Tải bản đầy đủ (.pdf) (89 trang)

(Luận Văn Thạc Sĩ) Thực Hiện Chính Sách Bảo Tồn, Phát Triển Văn Hóa Các Dân Tộc Thiểu Số Trên Địa Bàn Huyện Bắc Trà My, Tỉnh Quảng Nam.pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (794.6 KB, 89 trang )

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGUYỄN THỊ MINH THƯ

THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH BẢO TỒN, PHÁT TRIỂN
VĂN HÓA CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN BẮC TRÀ MY, TỈNH QUẢNG NAM

Chuyên ngành : Chính sách cơng
Mã số : 8 34 04 02

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

TS. NGUYỄN THỊ PHƯƠNG MAI

HÀ NỘI, năm 2021


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu,
kết quả nêu trong luận văn là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng, được trích dẫn
đầy đủ theo quy định và chưa từng được ai cơng bố trong bất kỳ cơng trình nào
khác.
Tơi xin chịu hồn tồn trách nhiệm về lời cam đoan này.
Quảng Nam, ngày tháng năm 2021
Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Minh Thư



MỤC LỤC

MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ THỰC HIỆN
CHÍNH SÁCH BẢO TỔN VÀ PHÁT TRIỂN VĂN HÓA CÁC DÂN
TỘC THIỂU SỐ ............................................................................................ 11
1.1. Một số khái niệm cơ bản .......................................................................... 11
1.2. Quy trình thực hiện chính sách bảo tồn và phát triển văn hóa các dân tộc
thiểu số ............................................................................................................ 21
1.3. Chính sách bảo tồn và phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số ở Việt Nam
từ năm 1986 đến nay ....................................................................................... 26
1.4. Một số yếu tố tác động đến quá trình thực hiện chính sách bảo tồn và phát
triển văn hóa các dân tộc thiểu số ................................................................... 32
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH BẢO TỒN
VÀ PHÁT TRIỂN VĂN HĨA CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ Ở HUYỆN
BẮC TRÀ MY, TỈNH QUẢNG NAM ........................................................ 39
2.1. Khái quát chung về văn hóa các dân tộc thiểu số ở tỉnh Quảng Nam ..... 39
2.2. Thực trạng thực hiện chính sách bảo tồn và phát triển văn hóa các dân tộc
thiểu số ở huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam, giai đoạn 2015- 2020 ......... 48
2.3. Một số vấn đề thực tiễn đặt ra trong thực hiện chính sách bảo tồn và phát
triển văn hóa các dân tộc thiểu số ở huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam .... 57
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC HIỆN
CHÍNH SÁCH BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN VĂN HÓA CÁC DÂN
TỘC THIỂU SỐ Ở HUYỆN BẮC TRÀ MY, TỈNH QUẢNG NAM GIAI
ĐOẠN HIỆN NAY ........................................................................................ 65
3.1. Giải pháp hồn thiện hệ thống chính sách bảo tồn và phát triển văn hóa
các dân tộc thiểu số ở huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam hiện nay ........... 65


3.2. Giải pháp về hoạt động của địa phương khi hiện thực hố các chính sách

bảo tồn và phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số ở huyện Bắc Trà My, tỉnh
Quảng Nam hiện nay ....................................................................................... 68
3.3. Những đề xuất kiến nghị .......................................................................... 75
KẾT LUẬN .................................................................................................... 78
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

STT

Từ viết tắt

Nghĩa đầy đủ

1

BCH

Ban chấp hành

2

DTTS

Dân tộc thiểu số

3

HĐND


Hội đồng nhân dân

4

KTM

Kinh tế mở

5

TĐC

Tái định cư

6

XHCN

Xã hội chủ nghĩa

7

UBND

Ủy ban nhân dân

UBMTTQVN Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam

8

9

UNESCO

Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hiệp
Quốc

DANH MỤC CÁC HÌNH
Số hiệu

Tên hình

hình

Trang

Các hoạt động trong đời sống hằng ngày - vốn tri thức
3.1

bản địa, cũng đồng thời là bản sắc văn hóa của đồng bào
miền núi

75


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong q trình hội nhập quốc tế, việc giữ gìn bản sắc dân tộc để “hội
nhập mà khơng bị hịa tan” là một yêu cầu để khẳng định và phát triển đất
nước. Theo đó, văn hố có một đóng góp quan trọng. Văn hố và giá trị của

