Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Hoạt động của doanh nghiệp xã hội ở việt nam thực trạng và giải pháp (7)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (463.84 KB, 4 trang )

83

các tổ chức khác cũng sẽ được giải quyết. Đây chính là sự thừa nhận chính thức của
Nhà nước đối với các DNXH, điều mà các DNXH đang mong đợi lâu nay. Hầu hết
các DNXH Việt Nam đều có mong muốn lớn nhất, ưu tiên nhất từ phía Nhà nước là
sự cơng nhận chính thức của xã hội, để xác định “họ là ai”, từ đó các DNXH mới có
thể hoạt động một cách bình thường, đàng hồng, “danh chính ngơn thuận”.
- Tiếp tục hồn thiện, xây dựng khung pháp lý điều chỉnh hoạt động của
doanh nghiệp xã hội.
Nghị định 96/2015/NĐ-CP hướng dẫn một số quy định về DNXH như sau:
“ Điều 2: Chính sách phát triển đối với DNXH.
Điều 3: Tiếp nhận viện trợ, tài trợ
Điều 4: Đăng ký DNXH
Điều 5: Công khai cam kết thực hiện mục tiêu xã hội, môi trưởng của DNXH
Điều 6: Chấm dứt Cam kết thực hiện mục tiêu xã hội, môi trường của DNXH.
Điều 7: Chuyển cơ sở bảo trợ xã hội, quỹ xã hội và quỹ từ thiện thành DNXH.
Điều 8: Chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, giải thể đối với DNXH.
Điều 9: Trách nhiệm của chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên, cổ đông
DNXH.
Điều 10: Công khai hoạt động của DNXH.
Điều 11: Theo dõi, giám sát hoạt động của DNXH.”
Các quy định trên về cơ bản đã đáp ứng cơ sở pháp lý để DNXH thành lập và
hoạt động Tuy nhiên, đây mới chỉ dừng lại ở quy định chung dưới hình thức là Nghị
định, chưa có hướng dẫn cụ thể, chi tiết về cách thức thực hiện. Do đó, Nhà nước cần
xây dựng 1 thông tư hướng dẫn nhằm thể chế hóa DNXH vừa là bước thăm dị, chuẩn
bị cho khả năng luật hóa lĩnh vực này ở giai đoạn sau, khi khối DNXH đã có sự phát
triển lớn mạnh và cung cấp cơ sở thực tiễn dồi dào hơn.
Ngoài ra, cũng cần đưa ra những chính sách khuyến khích, ưu đãi, hỗ trợ cụ
thể cho các DNXH, cũng như cách thức và trách nhiêm thực hiện các chính sách
này. Ở đây, cũng cần tham khảo sâu sắc một số quan điểm cho rằng các DNXH cần



