Tải bản đầy đủ (.pdf) (61 trang)

Định hướng giá trị trong hôn nhân của sinh viên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (734.91 KB, 61 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HCM

KHOA TÂM LÝ HỌC
-----🙞🙜🕮🙞🙜-----

ĐỊNH HƯỚNG GIÁ TRỊ TRONG
HÔN NHÂN CỦA SINH VIÊN


Mục Lục:
Mở đầu

31.
Lý do chọn đề tài
42.
Mục đích nghiên cứu
43.
Khách thể và đối tượng nghiên cứu
53.1. Khách thể nghiên cứu
53.2. Đối tượng nghiên cứu
54.
Giới hạn nghiên cứu
54.1. Nội dung nghiên cứu
54.2. Khách thể nghiên cứu
55.
Giả thuyết nghiên cứu
56.
Nhiệm vụ nghiên cứu
57.
Phương pháp nghiên cứu
57.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận


57.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
67.3. Phương pháp thống kê toán học

6Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐỊNH HƯỚNG GIÁ TRỊ TRONG HƠN
NHÂN CỦA SINH VIÊN

71.
Tổng quan các cơng trình nghiên cứu
71.1. Tổng quan các cơng trình nghiên cứu ngồi nước
71.2. Tổng quan các cơng trình nghiên cứu trong nước
102.

Lý luận về định hướng giá trị trong hôn nhân của sinh viên
132.1. Các khái niệm về định hướng giá trị trong hôn nhân của sinh viên
132.2. Những yếu tố ảnh hưởng đến định hướng giá trị hôn nhân của sinh viên


273.
Ý nghĩa của đề tài
303.1. Đối với xã hội
303.2. Đối với gia đình
303.3. Đối với bản thân mỗi sinh viên
31Chương 2. THỰC TRẠNG ĐỊNH HƯỚNG GIÁ TRỊ TRONG HÔN NHÂN
CỦA SINH VIÊN Ở CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ
MINH.

321.
Thể thức nghiên cứu
321.1.Giới thiệu vài nét về địa bàn nghiên cứu
321.2. Đặc điểm và khách thể nghiên cứu

321.3. Các phương pháp nghiên cứu
322.

Thực trạng định hướng giá trị trong hôn nhân của sinh viên ở các trường đại học
tại thành phố Hồ Chí Minh.

322.1. Nhận thức của sinh viên về hôn nhân hiện nay

322.2. Thái độ của sinh viên đối với các giá trị hôn nhân
322.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến định hướng giá trị hôn nhân của sinh viên
323.
Một số biện pháp nâng cao định hướng giá trị trong hôn nhân của sinh viên

322.1. Tổ chức nghiên cứu định hướng giá trị trong hôn nhân của sinh viên
322.2.1. Nhận thức của sinh viên về hôn nhân hiện nay
342.2.2. Thái độ của sinh viên đối với các giá trị hôn nhân
342.2.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến định hướng giá trị hôn nhân của sinh viên
34KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
36Tài liệu tham khảo
37BẢNG KHẢO SÁT VỀ ĐỊNH HƯỚNG GIÁ TRỊ TRONG HÔN NHÂN
CỦA SINH VIÊN

41



Mở đầu
1. Lý do chọn đề tài
Trước sự phát triển ngày càng mạnh mẽ của xã hội, xu hướng biến đổi của hơn
nhân gia đình tại Việt Nam đang có những thay đổi như: quy mơ gia đình đang thu hẹp

(từ gia đình truyền thống sang gia đình hạt nhân, gia đình đồng tính, gia đình đơn
thân,…); cơ cấu quyền lực có sự biến đổi (từ phụ quyền sang hướng dung hịa, bình
đẳng, dân chủ); cấu trúc gia đình thì nhỏ dần. Từ đây, PGS – TS Lê Ngọc Văn - Viện
Nghiên cứu Gia đình và Giới (Viện Hàn lâm Khoa học Việt Nam) đã đưa ra những
khẳng định để nâng cao chất lượng hôn nhân tại Việt Nam, một trong số đó là khuyến
nghị đưa nội dung giáo dục hôn nhân vào trong trường học (giáo dục, giảng dạy những
vấn đề cơ bản về hơn nhân và gia đình) nhằm xây dựng hiểu biết của sinh viên và góp
phần giúp sinh viên có những định hướng giá trị đúng đắn trong hôn nhân.
Ở giai đoạn thanh niên sinh viên, hoạt động chủ đạo là định hướng nghề nghiệp.
Song những vấn đề lập nghiệp và lập thân cũng được quan tâm trong độ tuổi này, nhất
là đối với thế hệ sinh viên thuộc năm cuối tại trường đại học khi họ đã dần hoàn thiện
về thể chất, ý thức và nhân cách để phục vụ cho sự phát triển của bản thân. Những hiểu
biết về hôn nhân của sinh viên sẽ là nền tảng cực kì quan trọng giúp họ có định hướng
giá trị đúng đắn và đưa ra lựa chọn, quyết định phù hợp trước khi bắt đầu tiến tới hôn
nhân với người bạn đời tương lai. Tuy nhiên, các nội dung liên quan đến tìm hiểu về
hơn nhân và gia đình chỉ mới được lồng ghép trong các môn học, sự cân nhắc và xem
xét một cách đầy đủ về hôn nhân vẫn chưa được thực hiện và tổ chức thành một khóa
học có chứng chỉ. Từ đây, sinh viên thiếu hiểu biết có thể có những định hướng giá trị
trong hôn nhân không phù hợp, dẫn đến cuộc hơn nhân trong tương lai có thể đổ vỡ.
Theo đó, việc tìm hiểu về định hướng giá trị trong hôn nhân của sinh viên là một
đề tài thú vị. Điều này có thể cung cấp những số liệu cần thiết góp phần đánh giá mức
độ hiểu biết cùng các giá trị của sinh viên về hôn nhân và giúp đưa ra những khuyến
nghị, góp ý trong các cách tổ chức giảng dạy nội dung liên quan đến hôn nhân nhằm
trang bị cho sinh viên nhận thức đầy đủ trước khi tiến tới hơn nhân. Vì vậy, đề tài “Định
hướng giá trị trong hôn nhân của sinh viên” được tiến hành.
2. Mục đích nghiên cứu


Đánh giá tình hình chung về định hướng của sinh viên về vấn đề hơn nhân.
Tìm ra lý do khiến sinh viên có sự khác biệt trong định hướng giá trị về hôn nhân.