nó len lỏi trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, trong mọi hoạt động của
con người, mỗi cá nhân, mỗi tập thể, trong giá trị của từng sản phẩm.
Đồng thời, văn hố khơng chỉ là hệ tri thức, hệ giá trị hay hệ thống
những chuẩn mực mà còn là hệ thức sống của con người. Sự khác nhau giữa
các yếu tố, đặc điểm của các nền văn hoá khác nhau là sự đa dạng và là kết
quả của hoạt động tương tác giữa con người với môi trường sống, nhu cầu
sống. Cho nên, việc nhận định các yếu tố, đặc điểm đó là tiến bộ hay khơng
tiến bộ phụ thuộc nhiều vào chính mơi trường sống và nhận thức của những
người bản địa, cũng như nhận thức của những người nhìn nhận và đánh giá
về nền văn hố đó.
Một quốc gia có nhiều tộc người khác nhau, việc xác định một nền văn
hoá chung với đặc điểm thống nhất và đa dạng là một điều tất yếu. Nền văn
hoá Việt Nam được cấu thành từ những yếu tố văn hoá của 54 dân tộc. Dù
những yếu tố văn hoá của dân tộc Kinh chiếm đa số, song, 53 dân tộc thiểu số
đều góp phần tạo nên bản sắc dân tộc vừa độc đáo, vừa đa dạng trong sự
thống nhất của nền văn hoá Việt Nam. Điều này được nhận định và trở thành
định hướng trong chiến lược phát triển văn hoá của Việt Nam. “Kế thừa và
phát huy những truyền thống văn hoá tốt đẹp của tất cả các dân tộc trong
nước” là đường lối và mục tiêu của chính sách văn hố được Đảng Cộng sản
Việt Nam khẳng định trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá
độ lên chủ nghĩa xã hội năm 1991. Mục tiêu này tiếp tục được khẳng định
trong đề án “Bảo tồn, phát triển văn hoá các dân tộc thiểu số Việt Nam đến
1


năm 2020”[23]. Để hiện thực hoá mục tiêu này, Đảng và Nhà nước ta đưa ra
nhiều chủ trương, chính sách. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân chủ quan và
khách quan khác nhau, văn hoá của các dân tộc thiểu số phải đối mặt với
nhiều khó khăn. Cho nên, việc xây dựng, ban hành và thực hiện chính các
chính sách cần có sự thay đổi nhất định để phù hợp hơn với nhu cầu cuộc

sống, với điều kiện kinh tế - xã hội.
Đối với tỉnh Quảng Nam nói chung và huyện Bắc Trà My nói riêng,
địa phương có nhiều dân tộc thiểu số cư trú với những đặc trưng văn hoá
riêng, có quy mơ dân số khơng q lớn, điều kiện về dân trí, giao thơng, mơi
trường,... có nhiều khó khăn, hạn chế; bởi vậy, khi những tác động khách
quan từ bên ngồi, những giá trị văn hố truyền thống của các dân tộc dễ bị
tổn thương. Do vậy, việc bảo tồn, phát huy giá trị nền tảng văn hóa truyền
thống của các dân tộc cần phải có những phương hướng, giải pháp đủ mạnh
và phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh. Cho nên, việc bảo tồn và phát triển giá
trị văn hoá truyền thống của các dân tộc được xác định là nhiệm vụ quan
trọng và được các cấp uỷ Đảng, Chính quyền đặc biệt quan tâm. Từ định
hướng của Đảng đến những văn bản, chính sách của Nhà nước đã được địa
phương vận dụng linh hoạt trong điều kiện của mình.
Riêng với huyện Bắc Trà My, với hơn 50% dân số là người dân tộc
thiểu số, đời sống văn hoá tinh thần của người dân cũng đang chịu những tác
động mạnh mẽ từ sự phát triển kinh tế - xã hội, từ yếu tố văn hoá ngoại lai,...
Nhiều giá trị văn hoá truyền thống đặc trưng của các dân tộc đã và đang có
nguy cơ mai một. Điều này có nhiều nguyên nhân tác động đến. Do đó, việc
xem xét, đánh giá những chủ trương, chính sách bảo tồn và phát triển các giá
trị văn hóa truyền thống của các dân tộc thiểu số đã có cịn phù hợp hay cần
có sự điều chỉnh là rất cần thiết trong bối cảnh đổi mới. Để góp phần vào đó,
việc đánh giá từ những trường hợp cụ thể là cơ sở quan trọng.
2


Chính vì vậy, đề tài “Thực hiện chính sách bảo tồn, phát triển văn
hóa các dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng
Nam” có ý nghĩa và cần thiết. Trong phạm vi luận văn cao học chun ngành
Chính sách cơng, đề tài sẽ có đóng góp nhất định về mặt lý luận và thực tiễn,
góp phần tích cực và có hiệu quả thiết thực đối với địa phương.