84

được đặt trong những khung khổ pháp lý chung, hoạt động trên những “sân chơi”
chung, cạnh tranh bình đẳng với các tổ chức, doanh nghiệp khác. Nhà nước chỉ nên
có chính sách ưu đãi cho một số lĩnh vực nhất định, mà Nhà nước thấy cần khuyến
khích phát triển hoặc lôi kéo sự tham gia của các tổ chức này.
Các DNXH sẽ hưởng các chính sách ưu đãi khi hoạt động trong lĩnh vực đó,
đồng thời đây cũng là chính sách chung, không chỉ dành riêng cho các DNXH. Ý
kiến này rất đáng tham khảo, bởi các DNXH cần được nhìn nhận gắn với tác động
xã hội của mình. Các DNXH có quy mơ khác nhau, hoạt động trên nhiều lĩnh vực
khác nhau, và do đó khơng phải DNXH cũng đem lại những tác động xã hội mà
Nhà nước thực sự thấy việc phải có chính sách ưu đãi là cần thiết.
3.2.2.2. Thành lập một bộ phận, cơ quan chuyên trách thực hiện quản lý nhà nước
về doanh nghiệp xã hội thúc đẩy, hỗ trợ doanh nghiệp xã hội.
Thứ ba, cần thành lập cơ quan quản lý nhà nước để hỗ trợ, thúc đẩy, định
hướng DNXH. Cần xây dựng một cơ quan hướng dẫn DNXH về thủ tục pháp lý,
các định hướng phát triển xây dựng thị trường, hỗ trợ phát triển xây dựng nền tảng
trực tuyến về học tập điện tử, kinh doanh điện tử, xây dựng và duy trì hình ảnh
thương hiệu cho khu vực DNXH. Ngồi ra, việc xây dựng một vườn ươm về khởi
nghiệp và mô hình tăng tốc khởi nghiệp cho các DNXH như các doanh nghiệp khởi
nghiệp cũng rất cần thiết. Đặc biệt, đối với các doanh nghiệp thành lập tại các địa
phương không thuận lợi về yếu tố địa lý, cần có các cơ quan hỗ trợ tại địa phương
để doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận thông tin cũng như đưa ra các phản ánh, phản hồi
về chính sách một cách kịp thời. Dựa trên tính chất đầu mối, đa ngành của Bộ Kế
hoạch và Đầu tư, cũng như tính chất, chức năng khá tương đồng của HTX và
DNXH, tác giả kiến nghị thành lập một Phòng chuyên trách về DNXH đặt trong cơ
cấu của Cục Phát triển Hợp tác xã, trực thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
Ngoài ra, cần sớm thành lập Hiệp hội phát triển DNXH Việt Nam nhằm mục
đích: (1) hợp tác, liên kết, hỗ trợ và giúp đỡ lẫn nhau trong việc phát triển nghề

nghiệp, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và bảo vệ quyền lợi hợp pháp của
các DNXH; (2) giữ vai trò cầu nối giữa DNXH với các cơ quan chức năng; (3)
thực hiện hội nhập kinh tế quốc tế với các tổ chức hoạt động trong lĩnh vực DNXH
trên thế giới; (4) tăng cường hội nhập với các hoạt động của các Hiệp hội trong


85

nước, trong khu vực và quốc tế theo quy định của pháp luật; (5) thúc đẩy hoạt động
đào tạo, nghiên cứu thơng tin báo chí, xúc tiến thương mại, kinh doanh dịch vụ và
ứng dụng đổi mới công nghệ.
3.2.2.3. Nhà nước cần tăng cường hợp tác quốc tế về phát triển doanh nghiệp xã hội.
Các cơ quan QLNN cần tích cực hỗ trợ hoạt động DNXH liên lạc với các tổ
chức quốc tế nhằm tăng cường hợp tác quốc tế trên mọi cấp độ như:
Hợp tác quốc tế ở cấp Chính phủ, trong đó Chính phủ đàm phán ký thỏa thuận
với các nước có DNXH phát triển như Vương quốc Anh, Hàn Quốc, Thái Lan để hỗ
trợ tăng cường năng lực hoạch định chính sách, năng lực QLNN về DNXH ở Việt
Nam hoặc triển khai các dự án cấp quốc gia phát triển DNXH.
– Hợp tác quốc tế giữa các bộ, ngành và địa phương với các tổ chức quốc tế
như UNESCO, Hội đồng Anh nhằm tuyên truyền nâng cao nhận thức về vị trí, vai
trị của DNXH trong việc thực hiện mục tiêu phát triển bền vững, thực hiện các dự
án thí điểm và đặc biệt hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực cho các DNXH.
– Hợp tác quốc tế giữa các đơn vị, tổ chức và DNXH của Việt Nam với các tổ
chức quốc tế, DNXH, Quỹ phát triển DNXH các nước khác qua hình thức tổ chức
các hội thảo, tham quan học tập các mô hình DNXH điển hình trên thế giới, trao đổi
kinh nghiệm quản lý giữa các DNXH, chuyển giao các mơ hình kinh doanh hiệu
quả, giới thiệu sản phẩm và phát triển thị trường cho DNXH Việt Nam.
3.2.3. Các kiến nghị khác
Như chúng ta đã biết, các chương trình, chính sách khuyến khích, hỗ trợ DNXH
cần được thực hiện thơng qua các tổ chức trung gian, nhằm đạt hiệu quả cao hơn nhờ