Đưa ra các nhận định, dự báo về định hướng giá trị trong hôn nhân của sinh viên.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu
Sinh viên các trường Đại học tại Thành phố Hồ Chí Minh.
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Định hướng giá trị trong hôn nhân của sinh viên.
4. Giới hạn nghiên cứu
4.1. Nội dung nghiên cứu
Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu về định hướng giá trị trong hôn nhân của sinh viên.
4.2. Khách thể nghiên cứu
Đề tài chỉ tiến hành khảo sát ở sinh viên một số trường Đại học tại Thành phố Hồ
Chí Minh.
5. Giả thuyết nghiên cứu
Đa số sinh viên tại thành phố Hồ Chí Minh có định hướng giá trị hơn nhân đúng
đắn.
Có sự khác biệt về giới tính trong nhận thức, thái độ và hành vi về định hướng giá
trị trong hôn nhân.
6. Nhiệm vụ nghiên cứu
Xây dựng cơ sở lý luận dựa trên những tài liệu, cơng trình nghiên cứu.
Tiến hành nghiên cứu thực nghiệm nhằm làm sáng tỏ vấn đề nghiên cứu.
Dựa vào kết quả nghiên cứu, đưa ra một số kiến nghị cụ thể.
7. Phương pháp nghiên cứu
7.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận
Tìm hiểu, nghiên cứu và hệ thống hóa các tài liệu lý luận và kết quả nghiên cứu
thực tiễn đã thực hiện về định hướng giá trị trong hôn nhân của sinh viên các trường
Đại học tại Thành phố Hồ Chí Minh để xây dựng cơ sở lý luận cho đề tài.

Commented [HLD1]: Như thế nào được gọi là đúng đắn?
đúng đăn hay phù hợp? nêu cụ thể phù hợp



7.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
Điều tra bằng bảng hỏi: Dùng bảng hỏi để khảo sát về định hướng giá trị trong hôn
nhân của sinh viên các trường Đại học tại Thành phố Hồ Chí Minh.
7.3. Phương pháp thống kê tốn học
Xử lý và phân tích dữ liệu từ bảng hỏi. Đề tài sử dụng phần mềm SPSS để xử lý
số liệu với các phép thống kê suy diễn để kiểm định sự khác biệt của các đối tượng sinh
viên các Đại học tại Thành phố Hồ Chí Minh khác nhau về ngành, giới tính, độ tuổi
bằng cách tiến hành kiểm định Phân tích phương sai (Analysis of variance, ANOVA).
Ngồi ra, chúng tơi sẽ sử dụng thống kê mơ tả như tần suất, tần số, điểm trung bình, độ
lệch chuẩn để mô tả dữ liệu được thu thập.


Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐỊNH HƯỚNG GIÁ TRỊ TRONG HƠN NHÂN
CỦA SINH VIÊN
1. Tổng quan các cơng trình nghiên cứu
1.1. Tổng quan các cơng trình nghiên cứu ngồi nước
Hơn nhân là một phần quan trọng trong hệ thống xã hội. Đã có nhiều nghiên cứu
liên quan đến các vấn đề nhận thức và định hướng giá trị trong hôn nhân của con người,
đặc biệt là ở giai đoạn người trưởng thành trẻ tuổi - sinh viên.
Theo Wallin (1954), khái niệm về hôn nhân của một người phần lớn được thể hiện
theo chất lượng mối quan hệ hôn nhân của cha mẹ người đó. Một trong số các vấn đề
chính mà thanh niên chưa lập gia đình có thể quan tâm, xem xét là thái độ và nhận thức
của họ cùng người bạn đời tương lai của mình về hôn nhân (Satir, 1964). Một số nghiên
cứu cho thấy thanh niên chưa lập gia đình thường có những định kiến phi thực tế về
cuộc sống hôn nhân và gia đình (Duvall, 1965).
Một nghiên cứu về sinh viên đại học năm nhất của Neubeck và Hewer (1965) đã
cho thấy đa số sinh viên khơng muốn kết hơn khi cịn học đại học, mà họ thích kết hơn
từ một đến hai năm sau khi tốt nghiệp. Trong đó, nam sinh viên ít suy nghĩ về thời điểm
kết hôn hơn so với sinh viên nữ. Tương tự, một nghiên cứu của Williamson (1965) cũng

chỉ ra rằng phụ nữ tỏ ra lo lắng về kết hôn hơn nam giới.
Theo Knox (1970), một cá nhân học đại học càng lâu thì quan niệm về tình u
của cá nhân đó càng thực tế hơn và nam giới đã kết hơn có xu hướng quan niệm lãng
mạn về tình yêu hơn những phụ nữ đã kết hôn.
Về yếu tố ảnh hưởng đến quan niệm về hôn nhân, Walters và Stinnett (1971) nhận
thấy rằng phần lớn sinh viên đại học cho rằng cha mẹ họ có ảnh hưởng lớn nhất đến thái
độ của họ đối với hôn nhân. Cuộc hôn nhân của cha mẹ là nguồn thông tin đầu tiên và
liên tục nhất của một người trước khi bắt đầu hôn nhân. Kết quả từ nghiên cứu của
Landis (1975) đã cho thấy những sinh viên đại học sống trong những mái ấm hạnh phúc
có niềm tin vào thành cơng trong kết hơn hơn những sinh viên có điểm xuất phát từ
những ngôi nhà không hạnh phúc.
Theo Brown (1994), đàn ông lãng mạn hơn phụ nữ và ở cả 2 giới đều có tiêu chí
lựa chọn bạn đời riêng, không giống nhau.