2. Tình hình nghiên cứu về đề tài
2.1. Nghiên cứu chung về những nguyên tắc, những yêu cầu cơ bản và
thực tiễn bảo tồn, phát huy giá trị văn hoá của các dân tộc thiểu số
Phạm Minh Hạc “Phát triển văn hố giữ gìn và phát huy bản sắc dân
tộc kết hợp với tinh hoa nhân loại” do Nxb Văn hoá dân tộc ấn hành năm
1996 tại Hà Nội [9]. Cuốn sách đã nêu ra một số khái niệm về văn hóa, văn
minh; đánh giá vai trị của văn hóa, văn minh và tác phong cơng nghiệp;
khẳng định vai trị của văn hóa trong việc giáo dục con người Việt Nam;
đồng thời, nêu rõ sự cần thiết phải giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân
tộc và vai trị của văn hóa trong cuộc đấu tranh chống "diễn biến hịa bình".
Trên cơ sở những quan niệm về di sản văn hố, tác giả Hồng Vinh
của sách “Một số vấn đề về bảo tồn và phát triển di sản văn hóa dân tộc” do
Nxb Chính trị quốc gia ấn hành năm 1997 tại Hà Nội [33] đã đưa ra một hệ
thống lý luận về di sản văn hoá, đồng thời bước đầu vận dụng vào việc
nghiên cứu văn hoá Việt Nam để bảo tồn và phát triển di sản văn hóa dân tộc.
Đặng Thị Tuyết trong “Bảo tồn và phát huy di sản văn hoá ở Việt
Nam” (đăng trên Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam số 4/2015) đã phân tích
thực trạng bảo tồn và phát huy di sản văn hóa ở Việt Nam theo những nhận
định về thành tựu và hạn chế trong những năm trước. Qua đó, tác giả đưa ra
các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng bảo tồn và phát huy di sản văn hóa ở
Việt Nam hiện nay.
3


Tuy vậy, các cơng trình trên mới chỉ nghiên cứu các cơ sở chung cho
việc định hướng bảo tồn và phát huy, phát triển di sản văn hóa dân tộc Việt
Nam, nên chưa tập trung đi sâu nghiên cứu trường hợp về một tộc người cụ
thể của một vùng đất.
2.2. Những nghiên cứu về bảo tồn và phát triển văn hoá dân tộc thiểu số
Nhiều bài viết của các tác giả được in trong “Giữ gìn và bảo vệ bản sắc

văn hóa các dân tộc thiểu số Việt Nam” do Nxb Văn hoá dân tộc ấn hành
năm 1996 tại Hà Nội[17]. Một số bài viết này đã phân tích các giá trị văn hóa
đặc sắc của các tộc người trên lãnh thổ Việt Nam. Qua đó, việc bảo tồn, phát
triển văn hoá các DTTS được nhấn mạnh là nhiệm vụ cấp thiết, có ý nghĩa
chiến lược cần phải tiếp tục thực hiện thường xun và lâu dài.
Trong cơng trình “Bảo tồn, làm giàu và phát huy các giá trị văn hoá
truyền thống Việt Nam trong đổi mới và hội nhập” do Nxb Chính trị quốc gia
ấn hành năm 2010 tại Hà Nội[22], tác giả Ngô Đức Thịnh đã chỉ ra những giá
trị tiêu biểu mang đặc sắc riêng của văn hố truyền thống Việt Nam. Trên cơ
sở đó, những giải pháp nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị tiêu biểu trong
điều kiện CNH,HĐH của đất nước được đề xuất.
Mặc dù các tài liệu nghiên cứu này đã nhấn mạnh nhiệm vụ cấp thiết
có ý nghĩa chiến lược, chỉ ra một số giải pháp nhằm bảo tồn và phát huy các
giá trị tiêu biểu của văn hóa truyền thống Việt Nam nói chung và văn hóa các
DTTS nói riêng. Nên nó có giá trị tham khảo hữu ích ở góc độ dân tộc học,
tuy nhiên việc tiếp cận các nghiên cứu này dưới góc nhìn chính sách cơng
cịn chưa rõ nét.
2.3. Những nghiên cứu về văn hoá dân tộc thiểu số ở tỉnh Quảng
Nam, huyện Bắc Trà My
- Bên cạnh đó, cuốn “Góp phần nghiên cứu văn hóa và tộc người” của
tác giả Nguyễn Từ Chi (2003), Nhà xuất bản Văn hóa Thơng tin Hà Nội ấn
4


