Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Hoạt động của doanh nghiệp xã hội ở việt nam thực trạng và giải pháp (1)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (512.35 KB, 4 trang )

59

Năm 2016, số lượng doanh nghiệp (DN) hoạt động thực tế đạt tiêu chí là
DNXH rất lớn, chiếm 10,2% tổng số DN cả nước (Đại học Kinh tế quốc dân, 2017,
tr.3). Tuy nhiên, tính đến tháng 5/2018, các DNXH đang hoạt động theo Luật
Doanh nghiệp năm 2014 lại có số lượng rất nhỏ so với cộng đồng DN truyền thống
(32/561.064 DN) và so với số lượng DNXH đang hoạt động trên thực tế (Trường
Doanh nhân PACE, 2015, tr.5). Đa số các DNXH có quy mơ vừa và nhỏ và siêu
nhỏ. Các DN này đã và đang có những đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế –
xã hội, giải quyết việc làm cho những người yếu thế cũng như góp phần bảo vệ mơi
trường, đặc biệt tại các khu bảo tồn thiên nhiên.
Ngoài ra, hoạt động của DNXH cũng đạt được tiến bộ và kết quả trên nhiều
lĩnh vực:
Tại Việt Nam, từ giữa những năm 1990, các DNXH đã bắt đầu xuất hiện và
phát triển nhưng vẫn ở quy mơ nhỏ và hoạt động đơn lẻ, chưa hình thành cộng đồng
DNXH để được những tác động xã hội ở quy mô lớn. Các DNXH thực thụ xuất
hiện đời đầu như Trường Hoa Sữa, Nhà hàng KOTO tại Hà Nội, Mai Handicrafts
tại TP.HCM.
Từ năm 2008 đến nay, nhờ sự định hướng của nhiều tổ chức như Hội đồng
Anh, CSIP, ESCAP, các DNXH lần lượt được thành lập nhiều hơn và có tổ chức,
liên kết chặt chẽ với nhau tạo thành cộng động DNXH sôi động, nhận được nhiều
sự hỗ trợ, vốn đầu tư và định hướng phát triển phù hợp với các DNXH. Theo báo
cáo nghiên cứu “Hiện trạng doanh nghiệp xã hội tại Việt Nam”, năm 2012, các dự
án, mơ hình theo định hướng DNXH có mặt trên cả nước. 30% DNXH ở Việt Nam
hoạt động tại thị trường trong nước, 21% doanh nghiệp đã đưa sản phẩm của mình
ra nước ngồi. Rất nhiều doanh nghiệp thể hiện tham vọng tiến ra thị trường quốc
tế. Các sản phẩm được người tiêu dùng trong nước và quốc tế đánh giá cao vì ý
tưởng sáng tạo, mục đích trong sáng và sản phẩm chất lượng cao như Giấy Dó và
đồ trang trí từ giấy Dó của Zó Project; thú nhồi bơng được làm thủ cơng hồn tồn
của KYM VIỆT… giờ đây có mặt ở Mỹ, Nhật… ví, túi xách, khăn với những nét vẽ
hồn nhiên của Tịhe có trong hành lý của nhiều du khách quốc tế khi tới Việt Nam


du lịch muốn mua một món quà thực sự độc đáo cho người thân…


60

Các dự án, DNXH mang lại nhiều lợi ích cho cộng đồng, cùng nhau lan tỏa
sâu rộng xu hướng tiêu dùng văn minh của BuySocial (Tiêu dùng tạo giá trị xã hội)
tới người tiêu dùng. Có một tín hiệu đáng mừng tại Việt Nam đó là ngày càng có
nhiều bạn trẻ tìm thấy ý tưởng khởi nghiệp với mơ hình này.
Nghiên cứu của Hội Đồng Anh chỉ ra rằng có 58% CEO, người sáng lập dự
án, DNXH ở Việt Nam trong độ tuổi từ 25 đến 44, 38% trong độ tuổi từ 45 đến 64
và 4% trên 65 tuổi. Những năm gần đây, tại nước ta có một làn sóng mới mang tên
“khởi nghiệp doanh nghiệp xã hội”. Câu chuyện của các bạn trẻ này cũng truyền
nhiều cảm hứng sống và làm việc tích cực tới thế hệ của mình.
Cộng đồng các DNXH tại Việt Nam hoạt động ngày càng sôi nổi hơn. Những
sự kiện kết nối như các phiên hội hay Ngày hội Tốt thường xuyên diễn ra tạo cơ hội
cho các DNXH nói chung các dự án khởi nghiệp nói riêng có thêm cơ hội giao lưu,
học hỏi và tiếp cận khách hàng cùng đối tác.
2.3.2. Các khó khăn/ rào cản mà doanh nghiệp xã hội gặp phải.
2.3.2.1. Các khó khăn từ nội tại doanh nghiệp xã hội
Theo khảo sát năm 2019, khi được hỏi về 3 khó khăn mà các doanh nghiệp xã
hội Việt Nam cảm thấy cần được hỗ trợ nhất thì tuyển dụng nhân viên và giữ chân
nhân tài đang là thách thức hàng đầu mà 40% số lượng doanh nghiệp đánh giá gặp
phải. Thứ hai, do đa phần các DNXH là doanh nghiệp nhỏ và vừa, các lãnh đạo cũng
gặp khó khăn trong việc quản lý tài chính và quản trị doanh nghiệp. Có 35% các
doanh nghiệp gặp khó khăn vì thiếu các kĩ năng lãnh đạo, kĩ năng quản lý dòng tiền
hoặc các kĩ năng tài chính khác (xem hình 2.9).
Ngồi ra, 29% doanh nghiệp cảm thấy cần các lời khuyên và hỗ trợ về gia nhập
thị trường. Gánh nặng về pháp luật cũng là rào cản đối với 22% doanh nghiệp. Ngoài
ra, nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn khi nhận thức về DNXH còn hạn chế.