Nghiên cứu của nhóm tác giả Ganong, Coleman, Thompson và Goodwin-Watkins
đã chỉ ra rằng có sự khác biệt về giới trong các kỳ vọng với người bạn đời tương lai của
họ. Nếu nữ giới mong muốn đối tác tương lai của họ thơng minh hơn, có khả năng giải
quyết vấn đề cao hơn, thành công hơn trong chuyên môn và kiếm được nhiều tiền hơn
mình thì ở nam giới lại thể hiện mong đợi bạn đời tương lai của mình sẽ làm nhiều hơn
trong vấn đề nuôi dạy con cái của cả hai.
Về những mong đợi ở sinh viên đối với hôn nhân, Oppenheimer (1997) đã nhận
thấy rằng nam sinh viên năm cuối đại học mong đợi người vợ tương lai của họ sẽ hoàn
thành việc học tập và bắt đầu tự lập trong sự nghiệp của mình trước khi thực hiện kết
hôn. Đối với những người đàn ông trẻ tuổi, họ ngày càng thích kết hơn với những phụ
nữ đã hồn thành chương trình học và độc lập về tài chính .Cũng theo tác giả, những
ảnh hưởng xuất phát từ gia đình gốc cũng như từ kinh tế thực tiễn, nhân khẩu học có
ảnh hưởng đến kỳ vọng về sự nghiệp và gia đình của sinh viên năm cuối đại học.
Theo Barnett, Gareis, James và Steele (2003), xung đột nghề nghiệp-hôn nhân đã
phản ánh thực tế rằng đối với nhiều sinh viên năm cuối đại học, thập kỷ tiếp theo của

cuộc đời họ sẽ dành để phát triển sự nghiệp, thường là một sự nghiệp rất khắt khe, xây
dựng một mối quan hệ lãng mạn lâu dài và phối hợp các nhu cầu của hai sự nghiệp.
Nhóm tác giả Shivalli, Chitagubbi và Devendrappa (2012) cho rằng hôn nhân là
một trong những mối quan hệ sâu sắc và phức tạp nhất của con người. Nó là một phần
rất cần thiết của hệ thống xã hội. Nghiên cứu “Perception of values of present college
youth towards marriage” của họ đã được thực hiện nhằm nghiên cứu nhận thức về giá
trị của các chàng trai và cơ gái chưa lập gia đình đối với các khía cạnh khác nhau của
hơn nhân. Nghiên cứu được thực hiện tại thành phố Dharwad của bang Karnataka trong
năm 2009. Theo kết quả, nhận thức về các giá trị nói chung đối với hơn nhân khơng có
nhiều thay đổi trong giới trẻ thuộc nhóm sinh viên đại học. Chúng vẫn phù hợp với các
giá trị thông thường. Các sinh viên có một cảm giác mạnh mẽ rằng trong thời đại ngày
nay, trách nhiệm của người vợ là hỗ trợ kinh tế cho chồng. Một điểm thú vị khác được
tìm thấy là ở sinh viên, người trưởng thành trẻ tuổi hiện nay cảm thấy rằng hơn nhân
khơng cịn hạn chế về quyền tự do cá nhân.
Nghiên cứu “The relationship of College students' value on marriage, children and
sexual attitude” của nhóm tác giả Ju, Jung và Shim (2013) đã xác định mối tương quan


của giá trị đối với hôn nhân, con trẻ và thái độ tình dục ở sinh viên đại học. Kết quả là
sinh viên đại học với thái độ tình dục có liên quan đáng kể đến giá trị hơn nhân và con
cái. Thái độ tình dục tương quan nghịch với tôn giáo, cấp học, những nhân tố giá trị như
cha mẹ, sự cần thiết của con cái. Từ đây, tác giả đề nghị một chiến lược lành mạnh đa
dạng khuyến nghị được tổ chức ở sinh viên đại học.
Theo Kim (2014), mối quan hệ cha mẹ - con cái của sinh viên đại học có ảnh
hưởng đến giá trị của hơn nhân và các tiêu chí lựa chọn bạn đời của họ. Do đó, đề xuất
rằng việc đa dạng hóa mục tiêu và nội dung giáo dục của giáo dục đời sống gia đình
khơng chỉ liên quan đến giá trị hơn nhân của mỗi cá nhân mà cịn liên quan đến mối
quan hệ cha mẹ - con cái của họ.
Trong nghiên cứu “Self-differentiation, family functioning, life satisfaction and
attitudes towards marriage among South Korean university students” của nhóm tác giả

Kim và Jung (2015), 53% sinh viên trả lời rằng họ chắc chắn sẽ tìm kiếm hơn nhân
trong tương lai. Tuy vậy, chỉ 18,8% nữ sinh coi hôn nhân là cần thiết. Ngồi ra cịn có
sự khác biệt về giới tính, phụ nữ cảm thấy hôn nhân là một gánh nặng. Công việc nhà,
sinh con và chăm sóc trẻ em là những lý do chính làm họ lựa chọn vẫn chưa lập gia
đình.
Các tác giả Tong, Du và Zhao (2015) đã tìm hiểu mối quan hệ giữa quan hệ hôn
nhân của cha mẹ và sự truyền tải giữa các thế hệ về định hướng giá trị hơn nhân và tình
u ở sinh viên đại học. Khảo sát về hôn nhân lành mạnh đã được tiến hành với 712 gia
đình bao gồm một sinh viên tại 9 trường đại học. Kết quả đã chỉ ra rằng mối quan hệ
hôn nhân của cha mẹ có thể tạo điều kiện cho việc truyền tải định hướng giá trị trong
hơn nhân và tình u giữa các thế hệ.
Theo Ưzyiğit (2017), hơn nhân chủ yếu gợi lên những cảm xúc tích cực ở những
người tham gia; giai đoạn tiền hôn nhân bao gồm sự hiểu biết về bản thân, lựa chọn
người bạn đời phù hợp và quyết định các giai đoạn kết hôn. Các sinh viên nhấn mạnh
vào các mối quan hệ xã hội, các vấn đề tài chính, mối quan hệ với gia đình gốc, giao
tiếp và các vai trị trong hơn nhân gắn với q trình kết hơn.
Nghiên cứu “Awareness of marriage, childbirth, fertility and knowledge of highrisk pregnancy among university students” của nhóm tác giả Go, Kwon, Kim, Noh,
Ahn, Lee và Joo (2017) về nhận thức đối với hôn nhân, sinh con, khả năng sinh sản và


