Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Hoạt động của doanh nghiệp xã hội ở việt nam thực trạng và giải pháp (2)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (447.75 KB, 4 trang )

63

ii) Có đủ vốn để mở rộng doanh nghiệp: giai đoạn này được ví như giai đoạn
trưởng thành của 1 cá nhân, nên nhiều doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn khi các nhà
đầu tư, quỹ tài trợ rút dần vai trị của mình trong DNXH. Lúc này các cổ đơng cần
dựa vào chính sức của mình hoặc nhanh chóng tìm kiếm các nguồn vốn thay thế.
iii) Liên tục đổi mới/ cập nhật mơ hình kinh doanh và các sản phẩm/ dịch vụ để
đảm bảo sự độc lập tài chính: Trong quá trình tăng trưởng và mở rộng, DNXH sẽ
gặp nhiều vấn đề khi giao dịch với các cơ quan chính quyền có thẩm quyền, đặc biệt
là các vấn đề liên quan đến thuế, báo cáo tài chính, nguồn lao động, bảo hiểm xã
hội. Do thiếu khung pháp lý cụ thể cho DNXH cũng như việc máy móc áp dụng các
chính sách của nhà càm quyền sẽ tạo ra gánh nặng và chi phí cho DNXH để họ duy
trì các sản phẩm dịch vụ/ cạnh tranh trong giai đoạn tăng trưởng và mở rộng.
- Khó khăn khi truyền thơng và phát triển thương hiệu
Khơng chỉ với DNXH nói riêng, mà đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa nói
chung. Các doanh nghiệp xã hội đa phần chỉ được biết trong một cộng đồng nhỏ
như cộng đồng tại địa phương, hay nhờ các vườn ươm, tổ chức giới thiệu “truyền
miệng” đến nhau mà chưa có chiến lược giới thiệu sản phẩm, dịch vụ cụ thể đến các
khách hàng tiềm năng trong xã hội. Hạn chế này đã làm cho tiềm năng phát triển
của DNXH hạn chế đi rất nhiều. Các doanh nhân xã hội thường bị cuốn hút bởi
quan điểm kinh doanh của họ nên họ chưa coi trọng tầm quan trọng của marketing
đến khách hàng hoặc người được hưởng lơi, đa phần họ chỉ tìm tới marketing khi
cần tiếp cận tài chính, hoặc đấu thầu dự án, hoặc kế hoạch kinh doanh không triển
khai theo cách mà họ muốn.
Khi điều hành DNXH, các lãnh đạo của doanh nghiệp có quá nhiều ý tưởng
và cố gắng để thực hiện mọi thứ, lúc này tài chính khơng cho phép họ tìm đến các
đại lý hỗ trợ phát triển thương hiệu và hình ảnh. Do đó, DNXH cần nhiều thời gian
và tiền bạc để tìm chỗ đứng cho mình hơn là tìm đến một đại lý hỗ trợ hình ảnh
thương hiệu ngay từ đầu.
-


Khó khăn về tài chính

Khi được hỏi về 3 rào cản chính về tài chính mà doanh nghiệp xã hội phải đối
mặt. Hơn một nửa DNXH gặp khó khăn khi tiếp cận với các nhà đầu tư. Hoặc 44%
cho rằng khi tiếp cận được nhà đầu tư, thì số tiền được đầu tư cịn thấp. Do gặp khó


64

khăn về xây dựng và phân tích tài chính, nên 34% DN gặp khó khăn để hiểu và xây
dựng các điều khoản, thủ tục xin tài trợ phù hợp. 26% doanh nghiệp gặp khó khăn
để đáp ứng các điều kiện về bảo lãnh/ tài sản thế chấp (Xem hình 2.10)

Tiếp cận nhà đầu tư
Các khoản đầu tư hiện có quá nhỏ
Các quy trình và điều khoản quá phiền hà
hoặc quá khó hiểu và thỏa mãn
Có bảo lãnh/ tài sản thế chấp
Thiếu hiểu biết về doanh nghiệp xã hội
Phí thuê mặt bằng
Các khoản đầu tư hiện tại quá dàn trải
Lãi suất/ lạm phát/ giá trị tiền tệ
Khoảng thời gian thanh toán các khoản nợ
ngắn hạn
Khơng trả lời

Hình 2.10: Hạn chế tài chính của doanh nghiệp xã hội
Nguồn: Hội đồng Anh, Tổ chức DNXH Vương Quốc Anh,
CIEM, 2019, Báo cáo Doanh nghiệp xã hội ở Việt Nam, tr.48
Đa phần các DNXH Việt Nam là còn non trẻ, các lãnh đạo thiếu kinh nghiệm

về năng lực kiểm sốt tài chính, xây dựng và lập kế hoạch thể hiện hết tiềm năng,
năng lực hiện tại của doanh nghiệp. Theo kết quả khảo sát các DNXH Việt Nam,
cấu trúc tài sản của DNXH chiếm phần lớn là nguồn vốn tự có và vốn tích lũy từ
các hoạt động sản xuất kinh doanh, một phần nhỏ đến từ các nhà tài trợ, đầu tư. Đầu
tư xã hội là nguồn tài chính phù hợp với quy mơ và mục tiêu cuả DNXH nhưng đây
vẫn còn là một khái niệm mới và hiện nay chưa có một quỹ đầu tư xã hội chuyên
nghiệp nào đang hoạt động thực sự hỗ trợ và đầu tư cho DNXH tại Việt Nam. Các
quỹ đầu tư xã hội quốc tế bắt đầu tìm kiếm cơ hội đầu tư cho các DNXH tại VN