61

Tuyển nhân viên hoặc người tình nguyện
Dịng tiền
Thiếu các kĩ năng kinh doanh
Thu thập các kĩ năng tài chính khác
Kém tiếp cận với cố vấn/ hỗ trợ kinh doanh
Các gánh nặng hành chính và quy định pháp lý
Việc sẵn có của địa điểm kinh doanh/ làm việc
Thiếu nhận thức về các doanh nghiệp xã hội tại
Việt Nam
Thu nhận các khoản tài trợ
Hoạt động mua hàng kém hiệu quả của các dịch
vụ cơng
Khác

Hình 2.9: Rào cản đối với tăng trưởng
Nguồn: Hội đồng Anh, Tổ chức DNXH Vương Quốc Anh,
CIEM, 2019, Báo cáo Doanh nghiệp xã hội ở Việt Nam, tr.46
-

Khó khăn khi tìm kiếm nhân lực

Với nguồn tài chính hạn chế, các nhà sáng lập của DNXH gặp khó khăn
trong việc tìm kiếm và duy trì một đội ngũ nhân sự quản lý tầm trung có trình độ
cao. Hiện tại, các lãnh đạo của doanh nghiệp đang phải kiêm nhiệm rất nhiều vị
trí: quản lý, điều hành, quản trị tài chính, quản lý nhân lực, sản xuất và kinh doanh
sản phẩm. Điều này dẫn đến chất lượng công việc chưa cao. Hiện tại, có thể thấy,

số lượng sinh viên thực tập và làm tình nguyện viên cho các tổ chức NGO, DNXH
ngày càng tăng. Tuy nhiên, các sinh viên với kinh nghiệm làm việc còn ngắn, đa
phần cần được đào tạo nên chưa thể đóng vai trị quản lý tầm trung ngay cho các
DNXH được.
- Khó khăn về quản lý kinh doanh
Đa phần các nhà thành lập DNXH đều thiếu các kỹ năng quản lý kinh doanh.
Điều đáng nói đối với các DNXH trong các giai đoạn tăng trưởng khác nhau thì phải


62

đối mặt với các vấn đề khác nhau, điều này sẽ cản trở họ bắt đầu/ phát triển/ mở rộng
kinh doanh bền vững.
+ Giai đoạn khởi động: Giai đoạn này các DNXH cần có kiến thức và chun
mơn kỹ thuật tốt để hiểu nhu cầu của khách hàng và có thể thiết kế các sản phẩm cơ
bản hoặc dịch vụ đáp ứng nhu cầu của khách. Tuy nhiên, để thương mại hóa sản
phẩm và dịch vụ của họ là một thách thức thực sự như: Thứ nhất, DN cần có kiến
thức kinh doanh và kinh nghiệm để thiết kế các mơ hình kinh doanh phù hợp hoặc
tìm kiếm được nguồn vốn đủ để chi trả có đầu tư sản xuất giai đoạn đầu hoặc các
dịch vụ chưa thu phí được của khách hàng. Thứ hai, DN cần tìm cách nâng cao
nhận thức của người hưởng lợi từ dịch vụ. Thứ ba là tiếp thị sản phẩm cũng như
dịch vụ của họ đến thị trường khách hàng và đối tác tiềm năng. Để xây dựng được
giai đoạn khởi động thành công, có những doanh nghiệp mất từ 3-5 năm để tìm mơ
hình kinh doanh phù hợp với doanh nghiệp mình. Giai đoạn này sẽ tạo ra gánh nặng
tài chính cho DNXH nếu họ muốn cung cấp dịch vụ với chi phí thấp hơn dự kiến.
+ Giai đoạn phát triển: Giai đoạn này cần một đội ngũ quản lý hiệu quả và đội
ngũ nhân viên có đủ trình độ vả khả năng huy động các nguồn tài chính để phát triển
DNXH. Nhiều DNXH hoàn toàn phụ thuộc vào 1 cá nhân hay 1 nhóm quản lý hiệu
quả thay vì phân cơng cơng việc đều cho các cá nhân trong doanh nghiệp. Điều này
một phần là do nhận thức của các chủ doanh nghiệp/người sáng lập khơng hồn tồn

cởi mở với việc chia sẻ thông tin và ủy thác quyền quản lý điều hành cho người khác.
Vì để giữ chi phí thấp, đơi khi họ khơng thể thu hút được nhân viên có trình độ cao
đặc biệt một số lĩnh vực cần chuyên môn như y tế, giáo dục.
+ Giai đoạn mở rộng: Có thể nói hạn chế lớn nhất của DNXH trong giai đoạn này là:
i) Quản lý chất lượng sản phẩm để đảm bảo nguồn cung ổn định các sản phẩm/
dịch vụ tiêu chuẩn với chi phí cạnh tranh ở quy mơ lớn. Nhiều doanh nghiệp gặp
khó khăn khi người quản lý khó có thể đào tạo và duy trì niềm tin, trách nhiệm về
việc duy trì chất lượng sản phẩm. Ngồi ra, khi DNXH khơng cịn nhận được nhiều
nguồn hỗ trợ từ bên ngoài và phải dựa vào bản thân mình để duy trì doanh nghiệp,
cũng dẫn đến nghi ngại từ nhân công khi khối lượng công việc nhiều, hàng hóa kinh
doanh tốt tuy nhiên các chính sách và đãi ngộ lại chưa tăng tương ứng.



×