nguy cơ mang thai cao ở sinh viên đại học đã chỉ ra một số kết luận như sau: Độ tuổi
trung bình của những người tham gia là 22,5. Độ tuổi kết hôn lý tưởng là 29,8. 201
người (80,4%) tham gia có ý định kết hơn và 160 người (60,4%) trả lời rằng họ nên có
con. Tuổi sinh con đầu lòng lý tưởng là 30,4 và tuổi sinh con cuối là 35,1. Có 126 khách
thể (50,4%) được giáo dục trước về nguy cơ mang thai, hiếm muộn hoặc vô sinh. Điểm
nhu cầu giáo dục khi mang thai là 7,6/10. Tỷ lệ trả lời đúng trung bình về nhận thức về
vấn đề sinh sản là 30,7%. Có sự khác biệt đáng kể giữa nam giới và nữ giới, 25% nam
giới và 38% nữ giới đã đánh giá quá cao độ tuổi dễ thụ thai nhất của phụ nữ. Chỉ 23,7%
nam và 25,9% nữ biết tuổi chính xác khi mức sinh của phụ nữ giảm rõ rệt. Như vậy,
nhận thức về tình trạng thiếu kết hôn, sinh con, hiếm muộn và nguy cơ mang thai cao

có thể ảnh hưởng đến sức khỏe và kế hoạch hóa gia đình của sinh viên trong tương lai.
Những kết quả này có thể được sử dụng để lập kế hoạch các chương trình hoặc giáo dục
về hơn nhân, mang thai và sinh con.
Nhìn chung, các nghiên cứu đều chỉ ra có sự khác biệt về giới tính trong định
hướng giá trị hoặc kỳ vọng của sinh viên về hôn nhân hoặc đối với người bạn đời tương
lai. Mối quan hệ cha mẹ - con cái và chất lượng hơn nhân ở gia đình gốc là một trong
những nguyên nhân gần gũi nhất ảnh hưởng đến nhận thức và định hướng giá trị cũng
như hạnh phúc trong hôn nhân của sinh viên ở tương lai.
1.2. Tổng quan các cơng trình nghiên cứu trong nước
Tại Việt Nam, các nghiên cứu về định hướng giá trị trong hôn nhân hay tình yêu
của sinh viên cũng đã được tiến hành nhằm tìm hiểu các quan điểm, mẫu hình và giá trị
của sinh viên đối với các đề liên quan đến hôn nhân hay lập thân.
Theo nghiên cứu của Hà Thị Minh Khương (2010), một số giá trị truyền thống
vẫn đang được thanh thiếu niên coi trọng như sự thuỷ chung, sự chia sẻ trong hoạn nạn,
phẩm chất khiêm tốn và nhã nhặn trong ứng xử. Những giá trị mới đang được định hình
và phát triển trong nhóm thanh thiếu niên như phản đối việc đánh vợ trong bất kì trường
hợp nào, không coi ly dị như một hành vi gắn với giá trị đạo đức, đồng tình với việc
phụ nữ có thể là người tỏ tình trước…
Theo hai tác giả Nguyễn Hữu Minh và Trần Thị Hồng (2011), kết quả phân tích
cho thấy thanh niên 18 tuổi trở lên có tỷ lệ chấp nhận việc chung sống không kết hôn,


việc phụ nữ không lấy chồng nhưng sinh con, cao hơn nhóm 14-17 tuổi. Tuy nhiên,
nhóm 14-17 tuổi có xu hướng chấp nhận lối sống độc thân, không kết hôn nhiều hơn.
Nghiên cứu của tác giả Lưu Thị Hồng (2012) trên 250 phụ nữ từ chưa kết hôn đến
phá thai tại Bệnh viện phụ sản Trung ương. Trong đó, số phụ nữ chưa kết hôn phá thai
cao nhất ở 22 - 25 tuổi với 95 trường hợp (46,34%), ngay sau đó là 18 - 21 tuổi với 90
trường hợp (43,90%), có 1 trường hợp dưới 15 tuổi. Với đối tượng là học sinh và sinh
viên với 107 trường hợp chiếm 52,71%.
Theo nghiên cứu của hai tác giả Trần Thị Phụng Hà và Nguyễn Ngọc Lẹ (2014),

tình u - hơn nhân và gia đình là bộ ba có quan hệ mật thiết với nhau. Tình u chính
là nền tảng của hơn nhân, của gia đình. Trong xã hội hiện đại với mơi trường năng động
và rộng lớn sinh viên có nhiều cơ hội tìm hiểu, lựa chọn đối tượng phù hợp cho bản
thân. Sinh viên ngày càng chủ động và tự do hơn khi chọn lựa, quyết định các vấn đề
trong hơn nhân và gia đình. Từ đó, sinh viên hình thành nên những quan niệm giá trị,
chuẩn mực rõ ràng. Kết quả cũng cho thấy sinh viên có định hướng giá trị khác nhau về
tình u chân chính, về tiêu chuẩn lựa chọn bạn đời và các yếu tố để đảm bảo hơn nhân
bền vững và gia đình hạnh phúc trong tương lai. Việc định hướng giá trị khác nhau phụ
thuộc khá chặt chẽ vào các yếu tố khách quan như giới tính, tuổi đời, hồn cảnh kinh tế
gia đình và nơi chốn xuất thân.
Kết quả phân tích từ nghiên cứu của Nguyễn Thị Hường (2014), cho thấy những
sinh viên nữ đã kết hôn bị bạo hành về tinh thần, thể chất, tình dục cao hơn những sinh
viên đang yêu hoặc vẫn còn độc thân. Chúng ta thấy rằng những người đã kết hôn họ
sống cùng với nhau trong một mái nhà sẽ tiếp xúc, sinh hoạt với nhau nhiều, biết rõ
những thói hư tật xấu của nhau mà khi yêu họ không muốn cho đối phương biết, điều
này dẫn đến nảy sinh mâu thuẫn trong cuộc sống. Hơn nữa khi đã kết hơn thì sinh viên
phải tự lập và lo cho gia đình, nhận được sự hỗ trợ của bố mẹ ít hơn. Các bạn nữ vẫn
cịn đang đi học chưa đi làm, áp lực về kinh tế do một mình người chồng đi làm để chăm
lo cho gia đình khiến người đàn ơng trở nên cáu bẳn và to tiếng, quát tháo người vợ.
Nghiên cứu của các tác giả Nguyễn Thị Bích Hồng, Đào Thị Duy Duyên và Lý
Minh Tiên (2016) cho thấy việc tổ chức giáo dục tiền hôn nhân được thực hiện khá
thường xuyên với nhiều hình thức đa dạng. Nội dung giáo dục đã đề cập những vấn đề
thiết yếu nhưng chưa toàn diện và cân đối. Việc tổ chức giáo dục tiền hôn nhân vẫn