hành lấy đối tượng nghiên cứu là văn hóa và tộc người ở Việt Nam. Dưới góc
nhìn văn hóa, bằng cách tiếp cận nhiều chiều, với những cách lý giải khác
nhau, tác giả giúp người đọc hiểu thêm về những sự kiện, hiện tượng dân tộc
học của Việt Nam. Cuốn sách có thể được coi như là một trong những tác
phẩm có cách tiếp cận sâu sắc và tỉ mỉ các vấn đề tộc người từ nhiều góc độ.
- Cuốn “Văn hóa, văn hóa tộc người và văn hóa Việt Nam” (2006) và

“Bảo tồn, làm giàu và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống Việt Nam
trong đổi mới và hội nhập” (2010) của tác giả Ngô Đức Thịnh có thể xem là
một đóng góp quan trọng đối với sự nghiệp nghiên cứu và phát triển văn hóa
Việt Nam trong thời kỳ CNH,HĐH.
- Trên cơ sở dựa vào lý luận phương pháp luận duy vật biện chứng của
chủ nghĩa Mác – Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, cuốn “Văn hóa các dân tộc
Việt Nam thống nhất mà đa dạng” của tác giả Nông Quốc Chấn, Huỳnh Khái
Vinh (xuất bản năm 2002, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia) là sự tiếp cận có
hệ thống của các nhà nghiên cứu trên nhiều góc độ: văn hóa, lịch sử và dân
tộc học nhằm hướng tới sự tương tác biện chứng giữa sự thống nhất và đa
dạng của văn hóa Việt Nam
- Bài viết “Một số vấn đề bảo tồn và phát huy những di sản văn hóa
của các dân tộc hiện nay” của tác giả Nguyễn Văn Huy được đăng trên Tạp
chí Cộng Sản số 20 năm 2003 đề cập khá chi tiết và cụ thể công tác bảo tồn
phát huy bản sắc văn hóa của các dân tộc ở nước ta thời gian qua
- Bài viết “ Văn hóa làng các dân tộc thiểu số tỉnh Quảng Nam” của
Tác giả Nguyển Tri Hùng đăng trên trang baotang.quangnam.gov.vn nêu rõ
phát triển kinh tế - xã hội gắn với bảo tồn và phát huy những giá trị văn hoá
làng, các tập quán pháp tốt đẹp của các tộc người miền núi ở Quảng Nam
trong thời kỳ hiện đại là một vấn đề cần bàn luận thêm.
5


Bên cạnh đó, cịn có nhiều cơng trình nghiên cứu văn hóa tộc người và
văn hóa Việt Nam, văn hóa vùng và phân vùng văn hóa ở Việt Nam. Những
nghiên cứu trên góp phần cung cấp cơ sở lý thuyết, thực tiễn trong q trình
thực hiện chính sách bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống Việt
Nam trong quá trình Đổi mới và hội nhập. Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu
chính sách thì việc nghiên cứu, phân tích, đề ra những giải pháp chính sách
nhằm hồn thiện, bổ sung, trong đó bao gồm các nhóm giải pháp mang tính

đặc thù của từng địa phương là yêu cầu quan trọng trong q trình đưa chính
sách vào thực tiễn. Ở mỗi cơng trình nghiên cứu cũng đã đề cập đến hoạt
động thực thi chính sách ở mỗi vùng, miền, địa phương khác nhau; do đó,
đây cũng chính là nguồn tài liệu hữu ích giúp tác giả tìm hiểu và nghiên cứu
ở nhiều góc độ lý luận và thực tiễn khác nhau. Qua đó, có sự kế thừa, tổng
hợp, phát triển các nội dung về chính sách và thực hiện chính sách bảo tồn và
phát triển văn hóa DTTS gắn với đặc điểm và tình hình phát triển kinh tế - xã
hội riêng trên địa bàn huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam.
Nhìn chung, về cơ bản các cơng trình nghiên cứu trên có liên quan đến
đề tài, chúng có giá trị tham khảo hữu ích nhất định ở nhiều góc độ văn hóa
học, dân tộc học... Tuy nhiên, qua các cơng trình này cũng cho thấy ít có
nghiên cứu nào đề cập sâu về văn hóa các tộc người thiểu số của trường hợp
huyện Bắc Trà My (Quảng Nam) nhất là dưới góc nhìn thực hiện chính sách
cơng. Nên đề tài luận văn nghiên cứu không bị trùng lặp.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở làm rõ hiệu quả, tác động của chính sách và nhận diện
những vấn đề cấp bách trong bảo tồn và phát huy, tiến hành đề xuất một số
giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách bảo tồn và phát triển bản
6