thơng qua tính cạnh tranh, tránh xung đột lợi ích và tham nhũng. Các DNXH cũng có
cơ hội phản ánh trực tiếp, khách quan cho cơ quan QLNN về chất lượng thẩm định và
cung cấp dịch vụ của các tổ chức trung gian này. Hiện các tổ chức trung gian này ở
Việt Nam là CSIP và Spark.
Cần phải nói thêm rằng, các tổ chức trung gian cũng có mục tiêu sứ mệnh
trong việc phát triển DNXH. Họ được tài trợ từ các tổ chức NGO quốc tế và nhà
đầu tư xã hội. Do đó, bản thân họ cũng có mạng lưới các DNXH của riêng mình.


86

Điều đó sẽ làm cho các chương trình hỗ trợ DNXH của nhà nước cũng như của họ
trở nên cạnh tranh hơn, và người hưởng lợi chính là các DNXH.
Để khuyến khích, thúc đẩy DNXH tại Việt Nam lớn mạnh cả về số lượng và
quy mô, dưới đây, người viết đề xuất một số giải pháp như sau:
-

Chính phủ, các tổ chức trung gian cần đẩy mạnh truyền thông dưới nhiều

hình thức khác nhau, từ các phương tiện đại chúng cho đến những người ủng hộ, để
truyền tải, phổ biến và giải thích khái niệm và các vấn đề liên quan đến DNXH;
-

Các tổ chức trung gian uy tín cần tổ chức các lễ trao giải thưởng, vinh danh

các Doanh nhân xã hội thành công và phát triển DNXH ở quy mơ lớn;
-

Các tổ chức trung gian có thể tổ chức các Cuộc thi tìm kiếm sáng kiến


DNXH định kỳ hàng năm để tìm ra những Doanh nhân xã hội và dự án tiềm năng,
được tài trợ vốn khởi nghiệp trong thời gian đầu;
-

Chính phủ cần hỗ trợ tài chính trực tiếp cho các DNXH để mở rộng quy mô tác

động xã hội, thơng qua một q trình tuyển chọn, phân loại, theo dõi và đánh giá sát sao.
-

Để phát triển nguồn tài chính bền vững hỗ trợ DNXH, Chính phủ cần phải

thành lập Quỹ phát triển DNXH. Quỹ sẽ được tài trợ bằng ngân sách Nhà nước trên
cơ sở trích một tỷ lệ nhất định từ các khoản thu Thuế tiêu thụ đặc biệt. Không chỉ
giới hạn bởi nguồn NSNN, Quỹ còn mở rộng khả năng hợp tác, nhận tài trợ từ các
tổ chức thiện nguyện và nhà đầu tư xã hội trong và ngồi nước.
-

Chính phủ cần miễn, giảm thuế cho các DNXH trong một số lĩnh vực Nhà

nước cần khuyến khích. Có ý kiến cho rằng vì DNXH đã giúp hoặc thực hiện thay
vai trò của Nhà nước trong một số lĩnh vực phúc lợi xã hội, vốn lẽ ra Nhà nước phải
sử dụng nguồn thu từ thuế để thực hiện trách nhiệm của mình, cho nên sẽ hợp lý
hơn nếu Nhà nước không thu thuế của các DNXH này.
-

Chính phủ và các tổ chức cần thực hiện việc chuẩn hóa, xếp loại, đánh giá

các DNXH theo một hệ tiêu chí nhất quán, cụ thể, rõ ràng, công khai, minh bạch.
Đây là khâu quan trọng, nhưng cũng là khó nhất đối với cơ quan Nhà nước, bởi vì
khơng có tiêu chí thống nhất sẽ dẫn đến bất bình đẳng, lách luật, xung đột lợi ích;

nhưng tác động xã hội và động cơ khơng vì lợi nhuận sẽ rất khó để có thể đo lường.
Các tiêu chí cần được thiết kế một cách sát với thực tiễn của DNXH.



×