65

trong một vài năm trở lại đây nhưng hầu hết các nhà đầu tư này vẫn đang trong giai
đoạn thăm dị tìm hiểu thị trường hoặc thử nghiệm mà chưa có một hoạt động đầu
tư đáng kể nào được thực hiện cụ thể và trực tiếp với các DNXH.
Tóm lại, có thể nói, khó khăn lớn nhất của DNXH hiện nay là vấn đề người
tài, giữ được người tài cũng như năng lực quản trị của những doanh nhân có trái
tim ấm nóng vì xã hội nhưng thiếu đầu lạnh để kinh doanh. Các vấn đề về việc
tiếp cận vốn, nguồn vay, tài sản đảm bảo để thực hiện dự án, duy trì vốn đầu tư và
mở rộng tài trợ cũng là một thách thức chính của khu vực này. Thủ tục hành
chính, thủ tục giấy tờ khi kêu gọi đầu tư, vay vốn cũng là rào cản cản trở doanh
nghiệp xã hội.
2.3.2.2. Các rào cản từ bên ngoài
-

Hệ thống tiêu chí và quy chế cho DNXH chưa hồn thiện

Trong những năm gần đây, chúng ta thấy hệ thống chính sách, khung khổ pháp
lý hướng tới mục tiêu chuẩn hóa các lĩnh vực xã hội, giáo dục, y tế, văn hóa. Tuy
nhiên, rõ ràng, các đối tượng đặc biệt, như người khuyết tật, trẻ em có hồn cảnh đặc

biệt chưa được quan tâm đúng mức. Có DNXH phản ánh họ rất muốn đăng ký Tổ
chức của mình là Trung tâm dạy nghề để cấp bằng cho học viên nhưng không thể đáp
ứng đủ tiêu chuẩn theo quy định bởi những người khuyết tật, phải bỏ học giữa chừng
thì khơng thể có được bằng cấp chính quy hay nguồn vốn của tổ chức cũng không
cho phép mở cơ sở vật chất có đủ diện tích, trang thiết bị như quy định, dù cho học
viên là người khuyết tật đã được đào tạo ở đây, hồn tồn miễn phí. Như vậy là các
lớp đào tạo vẫn được coi là “tự phát”, “phi chính thức”. Và vì tổ chức khơng có
chứng chỉ chính thức, nên các học viên học ra cũng rất khó tìm việc.
-

Nguồn vốn và duy trì tài chính chưa vững chắc

Một yếu tố quan trọng quyết định sự thành bại của doanh nghiệp xã hội là
xây dựng tài chính và mở rộng nguồn vốn của doanh nghiệp. 33% doanh nghiệp
đang dựa vào việc qun góp thơng qua các kêu gọi hoặc các tổ chức trong và ngoài
nước cũng như hỗ trợ của Chính phủ, chỉ có 9% dựa vào việc đóng góp vốn cổ phần
của các nhà đầu tư thiên thần. Chỉ có 6% các doanh nghiệp đi vay nợ hay thực hiện
cầm cố tài sản cho các khooản đầu tư tài chính (Xem hình 2.11). Trong khi đối với
các doanh nghiệp thương mại, vốn vay thương mại là nguồn lưu động quan trọng


66

thúc đẩy phát triển sản xuất kinh doanh thì thực tế đối với DNXH, nguồn tài chính
này lại khơng chiếm tỉ trọng chi phối. Thực tế, kể cả khi lãnh đạo xã hội trình bày
các dự án đến với các tổ chức tín dụng, khả năng nhận được tài trợ vốn là không do
cho kế hoạch kinh doanh kém khả thi, lợi nhuận hoàn vốn thấp.

Các khoản viện trợ
Vốn chủ sở hữu


Tài trợ bằng hiện vật
Qun góp
Các khồn thế chấp

Các khoản vay
Thấu chi
Khác

Khơng trả lời

Hình 2.11: Nguồn vốn của doanh nghiệp xã hội
Nguồn: Hội đồng Anh, Tổ chức DNXH Vương Quốc Anh, CIEM,
2019, Báo cáo Doanh nghiệp xã hội ở Việt Nam, tr.47
-

Thông tin thị trường và hỗ trợ kỹ thuật cịn hạn chế

Hầu hết các DNXH hiếm khi có thời gian tham dự các hội thảo về doanh
nghiệp, đặc biệt các hội thảo do địa phương tổ chức, do đó, họ khơng tiếp cận được
nguồn khách hàng hoặc các đối tác tiềm năng, cũng như tự giới thiệu mình đến các
đơn vị khác. Ngồi ra, các DNXH cịn khơng tìm được đơn vị hỗ trợ kỹ thuật trong
hoạt động kinh doanh hàng ngày. Nguyên nhân có thể do các cộng đồng DNXH
chưa được thành lập để hỗ trợ lẫn nhau khi có các vấn đề xảy ra.



×