sắc văn hóa các dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng
Nam.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Hệ thống hóa làm rõ thêm cơ sở lý luận về thực hiện chính sách bảo
tồn và phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số.
- Phân tích thực trạng bảo tồn văn hóa các dân tộc thiểu số tại huyện
Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam; đánh giá tình hình thực hiện chính sách bảo
tồn và phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số tại huyện Bắc Trà My, tỉnh

Quảng Nam trong thời gian qua.
- Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách bảo tồn và
phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số ở huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng
Nam.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là thực hiện chính sách bảo tồn và
phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Bắc Trà My, tỉnh
Quảng Nam.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi nội dung nghiên cứu:
Đó là nghiên cứu việc thực hiện chính sách bảo tồn, phát triển văn hóa
các DTTS.
- Phạm vi khơng gian nghiên cứu:
Tại huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam.
- Phạm vi thời gian nghiên cứu: từ năm 2015 đến nay
Thời điểm nghiên cứu được tác giả chọn mốc từ năm 2015 đến nay là
vì: Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật di sản văn hóa chính thức vẫn
cịn hiệu lực. Thời gian này, tỉnh Quảng Nam đã tập trung nhiều nguồn lực để
7


thực hiện có hiệu quả việc bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống,
đặc biệt là văn hóa vùng đồng bào dân tộc thiểu số, thực hiện đạt mục tiêu
Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Quảng Nam lần thứ XX, XXI đã đề ra.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Cơ sở lý luận
Luận văn dựa trên cơ sở tiếp cận phương pháp luận chủ nghĩa Mác Lenin, tư tưởng Hồ Chí Minh và khoa học chính sách cơng để nghiên cứu
thực hiện chính sách bảo tồn, phát triển giá trị văn hóa các dân tộc thiểu
số trên địa bàn huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam.

5.2. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thu thập nguồn tài liệu thứ cấp: Tập hợp và phân tích
các nguồn tư liệu: Văn kiện, Nghị quyết, Quyết định của Đảng, Nhà nước,
Bộ, Ngành ở Trung ương và địa phương; các cơng trình nghiên cứu, sách
báo, các báo cáo, tài liệu thống kê của Ban, ngành, đoàn thể; tổ chức, cá nhân
liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến vấn đề bảo tồn và phát triển các giá trị
văn hóa vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở Việt Nam nói chung, vùng dân tộc
thiểu sổ huyện Bắc Trà My tỉnh Quảng Nam nói riêng.
- Phương pháp xử lý số liệu: Các thông tin tài liệu sơ cấp được hệ
thống hóa, phân loại, tổng hợp, xử lý theo từng nội dung, hoạt động có liên
quan đến đề tài.
- Phương pháp phân tích, thống kê: trên cơ sở số liệu thứ cấp, đề tài sử
dụng phương pháp này để mô tả, đánh giá, so sánh về thực trạng kết quả,
hiệu quả, tác động chính sách và một số yếu tố ảnh hưởng đến bảo tồn, phát
triển văn hoá các dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Bắc Trà My.
- Phân tích tổng hợp: Là một trong những thành tố quan trọng trong
quy trình xem xét hệ thống, đánh giá có tính đại diện về hiệu quả của các
chính sách đối với việc bảo tồn và phát triển văn hoá.
8


