Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Hoạt động của doanh nghiệp xã hội ở việt nam thực trạng và giải pháp (3)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (512.44 KB, 4 trang )

67

-

Nhận thức của người được hưởng lợi còn hạn chế

Việc nhận thức hạn chế của người hưởng lợi về việc các DNXH mang lại cho
họ đặc biệt là trong lĩnh vực y tế cũng là một trong những yếu tố hạn chế phát triển
của DNXH. Ví dụ như các đồng tính nam/ nữ khơng nhận thức đầy đủ hoặc do định
kiến xã hội nên chưa đòi hỏi về quyền của họ đối với các vấn đề cụ thể như dịch vụ
chăm sóc sức khỏe sinh sản. Điều này, làm cho thị trường tiềm năng của các DNXH
giảm đi hoặc các DNXH cần nhiều thời gian để tiếp cận, tư vấn sản phẩm của mình
đến người được hưởng lợi.
2.3.3. Những yếu kém và nguyên nhân
2.3.3.1. Doanh nghiệp xã hội chưa đăng ký tư cách pháp nhân theo quy định của
Luật Doanh nghiệp năm 2014.
Hiện tại, chưa có cơ quan nhà nước chính thức được giao là đơn vị đầu mối để
thực hiện chức năng tham mưu chính sách pháp luật, quản lý hoạt động của DNXH.
Do đó, hiện tại, các bộ, ngành trung ương căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ được
giao thực hiện QLNN đối với quản lý doanh nghiệp chung như Bộ Kế hoạch Đầu tư
quản lý về đăng ký doanh nghiệp cũng như nguồn vốn phát triển doanh nghiệp. Bộ
Tài chính thực hiện chức năng QLNN về thuế, Bộ Khoa học và Công nghệ thực
hiện chức năng QLNN về chất lượng sản phẩm, dịch vụ. Ở cấp địa phương, đầu mối
QLNN đối với DNXH được quy định tại Điều 11 Nghị định số 96/2015/NĐ-CP
ngày 19/10/2015 của Chính phủ, trong đó quy định Ủy ban nhân dân (UBND) cấp
tỉnh chịu trách nhiệm theo dõi, giám sát đối với DNXH có trụ sở chính đặt trên địa
bàn; Sở Kế hoạch và Đầu tư hoặc cơ quan quản lý viện trợ, tài trợ thuộc UBND cấp
tỉnh là cơ quan đầu mối giúp UBND cấp tỉnh trong việc theo dõi, giám sát đối với
DNXH. Theo đó, chưa có quy định hoặc yêu cầu UBND cấp tỉnh có quy chế phối
hợp cơng tác giữa cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh và giữa các cơ quan
này với UBND cấp huyện trong việc theo dõi, giám sát, hỗ trợ các DNXH triển khai


cam kết thực hiện mục tiêu xã hội, môi trường của mình.
Có thể nói, với thực tế này, từ khi thành lập đến quá trình hoạt động, DNXH
đều tìm đến các cơ quan chuyên môn hỗ trợ doanh nghiệp chung thay vì cơ quan
chuyên trách hỗ trợ DNXH. Tổ chức bộ máy QLNN đối với DNXH hiện chưa bảo
đảm yêu cầu tập trung các nguồn lực để hỗ trợ khuyến khích DNXH phát triển cũng


68

có quá nhiều cơ quan cùng quản lý DNXH và đều có thẩm quyền ban hành cơ chế,
chính sách. Do vậy, mặc dù có nhiều đơn vị, tổ chức có đủ điều kiện nhưng vẫn
chưa đăng ký hoạt động pháp nhân theo mơ hình DNXH, do doanh nghiệp cịn lúng
túng với hồ sơ, giấy tờ cần chuẩn bị mà không thể tìm được cơ quan quản lý nhà
nước hướng dẫn, hỗ trợ.
2.3.3.2. Doanh nghiệp xã hội chưa khai thác hiệu quả các chính sách của Nhà nước
về phát triển doanh nghiệp xã hội.
Do mới được công nhận vài năm gần đây nên đến nay, Nhà nước chưa có cơ
chế, chính sách riêng phù hợp với sự phát triển, với mô hình của DNXH, chưa có quỹ
tài chính hỗ trợ tinh thần khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo, chưa có cơ chế ưu đãi cho
các DNXH được tiếp cận chính sách mua sắm công và phát triển nguồn nhân lực. Các
DNXH hiện chỉ được hưởng chính sách ưu đãi như các DN bình thường khác theo
quy định của Luật DN năm 2014. Ngồi ra, các DNXH quy mơ vừa và nhỏ có thể
được hưởng thêm các ưu đãi theo Luật Hỗ trợ DN vừa và nhỏ năm 2017, Nghị định
số 39/2018/NĐ-CP ngày 11/3/2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của
Luật Hỗ trợ DN vừa và nhỏ với các chính sách đặc thù, như đầu tư trong lĩnh vực
cung ứng dịch vụ công, bảo vệ môi trường, đầu tư tại địa bàn miền núi hay cho nhóm
đối tượng yếu thế (người nghèo, người khuyết tật, người dân tộc thiểu số vùng sâu
vùng xa,…). Còn các DNXH hoạt động trong lĩnh vực xã hội và mơi trường có thể
được hưởng các chính sách ưu đãi theo Nghị định số 69/2008/NĐ-CP ngày 30/5/2008
của Chính phủ về chính sách khuyến khích xã hội hóa đối với các hoạt động trong

lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao, môi trường.
2.3.3.3. Doanh nghiệp xã hội chưa phát huy được hết vai trị của mình do nhận thức
của cơ quan quản lý nhà nước về doanh nghiệp xã hội cịn hạn chế.
Nhìn chung, nhận thức của xã hội và hầu hết các cơ quan QLNN về vị trí, vai
trị, tầm quan trọng của DNXH trong phát triển bền vững kinh tế – xã hội cịn rất
hạn chế, thậm chí nhiều đơn vị, cá nhân khơng nắm được có loại hình DN này trong
Luật DN năm 2014, khơng hiểu rõ về bản chất và mục đích của các DNXH. Cơng
tác tun truyền, phổ biến về vị trí, vai trị của DNXH trong đời sống kinh tế – xã
hội nước ta hiện nay chủ yếu mới chỉ dưới hình thức là tổ chức các hội thảo quốc tế


69

với sự tham dự của các tổ chức quốc tế về bảo vệ môi trường ở một số khu bảo tồn
thiên nhiên, như: UNESCO, IUCN, MAB… hoặc ở một số khu vực vùng sâu, vùng
xa, biển đảo với sự hỗ trợ của Hội đồng Anh (vương quốc Anh) nhằm mục tiêu
chính là nâng cao nhận thức trong các cơ quan QLNN…
Kết luận chương 2
Hoạt động doanh nghiệp xã hội ở Việt Nam hiện nay đang rất đa dạng, sôi động
và phát triển. Có một làn sóng mới của các doanh nghiệp xã hội khởi nghiệp ở Việt
Nam, có khoảng 35% doanh nghiệp xã hội mới được thành lập từ năm 2015 trên tổng
số doanh nghiệp xã hội hiện này. Khoảng 40% doanh nghiệp xã hội cịn hoạt động
với quy mơ nhỏ có vốn điều lệ doanh nghiệp đạt 1 tỷ đồng nhưng doanh thu đạt 5 tỷ
đồng. Có thể thấy, nhiều doanh nghiệp xã hội ở Việt Nam đã hoạt động có lãi khi hơn
60% số DNXH được hỏi báo cáo đạt được lợi nhuận năm 2018 trong khi 6% hòa vốn
và chỉ 10% làm ăn thua lỗ (Hội đồng Anh, CIEM, Tổ chức DNXH Vương Quốc
Anh, 2019, tr.49). Đây là những doanh nghiệp thực sự dựa vào các hoạt động giao
dịch là nguồn thu nhập chính.
Doanh nghiệp xã hội có các hình thức pháp lý đa dạng. Một số được đăng ký
là doanh nghiệp xã hội trong khi các doanh nghiệp khác đã áp dụng cấu trúc khu

vực tư nhân thơng thường, hợp tác xã hoặc hình thức khác.
Hầu hết các doanh nghiệp xã hội ở Việt Nam đang thực hiện sứ mệnh tạo việc
làm. Họ đang làm việc trong các lĩnh vực khác nhau từ nông nghiệp đến khách sạn,
giáo dục, môi trường và hơn thế nữa.


70

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG
CỦA CÁC DOANH NGHIỆP XÃ HỘI TẠI VIỆT NAM TRONG
THỜI GIAN TỚI
3.1. Phân tích về tiềm năng phát triển của các doanh nghiệp xã hội ở Việt Nam
trong thời gian tới.
3.1.1. Doanh nghiệp xã hội Việt Nam có nhiều khả năng phát triển trong
tương lai
Hầu hết các DNXH Việt Nam đều lạc quan về khả năng tăng trưởng trong
tương lai. Khi được hỏi về kế hoạch kinh doanh trong năm 2020, 75% doanh
nghiệp hướng đấn tập trung tìm kiếm và phát triiển khách hàng mới. 62% định
hướng phát triển sản phẩm và dịch vụ mới. Tương đương với việc phát triển sản
phẩm mới, 59% sẽ tập trung tăng doanh số đối với các khách hàng tiềm năng sẵn
có. 41% doanh nghiệp đồng ý nên đưa công nghệ thông tin vào để phát triển doanh
nghiệp cũng như mở rộng địa bàn hoạt động đến các vùng khác. 31% doanh nghiệp
mong muốn mở rộng thị trường sang một lĩnh vực mới để dễ dàng tiếp cận thị
trường và tạo ra tên tuổi, doanh thu cho doanh nghiệp (xem hình 3.1)
Thu hút khách hàng mới
Phát triển dịch vụ và sản phẩm mới
Tăng cường việc bán hàng với các khách
hàng có sẵn
Thu hút đầu tư hay tài chính để mở rộng
Sử dụng cơng nghệ thông tin hiệu quả hơn

Mở rộng thị trường tại nơi khác
Mở rộng vào phân khúc thị trường mới
Sáp nhập với tổ chức khác
Khác (tăng cường tính hiệu quả, hỗ trợ
nhiều hơn, tạo thêm cơng việc)

Hình 3.1: Kế hoạch tăng trưởng
Nguồn: Hội đồng Anh, Tổ chức DNXH Vương Quốc Anh, CIEM,
2019, Báo cáo Doanh nghiệp xã hội ở Việt Nam, tr.45



×