chưa thu hút đông đảo nữ thanh niên tham gia (30% đến 50%). Nguyên nhân khiến nữ
thanh niên chưa tham gia các khóa tập huấn tiền hơn nhân vừa mang tính chủ quan (nữ
thanh niên thích tự tìm hiểu, ít quan tâm hoạt động của Hội) và khách quan (nữ thanh
niên khơng có thời gian hoặc khơng biết có những khóa tập huấn). Nhìn chung, các cán
bộ Hội đã có nhiều cố gắng nỗ lực trong công tác giáo dục tiền hôn nhân cho nữ thanh

niên, thể hiện ở sự nhiệt tình vận động, triển khai đa dạng các hình thức giáo dục, lựa
chọn các nội dung giáo dục thiết thực… nhưng vẫn chưa tạo được hiệu quả thực tế và
sâu rộng đến nữ thanh niên.
Theo Báo cáo tóm tắt về kết hôn trẻ em của UNFPA và Unicef Việt Nam (2017),
số liệu thống kê cho thấy năm 2014 tại Việt Nam cứ 10 phụ nữ (độ tuổi từ 20-24) lại có
1 người kết hơn hoặc sống chung như vợ chồng trước khi đủ 18 tuổi và cứ 100 phụ nữ
lại có 1 người kết hơn hoặc sống chung như vợ chồng trước khi 15 tuổi.
Kết quả nghiên cứu của Võ Nữ Hải Yến (2018) trên 233 sinh viên năm thứ 1 và
năm thứ 4, cho rằng độ tuổi trung bình phù hợp để kết hơn ở nam giới là 27,3 và nữ giới
là 24,3. Cách thức quyết định hôn nhân phổ biến là cha mẹ và con cái cùng quyết định
dưới hình thức “con cái quyết định có sự tham khảo ý kiến của bố mẹ”. Về những định
hướng cụ thể liên quan đến người bạn đời tương lai, nghiên cứu cũng đã cho thấy có
đến hơn một nửa số sinh viên khơng quan tâm nhiều đến trình độ học vấn của người
bạn đời tương lai. Tuy nhiên, đa số sinh viên khi được hỏi đều mong muốn người bạn
đời tương lai của mình có cơng việc ổn định và gần một nửa sinh viên kỳ vọng mức thu
nhập của người vợ/chồng tương lai cao hơn họ. Về tích cách và phẩm chất đạo đức của
người bạn đời tương lai, hầu hết sinh viên đều mong muốn người vợ/chồng tương lai
của mình có được ba phẩm chất quan trọng, đó là “tâm lý, biết quan tâm, chia sẻ”,
“chung thủy” và “có trách nhiệm với gia đình”. Bên cạnh đó, phần lớn sinh viên đều
mong muốn người bạn đời tương lai có ngoại hình khơng cần q xinh đẹp nhưng phải
ưa nhìn. Ngồi ra, sự tương đồng trong văn hóa, lối sống, hồn cảnh gia đình cũng là
một tiêu chuẩn mà sinh viên cũng khá lưu tâm đến khi lựa chọn bạn đời tương lai. Yếu
tố gia đình và một số những quan niệm hơn nhân truyền thống vẫn cịn được bảo lưu và
ảnh hưởng đến những định hướng về hơn nhân của sinh viên.
Theo nghiên cứu “Sự hài lịng về hôn nhân của người Việt Nam và các nhân tố
ảnh hưởng” của tác giả Phan Thị Mai Hương, Nguyễn Hữu Minh, Phạm Hương Thảo


và Đỗ Thị Lệ Hằng (2020). Trên cơ sở điều tra, khảo sát về hôn nhân năm 2017 với
1.819 người tại 7 tỉnh ở Việt Nam, nghiên cứu này đã chỉ rõ: phần lớn người dân Việt

Nam hài lòng về hơn nhân của mình cũng như về các mặt của hơn nhân ở mức độ cao,
trong đó hài lịng hơn cả về tình cảm vợ chồng, ít hài lịng hơn cả về đời sống vật chất
của vợ chồng.
Như vậy, các nghiên cứu đã chỉ ra một số giá trị mà sinh viên quan tâm có liên
quan đến các phẩm chất như đạo đức, tri thức, tài chính,... Những yếu tố có ảnh hưởng
đến định hướng giá trị của sinh viên trong hơn nhân là gia đình, xã hội và tuổi đời cùng
giới tính. Song, những báo cáo về các chỉ báo tình trạng phá thai ở người trưởng thành
trẻ tuổi chưa kết hơn và tình trạng sinh viên nữ kết hôn bị bạo lực về tinh thần là một
điều đáng lưu ý. Điều này cho thấy vẫn còn tồn tại ở sinh viên - người trưởng thành trẻ
tuổi những quan điểm và định hướng giá trị không phù hợp dẫn đến cuộc hơn nhân
khơng hạnh phúc hay tình trạng phá thai.
2. Lý luận về định hướng giá trị trong hôn nhân của sinh viên
2.1. Các khái niệm về định hướng giá trị trong hôn nhân của sinh viên
2.1.1. Định hướng giá trị
2.1.1.1. Giá trị
Giá trị là một từ mang khái niệm rộng lớn vậy nên có rất nhiều hệ thống quan điểm
khác nhau về giá trị. Tuỳ vào lĩnh vực, góc độ khác nhau mà khái niệm về giá trị cũng
khác nhau, từ vĩ mô như giá trị dân tộc, giá trị đạo đức,... đến vi mô như giá trị cá nhân.
Từ thời Cổ đại, tư tưởng triết học phương Đông cũng như phương Tây đã đi đến
ba giá trị tổng quát nhất là chân, thiện, mỹ. Về sau một số tác giả thêm vào một giá trị
tinh thần tổng quát nữa là tình yêu. Về sau nữa Friedrich Nietzch (1844 - 1900), nhà
triết học Đức cũng đã đi đến kết luận rằng có “giá trị chung của giá trị” gọi là giá trị
gốc. Từ các giá trị ấy mà xây dựng nên hệ giá trị, định hướng giá trị, thước đo giá trị,
thang giá trị cho các thời sau này của các cộng đồng dân tộc, vùng miền, đất nước, nhân
loại. (Phạm Minh Hạc, 2012)
Theo từ điển Tiếng Việt, giá trị là cái mà người ta dùng làm cơ sở để xét xem một
vật có lợi ích tới mức nào đối với con người: Thịt, trứng... là những thức ăn có giá trị;
Giá trị của một phát minh khoa học là thúc đẩy kỹ thuật tiến lên; Giá trị của một tác