Việc kết hợp hiệu quả các phương pháp nghiên cứu sẽ tạo được hiệu
quả tốt hơn. Nhìn chung các phương pháp được sử dụng đều có tác dụng tích
cực vào kết quả của luận văn. Trong đó, các phương pháp bao trùm là phân
tích, so sánh, tổng hợp.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
6.1. Ý nghĩa lý luận
Trên cơ sở lý thuyết về thực hiện chính sách cơng, luận văn góp phần
hệ thống hóa làm rõ hơn cơ sở lý luận về thực hiện chính sách bảo tồn,
phát triển giá trị văn hóa các dân tộc thiểu số. Đồng thời, đề xuất một số

quan điểm về thực hiện chính sách bảo tồn và phát triển văn hóa các dân tộc
thiểu số.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Thơng qua việc nghiên cứu thực trạng thực hiện chính sách bảo tồn và
phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số ở huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam
thời gian qua, luận văn cung cấp một số luận cứ khoa học thực tiễn nhằm đưa
ra đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách bảo tồn và
phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số ở huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam
hiện nay. Qua đó, kết quả luận văn góp phần tham mưu cấp ủy Đảng và chính
quyền địa phương dưới góc nhìn chính sách cơng trong công tác quản lý nhà
nước lĩnh vực bảo tồn và phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số trên địa bàn
huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài các phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, nội dung luận
văn được kết cấu thành 3 chương cụ thể, đó là:
Chương 1: Cơ sở lý luận về thực hiện chính sách bảo tồn và phát triển
văn hóa các dân tộc thiểu số;
9


Chương 2: Thực trạng thực hiện chính sách bảo tồn và phát triển văn
hóa các dân tộc thiểu số ở huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam;
Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách bảo tồn
và phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số ở huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng
Nam giai đoạn hiện nay.

10


CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH
BẢO TỔN VÀ PHÁT TRIỂN VĂN HĨA CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ
1.1. Một số khái niệm cơ bản
1.1.1. Khái niệm “Văn hố các dân tộc thiểu số”
Văn hóa ở nghĩa hẹp, là sự phản ánh những hoạt động tinh thần (từ
quan niệm tư tưởng và giá trị, ý thức về giá trị, định hướng giá trị...) của con
người cùng các giá trị mà hoạt động đó tạo ra.
Ở nghĩa rộng, văn hóa là tổng hịa mọi sản phẩm của đời sống vật chất
và tinh thần do con người sáng tạo nên, cùng với việc sử dụng công cụ tư
duy, tư tưởng, phương thức biểu đạt, mơ hình hành động và phương thức,
thái độ ứng xử của cộng đồng dân tộc trong việc chế ngự thiên nhiên và tổ
chức xã hội, hình thành nhân cách con người. Nói cách khác, văn hóa là tất
cả những gì khơng phải từ thiên nhiên, mà là từ hoạt động con người, là tất cả
những gì con người sáng tạo nên nhằm phục vụ đời sống cộng đồng và phát
triển xã hội. Văn hóa là sự hoạt động nhận thức của con người và cách thức
tổ chức hành động thực tiễn đối với môi trường xung quanh nhằm cải biến tự
nhiên và phát triển xã hội. Với ý nghĩa đó, văn hóa theo Hồ Chí Minh, đó là:
"Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, lồi người mới sáng tạo và
phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn
học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hằng ngày về ăn, mặc, ở và các
phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn
hóa. Văn hóa là sự tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu
hiện của nó mà lồi người đã sản sinh ra nhằm thích ứng những nhu cầu đời
sống và địi hỏi của sự sinh tồn. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó là
văn hố"[15;tr.431].
11


Ông F.Mayor, Cựu Tổng giám đốc UNESCO đã định nghĩa: “Văn hóa
là tổng thể sống động các hoạt động sáng tạo trong quá khứ và trong hiện tại.

Qua các thế kỷ hoạt động sáng tạo ấy đã hình thành nên một hệ thống giá trị,
các truyền thống và các thị hiếu - những yếu tố xác định các đặc tính riêng
của mỗi dân tộc”[32]. Định nghĩa này nhấn mạnh vào hoạt động sáng tạo của
các cộng đồng người gắn liền với tiến trình phát triển có tính lịch sử của mỗi
cộng đồng tạo nên những giá trị vừa có tính nhân văn phổ qt, vừa có tính
đặc thù - bản sắc riêng mỗi cộng đồng dân tộc (nhấn mạnh việc giữ gìn tính
đa dạng của văn hóa); đồng thời khuyến cáo nguy cơ tổn thương của các nền
văn hóa trong làn sóng tồn cầu hóa, vì hệ lụy của cách thức phát triển kinh
tế không tôn trọng yếu tố văn hóa. Ngày 3/11/2002, Đại hội đồng UNESCO
đã ra tuyên bố tồn cầu về Đa dạng văn hố: "Văn hố nên được xem là một
tập hợp các điểm nổi bật về mặt tinh thần và vật chất, tri thức và tình cảm của
một xã hội hay một nhóm xã hội, và ngồi văn chương và nghệ thuật thì văn
hố cịn bao gồm lối sống, cách thức cùng chung sống, thế hệ các giá trị,
truyền thống và tín ngưỡng". Theo giới nghiên cứu văn hoá, nhận định này là
phù hợp với quan điểm cách tiếp cận của Hồ Chí Minh vào năm 1943 về
phạm vi rộng lớn của văn hoá.
Như vậy, văn hóa tác động vào các cấp độ, các q trình, đó là: cải tạo
vật chất; cải tạo cơ cấu xã hội; và cải tạo tâm lý con người, tâm lý xã hội.
Từ cơ sở nêu trên, có thể hiểu: Văn hóa là sản phẩm của xã hội lồi
người được tạo ra trong quá trình lao động sản xuất, là tổng thể hệ thống
những chuẩn mực, giá trị cùng với ý thức và khả năng sáng tạo mang ý nghĩa
lịch sử - xã hội của cộng đồng người nhất định để thỏa mãn nhu cầu cuộc
sống nhằm thích ứng sự tồn tại và phát triển.
Trong văn hóa gồm có văn hóa vật chất (văn hóa vật thể) và văn hóa
tinh thần (văn hóa phi vật thể).
12


