuỗi cửa hàng tiện lợi
Danh mục hàng hóa trong các chuỗi cửa hàng tiện lợi rất đa dạng nên
việc lựa chọn các nhà cung cấp đáng tin cậy và có uy tín trên thị trường rất quan
trọng. Về việc lựa chọn nguồn hàng, các chuỗi cửa hàng tiện lợi hiện nay nên ưu
tiên các nhà cung cấp sản phẩm như sau:
Thứ nhất, để tạo sự cạnh tranh so với các doanh nghiệp nước ngoài, các chuỗi
cửa hàng tiện lợi nên chọn và ưu tiên các nhà cung cấp các sản phẩm hàng Việt
Nam chất lượng cao, có chứng nhận của Bộ Y tế về đảm bảo vệ sinh an tồn thực

thẩm, có các chứng chỉ chất lượng ISO hoặc HACCP (hệ thống phân tích nguy cơ


83

và điểm kiểm soát tới hạn để đảm bảo an tồn thực phẩm và duy trì tiêu chuẩn vệ
sinh…).
Thứ hai, đối với sản phẩm nông sản, ưu tiên chọn các sản phẩm của các cơng
ty, hợp tác xã có các chứng nhận như VietGap, GlobalGap để đảm bảo về quy trình
sản xuất rau an tồn.
Thứ ba, với những hàng hóa mới, các chuỗi cửa hàng tiện lợi nên đề xuất với
nhà cung cấp các điều kiện như sau: Có giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn
vệ sinh thực phẩm, giấy đăng ký nhãn hiệu, kiểm nghiệm sản phẩm định kỳ, hồ sơ
liên quan đền sản phẩm, truy suất nguồn gốc, hồ sơ kiểm nghiệm, kiểm dịch, các xe
chuyên dụng vận chuyển hàng hóa đúng quy định….
Thứ tư, do đặc thù số lượng và chủng loại hàng hóa tại các chuỗi cửa hàng tiện
lợi rất đa dạng nên các cửa hàng nên áp dụng hệ thống kiểm soát tiên tiến. Ví dụ, hệ
thống Co.op Food (chuỗi bán lẻ của siêu thị CoopMart) đã chủ động hợp tác xây
dựng dự án với chính phủ Canada về Xây dựng kiểm sốt chất lượng nơng sản thực
phẩm (FAPQDC) với các hoạt động như đào tạo tập huấn nơng dân quy trình, tiêu
chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm, xây dựng chuỗi lạnh khép kín đảm bảo an toàn,
hướng dẫn sơ chế, đóng gói bảo quản sản phẩm…. Bên cạnh đó, hệ thống Vinmart
đã xây dựng chuỗi cung ứng nông sản sạch thương hiệu Vineco – thương hiệu thực
phẩm sạch được chuyển giao từ công nghệ, kỹ thuật, giống và thiết bị nông nghiệp
từ các nền nông nghiệp nổi tiếng thế giới như Israel, Nhật Bản, Hà Lan,…được bán
độc quyền trong các siêu thị của Vinmart và Vinmart+ giúp cho thương hiệu chủ
động hoàn toàn nguồn cung thực phẩm. VinEco cung cấp rau quả hữu cơ và rau quả
sạch cho thị trường theo các tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP.
Đa dạng danh mục hàng hóa
Các chuỗi cửa hàng tiện lợi tiếp tục phát triển đa dạng danh mục hàng hóa có

đặc trưng riêng trên cơ sở điển hình hóa một/một số nhóm hàng nhất định để tạo sự
khác biệt nổi trội và năng lực cạnh tranh của mặt hàng bán lẻ của chuỗi cửa hàng
tiện lợi. Để thực hiện các chuỗi cửa hàng tiện lợi triển khai: Thứ nhất, trên cơ sở



×