phẩm văn học. Cái mà người ta dựa vào để xét xem một người đáng quý đến mức nào
về mặt đạo đức, trí tuệ, nghề nghiệp, tài năng: Giá trị của người lao động là năng suất
lao động.
Theo các trường phái Tâm lý khác nhau, giá trị cũng có cách nhìn nhận khác nhau.
Đối với trường phái Phân tâm học, giá trị được tạo ra bởi sự vận hành của cấu trúc tâm
lý “ cái nó - cái tơi - cái siêu tôi". Trong khi tâm lý học nhân văn xem “giá trị như là sản
phẩm của loài người và con người" thì trường phái Tâm lý học nhận thức xem “ giá trị
được hình thành bởi việc học, việc nhớ".
Theo phạm trù triết học, xã hội học, giá trị chỉ tính có ích, có ý nghĩa của những
sự vật - hiện tượng tự nhiên hay xã hội có khả năng thỏa mãn nhu cầu, phục vụ lợi ích
của con người. Ở đây các sự vật hiện tượng được xem xét dưới góc độ đáng hay khơng
đáng, mong muốn có ý nghĩa tích cực hay khơng đối với đời sống xã hội.
Giá trị là điều mong muốn (Kluckhohn, 1951), niềm tin bền vững về một phương
thức hành động hay thực tại, có khả năng thống nhất những lợi ích đa dạng khác nhau
của hành vi con người, là nhu cầu (Rokeach, 1973), là niềm tin, mong ước, có tính phổ
biến, chuẩn mực, có trật tự ưu tiên, và định hướng hành động (Schwartz, 2012).
Theo các nhà khoa học Việt Nam, giá trị tựu chung lại cũng có ý nghĩa mang lại
lợi ích cho chủ thể. Giáo sư Viện sĩ Phạm Minh Hạc (1996) cho rằng “giá trị là tính có
nghĩa tích cực, đáng q, có ích của các đối tượng với các chủ thể”. Giáo sư Trần Văn
Giàu cho rằng: “Giá trị xuất hiện từ mối quan hệ giữa chủ thể và đối tượng nghĩa là từ
thực tiễn và chiến đấu của con người trong xã hội, giá trị vì thế được xác định bởi sự
đánh giá đúng đắn của con người xuất phát từ thực tiễn và được kiểm nghiệm qua thực
tiễn”. Cịn theo Thái Duy Tun, có nhiều định nghĩa khác nhau về giá trị, thơng thường
có thể hiểu giá trị là cái đáng quý, cái cần thiết, có lợi ích, ý nghĩa, thoả mãn những nhu
cầu vật chất và tinh thần của con người, của giai cấp, nhóm, xã hội nói chung. Giá trị là
một phạm trù lịch sử, thay đổi theo thời gian; là một phạm trù xã hội, phụ thuộc vào
tính chất của dân tộc, tôn giáo, cộng đồng (Thái Duy Tuyên, 1998).
Như vậy, dù bắt nguồn từ thời cổ đại hay theo từ điển, theo các trường phái tâm
lý học hay các nghiên cứu quý báu của các nhà khoa học về giá trị thì tổng quát lại, giá
trị vẫn mang những điểm chung như sau:



-

Tất cả những gì mang lại lợi ích cho chủ thể, giúp chủ thể phát triển đi lên đều
có giá trị.

-

Giá trị mang tính lịch sử và thay đổi theo thời gian.

-

Giá trị tác động vào nhận thức, thái độ và định hướng hành vi của chủ thể.
Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài này, giá trị được hiểu như sau: Giá trị là

tất cả những gì mang lại lợi ích và thoả mãn nhu cầu vật chất - tinh thần của chủ
thể. Giá trị tốt đẹp sẽ giúp chủ thể phát triển đi lên và định hướng hành động cho
chủ thể trong tương lai.
2.1.1.2. Định hướng giá trị
Theo tác giả Nguyễn Quang Uẩn (1995), định hướng giá trị là phương thức chủ
thể sử dụng để phân biệt các sự vật theo ý nghĩa của chúng đối với chính mình, từ đó
hình thành nội dung cơ bản của xu hướng, động cơ hoạt động.
Theo hai tác giả Liddell và Davis (1996), định hướng giá trị là một cấu trúc khá
mới, có những đặc điểm trùng lặp với sự gắn bó và cũng ảnh hưởng đến quan hệ hơn
nhân. Định hướng giá trị thể hiện những cách nhìn nhận khác nhau về bản thân trong
mối quan hệ với những người khác.
Hà Nhật Thăng (1998) cho rằng định hướng giá trị là một hệ thống giá trị chuẩn
phù hợp với yêu cầu xã hội, có tính phổ biến được nhiều người thừa nhận, công nhận
và tuân thủ thực hiện, hệ thống giá trị đó có tác dụng vừa như là mục tiêu, đối tượng

phải chiếm lĩnh, vừa như là động cơ thúc đẩy con người nhận thức hoạt động để hoàn
thiện nhân cách, phát huy vai trò chủ thể của con người trong sự phát triển cá nhân, xã
hội và tự nhiên.
Định hướng giá trị được hiểu là sự lựa chọn một giá trị hay hệ thống giá trị có ý
nghĩa quan trọng đối với cá nhân, từ đó hình thành nội dung cơ bản của xu hướng, động
cơ hoạt động của cá nhân đó. (Nguyễn Thị Ngọc Giàu, 2010)
Theo Phan Thị Hồng Hà (2012), có nhiều quan niệm khác nhau về định hướng giá
trị, người nghiên cứu tiếp cận khái niệm “định hướng giá trị” theo các ý chung cơ bản
sau:
-

Định hướng giá trị là sự lựa chọn, sắp xếp các giá trị với tư cách là những tiêu
chuẩn hành vi của cá nhân hay của nhóm.