Với văn hóa vật chất, đó là các sản phẩm vật chất do con người tạo ra,
là dạng thức văn hóa vật thể hữu hình nhằm phục vụ nhu cầu vật chất của con

người. Chẳng hạn như: công cụ lao động, sản xuất; kiến trúc nhà ở; trang
phục; ẩm thực...
Với văn hóa tinh thần, đó là các sản phẩm tinh thần do con người tạo ra,
là dạng thức văn hóa phi vật thể nhằm thỏa mãn nhu cầu tinh thần của con
người. Chẳng hạn như: ngôn ngữ; kho tang tri thức dân gian; phong tục tập
quán; lối tư duy, suy nghĩ, hành vi ứng xử; tôn giáo; lễ hội; văn chương, hội
họa, âm nhạc, vũ điệu…
Đối với thuật ngữ dân tộc thường được hiểu theo hai nghĩa:
Ở nghĩa rộng, dân tộc (nation) là hình thái phát triển cao nhất của tộc
người, xuất hiện trong xã hội TBCN và XHCN. Dân tộc đặc trưng bởi tính
cộng đồng chặt chẽ và bền vững về kinh tế, ngôn ngữ, lãnh thổ, các đặc điểm
về văn hóa và ý thức tự giác tộc người.
Ở nghĩa hẹp, dân tộc (ethnie) được hiểu là dùng để chỉ những tộc
người, là hình thái đặc thù của một tập đồn người, xuất hiện trong q trình
phát triển của tự nhiên và xã hội, được phân biệt bởi 3 đặc trưng cơ bản là
ngơn ngữ, văn hố và ý thức tự giác về cộng đồng, mang tính bền vững qua
hàng nghìn năm lịch sử. Chẳng hạn là các tộc người: Kinh, Tày, Thái,
Nùng,... với tư cách là những cộng đồng dân tộc anh em tự nguyện gắn kết
nhau lại thành cộng đồng dân tộc Việt Nam thống nhất trong sự nghiệp dựng
nước và cứu nước. Với nghiên cứu của đề tài luận văn tiếp cận dân tộc chủ
yếu ở nghĩa hẹp.
Dân tộc thiểu số là khái niệm dùng để chỉ những dân tộc có số dân ít
hơn so với dân tộc đa số trên phạm vi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam (theo Nghị định số 05/2011/NĐ-CP ngày 14 tháng 01 năm
2011 của Chính phủ về Công tác dân tộc).
13


Từ một số ý nghĩa trên: Văn hóa dân tộc được hiểu là hệ thống hữu cơ
những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra, được tích luỹ