Định hướng giá trị được hình thành trong quá trình cá nhân hay nhóm người gia

-

nhập vào các quan hệ xã hội với tư cách là chủ thể của hoạt động đó, hướng vào
các giá trị có ý nghĩa cơ bản đối với cá nhân hay nhóm.
Q trình định hướng giá trị bao giờ cũng cũng chứa đựng các yếu tố nhận thức

-

(đánh giá), ý chí và cảm xúc (thử nghiệm) cũng như các khía cạnh đạo đức, thẩm
mỹ trong sự phát triển nhân cách.
Định hướng giá trị là cơ sở bên trong của hành vi, quyết định lối sống của cá

-


nhân.
Như vậy, nhóm đồng ý với quan điểm của Nguyễn Quang Uẩn: Định hướng giá
trị là phương thức chủ thể sử dụng để phân biệt các sự vật theo ý nghĩa của chúng
đối với chính mình, từ đó hình thành nội dung cơ bản của xu hướng, động cơ hoạt
động.
2.1.2. Hôn nhân
2.1.2.1. Khái niệm hôn nhân
Theo Luật hôn nhân và gia đình số 52/2014/QH13, tại Chương I. Hơn nhân là quan
hệ giữa vợ và chồng sau khi kết hôn. Hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng,
vợ chồng bình đẳng. Hơn nhân giữa cơng dân Việt Nam thuộc các dân tộc, tôn giáo,
giữa người theo tôn giáo với người khơng theo tơn giáo, giữa người có tín ngưỡng với
người khơng có tín ngưỡng, giữa cơng dân Việt Nam với người nước ngồi được tơn
trọng và được pháp luật bảo vệ. Thời kỳ hôn nhân là khoảng thời gian tồn tại quan hệ
vợ chồng, được tính từ ngày đăng kí kết hơn đến ngày chấm dứt hơn nhân.
Theo Bùi Ngọc Oánh (2006), hôn nhân là một hiện tượng xã hội. Trong đó, hai
người khác giới được xã hội thừa nhận sống chung với nhau, gắn bó với nhau, có trách
nhiệm với nhau và cùng có trình nhiệm trước xã hội. Hơn nhân thường là kết quả của
tình u. Khi tình u phát triển cao, nó trở thành một trong những yếu tố mạnh mẽ thúc
đẩy hai người kết hơn.
Hơn nhân là hiện tượng xã hội, văn hóa có vai trò quan trọng trong tái sản xuất
dân cư và góp phần cải thiện chất lượng cuộc sống, ổn định và phát triển của mỗi quốc
gia, dân tộc. Hôn nhân khơng chỉ là hình thái kết hợp giới tính mà cịn là thể hiện các
sắc thái văn hóa tộc người, ln chịu ảnh hưởng bởi các nền văn hóa và thể chế xã hội;


có mối quan hệ mật thiết và chịu tác động bởi nhiều yếu tố như kinh tế, chính trị, tín
ngưỡng, quan hệ dịng họ, gia đình và ý thức hệ của mỗi tộc người, cộng đồng trong sự
vận động và phát triển. Trong mỗi xã hội, hôn nhân đã thiết lập nên những mối quan hệ
giữa các thành viên trong gia đình, dịng họ nhưng đồng thời nó cũng thiết lập nên các

mối quan hệ về kinh tế, chính trị, văn hóa giữa các nhóm cộng đồng. (Đặng Thị Hoa và
Nguyễn Hà Đơng, 2015)
Theo Từ điển Tiếng Việt của Hồng Phê (2018), hơn nhân được hiểu là “việc nam
nữ chính thức lấy nhau làm vợ chồng”.
Theo từ điển APA, hôn nhân là thể chế xã hội mà ở đó hai người cam kết với nhau
vào một mối quan hệ được xã hội cơng nhận, trong đó quan hệ tình dục là hợp pháp và
có trách nhiệm pháp lý đối với con cái nào cũng như đối với nhau. Mặc dù có những
trường hợp ngoại lệ, các đối tác kết hơn thường chung sống cùng nhau.
2.1.2.2. Động cơ hôn nhân
Động cơ hôn nhân là tổng hợp những yếu tố thúc đẩy hai người đi tới hôn nhân.
Những yếu tố này thường rất phức tạp, đa dạng có thể bao gồm như sau:
-

Yếu tố thuộc về tâm lý xã hội: Sự thành đạt, ổn định về danh phận, sự nghiệp,
nhu cầu về cuộc sống gia đình, sự thúc đẩy của họ hàng, bạn bè, sự hồ hợp cá
tính…

-

Yếu tố lứa tuổi: Đến một độ tuổi nào đó, đến độ trưởng thành về mặt cơ thể,
người ta có nhu cầu kết hơn.

-

Yếu tố vật chất: Khi điều kiện sống phát triển đến một mức nhất định, hoặc khi
nhu cầu cơ thể phát triển đến một mức nhất định nó trở thành yếu tố thúc đẩy
con người đi tới hơn nhân.

-


Yếu tố tình u: Tình u phát triển đến một mức nào đó, hai người có nhu cầu
kết hơn.

-

Yếu tố tâm lý cá nhân: Đặc điểm tâm lí cá tính mỗi người.
Động cơ hơn nhân khơng nhất thiết phải gồm tồn bộ các yếu tố đã kể trên, mà có

thể chỉ bao gồm một số yếu tố nào đó, tùy từng trường hợp cụ thể, từng người cụ thể
(do đặc điểm đạo đức, quan điểm sống, cá tính…).


Động cơ hơn nhân có vai trị quan trọng đến hạnh phúc gia đình. Chỉ những động
cơ đúng đắn, lành mạnh mới có thể có gia đình hạnh phúc, cuộc sống vợ chồng êm ấm,
thuận hoà, bến vững. (Bùi Ngọc nh, 2006)
2.1.2.3. Vai trị của hơn nhân
Xã hội được cấu thành bởi những tế bào mang tên “gia đình" và hơn nhân chính
là nền tảng để tạo nên gia đình. Các tế bào càng khỏe mạnh thì xã hội sẽ càng phát triển
và ngược lại nhiều tế bào yếu sẽ làm cho xã hội dần suy thối, khơng cịn đủ “sức đề
kháng” để chống chọi với những tệ nạn, những thói hư tật xấu... và dần dần khiến đất
nước rơi vào nguy cơ tan vỡ.
Đối với gia đình, hơn nhân có vai trị quan trọng trong việc sinh sản, ni dưỡng
và giáo dục con cái. Điều này cũng góp phần làm xã hội ngày càng phát triển đi lên.
Hôn nhân là một sự cam kết tình cảm giữa hai người yêu nhau, giúp họ gắn bó lâu
dài và cùng nhau xây dựng mái ấm một cách tự nguyện. Hôn nhân đại diện cho sự đồng
cam cộng khổ. Trong quá trình này sẽ có những lúc bất đồng quan điểm với nhau nhưng
nếu có sự dung hịa từ cả hai phía sẽ giúp cho hôn nhân ngày càng bền chặt. Hôn nhân
không chỉ mang lại sự thỏa mãn về mặt tinh thần mà cịn thoả mãn về mặt thể xác. Tình
dục là một nhu cầu sinh lý bình thường của con người và trong hôn nhân, nhu cầu này
được giải quyết một cách hợp pháp hố và khơng phạm phải bất kì giá trị đạo đức nào

của xã hội.
Hơn nhân là một việc tối quan trọng cho cả một đời người, từ khi gặp nhau cho
đến lúc kết hôn là cả q trình đơi bên tìm hiểu, chia sẻ và thấu hiểu lẫn nhau. Nhưng
trong xã hội ngày nay, người ta dần xem nhẹ hôn nhân, quyết định kết hôn chỉ trong
chớp nhống hay vì lý do nào đó chưa suy nghĩ thấu đáo để rồi dẫn đến tình trạng ly
hơn khi chỉ mới kết hôn trong thời gian ngắn ngủi.
Trong kết quả khảo sát của đề tài khoa học: “Các giá trị cơ bản của gia đình Việt
Nam” ( 2017 -2019) của PGS.TS. Trần Thị Minh Thi. Phần lớn những người được hỏi
vẫn khẳng định tầm quan trọng của hôn nhân, theo đó, thanh niên đến tuổi trưởng thành
nhất thiết cần lập gia đình. Quan điểm của nhóm những người chưa kết hôn cho thấy xu
hướng hôn nhân vẫn là xu hướng chủ đạo trong tương lai (với 80,5% số người chưa kết
hơn cho biết sẽ “kết hơn, có gia đình”, 46,2% cho rằng “thanh niên đến tuổi trưởng


thành phải lập gia đình”; tỷ lệ người đồng ý với việc sống độc thân thấp hơn nhiều so
với số người khơng đồng ý).
Có thể thấy được, hơn nhân ln là điều vô cùng quan trọng trong cuộc sống của
mỗi người. Cũng từ hôn nhân, các chức năng cơ bản của gia đình được tiếp nối, thực
hiện. Do đó có thể nói, hơn nhân là việc riêng của các cá nhân nhưng có ảnh hưởng lớn
đến giá trị của gia đình, đến sự bền vững và phát triển của tồn xã hội. Đối với nền văn
hóa Việt Nam, quan niệm của xã hội vẫn coi trọng giá trị của hôn nhân và coi đây là
hình thức chung sống tối ưu nhất, có lợi cho sự phát triển của con người nhất.
2.1.2.4. Những yếu tố cần thiết để chuẩn bị cho cuộc hôn nhân hạnh phúc.
Glenn (1990), tổng hợp hai trường phái xác định khái niệm chất lượng hôn nhân.
Thứ nhất là trường phái “cảm xúc” coi chất lượng hôn nhân là đánh giá chủ quan của
một người về mức độ hài lịng và cảm nhận hạnh phúc về hơn nhân của họ. Thứ hai là
trường phái “điều chỉnh” coi chất lượng hôn nhân là đặc điểm tương đối khách quan về
mối quan hệ như sự đồng hành, giao tiếp, xung đột… giữa vợ chồng.
Theo Bùi Ngọc Oánh (2006), có nhiều yếu tố điều kiện, ảnh hưởng đến việc kết
hôn. Tuy nhiên, để tiến tới hôn nhân hạnh phúc, người ta chỉ nên kết hôn khi đã đạt

được một số điều kiện chính sau đây:
-

Mức độ phát triển của tình u giữa hai người đến mức độ cao.

-

Hai người có sự hiểu biết tương đối đầy đủ về cá tính, trình độ đạo đức thế giới
quan… (đặc điểm tâm lí), nhất là hồn cảnh gia đình của nhau.

-

Ít nhất một trong hai người phải có nghề nghiệp ổn định.

-

Sự hiểu biết nhất định về cuộc sống vợ chồng, cuộc sống gia đình.

-

Có sự chuẩn bị tương đối đầy đủ về cuộc sống chung sau này.
Để có hơn nhân hạnh phúc cần chú ý đến các vấn đề sau:

-

Phải có đăng ký kết hôn.

-

Tổ chức lễ cưới phù hợp, trang trọng theo tục lệ.


-

Phải giáo dục mọi người hiểu biết ý nghĩa, tầm quan trọng của vấn đề trên.

2.1.3. Sinh viên và hôn nhân của sinh viên

Commented [HLD2]: Sinh viên và những quan niện về
hôn nhân



×