trong hoạt động thực tiễn lịch sử của cộng đồng dân tộc nhất định, nó mang
ý nghĩa lịch sử - xã hội và thể hiện bản sắc của cộng đồng dân tộc đó để thỏa
mãn nhu cầu cuộc sống nhằm thích ứng sự tồn tại và phát triển.
Trong văn hóa dân tộc cũng gồm có văn hóa vật chất (văn hóa vật thể)
và văn hóa tinh thần (văn hóa phi vật thể) của cộng đồng dân tộc. Song về
bản sắc của nó, văn hóa dân tộc chẳng những là sự thể hiện ở tinh thần, bản
lĩnh, cốt cách và linh hồn của một dân tộc, mà nó cịn thể hiện ở đặc trưng
riêng có của một dân tộc này là dấu hiệu để phân biệt so với một dân tộc
khác. Hay nói cách khác, mỗi dân tộc đều có đường nét bản sắc văn hóa độc
đáo, tạo nên cách thức để hiện thực hóa thế giới quan và nhân sinh quan của
cộng đồng dân tộc trong thực tiễn đời sống xã hội. nét bản sắc văn hóa dân
tộc được thể hiện qua các đặc trưng về lối sống, tư duy, lý tưởng thẩm mỹ…
Như vậy, có thể xem văn hóa dân tộc là tổng thể các tính cách, các
phẩm chất đặc trưng thuộc sức mạnh tiềm tàng và sự sáng tạo của một dân
tộc trong lịch sử, mà qua đó giúp cho cộng đồng dân tộc đó tồn tại, duy trì và
phát triển. Với ý nghĩa đó, văn hóa dân tộc là yếu tố mang đậm sức mạnh tinh
thần dân tộc, là chỗ dựa giúp cho cộng đồng dân tộc đó vượt qua những khó
khăn và hiểm nguy, những thử thách và trở ngại trong tiến trình lịch sử xã hội
vì dân tộc hịa bình và phát triển.
Đối với nước ta, hiện nay có 54 thành phần dân tộc (54 tộc người).
Trong đó, 87% là dân tộc Kinh (chiếm đa số); và 13% thuộc về 53 dân tộc
còn lại được gọi là các dân tộc thiểu số.
Tuy quy mô dân số của 53 dân tộc thiểu số ở nước ta có số lượng
khơng lớn, song cùng với q trình lịch sử hình thành, tồn tại và phát triển đã
kiểm định: mỗi một tộc người đều có phong văn hóa truyền thống với bảng
14


giá trị cốt lõi mang tính bản sắc được hình thành ổn định, bền vững theo
chiều dài lịch sử gắn với điều kiện, hoàn cảnh cụ thể về lịch sử tự nhiên, kinh

tế, chính trị, xã hội của riêng mình. Với nền tảng đó mà tạo nên diện mạo văn
hóa các dân tộc, trong đó có văn hóa các dân tộc thiểu số.
Ở nước ta với một nền văn hóa thống nhất mà đa dạng, thì văn hóa các
dân tộc thiểu số: vừa có các đặc trưng cơ bản của văn hóa Việt Nam tiêu
biểu, với “tinh thần cần cù, lao động sáng tạo, có lịng u nước nồng nàn, ý
chí tự cường dân tộc, tính cộng đồng gắn kết cá nhân - gia đình - làng - nước,
có tinh thần đồn kết, có lịng nhân ái bao dung, trọng nghĩa tình đạo lý, tế
nhị trong ứng xử, giản dị trong lối sống…”; vừa có các đặc trưng mang sắc
thái văn hóa riêng, độc đáo do đặc thù về điều kiện tự nhiên, hoàn cảnh lịch
sử của mỗi dân tộc thiểu số. Chính q trình lịch sử hình thành, phát triển
trên các mặt đời sống của từng tộc người là cơ sở khẳng định sự tồn tại và
xác định vị trí của thành phần dân tộc đó trong một lãnh thổ quốc gia. Văn
hóa các dân tộc thiểu số đã tạo nên diện mạo đặc trưng tính đa dạng văn hóa
vùng miền, thể hiện sự đa dạng phong phú nền văn hóa của quốc gia.
Như vậy, có thể hiểu: Văn hóa các dân tộc thiểu số là hệ thống hữu cơ
những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra, được tích luỹ
trong hoạt động thực tiễn lịch sử nhất định của cộng đồng các dân tộc thiểu
số (các tộc người), nó mang ý nghĩa lịch sử - xã hội và thể hiện bản sắc riêng
có của các dân tộc thiểu số để thỏa mãn nhu cầu cuộc sống nhằm thích ứng
sự tồn tại và phát triển, góp phần làm phong phú và đa dạng nền văn hóa của
cả cộng đồng dân tộc quốc gia.
Khái quát lại, vấn đề cơ bản là văn hóa chỉ có thể tồn tại, duy trì và
phát triển khi và chỉ khi chứa đựng và thể hiện rõ bản sắc dân tộc vốn đã
được sáng tạo và tích lũy trong lịch sử dân tộc. Mỗi thành phần dân tộc (tộc
người) trong quá trình hình thành phương thức hoạt động sinh sống nhằm
15




×